Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Bá Thước

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Bá Thước

Môi trường là tài sản quý báu của mỗi quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, của sinh vật và sự phát triển của kinh tế - văn hóa - xã hội. Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật . Như vậy, môi trường sống của con người gồm hai yếu tố tự nhiên và xã hội :

- Môi trường tự nhiên : Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học( ánh sánh, núi , sông , biển cả, khí hậu, động và thực vật, tài nguyên ) tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng luôn chịu tác động của con người.

- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các quy ước xã hội, định chế luật pháp, ứng xử, hành vi ) Lịch sử xã hội là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Con người và xã hội loài người gắn bó một cách mật thiết, hữu cơ với môi trường sinh sống, chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại môi trường.

 

doc 22 trang thuychi01 5102
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÔN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC
 Người thực hiện: Bùi Thị Yến
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: GDCD
THANH HÓA, NĂM 2016
PHẦN
MỤC LỤC
TRANG
1
MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
2.2 Thực trạng trước khi thực hiện đề tài
 5
2.3 Nguyên tắc cơ bản của việc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn GDCD
 7
 2.4 Hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn GDCD lớp 10
2.5 Các biện pháp thực hiện	7Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học	8Năng lực khái quát hóa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm
11
2.6 Kiểm nghiệm thực tế
15
2.7 Một số lưu ý khi thực hiện việc dạy học lồng ghép bảo vệ môi trường
18
3
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
19
1. Kết luận
2. Đề xuất
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môi trường là tài sản quý báu của mỗi quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, của sinh vật và sự phát triển của kinh tế - văn hóa - xã hội. Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật . Như vậy, môi trường sống của con người gồm hai yếu tố tự nhiên và xã hội : 
- Môi trường tự nhiên : Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học( ánh sánh, núi , sông , biển cả, khí hậu, động và thực vật, tài nguyên) tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng luôn chịu tác động của con người. 
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các quy ước xã hội, định chế luật pháp, ứng xử, hành vi) Lịch sử xã hội là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Con người và xã hội loài người gắn bó một cách mật thiết, hữu cơ với môi trường sinh sống, chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại môi trường. 
Tuy nhiên, trong vài ba thập kỷ gần đây, do sự bùng nổ dân số, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường của con người còn nhiều hạn chế đã tạo ra những hiểm họa khôn lường cho cuộc sống của chính mình như nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, môi trường sống bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng có nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn. Hàng loạt các vấn đề nảy sinh như biến đổi khí hậu toàn cầu, suy thoái đa dạng sinh học, suy giảm tầng ô zôn, hoang mạc hóa đất đaiCác vấn đề nêu trên đang là những thách thức lớn đối với sự sống còn của loài người. Trước tình hình đó, chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới không thể thờ ơ trước lời kêu gọi của nhiều tổ chức quốc tế “ Hãy cứu lấy trái đất”.
Hình ảnh về chung tay bảo vệ môi trường
	Ở nước ta , bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan sâu sắc.Nghị quyết số 41/NQ - TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cượng công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quyết định số 1363/QĐ - TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/ 2003/ QĐ- TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ	đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.	 
	Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông Bá thước - Là một huyện vùng núi, tôi thấy hiện tượng người dân phá rừng làm biết bao ngọn đồi xanh thành đồi núi trọc,khai thác các nguồn lâm sản , sử dụng quá mức các loại thốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi chưa chú trọng xử lí nước, phân thải, bỏ xác động vật chết, xả rác bừa bãivào môi trường đang là một vấn đề đáng được cơ quan các cấp, chính quyền địa phương thật sự quan tâm. Điều đáng nói là những hành vi lệch lạc trên lại tác động không nhỏ đến học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 3 đang ở lứa tuổi tập làm “người lớn”. Các em có thể chưa ý thức được rằng hành động không bỏ rác vào thùng, phá hoại cây xanhlà chưa đúng. Chính vì thế , việc giáo dục môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục trong các nhà trường phổ thông.
	Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh , đây là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất cho công tác vận động , tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình, cộng đồng dân cư của khắp địa phương cả nước. Hơn nữa việc giáo dục ý thức cho học sinh đồng nghĩa với việc hình thành kỹ năng sống của người lao động mới, kết hợp được giữa việc phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường của con người. Nếu giáo dục có hiệu quả sẽ tạo được ở các em một tình yêu thieennhieen và ý thức giữ gìn cho môi trường trong sạch, bảo vệ chính môi trường sống của các em sau này.
 Hiện nay dạy học tích hợp đang là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 
 Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học tập và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Môn giáo dục công dân trang bị cho học sinh những kiến thức về môi trường, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên. Giúp các em có ý thức, thái độ, hành vi về môi trường như ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có tình cảm yêu quý thiên nhiên, đất nước, tôn trọng những vẻ đẹp thiên nhiên, có thái độ thân thiện với môi trường...
Xuất phát từ thực tế và qua thời gian thực hành thấy có hiệu quả , tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Bá Thước.”để đồng nghiệp cùng tham khảo.
 	1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua thực trạng về môi trường sống bị ô nhiễm và ý thức bảo vệ môi trường hiện nay của các em học sinh trường THPT Bá Thước , chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào một số bài giáo dục công dân lớp 10 để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống một cách thiết thực nhất, hiệu quả nhất và nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ học, thông qua những việc làm cụ thể. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, góp phần đẩy mạnh hơn nữa nền giáo dục nước nhà. Giúp học sinh có phương pháp học tập hợp lý hơn với yêu cầu hiện tại. Từ đó giúp học sinh thêm hứng thú với môn học được coi là khô khan và khó học này.
 	1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 	* Đối tượng nghiên cứu:
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, mỗi năm tôi chọn 4 lớp 10 của trường THPT Bá Thước. Đề tài được nghiên cứu trong thời gian 2 năm học: 2014- 2015, 2015- 2016 cụ thể là: 
- Năm học: 2014 - 2015: Lớp đối chứng: 10A1, 10A2 
 Lớp thử nghiệm: 10A7, 10A8 
- Năm học: 2015 - 2016: Lớp đối chứng: 10A1, 10A2 
 Lớp thử nghiệm: 10A3, 10A5
 	* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tích hợp, lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào một số bài học cụ thể trong trương trình GDCD lớp 10.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa, đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Phương pháp hoạt động thực tiễn, phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng, phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp và học sinh.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong những năm gần đây, nạn suy thoái môi trường đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Con người phải gánh chịu những hậu quả do thiên tai gây ra. Chính vì thế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. đặc biệt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa với một lượng rác thải khổng lồ vào môi trường sống thì vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách. Bộ GD-ĐT đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động đến thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các môn Văn, Sử, Địa đặc biệt là môn Giáo dục công dân.
Chiến lược môi trường và bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hiệu quả của công tác giáo dục môi trường. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề giáo dục môi trường trở nên cấp bách vì:
- Sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của loài người nhanh hơn mức độ tiến hóa của sinh quyển. Vì vậy, sự tiến hóa của sinh quyển không thể đương đầu với sự mất cân bằng môi trường gây ra bởi sự tiến bộ của kinh tế, văn hóa mà loài người tạo ra.
- Vấn đề môi trường phải được xem xét trong phạm vi từng địa phương, từng quốc gia và trong phạm vi toàn cầu để tạo ra nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân trong việc trân trọng , giữ gìn và bảo vệ môi trường( Những vấn đề của thời đại – NXBĐHSP năm 2005).
Các hình thức giáo dục môi trường rất phong phú và đa dạng như giáo dục theo cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; Tuyên truyền giáo dục qua phương tiện thông tin đại chúng; Phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường, tiến hành hoạt động thông qua các tổ chức đoàn thể, quần chúng, giáo dục trong nhà trườngTrong đó giáo dục môi trường trong nhà trường là biện pháp trực tiếp, phổ biến rộng rãi và có hiệu quả.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường. 
Giáo dục bảo vệ môi trường cũng góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hóa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
2.2. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.2.1. Thuận lợi.
	Tình hình chung về giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường: Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy, 100% cho rằng giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn giáo dục công dân là điều rất cần thiết.
	 Tình hình trường lớp, học sinh: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô, ham tìm tòi, học hỏi và có khả năng tiếp thu kiến thức cao nên quá trình truyền tải, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được diễn ra thuận lợi.
Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học trong trường tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện dạy học của giáo viên và học sinh.
Các phương tiện thông tin đại chúng như: báo đài, internetcung cấp nhiều thông tin, sự kiện về môi trường.
2.2.2 Khó khăn:
 Huyện Bá Thước là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa nên những thiết bị cần thiết cho nhu cầu giữ vệ sinh hằng ngày như thùng rác, nhà vệ sinh vẫn chưa đủ tiêu chuẩn và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
 Về phía giáo viên: Trên thực tế do vấn đề thời lượng và nội dung kiến thức còn nặng nên việc lồng ghép dạy học giáo dục công dân với giáo dục bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. 
Về phía học sinh, ý thức bảo vệ môi trường còn chưa tốt. Các em thường vứt giấy, phấn, vỏ bút, túi ni lôngbừa bãi khắp lớp học và sân trường.
 Do nhà trường còn nhiều khó khăn nên chưa thể tổ chức được những buổi tham quan về môi trường ở các vùng công nghiệp, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm.
2.2.3 Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt năm và địa phương.
a.Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam:
Sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đất nước việt nam trong thời gian qua. Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa thì môi trường của Việt nam cũng đang xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí ở một số nơi đang ở mức báo động.
Mất rừng , đồi núi trọc, đất bị sói mòn rửa trôi, chế độ thủy văn và khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, mất đa dạng sinh học, nhất là những động thực vật quý hiếm.
Bên cạnh “lá phổi xanh” của con người đang có nguy cơ cạn kiệt dần tác dụng thì tài nguyên đất cũng đang bị đe dọa. Tỉ lệ đất canh tác đang rơi vào tình trạng lãng phí do con người quá lạm dụng đất mà không có biện pháp bảo vệ hợp lí, lạm dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật quá mức cho phép làm cho đất đai ngày càng trở nên xấu đi, lượng thuốc hóa học dư thừa lại thấm vào lòng đất gây ô nhiễm môi trường nước, nguy hại đến tính mạng và sức khỏe con người. 
Ô nhiiễm môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn đã xuất hiện nhiều nơi, nhất là khu công nghiệp. Rác thải ngày càng nhiều và là một vấn đề nan giải, xử lý chưa triệt để, các dòn sông , các thành phố bị ô nhiễm ở mức khác nhau, bụi gia tăng, các loại khí cos nơi SO2 vượt 14 lần cho phép, CO2 vượt 2,7 lần cho phép.
 	b. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Do huyện Bá Thước là một huyện có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên hiện tượng ô nhiễm môi trường chỉ xảy ra dưới hình thức ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Lượng đất canh tác nông nghiệp của huyện Bá Thước còn hạn chế nên nguời dân thường tăng số lượng mùa vụ cây trồng trong năm. Để cây trồng cho năng suất cao thì người dân lại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ quá nồng lượng cho phép. Chính điều này đã làm cho đất canh tác ngày càng xấu, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và làm ô nhiễm luôn mạch nước ngầm. Bên cạnh đó có nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc như lợn, trâu bò vẫn chưa có hệ thống xử lí nước thải nên gây ra hiện tượng ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí.
Ở trường THPT Bá Thước nơi tôi công tác, tôi thấy đại đa số học sinh đã có ý thức giữ gìn việc sinh trường lớp. Sân trường rất ít rác thải. Có chăng là nhiều lá cây rụng do trường tôi có rất nhiều cây xanh lâu năm. Các em biết bỏ rác vào thùng rác đặt ở nhiều vị trí thuận tiện trong khuôn viên nhà trường. Nhưng bên cạnh đó có một số học sinh còn xem nhẹ ý thức bảo vệ môi trường, vẫn còn hiện tượng học sinh vứt rác bừa bãi ngoài sân trường, trên đường đi học về và khu vực mình sinh sống. Do đặc trưng của trường học là có lao công dọn vệ sinh lớp học nên học sinh còn thải rác trong hộc bàn và sàn lớp. Thăm dò kiến thức chỉ khoảng 49% học sinh nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người và tác hại nếu ta hủy hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
2.3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN.
 	1.Nguyên tắc chung:
 	Việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn học là điều cần thiết nhưng không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tích hợp được.Việc tích hợp phải đảm bảo tính khoa học, kiến thức trọng tâm của bộ môn, không biến giờ học thành một giờ giáo dục bảo vệ môi trường.Không lạm dụng quá nhiều kiến thức về môi trường dẫn đến quá tải.
 	2.Nguyên tắc cụ thể:
 	- Tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài học.
 	- Hệ thống câu hỏi cho bài học phải hợp lý, khoa học.
 	- Khai thác các vấn đề liên quan đến môi trường nhằm hình thành ở các em ý thức hành vi bảo vệ môi trường.
 	2.4. HƯỚNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10.
 Ngoài việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học như Văn, sử, Địa,Sinh ,Giáo dục công dânTrong đó môn Giáo dục công dân đóng vai trò khá quan trọng, giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm được tổ chức thường xuyên của nhà trường. Ngoài việc dọn vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây cảnh bồn hoa 15 phút đầu giờ, trong những buổi sinh hoạt đầu tuần: Lớp trực ban, đội thanh niên xung kích, Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn chú ý nhận xét về tình hình vệ sinh chung của trường lớp, có khen chê kịp thời đối với những tập thể lớp ,cá nhân thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt vệ sinh lớp học , vệ sinh cầu thang 
 	Trong chương trình giáo dục công dân lớp 10 có một số bài học có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường cũng như ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đó là những thuận lợi tạo điều kiện để giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Khi dạy các bài này ngoài những kiến thức trọng tâm cần truyền đạt cho học sinh, giáo viên cần khai thác những khía cạnh khác nhau của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường.
 	Ví dụ 1: Ở bài 2: “Thế giới vật chất tồn tại khách quan” sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10 
 	Giáo viên dạy học bài này theo hướng tích hợp, lồng ghép về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Khi giảng dạy nội dung bài này học sinh cần hiểu được:
 	Về kiến thức: Con người có thể cải tạo môi trường tự nhiên nhưng phải tuân theo quy luật khách quan của tự nhiên.
 	Về kỹ năng : Tham gia bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên phù hợp với lứa tuổi.
 	Về thái độ: Tôn trọng quy luật khách quan, tôn trọng quy luật tự nhiên.
 	Đơn vị kiến thức : Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên
 	a, Con người là sản phẩm của giới tự nhiên
 	Hoạt động: Thảo luận lớp tìm hiểu nguồn gốc của con người.
 	b, Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên
Hoạt động: Động não và đàm thoại tìm hiểu nguồn gốc của xã hội.
 	c, Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan
 	Hoạt động1: Đọc và thảo luận thông tin về khả năng nhận thức của con người.
 	Hoạt động2: Thảo luận nhóm về khả năng cải tạo thế giới khách quan của con người.
 	Mục tiêu: Học sinh nêu được : 
 	- Con người có thể cải tạo môi trường tự nhiên nhưng phải tuân theo quy luật khách quan của giới tự nhiên.
 	- Hậu quả của việc cải tạo môi trường tự nhiên không tuân theo quy luật khách quan. 
Sói mòn đất Chặt phá rừng
Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm:
Câu 1: Dựa vào đâu con người có thể cải tạo thế giới khách quan ? Nêu một ví dụ?
Câu 2: Trong những hoạt động tác động vào tự nhiên mà em biết, hoạt 
động nào có ích cho giới tự nhiên , hoạt động nào gây hại cho giới tự nhiên? Vì sao em xác định như vậy? 
Câu 3: Trong cải tạo môi trường tự nhiên , nếu không tuân theo quy luật khách quan. Điều gì sẽ xảy ra? Nêu một ví dụ?
Câu 4:Trong cải tạo xã hội , nếu không tuân theo quy luật khách quan. Điều gì sẽ xảy ra? Nêu một ví dụ?
 	GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi.
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Lớp tranh luận bổ sung, thống nhất đáp án.
GV kết luận: Con người không thể tạo ra giới tự nhiên nhưng con người có thể cải tạo được giới tự nhiên vì lợi ích của mình, trên cơ sở tôn trọng và tuân theo các quy luật vận động khách quan vốn có của nó.Nếu không tôn trọng và tuân theo các quy luật khách quan con người không chỉ gây hại cho môi trường nói riêng , giới tự nhiên nói chung mà còn gây hại cho chính mình.
 	Ví dụ 2: Ở bài 10: “Quan niệm về đạo đức” sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10. 
 	Giáo viên dạy học bài này theo hướng tích hợp, lồng ghép về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
 	Đơn vị kiến thức 1: Quan niệm về đạo đức sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10 
 	Hoạt động 1: Xử lí tình huống để tìm hiểu đạo đức là gì?
 	Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để phân biệt đạo đức với pháp luật.
 	Hoạt động 3: Đàm thoại để phân biệt đạo đức với pháp luật có liên quan đến môi trường.
 	Khi giảng dạy nội dung bài này học sinh cần hiểu được:
 	- Bảo vệ môi trường là chuẩn mực xã hội cần phải tuân theo
 	- Những tập quán gây hại cho môi trường cần phá bỏ.
 	Cách tiến hành:
 	Giáo viên nêu một số câu hỏi đàm thoại:
 	Câu1: Em biết hành vi nào gây hại cho môi trường ( hành vi đó chưa có khung hình phạt của pháp 

Tài liệu đính kèm:

  • docnang_cao_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_hoc_sinh_thong_qua_tic.doc