SKKN Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn giáo dục công dân cấp THPT

SKKN Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn giáo dục công dân cấp THPT

 Đánh giá về vai trò của thanh niên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “ Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Trước lúc đi xa Người căn dặn: Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “ chuyên”. Nghị quyết Hội nghị lầ thứ 7, BCHTW khóa X khẳng định: “ Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Tác động tích cực là mặt trội nhưng những yếu tố tiêu cực, sự phức tạp trong phân tầng xã hội đã tác động đến ý thức chính trị, đạo đức, lối sống của thanh niên. Các thế lực thù địch tìm mọi cách làm cho tác động đó ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn, khiến cho không ít thanh niên, học sinh chạy theo lối sống thực dụng, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, coi đồng tiền là trên hết, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tỷ lệ phạm tội, bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng.

Vậy nên công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh cần phải được đẩy mạnh. Góp phần thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tôi chọn giải pháp: “Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn giáo dục công dân cấp THPT” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến của mình.

 

doc 15 trang thuychi01 11210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn giáo dục công dân cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Đánh giá về vai trò của thanh niên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “ Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Trước lúc đi xa Người căn dặn: Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “ chuyên”. Nghị quyết Hội nghị lầ thứ 7, BCHTW khóa X khẳng định: “ Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. 
Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Tác động tích cực là mặt trội nhưng những yếu tố tiêu cực, sự phức tạp trong phân tầng xã hội đã tác động đến ý thức chính trị, đạo đức, lối sống của thanh niên. Các thế lực thù địch tìm mọi cách làm cho tác động đó ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn, khiến cho không ít thanh niên, học sinh chạy theo lối sống thực dụng, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, coi đồng tiền là trên hết, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tỷ lệ phạm tội, bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng.
Vậy nên công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh cần phải được đẩy mạnh. Góp phần thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tôi chọn giải pháp: “Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn giáo dục công dân cấp THPT” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến của mình.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
	Với giải pháp này tôi mong muốn khơi dạy lòng tự hào dân tộc, ý thức sống có trách nhiệm, hoài bão, tự hoàn thiện nhân cách của đối tượng học sinh do tôi giảng dạy. Mong muốn cổ vũ tinh thần tự giác học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất có thể của đồng nghiệp đồng môn, hưởng ứng tích cực Chỉ thị số 03 của Bộ chính trị ngày 14 tháng 5 năm 2011 về: “ Tiếp tục đảy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến nội dung cần tích hợp.
 - Những nội dung bài học có thể tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở bộ môn giáo dục công dân cấp THPT.
 - Các học sinh mà tôi đang giảng dạy ở trường THPT Trần Khát Chân, huyện Vĩnh Lộc. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp quan sát: Quan sát bầu không khí học tập của học sinh để tìm ra phương pháp dạy học đạt kết quả tốt nhất.
 - Phương pháp điều tra giáo dục: Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức lối sống của học sinh hiện nay.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những kinh nghiệm đã thực hiện để đem lại kết quả trong dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thu thập những thông tin về sự thay đổi số lượng, chất lượng trong nhận thức và hành vi của học sinh.
 - Phương pháp thống kê để xử lí thông tin và phân tích kết quả .
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Mục đích tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Thực hiện tích hợp trong bộ môn nhằm mục đích sau:
- Trang bị cho học sinh các hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh;
- Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Góp phần giáo dục học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
2.1.2. Nguyên tắc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Việc thực hiện tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn học phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình của môn học.
- Mục tiêu, nội dung, phương pháp tích hợp phải phù hợp với mục tiêu của cấp học, bậc học, bài học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung.
- Giáo dục về tấm gương đạo đức hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.
2.1.3. Chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Thực hiện tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường phổ thông theo các chủ đề sau:
- Tấm gương chọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
- Tấm gương về tinh thần, ý chí, nghị lực vượt khó, tự hoàn thiện bản thân.
- Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
- Tấm gương của một con người nhân ái vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người.
- Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Đối với môn Giáo dục công dân cấp THPT thực hiện trong một số bài với chủ đề cụ thể phù hợp với nội dung của từng bài.
2. 2.Thực tiễn giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh hiện nay
Giáo dục công dân là bộ môn có vai trò chủ chốt trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh, do đó có thể thực hiện tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các mức độ khác nhau như tích hợp liên hệ, tích hợp bộ phận. Phương pháp tích hợp cũng rất đa dạng, phong phú, mỗi kiểu bài có phương pháp đặc thù. Việc tích hợp có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào vốn hiểu biết, khả năng sư phạm của người giáo viên.
Trong thực tế tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân còn mắc phải một số hạn chế:
- Không đáp ứng được mục tiêu giáo dục đạo đức theo từng bài học.
- Phần tích hợp chiếm thời lượng lớn, khai thác sa đà gây đến nhầm lẫn là trọng tâm bài học đối với bài chỉ tích hợp một phần, tích hợp liên hệ.
- Phương pháp, hình thức tích hợp đơn điệu, gượng ép, không phù hợp với thực tế, tâm lí học sinh.
Những hạn chế nêu trên đã dẫn đến hệ quả không phát huy được tính tích cực, sáng tạo chủ động của học sinh, hiệu quả giáo dục thấp.
2.3. Một số giải pháp và cách thức tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn GDCD- THPT.
 Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước vể tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các môn học, cùng với mong muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy GDCD trong trường THPT tôi đã đề xuất giải pháp“Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh môn Giáo dục công dân" ở trường Trung học phổ thông. Trong phạm vi này tôi trình bày những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thực hiện tích hợp một số bài học môn Giáo dục công dân lớp 10, 11, 12 để các đồng nghiệp cùng tham khảo, Hội đồng khoa học cho ý kiến nhận xét, đánh giá.
 * Giải pháp và cách thức tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh qua một số bài giảng ở môn GDCD bậc THPT.
 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội( GDCD lớp 10)
Bài học này thực hiện tích hợp ở mức độ liên hệ với chủ đề: Bác Hồ với quan niệm về sự phát triển con người.
 Nội dung tích hợp: bác Hồ mong muốn và phấn đấu: “ sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Trong bài học này có thể tích hợp ở mức độ liên hệ khi giảng dạy về đơn vị kiến thức 1b- Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Sau khi đạt mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ giáo viên có thể trích dẫn tư tưởng của Bác : “ Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là người sáng tạo. Nhưng, quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, “ dây cà ra dây muống” Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí” [7, tr.59]. Đây là một quan điểm đúng đắn, đánh giá đúng vai trò của con người nói chung và quần chúng nhân dân nói riêng, không chỉ thể hiện sự am hiểu sâu sắc mà lại thật gần gũi và gắn bó với văn hóa dân tộc.
Đối với mục 2b- Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người – giáo viên có thể sử dụng phương pháp kể chuyện để dẫn dắt thật tự nhiên đến mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân tộc, về đất nước.Đó là câu chuyện xảy ra năm 1946, sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành Chủ tịch chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các nhà báo nước ngoài đặc biệt quan tâm đến tiểu sử của Người, nhất là khi đoán biết Người chính là Nguyễn Ái Quốc, một nhà cách mạng từ lâu đã nổi tiếng là chiến sĩ kiên cường đấu tranh cho độc lập dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế. Họ hỏi Bác về rất nhiều điều, cả lí do và ý định của Bác khi nhận nhiệm vụ Chủ tịch nước. Bác đã trả lời ngắn gọn những câu hỏi ấy: "Tôi tuyệt nhiên không ham công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”[3,tr 161- 162]. Ham muốn tột bậc của người đã được nung nấu từ lúc thiếu thời khi Người đã thấu hiểu và đau xót trước cảnh thống khổ, lầm than của nhân dân. Vì ham muốn đó người đã ra đi tìm chân lí, con đường giải phóng dân tộc, phát triển đất nước, đó chính là định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Bài 13: Công dân với cộng đồng( GDCD lớp 10)
Bài học này thực hiện tích hợp ở mức độ liên hệ với chủ đề: Tấm gương nhân nghĩa, hòa nhập của Bác Hồ. Giáo viên có thể sử phương pháp kể chuyện về cách ứng xử của Bác với các tầng lớp nhân dân, qua đó giáo dục cho học sinh thấy được tấm gương của Bác về sự quan tâm, yêu thương chăm sóc mọi người; Bác vị tha không cố chấp với người lầm lỗi biết hối cải; Bác kính trọng biết ơn với những người có công với đất nước và biết ơn những người đã giúp đỡ mình.
Khi giảng dạy về nhân nghĩa- một trong những trách nhiệm của công dân với cộng đồng( Mục 2a. Nhân nghĩa) giáo viên có thể kể một câu chuyện ngắn về Bác thể hiện tấm lòng nhân nghĩa của Bác. Sau đây tôi xin chia sẻ câu chuyện nhỏ về Bác mà mình sưu tầm được qua các tài liệu nói về tấm gương đạo đức của Bác.
 Cuối năm 1944 thoát khỏi nhà tù và sự quản chế của bọn Quốc dân đảng Tưởng Giới thạch ở Quảng Tây, Bác Hồ vượt suối, trèo đèo, bàn chân rách nát, lại về được Pác Bó để lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng. Đến nơi Bác nghỉ lại nhà đồng chí Dương Đại Lâm( một chiến sĩ cộng sản ở Cao Bằng ). Buổi sáng đầu tiên khi thức dậy Bác đã ra ngoài bờ suối xem xét, rồi quay vào gọi các đồng chí cùng đi sửa sang lại chỗ lấy nước, rọn rửa suối. Song việc Bác về kéo cái thuyền đạp lúa ra kì cọ một cách cẩn thận, rồi gọi trẻ em ra xếp hàng để Bác tắm giặt cho từng cháu một. Quan sát Bác từ sớm đến gần trưa, bà cụ( bà của đồng chí Dương Đại Lâm) thương Bác quá nên bảo với con trai( Bố của đồng chí Dương Đại Lâm): “Ông cụ này thương người lắm! Hôm qua đi đường xa mệt thế mà hôm nay đã dậy sớm để sửa sang cho dân làng, còn tắm giặt cho trẻ nhỏ” Nói rồi bà dặn con trai nấu lại nồi cháo, đánh thêm quả trứng vào, bưng đến mời Bác ăn. Khi nhìn bát cháo Bác run run hỏi lại: “Ở đây toàn ăn thế này cả hay là chỉ có mình tôi?” . Bố đồng chí Dương Đại Lâm thực thà nói: “Thưa cụ, bà mẹ tôi bảo cụ mệt, chân lại đau, cụ làm việc suốt từ sáng đến giờ không nghỉ, nên chúng tôi làm bát cháo này để cụ ăn cho đỡ mệt”. Biết vậy Bác từ chối và bưng bát cháo vào nhà mời bà cụ ăn, song Bác quay ra ngồi ăn cơm trưa cùng với các đồng chí trong đoàn[11, tr 27-28]. Không chỉ ở Pác Bó mà Quảng Bình, Hà Nội, hay bất cứ nơi đâu người cũng ân cần, yêu thương, chăm sóc mọi người, tấm lòng nhân nghĩa đó đã tạo nên sức hút kì lạ làm cho nhân dân đến với người không chút e ngại mà bình dị tự nhiên. Câu chuyện này có thể sử dụng khi làm rõ khái niệm nhân nghĩa.
Ngay cả với những người lầm đường lạc lối hay sai lầm, Bác vẫn đối xử một cách độ lượng, khoan hồng. Bác kêu gọi nhân dân “ khoan hồng, đại độ’’ đối với những ai tham gia ngụy quân, ngụy quyền và căn dặn cán bộ nên đối đãi nhân đạo với các tù binh” để cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước[ 3, tr 28]. Sau chiến dịch Biên giới 1950, ta bắt được một số tù binh, nhưng chúng rất ngoan cố không nhận chúng sang Việt Nam là đi xâm lược. Biết chuyện Bác cải trang trong vai người lính già biết tiếng Pháp đến ôn tồn hỏi chuyện gia đình, quê hương, vợ con, anh em bạn bè ở bên Pháp. Bác nói cụ thể, dễ hiểu là trên đời ai cũng có gia đình, quê hương, bạn bè; quê hương người pháp phải ở bên pháp chứ còn ở đây, núi rừng, đồng ruộng này là của người Việt Nam, vì sao người Pháp sang đây gây ra chiến tranh, chết chóc cho người Việt Nam, cho người Pháp, đây là phi nghĩa hay chính nghĩa, người Pháp là người văn minh trên thế giới thì rõ hơn ai hết về việc đó Nghe Bác nói những tên cứng cổ nhất cũng phải thừa nhận là” ông già nói đúng”, chứ mấy ông trẻ Việt Minh thì cứ bắt chúng phải nghe theo lệnh này, lệnh nọ nên chúng không nghe không phục[ 1, tr 85]. Tấm lòng vị tha không cố chấp của Bác không chỉ thể hiện qua lời nói mà hơn hết là thể hiện qua hành động, nó thể hiện cốt cách của một vị lãnh tụ đáng kính.
Nữ văn sĩ J. Stern tham dự Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua tại Hội trường Ba Đình kể lại rằng: “ Trước mặt cụ Hồ là cả một gian phòng rộng lớn tụ hội đến hai ngàn người già trẻ, gái trai, có người mặc quân phục, có người mặc quần áo công nhân- những Anh hùng Lao động và anh hùng Quân đội, Hồ chủ tịch nói chuyện với họ thân tình, đầm ấm như trong không khí gia đình. Chợt, Người phát hiện ra hai cụ bà ngồi ở hàng ghế thứ nhất hội trường. Người cầm hai bó hoa mà các cháu đã dâng lên Người, rồi từ Chủ tịch đoàn bước xuống, đi thẳng tới tặng hoa cho hai cụ bà, nói chuyện với hai cụ một lúc rồi trở lên Chủ tịch đoàn. Người nhìn xuống hỏi: các đồng chí có biết tôi vừa nói chuyện với ai không?. Và Người kể về mẹ Suốt 62 tuổi, quê ở Quảng Bình, ngày đêm chèo đèo qua sông Nhật Lệ để chuyển quân, vũ khí đạn dược( vào Nam đánh Mỹ) chẳng kể mưa nắng, bom đạn. Và cụ ngồi bên cạnh mẹ Suốt là mẹ có sáu người con gia nhập bộ đội đang chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc[ 10, tr 58- 59]. Nhằm tri ân, động viên khích lệ, mỗi năm cụ Hồ còn gửi nhiều món quà, huy hiệu, bằng khen, áo lụa cho các cụ ông, cụ bà ở các địa phương mà lập được nhiều chiến công.
Những việc làm, hành động, cách ứng xử của Bác thể hiện những giá trị của truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta, một truyền thống đạo đức cao đẹp đã được hun đúc qua các thế hệ từ xưa cho đến nay và ngày càng được duy trì, phát triển.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi. Song dù ở đâu, Bác đều được nhân dân địa phương, từ người già đến trẻ em, yêu mến, gần gũi tin cậy như một người thân trong gia đình họ. Bởi lẽ đi đến đâu Bác cũng có thể cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với nông dân, động viên quần chúng nhân dân vượt qua những giai đoạn khó khăn của đất nước, nhất là khi hậu quả của nạn đói năm 1945 như một bóng ma ghê rợn phủ lên cuộc sống đói rách của nhân dân. Lần Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, nghe tin Bác về các đồng chí cán bộ tỉnh tổ chức đón Bác long trọng. Bác phê bình ngay: “Bác về là để đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp”. Bác ăn mặc quần áo như một lão nông thực sự. Người đi rất nhanh đến chỗ nông dân đào mương, xắn quần, xắn tay áo xuống cùng đào đất với bà con, đến bữa Bác cùng ngồi ăn cơm với mọi người tại nơi đào mương. Thấy người xới cơm xới bát nào cũng vơi, Bác nói vui: “ Chú xới vơi thế này thì công việc làm sao cho đầy được?”. Bữa ăn có Bác vui hẳn lên[ 1, tr 92]. Câu chuyện này có thể tích hợp ở mức độ liên hệ khi giảng dạy về trách nhiệm phải sống hòa nhập trong cộng đồng( Mục 2b. Hòa nhập).
 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (GDCD lớp 10)
Bài học này tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở mức độ liên hệ với chủ đề: Lòng yêu nước của Bác Hồ. 
Khi khai thác khái niệm lòng yêu nước giáo viên có thể kể câu chuyện về tấm gương yêu nước của chiến sĩ thanh niên cách mạng như Võ Thị Sáu, Bế Văn Đàn, Lí Tự Trọng., việc khai thác câu chuyện này sẽ làm cho bài học trở nên tự nhiên, khơi dạy lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc của học sinh, bởi các em cũng đang là những thanh niên. Trong quá trình khai thác có thể lồng ghép những cảm nghĩ, đánh giá về tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, sự cống hiến cả cuộc đời của Bác vì đất nước. Tuy nhiên bài học này chỉ có thể tích hợp ở mức độ liên hệ vậy nên giáo viên buộc phải lựa chọn thông tin ngắn gọn, sử dụng từ ngữ biểu cảm cao để không sa đà mục tiêu bài học.
Sau khi hoàn thành mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ giáo viên có thể tổ chức cho học sinh viết đoạn văn ngắn ngay tại lớp trong khoảng 10 phút với chủ đề: Tấm gương yêu nước. Để hoạt động này thành công giáo viên cần gợi ý cho các em cách viết như: viết về ai, những đóng góp tiêu biểu của người đó, cảm nghĩ của bản thân. Tuy được tự do lựa chọn tấm gương điển hình nhưng chắc chắn rằng có hơn nửa lớp chọn tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kể cả khi các em lựa chọn tấm gương điển hình khác vì sợ trùng ý kiến với các bạn thì giá trị giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh luôn đạt được hiệu quả. Sau thời gian đã nêu giáo viên tổ chức cho học sinh đọc bài viết ngay tại lớp để cùng chia sẻ với các bạn. Kết thúc buổi học ngoài củng cố kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài giáo viên cần nhấn mạnh lòng yêu nước của Bác Hồ. 
 Bài 16: tự hoàn thiện bản thân( GDCD lớp 10)
Bài học này thực hiện tích hợp ở mức độ liên hệ với chủ đề: Tấm gương tự hoàn thiện bản thân của Bác Hồ. Với mức độ tích hợp này để không ảnh bị sa đà về mục tiêu bài học tôi lồng ghép hiểu biết của bản thân một cách khái quát nhất về quá trình tự hoàn thiện bản thân của Bác qua các tài liệu mà tôi nghiên cứu. Tôi thực hiện tích hợp sau khi hoàn thành nội dung “ Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?”( Mục 3 của bài học).
Ngay từ lúc thiếu niên( 15 tuổi) Nguyễn Tất Thành đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ anh đã có ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào, nhưng anh không hề biết gì về nước Pháp và con đường giải phóng dân tộc. Anh đã quyết định sang Pháp để tìm hiểu về nước Pháp, đời sống nhân dân Pháp, con đường giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới. Đầu tiên anh Ba học làm công việc lao động chân tay để có thể sinh tồn, số tiền ít ỏi kiếm được anh để dành cho việc theo học tiếng nước ngoài, mua báo, tài liệu để tăng thêm hiểu biết. Ban ngày anh Ba làm việc chăm chỉ, tối đến anh đọc sách, tự học thêm tiếng nước ngoài. Những năm sau ở Pa– ri người ta biết đến ông Nguyễn là một nhà hoạt động cách mạng, tham gia các tổ chức yêu nước. Để có thể phát triển phong trào yêu nước, đoàn kết với các lực lượng ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước, ông Nguyễn bắt đầu học làm báo, viết kịch bằng tiếng Pháp phản ánh đời sống khổ cực của nhân dân lao động Pháp, của nhân dân Việt Nam, sự thối nát của triều đình nhà Nguyễn, chính sách thực dân của Pháp Để học được cách tổ chức, tuyên truy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_noi_dung_hoc_tap_va_lam_theo_tam_guong_dao_duc.doc