Công tác bàn giao ĐVTN nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Đoàn trường và Đoàn xã trong việc quản lý ĐVTN trong dịp hè tại trường THPT Hậu Lộc 4

Công tác bàn giao ĐVTN nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Đoàn trường và Đoàn xã trong việc quản lý ĐVTN trong dịp hè tại trường THPT Hậu Lộc 4

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có

đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm

chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc” [1]

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục

con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng

sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và

làm việc hiệu quả. [2]

Hoạt động Đoàn trong trường học không chỉ để tập hợp Đoàn viên thanh

niên, bồi dưỡng và nâng cao lí tưởng sống của tuổi trẻ mà quan trọng hơn là góp

phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình đó là nâng cao

chất lượng dạy và học.

Trong đó, việc quản lý ĐVTN là công việc chung của nhà trường, gia đình

và toàn xã hội. Trong suốt thời gian của năm học (từ tháng 8 đến hết tháng 5) thời

gian sinh hoạt của ĐVTN phần lớn tại nhà trường. Nhưng đến mỗi dịp hè đây là

thời gian ĐVTN không phải đến trường và trở về địa bàn sinh sống. Một thực tế

đặt ra là việc phối hợp giữa Đoàn trường và các Đoàn xã trong thời gian ĐVTN

về sinh hoạt hè tại địa phương còn nhiều bất cập như: Đoàn xã không nắm được

tình hình ĐVTN của trường tại đơn vị mình, Đoàn trường không nắm được tình

hình ĐVTN của mình về sinh hoạt hè tại địa phương như thế nào, . Thực trạng

này xảy ra dẫn đến tính trạng có thời điểm ĐVTN không được tổ chức Đoàn nào

quản lý. Đoàn trường đã cho ĐVTN nghỉ hè, Đoàn xã không tập hợp được ĐVTN

về sinh hoạt các hoạt động trong dịp hè,

pdf 18 trang thuychi01 4571
Bạn đang xem tài liệu "Công tác bàn giao ĐVTN nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Đoàn trường và Đoàn xã trong việc quản lý ĐVTN trong dịp hè tại trường THPT Hậu Lộc 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
MỤC LỤC 
1. Mở đầu ..................................................................................................... 3 
1.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................... 3 
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 3 
1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3 
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ............................................................. 4 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ............................................. 4 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .............. 4 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải 
quyết vấn đề ................................................................................................. 4 
2.3.1 Chuẩn bị cơ sở dữ liệu ........................................................................ 5 
2.3.2. Ứng dụng phần mềm tin học tạo cơ sở dữ liệu ................................. 5 
2.3.3. Cập nhật cơ sở dữ liệu ....................................................................... 6 
2.3.4. Ứng dụng công nghệ 4.0 để phối hợp với BCH Đoàn xã ................. 7 
2.3.5. Các bước triển khai bàn giao ĐVTN về sinh hoạt hè tại địa phương 8 
2.3.6. Tổ chức hội nghị bàn giao ĐVTN ..................................................... 9 
2.3.7. Thường xuyên giữ mối liên hệ với BCH Đoàn xã trong quá trình 
 ĐVTN sinh hoạt hè tại địa phương ............................................................. 11 
2.3.8. Công tác đánh giá chất lượng sinh hoạt hè tại địa phương ............... 13 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .................................................... 15 
3. Kết luận, kiến nghị .................................................................................. 15 
3.1. Kết luận................................................................................................. 15 
3.2. Kiến nghị .............................................................................................. 16 
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 17 
Các đề tài sáng kiến đã được công nhận ..................................................... 18 
2 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO SKKN 
TT Từ và cụm từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 
1. GVCN Giáo viên chủ nhiệm 
2. BCH Ban chấp hành 
3. BGH Ban giám hiệu 
4. SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 
5. ĐC Đồng chí 
6. ĐVTN Đoàn viên thanh niên 
7. ĐTN Đoàn thanh niên 
3 
1. Mở đầu 
1.1. Lí do chọn đề tài 
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có 
đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng 
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm 
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc” [1] 
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) 
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục 
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng 
sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và 
làm việc hiệu quả. [2] 
Hoạt động Đoàn trong trường học không chỉ để tập hợp Đoàn viên thanh 
niên, bồi dưỡng và nâng cao lí tưởng sống của tuổi trẻ mà quan trọng hơn là góp 
phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình đó là nâng cao 
chất lượng dạy và học. 
Trong đó, việc quản lý ĐVTN là công việc chung của nhà trường, gia đình 
và toàn xã hội. Trong suốt thời gian của năm học (từ tháng 8 đến hết tháng 5) thời 
gian sinh hoạt của ĐVTN phần lớn tại nhà trường. Nhưng đến mỗi dịp hè đây là 
thời gian ĐVTN không phải đến trường và trở về địa bàn sinh sống. Một thực tế 
đặt ra là việc phối hợp giữa Đoàn trường và các Đoàn xã trong thời gian ĐVTN 
về sinh hoạt hè tại địa phương còn nhiều bất cập như: Đoàn xã không nắm được 
tình hình ĐVTN của trường tại đơn vị mình, Đoàn trường không nắm được tình 
hình ĐVTN của mình về sinh hoạt hè tại địa phương như thế nào,. Thực trạng 
này xảy ra dẫn đến tính trạng có thời điểm ĐVTN không được tổ chức Đoàn nào 
quản lý. Đoàn trường đã cho ĐVTN nghỉ hè, Đoàn xã không tập hợp được ĐVTN 
về sinh hoạt các hoạt động trong dịp hè,. 
 Do vậy, sau nhiều năm trực tiếp giữ chức vụ phó Bí thư Đoàn trường và 
được Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu giao nhiệm vụ trong việc tổ chức, quản lý nề 
nếp của Đoàn viên thanh niên trong nhà trường, từ trải nghiệm thực tế nhiệm vụ 
của mình. Tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công 
tác phối kết hợp giữa Đoàn trường và Đoàn xã trong việc quản lý ĐVTN trong 
nhà trường. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Công tác bàn giao ĐVTN nhằm 
nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Đoàn trường và Đoàn xã trong việc quản lý 
ĐVTN trong dịp hè tại trường THPT Hậu Lộc 4”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Phối hợp giữa Đoàn trường và Đoàn xã trong việc quản lý ĐVTN trong 
dịp hè. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
- Đoàn viên thanh niên 
- Quy chế phối hợp giữa Đoàn trường và Đoàn xã. 
4 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận: Nghiên cứu một số 
văn bản chỉ đạo liên quan đến việc bàn giao ĐVTN về sinh hoạt hè tại địa phương; 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Bác Hồ đã từng nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần 
có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà 
trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo 
dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.[3] 
Thực hiện nghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI nhiệm kì 2017 – 
2022. Ngày 6 tháng 8 năm 2018 BCH trung ương Đoàn đã ra hướng dẫn số 
15-HD/TWĐTN-BTC về việc hướng dẫn ĐVTN tham gia hoạt động Đoàn tại nơi 
cư trú giai đoạn 2018 – 2022.[4] 
Bàn giao ĐVTN ở các trường học về địa phương sinh hoạt hè là một nhiệm 
vụ thường xuyên của các Ban chỉ đạo hoạt động hè của Huyện và nhà trường khi 
kết thúc năm học. Thông qua hoạt động nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp giữa 
nhà trường và địa phương (Đoàn xã) trong quản lý, giáo dục và tổ chức các hoạt 
động vui chơi bổ ích, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động rèn luyện 
kỹ năng sống cho học sinh trong thời gian nghỉ hè. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
Lực lượng ĐVTN tại các đơn vị xã là rất đông nhưng phần lớn thời gian các 
em sinh hoạt tại trường học. Trong suốt thời gian học ĐVTN được quản lý bởi 
nhà trường và sự phối kết hợp với gia đình và xã hội. Nhưng đến thời gian nghỉ 
hè lực lượng này không phải tham gia đi học và dành nhiều thời gian sinh hoạt tại 
địa phương. Thời gian ĐVTN sinh hoạt tại địa phương chỉ trong 2 đến 3 tháng. 
Lực lượng ĐVTN về sinh hoạt tại địa phương đông, số lượng cán bộ Đoàn ở cơ 
sở còn thiếu kinh nghiệm dẫn tới việc quản lý, tổ chức các hoạt động hè nhằm lôi 
cuốn ĐVTN vào các hoạt động bổ ích chưa đạt hiệu quả cao. 
Số lượng ĐVTN đông nhưng không có đủ thông tin (thôn, xóm, con ông/bà, 
điện thoại,.) nên việc quản lý, tập hợp ĐVTN còn chưa đạt yêu cầu. 
Không đánh giá và phân loại được Đoàn viên sau khi bàn giao trở lại cho 
Đoàn trường. 
Vì thiếu sự quản lý nên trong dịp hè Đoàn trường không thể liên hệ được với 
ĐVTN của mình khi có các chương trình tình nguyện. 
Không có hình thức khen thưởng kịp thời đối với ĐVTN sinh hoạt hè xuất 
sắc, đồng thời có hình thức xử lý đối với những ĐVTN trốn tránh trách nhiệm khi 
tham gia các hoạt động của địa phương. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải 
quyết vấn đề 
Với cương vị là phó bí thư Đoàn trường và là người được BCH Đoàn trường 
giao trọng trách việc đấu mối, phối kết hợp với các Đoàn xã trong việc giáo dục 
ĐVTN nhất là việc phối hợp để bàn giao, tiếp nhận Đoàn viên trong nhiều năm 
5 
tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Nhất là trong 2 năm học gần đây tôi đã 
thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận được gần 2.500 ĐVTN về địa bàn nơi cư trú và 
được BGH, BCH Đoàn trường, Đoàn xã, huyện Đoàn đánh giá rất cao. Từ thực 
tế tại đơn vị của mình tôi nhận thấy để làm tốt công tác phối hợp và bàn giao 
ĐVTN về sinh hoạt tại địa phương tôi đã thực hiện những giải pháp sau đây: 
2.3.1 Chuẩn bị cơ sở dữ liệu 
 Tại phiên họp đầu tiên ở mỗi nhiệm kỳ, với cương vị là phụ trách quản lý 
Đoàn viên, thanh niên Tôi triển khai kế hoạch và tầm quan trọng của việc quản lý 
ĐVTN trong nhà trường đồng thời phát cho các ĐC bí thư các chi Đoàn lớp một 
biểu mẫu thống kê số lượng ĐVTN trong chi Đoàn mình. 
2.3.2. Ứng dụng phần mềm tin học tạo cơ sở dữ liệu 
Sau khi có được danh sách các ĐVTN trong các chi Đoàn lớp, tôi sử dụng 
phần mềm Microsoft Excel biên tập và tổng hợp thành dữ liệu chung cho toàn 
trường. Công việc này ban đầu tôi mất nhiều thời gian vì chưa thành thạo việc sử 
dụng Microsoft Excel sau khi học hỏi và nghiên cứu tôi đã hoàn thành việc lọc và 
sắp xếp danh sách ĐVTN trong nhà trường theo các tiêu chí rất linh hoạt và hiệu 
quả. 
6 
Từ dữ liệu này tôi có thể lọc ra tất các các dữ liệu khác theo yêu cầu: ví dụ 
như: lọc ra các ĐVTN trong xã Đã Lộc mà thuộc thôn Yên Lộc, lọc ra các Đoàn 
viên thanh niên trong xã Hưng Lộc,.. 
2.3.3. Cập nhật cơ sở dữ liệu 
Trong quá trình học tập tại trường, CSDL ĐVTN của tôi luôn được cập nhật 
thường xuyên do có sự thay đổi về số điện thoại nhất là trong năm vừa qua với 
chính sách sát nhập thôn xóm ở các xã. Tôi đã cùng với các ĐC trong BCH Đoàn 
trường họp và lên phương án bổ sung, sửa chữa dữ liệu. Sau nhiều ý kiến trao đổi 
7 
về cách làm cuối cùng BCH Đoàn trường thống nhất với đề xuất của tôi là trực 
tiếp giao cho các ĐC trong BCH chi Đoàn lớp sửa chữa, bổ sung thông tin online 
nhờ sử dụng công nghệ Driver doc của Google. Các ĐC trong BCH các chi Đoàn 
chỉ cần thao tác mở Email của chi Đoàn lớp mình và trực tiếp sửa chữa hồ sơ 
Đoàn viên trên đó. Điều này làm tăng trách nhiệm của các ĐC trong BCH chi 
Đoàn và cũng là một lần cho các ĐC ĐVTN biết ứng dụng CNTT trong quá trình 
học tập và làm việc. Kết quả, chỉ trọng 3 ngày 100% (gần 1.500 ĐVTN) được bổ 
sung, sửa chữa hồ sơ. Đây là một việc làm rất hiệu quả được BCH Đoàn trường 
đánh giá rất cao. 
 2.3.4. Ứng dụng công nghệ 4.0 để phối hợp với BCH Đoàn xã 
Với việc ứng dụng CNTT vào công tác dạy học và quản lý tôi đã ứng dụng 
phần mềm Zalo để liên lạc thường xuyên với các đồng chí trong BCH Đoàn xã để 
liên tục có những trao đổi về tình hình học sinh ở trường, biểu hiện của các ĐVTN 
cần theo dõi thêm. Ví dụ như: trong năm học vừa qua một số thanh niên lạ xuất 
hiện tại cổng trường gây rối trật tự nơi công cộng. Với hình ảnh được trích xuất 
ra từ camera của Đoàn trường tôi đã gửi Zalo cho BCH Đoàn xã Đa Lộc và ngay 
lập tức xác minh được đối tượng đồng thời nhờ BCH Đoàn xã liên hệ với công an 
xã mời đối tượng lên trụ sở để làm việc. Cũng chính vì kênh thông tin liên lạc 
nhanh và hiệu quả như vậy tình hình an ninh trật tự trường THPT Hậu Lộc 4 ngày 
càng được nâng cao, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh khi cho con theo học tại 
trường. 
8 
 2.3.5. Các bước triển khai bàn giao ĐVTN về sinh hoạt hè tại địa phương 
 Sau khi kết thúc năm học, BCH Đoàn trường sẽ mở cuộc họp với các ĐC bí 
thư các chi Đoàn về việc triển khai bàn giao ĐVTN về sinh hoạt tại địa phương. 
Trong cuộc họp này BCH sẽ triển khai mục đích ý nghĩa quyền lợi và nghĩa vụ 
của ĐVTN tại nơi cư trú. Hướng dẫn cho các ĐC bí thư các chi Đoàn về quá trình 
bàn giao Đoàn viên. Quá trình này được tôi thể hiện qua cách làm như sau: 
 B1: Nhận mẫu giấy “Giới thiệu sinh hoạt hè” 
 B2: Photo copy và phát cho tất cả ĐVTN trong chi Đoàn 
 B3: ĐVTN chủ động đăng kí và nộp giấy giới thiệu sinh hoạt hè cho chi 
Đoàn cơ sở (BCH Đoàn thôn). 
9 
 B4: Nhận giấy giới thiệu từ Đoàn cơ sở và xin xác nhận của Đoàn xã. 
 B5: Bước vào năm học mới các đồng chí bí thư thu và tổng hợp kết quả báo 
cáo BCH Đoàn trường. 
2.3.6. Tổ chức hội nghị bàn giao ĐVTN 
 Tổ chức bàn giao ĐVTN về nơi cư trú với sự có mặt của BGH nhà trường, 
BCH Huyện Đoàn , Bí thư, phó bí thư các Đoàn xã, BCH Đoàn trường, bí thư của 
các chi Đoàn lớp. 
10 
11 
Trong đó chú trọng đến quy chế phối hợp giữa BCH Đoàn trường và các 
BCH Đoàn xã. 
2.3.7. Thường xuyên giữ mối liên hệ với BCH Đoàn xã trong quá trình 
ĐVTN sinh hoạt hè tại địa phương 
Trong suốt quá trình nghỉ hè BCH Đoàn trường và BCH các Đoàn xã thường 
xuyên giữ mối liên lạc để quản lý ĐVTN. 
12 
13 
2.3.8. Công tác đánh giá chất lượng sinh hoạt hè tại địa phương 
Kết thúc hội trại hè, giữa BCH Đoàn xã và BCH Đoàn trường thực hiện công 
tác bàn giao ĐVTN về trường học. Với dữ liệu đã được gửi vào Zalo nhóm của 
BCH Đoàn xã nên việc rà soát, đánh giá và tổng hợp dữ liệu ĐVTN của BCH 
Đoàn xã rất nhanh chóng. 
14 
 Sau khi tiếp nhận các ĐVTN BCH sẽ tổng hợp các ĐC ĐVTN có thành 
tích hoạt động xuất sắc sẽ biểu dương, khen thưởng vào buổi lễ chào cờ gần nhất. 
Đồng thời nhưng ĐVTN không tham gia hoặc tham gia không nhiệt tình BCH 
thống nhất phương án cho ĐVTN lao động công ích bảo vệ môi trường tại trường 
học. 
15 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với 
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
 Qua một năm triển khai, việc phối hợp nhằm quản lí ĐVTN giữa Đoàn 
trường và các Đoàn xã tỏ rõ tính hiệu quả. Từ việc Đoàn xã không nắm rõ ĐVTN 
của Đoàn mình học ở trường nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng học tập và tu 
dưỡng đạo đức như thế nào,.. đến việc hiểu rõ từng đối tượng ĐVTN đến tận 
thôn, xóm. Từ thực tế, ít kênh liên lạc giữa Đoàn trường và Đoàn xã đến việc 
thường xuyên cập nhật tình hình qua Zalo. 
Từ việc khi nghỉ hè các chi Đoàn thôn, Đoàn xã không nắm và quản lý được 
ĐVTN không có chế tài, hình thức xử lý đối với những ĐVTN không tham gia 
sinh hoạt đến việc gần như 100% ĐVTN về sinh hoạt hè tại địa phương hăng hái 
hoạt động. 
 Chấm dứt hẳn tình trạng các ĐC chi Đoàn thôn phải đến nhà vận động từng 
em tham gia sinh hoạt hè. Các ĐVTN đã chủ động nộp giấy sinh hoạt hè và nhận 
nhiệm vụ cụ thể của mình trong dịp hè. 
 Một điều đáng mừng là trong mỗi dịp hè BCH Đoàn xã đã tổ chức được rất 
nhiều chương trình bổ ích nhắm lôi cuốn ĐVTN nhất là trong dịp trại hè. Điều 
này làm cho các em ĐVTN cảm thấy thích thú, lôi cuốn vào các hoạt động Đoàn, 
xa rời các tai tệ nạn xã hội. Các ĐVTN trưởng thành hơn mỗi khi bước vào năm 
học mới, tạo khí thế mới, khởi đầu mới cho một năm học đầy bội thu. 
3. Kết luận, kiến nghị 
3.1. Kết luận 
Việc quản lý và giáo dục cho ĐVTN là công việc chung của nhà trường, 
gia đình và toàn xã hội. Công việc này phải được thực hiện thường xuyên liên tục. 
Việc tham gia các hoạt động Đoàn tại nơi cư trú thể hiện trách nhiệm, tính 
tiên phong gương mẫu của các ĐVTN. Tăng cường gắn bó với nơi cư trú giúp 
16 
ĐVTN năm được tình hình của địa phương cũng như góp phần xây dựng quê 
hương giàu và đẹp. Vì vậy ĐVTN cần có tính tự giác cao trong việc thực hiện 
quyền và nghĩa vụ tại nơi cư trú. 
Trải qua các công việc dẫn tới sự thành công của ngày hôm nay bản thân 
tôi nhận thấy công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mỗi ĐVTN là rất quan 
trọng. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên liên tục bằng nhiều biện 
pháp khác nhau sẽ mang lại những kết quả rất tốt. 
Về mặt bản thân những ĐC làm công tác Đoàn và phong trào thanh niên 
phải là những ĐC có đam mê, tâm huyết, biết cống hiến, biết hi sinh. Khi đó mới 
mang lại hiệu quả thực sự cho các hoạt động. 
Công tác phối hợp giữa ĐTN với các lực lượng khác như GVCN, BGH đặc 
biệt là sự kết hợp thật nhuẫn nhuyễn với các ĐC là bí thư, phó bí thư, lớp trưởng 
của các chi Đoàn lớp. Đây là lực lượng mạnh mẽ, năng động, sáng tạo điều kiện 
thuận lợi dẫn đến sự thành công của công việc. 
3.2. Kiến nghị 
Trước hết, BCH Đoàn trường và BCH Đoàn xã phải xem công tác quản lý 
Đoàn viên nhất là khi ĐVTN về sinh hoạt tại địa phương là một việc làm hết sức 
cần thiết và quan trọng. Nếu làm tốt được công tác này sẽ mang lại sân chơi bổ 
ích cho ĐVTN trong mỗi dịp nghỉ hè đầy kỉ niệm. 
BCH các Đoàn xã phải tổ chức nhiều sân chơi và hình thức sinh hoạt đa 
dạng hơn nữa để lôi kéo được đông đảo ĐVTN khi các em về sinh hoạt tại địa 
phương. 
BCH Đoàn xã phải cương quyết trong việc đánh giá xếp loại ĐVTN, không 
được cả nể, đánh giá lấy lệ việc làm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác phối 
hợp giáo dục ĐVTN. 
BCH Đoàn trường cần dành nguồn kinh phí cho việc khen thưởng những 
ĐVTN có những đóng góp và thành tích xuất sắc khi tham gia sinh hoạt hè tại địa 
phương. 
BCH Huyện Đoàn sớm có quy chế phối hợp chung cho toàn Huyện để việc 
phối hợp bàn giao/ tiếp nhận ĐVTN mang tính đồng loại trên khắp toàn Huyện. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2019 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác. 
Nguyễn Văn Ninh 
17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Luật giáo dục số 07/VBHN-VPQH của văn phòng Quốc hội 
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Van-ban-hop-nhat-07-
VBHN-VPQH-Luat-giao-duc-2015-303123.aspx. 
[2] Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[3] Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục 
tháng 6/ 1957 ). 
[4] Hướng dẫn số 15-HD/TWĐTN-BTC về việc hướng dẫn ĐVTN tham gia hoạt 
động Đoàn tại nơi cư trú giai đoạn 2018 – 2022. 
[5] Trần Ngọc Phương Thảo - PTP GDMN Sở GD & ĐT, Tập san Giáo dục 
Việc phối hợp của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc giáo 
dục trẻ em – Bộ GD&ĐT. 
[6]  Cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, Tạp 
chí quốc phòng toàn dân, 2018. 
[7] Các tài liệu liên quan được tìm kiếm trên máy tìm kiếm  
[8] Tan, C., Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt 
Bỉ - Bộ GIÁO DỤC&ĐT, 2008. 
18 
DANH MỤC 
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG 
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ 
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Ninh 
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó bí thư Đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 
TT Tên đề tài SKKN 
Cấp đánh 
giá xếp loại 
(Phòng, Sở, 
Tỉnh...) 
Kết quả 
đánh giá 
xếp loại 
(A, B, 
hoặc C) 
Năm học 
đánh giá xếp 
loại 
1. 
Ứng dụng phần mềm Crocodile ICT 
nhằm hình thành kĩ năng lập trình cơ bản 
Cấp Sở 
GD&ĐT 
C 2009-2010 
2. 
Lập trình và sử dụng phần mềm quản lý 
nề nếp để thống kế đánh giá nhằm đẩy 
mạnh phong trào thi đua giữa các chi 
đoàn ở Đoàn trường THPT Đinh Chương 
Dương 
Cấp Sở 
GD&ĐT 
C 2013-2014 
3. 
Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức 
của đoàn viên thanh niên trường THPT 
Hậu Lộc 4 trong việc hát quốc ca 
Cấp Sở 
GD&ĐT 
C 2017-2018 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcong_tac_ban_giao_dvtn_nham_nang_cao_hieu_qua_phoi_hop_giua.pdf