SKKN Tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT
Mỗi chúng ta đều biết tham nhũng là một hiện tượng xấu của xã hội nó gắn liền với sự ra đời tồn tại và phát triển của nhà nước. Tham nhũng làm tha hóa quyền lực nhà nước. Không ai có thể phủ nhận sự tồn tại cũng như tính nguy hại của tham nhũng đối với xã hội. Tham nhũng trực tiếp đe dọa đối với sự phát triển, làm chậm trễ tiến trình tăng trưởng kinh tế, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền và pháp luật.
Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, của Đảng và chính phủ vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm ngay trong các tổ chức của ta để làm hỏng ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý trí phấn đấu của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng là cần - kiệm - liêm - chính”
Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách và pháp luật về phòng chống tham nhũng. Đặc biệt chỉ thị 10/2013/CT - TTg ngày 12/6/2013 của thủ tướng chính phủ đã xác định. “Đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng”.
Ngành giáo dục với sứ mệnh cao cả thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực; hình thành ý thức chấp hành pháp luật trong mỗi công dân, chống lại những biểu hiện tham nhũng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chỉ thị 10/2013/CT - TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ đưa nội dung phòng chống tham nhũng chính thức vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Cụ thể cấp THPT tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng trong môn GDCD với mục tiêu trang bị cho học sinh THPT những kiến thức về phòng, chống tham nhũng qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ, ý thức tự giác cho học sinh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đồng thời phát huy vai trò của xã hội, của các cơ quan nhà nước, qua đó tạo phong trào sâu rộng trong nhân dân từng bước hình thành văn hóa phòng, chống tham nhũng.
Với mục tiêu trên nội dung phòng chống tham nhũng được đưa vào dạy
học trong môn GDCD ở các trường THPT, tập trung vào các vấn đề như : Khái niệm tham nhũng; biểu hiện của các hành vi tham nhũng; nguyên nhân, tác hại của tham nhũng đối với nhà nước và xã hội; thái độ ứng xử của học sinh đối với hành vi tham nhũng.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Mỗi chúng ta đều biết tham nhũng là một hiện tượng xấu của xã hội nó gắn liền với sự ra đời tồn tại và phát triển của nhà nước. Tham nhũng làm tha hóa quyền lực nhà nước. Không ai có thể phủ nhận sự tồn tại cũng như tính nguy hại của tham nhũng đối với xã hội. Tham nhũng trực tiếp đe dọa đối với sự phát triển, làm chậm trễ tiến trình tăng trưởng kinh tế, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền và pháp luật. Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, của Đảng và chính phủ vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm ngay trong các tổ chức của ta để làm hỏng ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý trí phấn đấu của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng là cần - kiệm - liêm - chính” Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách và pháp luật về phòng chống tham nhũng. Đặc biệt chỉ thị 10/2013/CT - TTg ngày 12/6/2013 của thủ tướng chính phủ đã xác định. “Đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng”. Ngành giáo dục với sứ mệnh cao cả thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực; hình thành ý thức chấp hành pháp luật trong mỗi công dân, chống lại những biểu hiện tham nhũng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chỉ thị 10/2013/CT - TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ đưa nội dung phòng chống tham nhũng chính thức vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Cụ thể cấp THPT tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng trong môn GDCD với mục tiêu trang bị cho học sinh THPT những kiến thức về phòng, chống tham nhũng qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ, ý thức tự giác cho học sinh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đồng thời phát huy vai trò của xã hội, của các cơ quan nhà nước, qua đó tạo phong trào sâu rộng trong nhân dân từng bước hình thành văn hóa phòng, chống tham nhũng. Với mục tiêu trên nội dung phòng chống tham nhũng được đưa vào dạy học trong môn GDCD ở các trường THPT, tập trung vào các vấn đề như : Khái niệm tham nhũng; biểu hiện của các hành vi tham nhũng; nguyên nhân, tác hại của tham nhũng đối với nhà nước và xã hội; thái độ ứng xử của học sinh đối với hành vi tham nhũng. Tuy nhiên trong thực tế dạy giảng không ít giáo viên còn lúng túng, mơ hồ về nội dung khó trừu tượng và vấn đề nhạy cảm vì khi giáo viên liên hệ như câu chuyện liên quan đến hành vi tham nhũng nếu không thận trọng sẽ khiến các em mất niềm tin, thiếu tôn trọng người lớn và sẽ phản giáo dục. Nhưng nếu né tránh hết những câu chuyện thực tế thì sẽ rất khó khi dạy về phòng chống tham nhũng. Với những vấn đề trên bản thân tôi thấy sự cần thiết thực hiện đề tài: “Tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Các vấn đề tôi trình bày trong bài viết của mình nhằm giúp học sinh nhận thức được bản chất của tham nhũng và các biểu hiện của tham nhũng, nguyên nhân, tác hại của tham nhũng và các giải pháp phòng chống tham nhũng. Trên cơ sở đó HS có thái độ không khoan nhượng và tham gia phòng chống tham nhũng, đồng thời rèn luyện lối sống lành mạnh trong sạch để trở thành công dân tốt cho đất nước. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Triển khai thực hiện áp dụng cho học sinh các lớp 10A6,10A7,11C6, 11C7, 12B6, 12B7 tại trường THPT Tĩnh Gia 2. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm Sư phạm, điều tra, tham khảo ý kiến học sinh. - Trong nội dung tích hợp vận dụng linh hoạt, sáng tạo những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: + Sử dụng phương pháp nhóm, đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp dự án + Kĩ thuật khăn trãi bàn, mảnh ghép 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu đã đạt được về mọi mặt, từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập Quốc tế, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong đó có tệ nạn tham nhũng. Cùng với lãng phí, tham nhũng đang diễn ra nghiêm trong ở nhiều ngành nhiều cấp nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân; là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó có nhiều văn bản quan trọng đối với công tác phòng chống tham nhũng . Xuất phát từ yêu cầu của công tác phòng chống tham nhũng ngày 02/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 137/2009/QĐ- TTg phê duyệt đề án đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ, ý thức tự giác đối với cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; Phát huy vai trò của xã hội, của các cơ quan nhà nước, qua đó tạo ra phong trào sâu rộng đấu tranh phòng chống tham nhũng, từng bước hình thành văn hóa chống tham nhũng. Đối với các trường THPT, đề án đặt ra mục tiêu: Bước đầu trang bị kiến thức về phòng, chống tham nhũng cho học sinh, qua đó nâng cao nhận thức cho học sinh THPT về mục đích, yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xây dựng được thái độ, ý thức đấu tranh, bài trừ tệ nạn tham nhũng cho đối tượng này. Với mục tiêu đó, giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong các trường THPT tập trung vào nội dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng, với các vấn đề chủ yếu là khái niệm “tham nhũng”; nguyên nhân, tác hại của tham nhũng; thái độ, ứng xử của học sinh đối với hành vi tham nhũng. Thực hiện chỉ thị 10/CT –TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục đào tạo từ năm học 2013 – 2014. Giúp học sinh, hiểu biết pháp luật về phòng, chống tham nhũng có vai trò quan trọng, trực tiếp góp phần củng cố các chuẩn mực đạo đức, xây dựng niềm tin, ý thức tôn trọng và ý thức pháp luật, là yếu tố không thể thiếu của nhân cách. Từ dẫn chứng thực tiễn về vấn nạn tham nhũng ở nước ta, giúp học sinh dễ tiếp cận kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng nắm bắt vấn đề, qua đó các em có nhận thức đúng đắn để có thể bày tỏ thái độ lên án, đấu tranh và có cách giải quyết khi gặp phải vấn đề liên quan đến phòng chống tham nhũng. Thông qua giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, các em được trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng, hình thành ở các em lối sống, học tập và làm việc theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN Căn cứ chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 – 2014. Thực hiện công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện công văn số 4935/UBND- KTTC ngày 04/7/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tổ chức triển khai chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Ngay từ tháng 01 năm 2013 ( từ 09/1/2013 – 10/1/2013 ) để đảm bảo cho công tác triển khai nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng trong trường THPT được thực hiện có hiệu quả trong năm học 2013 – 2014, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã triển khai tập huấn cho 104 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD của 104 trường THPT trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan nên vẫn còn nhiều GV trong các nhà trường chưa thực sự nắm rõ mục đích, nội dung, tinh thần của giáo dục phòng, chống tham nhũng đối với học sinh. Nhiều giáo viên khi vận dụng tỏ ra rất lúng túng cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Thậm trí có những giáo viên không được đào tạo bài bản khi giảng dạy còn có những nhận thức sai lệch về tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng đối với học sinh là không phù hợp, là mơ hồ...có những giáo viên làm theo kiểu đối phó. Để giúp GV giảng dạy bộ môn trong nhà trường nói riêng và các trường THPT nói chung, tôi luôn cố gắng tìm hiểu và trao đổi kinh nghiệm với những nội dung thực sự cần thiết đã áp dụng trong quá trình giảng dạy để các đồng nghiệp cùng quan tâm tham khảo. Trước hết cần hiểu việc dạy học tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng trong môn GDCD là rất cần thiết vì: Giáo dục phòng, chống tham nhũng vào bài học sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về Luật phòng chống tham nhũng, biết tham nhũng là gì, biểu hiện ra sao, các em có ứng xử như thế nào trước hành vi tham nhũng và tác hại ghê gớm do tham nhũng gây ra. Dạy nội dung phòng, chống tham nhũng là vấn đề thách thức đối với giáo viên ở chỗ tham nhũng là vấn đề rất nhạy cảm, liên quan đến việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu pháp luật, biết đánh giá phân tích các quy định của pháp luật đang tác động vào cuộc sống hàng ngày của các em. Ví dụ liên hệ vụ án A tham nhũng, giáo viên cần khai thác khía cạnh nào? Đâu là vi phạm pháp luật? Điều đó thể hiện sự thiếu phẩm chất, đạo đức như thế nào? Bài học gì rút ra từ vụ án đó? Giáo viên định hướng cho học sinh thảo luận đánh giá đúng. Giáo dục cho các em có niềm tin vào pháp luật, tin vào chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong dạy học, học trò có thể đưa ra những câu chuyện tham nhũng trên báo chí từ các trang mạng xã hội hoặc do người lớn kể lại. Nếu giáo viên giải quyết không tốt, không khéo sẽ khiến học sinh mất niềm tin, hình thành cho các em những suy nghĩ tiêu cực. Nên giáo viên hạn chế việc bình phẩm, đưa ra những ý kiến chủ quan, vì như thế là áp đặt, không mang lại những bài học bền vững cho học sinh. Khi giảng dạy giáo viên thường gặp những khó khăn vướng mắc như: Tài liệu ít, chương trình không cho phép dành riêng một tiết độc lập mà lồng ghép; nội dung tích hợp là vấn đề nhạy cảm do vậy giáo viên phải lựa chọn, kiến thức nào để phù hợp với học sinh, để hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn về vấn đề đó và không gây nên phản cảm, hoang mang cho học sinh. Trong quá trình thiết kế bài giảng, giáo viên không nên đưa ngay những hiện tượng tham nhũng mà chúng ta đi từ những quy luật của xã hội để các em hiểu tiêu cực là mặt trái tất yếu của sự phát triển. Nếu giáo viên nêu ngay hiện tượng tiêu cực trong bài giảng các em sẽ bị choáng ngợp, nhưng nếu giáo viên dẫn dắt, lồng ghép từ từ, các em sẽ hiểu. Điều quan trọng nhất là giáo viên phải củng cố niềm tin cho các em, giúp các em hiểu bản chất của xã hội này là những điều tốt đẹp. Bên cạnh việc truyền đạt những kiến thức về phòng chống tham nhũng giáo viên luôn chú trọng việc giáo dục lý tưởng sống cho các em để hình thành cho học sinh các sống đẹp, biết trân trọng những giá trị của cuộc sống; biết lên án và tránh xa cái xấu. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện Giáo dục phòng, chống tham nhũng cấp THPT chỉ được lồng ghép tích hợp vào một phần nhỏ của mỗi bài học môn GDCD. Trong quá trình giảng dạy tôi đã tích hợp hiệu quả vào các chủ đề khác nhau của từng khối lớp làm cho bài học không bị quá tải ngược lại mỗi bài giảng trở lên sinh động thu hút học sinh và có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh. Nội dung tích hợp phòng, chống tham nhũng trong đề tài được thể hiện cụ thể ở các chủ đề sau: Lớp Chủ đề Nội dung tích hợp 10 Quan niệm về đạo đức. - Bản chất tham nhũng - Người có hành vi tham nhũng là người thiếu đạo đức. - Phân biệt hành vi tham nhũng với hành vi không tham nhũng. 11 Nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Tác hại của tham nhũng đối với Nhà nước XHCN. - Trách nhiệm của công dân trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng. 12 Thực hiện pháp luật. - Người có hành vi tham nhũng là người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân. - Người có hành vi tham nhũng đều phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật hoặc trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. - Những biểu hiện của hành vi tham nhũng. 12 Công dân bình đẳng trước pháp luật. - Người vi phạm pháp luật do tham nhũng dù ở bất cứ cương vị, chức vụ nào cũng đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Chương trình lớp 10 vận dụng vào chủ đề: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC Tích hợp nội dung khái niệm tham nhũng vào điểm a mục 1 “ Đạo đức là gì? Quan niệm về đạo đức. a. Đạo đức là gì? Giáo viên cho học sinh nhận xét một số tình huống: 1. Trên đường đi học về có một cụ già muốn qua đường, em đã giúp cụ qua đường an toàn. 2. Trên chuyến xe buýt, có một phụ nữ bé con nhỏ, em đã đứng lên nhường chỗ. 3. Bạn Minh lớp em gia đình khó khăn, bố mẹ đau ốm thường xuyên, em đã động viên các bạn trong lớp giúp đỡ bạn Minh. GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh: 1. Tại sao em làm như vậy? Việc làm đó là tự nguyện hay bắt buộc? 2. Những việc làm đó có phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội không? GV tổng kết các ý kiến cho học sinh tự rút ra khái niệm về đạo đức: Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Một cá nhân biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội được coi là người có đạo đức. Ngược lại một cá nhân chỉ biết đến lợi ích của bản thân, chà đạp lên lợi ích của người khác của xã hội sẽ bị coi là người thiếu đạo đức. Vậy người có hành vi tham nhũng có phải là người thiếu đạo đức không giáo viên cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm. Ví dụ: Ông A thủ trưởng cơ quan. Ông yêu cầu kế toán và thủ quy của cơ quan làm chứng từ giả giúp ông lấy 20.000.000đ của cơ quan chi tiêu vào việc cá nhân . Hành vi của ông A là: A. Vi phạm quy tắc, chuẩn mực đạo đức. B. Vi phạm quy chế của cơ quan. C. Chỉ vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức. D. Hành vi tham nhũng vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật. Đáp án : D Như vậy hành vi tham nhũng không chỉ vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà còn vi phạm pháp luật, hành vi tham nhũng đã được quy định trong Luật phòng chống tham nhũng ở nước ta. Tham nhũng là gì? Khái niệm: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi. ( Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005) GV đặt câu hỏi : ? Hành vi tham nhũng có những yếu tố đặc trưng nào? Học sinh trả lời: Thứ nhất người tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn Thứ hai họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để đạt được hành vi tham nhũng vì vụ lợi GV phân tích giúp học sinh hiểu bản chất của tham nhũng: - Người có chức vụ, quyền hạn là người được cơ quan, đơn vị giao nhiệm vụ nhiệm vụ một cách hợp pháp, có quyền hạn nhất định khi thực hiện nhiệm vụ đó Ví dụ: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường có quyền xem xét hồ sơ, thủ tục cần thiết để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Người cán bộ này được coi là người có chức vụ, quyền hạn vì được giao thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích chung của cơ quan nhà nước và công dân. - Người không phải là lãnh đạo, không có chức vụ nhưng khi được giao quyền khi thực hiện nhiệm vụ vẫn có khả năng tham nhũng. Ví dụ: Thủ kho được giao nhiệm vụ quả lí kho hàng, Thủ quỹ được giao nhiệm vụ quản lí tiền của cơ quan, đơn vi; cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn, giao thông đường phố,đều có khả năng tham nhũng khi được giao quyền. GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi câu hỏi: ? Vì sao hành vi tham nhũng là hành vi trái đạo đức và người có hành vi tham nhũng là người không có đạo đức? HS trình bày ý kiến nhóm thảo luận: GV kết luận bổ sung; - Hành vi tham nhũng là hành vi trái đạo đức, bởi vì hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi là không phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội trái với quy tắc, chuẩn mực xã hội. - Người có hành vi tham nhũng là người không có đạo đức, bởi vì người không biết dựa trên các quy tắc, chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của mình. * Phân biệt hành vi tham nhũng các hành vi vi phạm đạo đức khác. GV đặt câu hỏi giúp học sinh phân biệt : 1. Người có hành vi tham nhũng khác với người vi phạm các chuẩn mực đạo đức khác như thế nào ? 2.Vì sao lấy trộm tài sản không phải là hành vi tham nhũng? Ví dụ: Tham ô tài sản của Nhà nước là hành vi tham nhũng; nhưng lấy trộm tài sản không phải là hành vi tham nhũng. GV chia thành hai cột yêu cầu HS sử dụng kĩ năng trình bày 1 phút để HS nêu ý kiến và thẩm định ý kiến của nhau. GV phân tích, bổ sung, kết luận : 1. Phân biệt hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm đạo đức khác So sánh Người có hành vi tham nhũng Người có hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức khác Động cơ Hành vi tham nhũng được thúc đẩy bởi động cơ vụ lợi. Không chỉ là vụ lợi, đông cơ rất đa dạng, còn có nhiều động cơ khác như: Ích kỉ, muốn thể hiện mình, muốn trả thù muốn làm hại người khác. Chủ thể Người có chức vụ quyền hạn như: - Cán bộ lãnh đạo quản lí trong các cơ quan đơn vị nhà nước Cán bộ, công chức, viên chức Người được giao quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Bất kể ai đều có thể có hành vi vi phạm đạo đức. 2. Lấy trộm tài sản là hành vi ăn cắp, không phải là sự vụ lợi của người có chức vụ, hay quyền hạn, nên không phải là tham nhũng. Kết luận: Qua bài học, học sinh dễ dàng hiểu được đạo đức là gì và phân biệt được được người có đạo đức và người không có đạo đức. Hiểu được thế nào là hành vi tham nhũng và phân biệt được hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm đạo đức khác. Chương trình lớp 11 tích hợp vào chủ đề: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Trong chủ đề này nội dung tích hợp giáo dục phòng chống tham nhũng được thực hiện vào điểm c mục 2. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mục 3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. *Nội dung tích hợp: - Tác hại của tham nhũng đối với Nhà nước XHCN. - Trách nhiệm của công dân trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng. 2. c. Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu: * Nhà nước pháp quyền XHCN có hai chức năng: Một là: Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ? Chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội của nhà nước pháp quyền XHCN được biểu hiện như thế nào? Nêu VD minh hoạ? Gv bổ sung chuẩn nội dung: - Phòng ngừa ngăn chặn mọi, phá hoại - Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội. - Tạo điều kiện để xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Hai là: Tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân: ? Chức năng tổ chức và xây dựng biểu hiện như thế nào? - GV bổ sung chuẩn nội dung: + Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. + Tổ chức xây dựng và quản lí văn hoá, giáo dục, khoa học. + Tổ chức xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội. + Xây dựng hệ thống pháp luật để bảo đảm thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. ? Trong hai chức năng nào đóng vai trò quyết định? Vì sao? Hai chức năng trên có quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau; trong đó chức năng tổ chức và xây dựng là căn bản nhất và giữ vai trò quyết vì: Nhà nước XHCN, chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội “mới chỉ là những công việc quét dọn trước khi xây dựng, chứ chưa phải là đích thân việc xây dựng” - Lênin. Tích hợp tham nhũng có tác hại như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước XHCN GV dẫn dắt: - Nhà nước pháp quyền XHCN thể hiện vai trò toàn diện nhiều mặt nhằm bảo vệ cuộc sống của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, nhưng bên cạnh ấy nhiều phần tử trong bộ máy nhà nước đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng. GV kết hợp phương tiện dạy học cho học sinh XEM VI DEO vụ án THAM NHŨNG Đinh La Thăng ngày 22/ 01/2018 GV tóm tắt: Đây là vụ á
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_noi_dung_phong_chong_tham_nhung_trong_day_hoc.doc