Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi trong phần khởi động nhằm tạo hứng thú trong giờ học ngữ văn ở trường THPT Triệu Sơn 4

Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi trong phần khởi động nhằm tạo hứng thú trong giờ học ngữ văn ở trường THPT Triệu Sơn 4

Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. [1] Một trong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi.Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay.

Đối với học sinh trung học phổ thông thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không thể thiếu và nói giữ vai trò quan trọng đối với các em. Nếu giáo viên biết tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi trong giờ học môn văn ở THPT mà đặc biệt lồng ghép trong phần “khởi động” sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo, Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn.

 

doc 24 trang thuychi01 51411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi trong phần khởi động nhằm tạo hứng thú trong giờ học ngữ văn ở trường THPT Triệu Sơn 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
 MỘT VÀI KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG PHẦN KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
 Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Anh
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu sơn 4
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
 THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
 Mục đích nghiên cứu
1
 Đối tượng nghiên cứu
2
 Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
Cơ sở lý luận
3
 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5
Biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề
7
2.3.1 Kinh nghiệm áp dụng phương pháp trò chơivào hoạt động khởi động
8
2.3.2 Lựa chọn, thiết kế và vận dụng một số trò chơi cho hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học
10
2.3.2.1.Trò chơi đuổi hình bắt chữ.
10
2.3.2.2.Trò chơi ô chữ bí mật
12
2.3.2.3.Trò chơi ghép hình đúng
14
2.3.2.4. Trò chơi trả lời nhanh
17
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. [1] Một trong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi.Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. 
Đối với học sinh trung học phổ thông thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không thể thiếu và nói giữ vai trò quan trọng đối với các em. Nếu giáo viên biết tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi trong giờ học môn văn ở THPT mà đặc biệt lồng ghép trong phần “khởi động” sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo, Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn. 
Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số trò chơi trong giờ dạy môn Văn phần “Khởi động” trong năm học 2018 – 2019 và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi và hiệu quả hơn hẳn. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi trong phần khởi động nhằm tạo hứng thú trong giờ học Ngữ văn ở Trường THPT Triệu Sơn 4”, rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để đề tài phát huy hiệu quả cao hơn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Khơi dậy sự hứng thú, nâng cao hiệu quả học tập cho HS khi học môn Ngữ Văn.
Phát huy tính tích cực, tự giác, tự học của HS trong học tập nói chung và trong môn Ngữ văn nói riêng.
Kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc trong các hoạt động nhóm của HS.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh các lớp 12B1, 12B8, 10A2, 10A7 trường THPT Triệu Sơn 4.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: 
 Nghiên cứu các tài liệu, sách, các chuyên đề về PPDH, KTDH tích cực... để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra: 
 Thực hiện tại lớp 10A2, 10A7, 12B1, 12B8 trường THPT Triệu Sơn 4.
- Phương pháp quan sát: 
 Quan sát hoạt động học của HS lớp 10A2, 10A7, 12B1, 12B8 trong môn Ngữ văn.
- Phương pháp thống kê toán học: 
 Lập bảng thống kê, phân tích, xử lí số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.
- Phương pháp phỏng vấn: 
 Phỏng vấn, trò chuyện với HS 4 lớp 10A2, 10A7, 12B1, 12B8.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: 
 Theo dõi hoạt động học của HS nhằm tìm hiểu kỹ về mức độ hứng thú đối với bộ môn Ngữ văn, sự tích cực, chủ động trong học tập và các kỹ năng được biểu hiện của các em.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: 
 Xem xét những thành quả của hoạt động thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong dạy học.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: 
 Nhằm xác định mức độ hiểu biết về kiến thức, kỹ năng, khả năng vận dụng của HS để đánh giá về hiệu quả của các KTDH được áp dụng trong bài dạy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[2]. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trong Giáo dục & Đào tạo, Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 chỉ rõ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS”[6]. Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, hứng thú nhận thức của HS; chống lại thói quen học tập thụ động xưa nay.
2.1.2. Hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động (tạo tình huống xuất phát) rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề. Khởi động theo Từ điển tiếng Việt được hiểu là “thực hiện những động tác nhẹ nhàng trước khi bắt đầu” [1]. Như vậy hoạt động khởi động được hiểu là một hoạt động nhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu thực hiện một công việc cụ thể nào đó.
 Trong hoạt động này, GV cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình.
Cần coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động; bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động. Cần lựa chọn phương pháp phù hợp để khơi gợi hứng thú học tập, kích thích tư duy của HS.
2.1.3. Phương pháp dạy học trò chơi
Trò chơi là phương pháp có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và tạo hứng thú trong giờ học của học sinh. Việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học là hết sức cần thiết và có ích; giúp HS:
 + Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng động của các em.
 + Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận.
 + Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học.
 + Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp.
 + Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tại hội thảo khi bàn về việc tìm phương pháp đổi mới cho môn Văn trong giai đoạn tới có viết: “Dạy học Ngữ văn cần tập trung hình thành cho học sinh phương pháp học và phương pháp đọc. Phương pháp dạy học phải tạo cho học sinh tính hiếu kỳ, tò mò và sự đam mê để họ tự đi tìm và lý giải. qua đó mà hình thành năng lực. Không nhồi nhét kiến thức, không bắt nhớ máy móc, cần biết quên cái cụ thể, chi tiết; chỉ nhớ cách làm, cách xử lý vấn đề giúp học sinh tự học, tự khám phá, tự kích thích sáng tạo”[3].
Trước yêu cầu đó đòi hỏi người giáo viên dạy Văn không chỉ nỗ lực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải cần nỗ lực trau dồi củng cố thường xuyên về kiến thức khoa học khác cũng như các phương pháp, hình thức dạy học hiện đại vào trong quá trình dạy học để khơi gợi tạo ra sự hứng thú và cuốn hút học sinh hăng say học tập và thích phát biểu ý kiến trong lớp để xây dựng bài học. 
Năm học 2018-2019 tôi được phân công giảng dạy 4 lớp 10A2, 10A7, 12A1, 12B8. Trong quá trình dạy học của bản thân cũng như qua những lần dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy một điều rằng hiện nay đang xuất hiện một thực trạng học sinh ngày càng thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài. 
 Theo kết quả khảo sát (ngày 28/08/2018) cả 4 lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy về việc em có hay phát biểu trong giờ học Văn hay không, kết quả thu được như sau:
Số học sinh khảo sát
Phát biểu
nhiều
Có phát biểu nhưng
không nhiều
Không
phát biểu
Lớp 10A2, 10A7
13/84
40/84
31/84
Lớp 12B1, 12B8
10/81
35/81
36/81
Tổng số
23/165
(14%)
75/165
(45%)
67/165
(41%)
 Từ kết quả trên ta thấy tình trạng lớp học tương đối trầm, tỷ lệ phát biểu ít chiếm không quá 50%, rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao 41 %, còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể chỉ 14%. 
Cũng với 4 lớp trên với câu hỏi “Em có hứng thú khi đến giờ học môn Văn hay không?”, kết quả thu được như sau: (khảo sát ngày 28/08/2018)
Số học sinh khảo sát
Hứng thú với giờ học
Không hứng thú với giờ học
Lớp 10A2, 10A7
35/84
49/84
Lớp 12B1, 12B8
30/81
51/30
Tổng số
65/165
(39%)
100/165
(61%)
 Kết quả trên cho thấy số học sinh yêu thích giờ học Văn rất ít chưa đến một nửa còn lại hơn 50% là các em không thích giờ học Văn. Nhiều thầy cô giáo dạy Văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông xuôi, không có động lực để trau dồi chuyên môn, tạo sức ỳ lớn trong tư duy đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy. 
 Nguyên nhân gây nên hiện tượng HS thụ động trong giờ học Văn bắt nguồn từ tâm lý chung của học sinh sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình; chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài; do không khí các giờ văn trên lớp nhiều tiết còn tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn... Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này. 
Trước tình hình đó, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Văn thì đổi mới phương pháp dạy học đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Như William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ đã từng nói: “Chỉ nói thôi là thầy giáo xoàng. Giảng giải là thầy giáo tốt. Minh họa biểu diễn là thầy giáo giỏi. Gây hứng thú trong giờ học là thấy giáo vĩ đại. Qua thực tế giảng dạy và tham khảo đồng nghiệp, tôi đã vận dụng phương pháp trò chơi vào hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học. Cách làm này đã thu được kết quả rất đáng khích lệ nên tôi muốn được cùng các đồng nghiệp chia sẻ, trao đổi một số kinh nghiệm để cho SKKN được hoàn thiện hơn, được vận dụng rộng rãi hơn trong dạy học nói chung, dạy học Văn nói riêng.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 Phương pháp và kỹ thuật dạy học môn Văn rất phong phú, đa dạng. Điều quan trọng là giáo viên phải căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài; căn cứ vào từng hoạt động trong tiến trình dạy học; căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh và năng lực, vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý. Trong dạy học môn Ngữ văn, GV có thể vận dụng phương pháp “Trò chơi” để tạo tâm thế học tập, hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới, hình thành kỹ năng, hay củng cố mở rộng nội dung bài học. Trong phạm vi SKKN này, tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm bản thân đã vận dụng phương pháp trò chơi vào phần khởi động trong tiến trình dạy học.
2.3.1. Kinh nghiệm áp dụng phương pháp trò chơi vào hoạt động khởi động
2.3.1.1. Nguyên tắc áp dụng trò chơi 
        Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn: Đọc văn, tiếng Việt, Làm văn; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi để vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc. 
 Khi vận dụng phương pháp này không nên xáo trộn nhiều không gian lớp học. Phải nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc
 Hình thức của trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng.
 Trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng phần thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị). 
2.3.1.2. Xác định thời gian chơi trò chơi
Khi áp dụng phương pháp trò chơi vào hoạt động khởi động, GV phải lựa chọn nội dung của trò chơi hướng tới để xác định được thời gian chơi của trò. Cụ thể là: 
- Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ
- Sử dụng trò chơi để tạo tâm thế học tập, khơi gợi hung thú 
- Sử dụng trò chơi giới thiệu bài mới
- Sử dụng trò chơi để củng cố nội dung của tiết 1, mở ra nội dung cần đạt ở tiết 2 trong các bài học có 2 – 3 tiết/bài
2.3.1.3. Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi.
 Nội dung phải vừa sức học, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh đã nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá.
 Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn.
 Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa ra phải phù hợp với thực tế trường, lớp.
2.3.1.4. Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi.
 Thực tế, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp ở trường tôi, tôi thấy thường khi cho học sinh chơi trò chơi, đa số chỉ tổ chức “suông” mà thiếu sự chuẩn bị như: không hóa trang nhân vật, không đủ phiếu cá nhân, không có thẻ xanh, thẻ đỏ để phục vụ đánh giá, không có phần thưởngChính vì điều đó, mà mỗi lần tổ chức trò chơi là một lần thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán. Vì vậy để tổ chức trò chơi trong giờ học văn đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết.
2.3.1.5. Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả.
 Trò chơi nên tổ chức theo các bước sau:
 Bước 1: Phổ biến trò chơi, luật chơi:
 + Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung, cách chơi, cách phân thắng bại
 + Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi, bảo đảm qua các giờ học, lần lượt học sinh được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý những học sinh nhút nhát, ít phát biểu.
Bước 2: Học sinh thực hiện trò chơi:
 + Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi.
 + Một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp theo dõi.
 + Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi (đối với trò chơi sắm vai thì có cách giải quyết khác).
 - Bước 3: Tổng kết, đánh giá:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: trò chơi có được thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với nội dung bài học không, có thể rút ra bài học gì qua trò chơi này? 
 Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có).
 Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:
Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi.
Ghi điểm các thành viên trong nhóm.
Trao thẻ đỏ cho nhóm thực hiện tốt, thẻ xanh cho nhóm chưa tốt.
Trao thưởng một hoặc hai gói quà cho đội thắng.
 Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội dung khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa chơi”, kết hợp được giữa “học” và “hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn nhiều.
2.3.2. Lựa chọn, thiết kế và vận dụng một số trò chơi cho hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học
 Việc lựa chọn và thiết các trò chơi để vận dụng vào dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Văn nói chung và trong hoạt động khởi động nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong quá trình dạy học, tôi đã lựa chọn, thiết kế và vận dụng một số trò chơi vào hoạt động khởi động nhằm mục đích kích thích sự tò mò, tạo cảm xúc hưng phấn cho học sinh với bài sẽ học. Từ đó học sinh sẽ có nguồn năng lượng dồi dào, có sự hứng thú để tìm hiểu nội dung kiến thức trong các phần sau của bài học.
2.3.2.1. Trò chơi đuổi hình bắt chữ.
Mục đích trò chơi: 
 Giúp học sinh phát huy khả năng tư duy nhanh nhạy của mình, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, tạo sự hứng thú và bớt căng thẳng ở học sinh. Trò chơi này rất thích hợp sử dụng trong phần khởi động với thời lượng từ 5->7 phút.
Cách chơi:
 Giáo viên chuẩn bị hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung bài học có sử dụng trò chơi. 
Giáo viên chiếu hình lên máy chiếu hoặc treo hình lên bảng phụ và cho cả lớp đoán những hình ảnh ấy thể hiện nội dung gì? 
Học sinh thảo luận, đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
Học sinh nào trả lời được đúng và nhiều hình nhất sẽ được thưởng tràng pháo tay hoặc cộng thêm điểm.
Tổng kết đánh giá: 
Giáo viên nhận xét rút ra nội dung bài học, tuyên dương những em trả lời tốt và nhắc nhở những em chưa thật sự tập trung.
Ví dụ 1: Tiết 82: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Hoạt động khởi động: GV chiếu các ảnh ảnh sau và đặt câu hỏi: “Em hãy cho biết, mỗi hình ảnh sau tượng trưng cho loại hình nghệ thuật nào?"
Đáp án: 
Loại hình nghệ thuật hội họa
Loại hình nghệ thuật điêu khắc
Loại hình nghệ thuật âm nhạc
Loại hình nghệ thuật điện ảnh
Ví dụ 2: Tiết 5,6 “ Tuyên ngôn độc lâp”- Hồ Chí Minh
Hoạt động khởi động: GV chiếu một số hình ảnh cho HS quan sát và đặt câu hỏi tương ứng với mỗi hình. 
Câu 1: Nơi nào bát ngát hương sen, giữa mùa hoa nở, Bác kính yêu chào đời?
Câu 2: Nơi nào thành quách dọc ngang, xa gần nức tiếng Kinh Thành đế đô? 
Câu 3: Nơi nào nước thẳm sông sâu, Bác đã vạch đường đánh Nhật đuổi Tây 
Câu 4: Nơi nào tiếng bác kính yêu, tuyên ngôn độc lập, giữa ngày đầu thu ?
 Hình 1 Hình 2
 Hình 3 Hình 4
Đáp án: 
Hình 1: Làng Sen ( xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)
Hình 2: Cố đô Huế
Hình 3:Bến nhà Rồng
Hình 4: Quảng trường Ba Đình
2.3.2.2. Trò chơi ô chữ bí mật.
Hình thức: 
Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải những ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữ dưới dạng sơ đồ Mỗi ô chữ có lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp đến bài học. 
Mục đích: 
Giới thiệu vào bài mới hoặc củng cố khắc sâu kiến thức của bài học. Phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh.
Cách chơi: 
Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc từ chìa khoá nằm ở hàng nào sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc biệt là ở các bài giảng văn, áp dụng chơi trong phần khởi động nhằm gây hứng thú với học sinh giúp các em hứng thú với nội dung bài học. 
Tổng kết đánh giá:
Học sinh nào trả lời được đúng sẽ được thưởng tràng pháo tay hoặc cộng thêm điểm. Giáo viên nhận xét và chiếu đáp án đối chiếu kết quả, tuyên dương những em trả lời tốt và nhắc nhở những em chưa thật sự tập trung.
Ví dụ: Tiết 81: Truyện Kiều ( tác giả)
Hoạt động khởi động: 
 Trước khi vào bài học “Tác giả Nguyễn Du”- Tiết 81 - Ngữ văn 10- Tập 2, giáo viên chia lớp thành các nhóm và tiến hành tổ chức trò chơi để kiểm tra kiến thức học sinh đã chuẩn bị ở nhà. Sau khi phổ biến thể lệ cuộc chơi giáo viên treo ô chữ lên bảng và trình bày ô chữ chúng ta cẩn tìm hôm nay gồm 8 chữ cái, đây là một nhà thơ lớn của Việt Nam thời trung đại. Để tìm được ô chữ này chúng ta có 8 câu hỏi gợi ý ở hàng ngang:
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào câu hát
 “ Ai đi mô rồi cũng nhớ về .....” 
Câu 2: Tên một thị xã của Hà Tĩnh mang tên một ngọn núi? 
Câu 3: Vị vua được nhắc đến trong câu thơ sau là ai: “Anh hùng áo vải nuôi chí khí, Toàn dân hợp lực cứu núi sông”
Câu 4: Người con gái được mệnh danh là “ Tuyệt thế giai nhân”? 
Câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_vai_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tro_choi_trong_phan.doc