Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm

Cơ sở lí luận

1.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm

a. Vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học

Giáo viên chủ nhiệm có vị trí vô cùng quan trọng trong trường phổ thông. Là cầu nối giữa gia đình- nhà trường - xã hội; Là người thừa lệnh Hiệu trưởng – Ban giám hiệu quản lý học sinh của một lớp hoc; là người gần gũi quan trọng ảnh hưởng tới nhân cách, kết quả giáo dục của học sinh.

b. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học

Giáo viên chủ nhiệm có vai trò cơ bản sau:

- Chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp mà giáo viên đó được phân công làm chủ nhiệm.

- Điều phối, hướng dẫn mọi hoạt động của lớp

- Là đại diện của lớp trong các mối quan hệ: Gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức đoàn thể.

- Truyền thụ kiến thức và giúp học sinh rèn luyện để hình thành và phát triển nhân cách.

 

doc 26 trang cuonglanz2a 11481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI 
TRƯỜNG THPT SỐ I BẢO YÊN 
--------- š&› ---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN, NHẰM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Tổ : Hóa-Sinh
NĂM HỌC 2013 - 2014
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.
 Trường THPT Số Yên 1 đã phát huy được truyền thống hiếu học, thầy trò đoàn kết , biết vượt qua khó khăn thử thách,thi đua dạy tốt, học tốt, tự khẳng định mình để vươn lên, trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia. Thành tích của trường trong 45 năm qua trước hết phải nói đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên thực sự tâm huyết với nghành, với nghề, tất cả vì học sinh thân yêu; nói đến các thế hệ học sinh biết khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, nói đến các bậc phụ huynh người đã đồng hành cùng với nhà trường suốt 45 năm qua để cùng giáo dục, rèn luyện học sinh nên người.
  Các thế hệ học sinh học tập, rèn luyện, tốt nghiệp ra trường, các em có đầy đủ bãn lĩnh, tự tin bước vào cuộc sống, Có nhiều học sinh tốt nghiệp ra trường đậu vào Đại học, đậu vào các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, có cả học sinh đạt học sinh giỏi Quốc gia, khu vực và nhiều học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh . Trường luôn là tốp đầu của nghành Giáo dục Lào cai .
Có được những thành tích nổi bật đó, chính là nhờ vào một tập thể nhà trường đoàn kết, vững mạnh. Như nhà sư phạm lỗi lạc A.X.Makarenco đã chỉ ra: Tập thể là một cơ thể xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên của nó. Sức mạnh của các thành viên một khi được liên kết lại một cách có mục đích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh chung của tập thể mạnh gấp nhiều lần tổng số sức mạnh của các thành viên riêng lẻ, đồng thời lại có tác dụng làm tăng thêm sức mạnh của từng thành viên. Tập thể lớp học cũng vậy trong nhà trường cũng vậy.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, tiếp cận với những tiến bộ về khoa học – công nghệ đòi hỏi những người phục vụ trong công tác giáo dục phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình là sự nghiệp trồng người. Những sản phẩm của mình tạo ra nó sẽ quyết định cho cả một thế hệ. Do đó vai trò của người thầy là nhân tố quan trọng để quyết định cho những sản phẩm mà mình tạo ra. Người thầy là những người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để đào tạo, rèn luyện cho thế hệ trẻ, trong đó giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò quan trọng đối với các cấp học nhất là cấp học phổ thông.
Giáo viên là những người được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn đồng thời còn được trang bị đầy đủ kỹ năng trong việc giáo dục nhân cách học sinh nhất là thông qua công tác chủ nhiệm nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Mặt dù đã được đào tạo kỹ lưỡng, nhưng mỗi giáo viên có năng khiếu, sở trường riêng, về chuyên môn phần lớn đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nhưng về kỹ năng quản lý, giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm thì chắc không phải ai cũng làm tốt.
 1. Cơ sở lí luận
1.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm
a. Vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học
Giáo viên chủ nhiệm có vị trí vô cùng quan trọng trong trường phổ thông. Là cầu nối giữa gia đình- nhà trường - xã hội; Là người thừa lệnh Hiệu trưởng – Ban giám hiệu quản lý học sinh của một lớp hoc; là người gần gũi quan trọng ảnh hưởng tới nhân cách, kết quả giáo dục của học sinh. 
b. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò cơ bản sau:
- Chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp mà giáo viên đó được phân công làm chủ nhiệm.
- Điều phối, hướng dẫn mọi hoạt động của lớp
- Là đại diện của lớp trong các mối quan hệ: Gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức đoàn thể.
- Truyền thụ kiến thức và giúp học sinh rèn luyện để hình thành và phát triển nhân cách.
1.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
a. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm.
- Giảng dạy : Giáo viên chủ nhiệm phải là người dạy một bộ môn văn hóa của lớp.
- Quản lý: Về mặt hành chính: Số lượng học sinh, tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, tình trạng gia đình, học lực, đạo đức,
Về mặt tâm lý xã hội: giáo viên chủ nhiệm phải có hiểu biết cơ bản về tâm sinh lý của của toàn bộ học sinh trong lớp: tính nết, cá tính, điều kiện gia đình 
- Giáo dục: Cùng với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc học tập và hình thành, phát triển nhân cách của học sinh trong lớp. Hai mặt này có quan hệ hỗ trợ và tác động lẫn nhau, việc giáo dục đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học tập, đồng thời chất lượng học tập cũng tác động trở lại việc rèn luyện đạo đức.
- Tổ chức, điều phối các hoạt động của lớp: Xậy dựng kế hoạch hoạt động của lớp, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong lớp, điều phối, giám sát và điều chỉnh các hoạt động trong quá trình các học sinh thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Tăng cường sự tự quản của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được đội ngũ cốt cán: Cán bộ lớp, ban cán sự, các tổ chức đoàn thể như: Đoàn, các hội,. Là cầu nối giữa tập thể học sinh với nhà trường, gia đình , xã hội và các tổ chức đoàn thể khác. 
- Cố vấn: Tư vấn, giúp đỡ học sinh trong lớp làm sao để phát huy được khả năng của các em, không làm thay học sinh nhưng cũng không hoàn toàn đứng ngoài, phó mặc cho các em.
- Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của từng học sinh và phong trào chung của lớp.
b. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tự hoàn hiện phẩm chất, nhân cách của một nhà giáo xứng đáng là tấm gương cho học sinh noi theo;
- Hiểu cụ thể, rõ ràng mục tiêu giáo dục của cấp học, của lớp và chương trình dạy học, giáo dục của trường;
- Không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để trở thành nhà giáo – nhà sư phạm giỏi;
- Dạy và tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ cho học sinh;
- Nắm vững các kế hoạch giảng dạy, giáo dục hướng nghiệp, lao động của nhà trường để thực hiện trong lớp học;
- Là trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong và ngoài trường.
- Cố vấn cho học sinh, xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể tốt, mang tính giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quản cho học sinh;
- Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp và có phương pháp giáo dục thích hợp, nhất là các em cá biệt;
- Chủ động và là người đi đầu trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục;
- Nhận định, đánh giá chính xác học sinh;
- Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
Như  vậy người giáo viên chủ nhiệm, trước hết phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo nói chung đó là mẫu mực về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành luật pháp và những qui định của nhà nước, nắm vững đường lối quan điểm lý luận giáo dục, biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn để giáo dục thế hệ trẻ, làm tốt công tác giáo dục, trang bị tri thức khoa học, phát triển trí tuệ của học sinh. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm góp phần giáo dục những phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để học sinh trở thành những công dân tốt mai sau. Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, giác ngộ học sinh từ bỏ những thói hư tật xấu, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao nhận thức, tình cảm, tham gia có hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước văn minh hiện đại. 
Sự khác nhau trong việc thực hiện những nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp với thầy cô giáo bình thường khác ở chỗ: người giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt hơn, tự đòi hỏi rèn luyện ở mức cao hơn, thường xuyên hơn, đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh, được phụ huynh tin yêu, gửi gắm trách nhiệm giáo dục học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Tại trường THPT Số 1 Bảo Yên thông qua một số thông tin tôi thấy công tác chủ nhiệm trong vài năm gần đây nổi lên mấy vấn đề sau:
Thứ nhất: Công tác chủ nhiệm còn chưa được chú ý thích đáng. Giáo viên được phân công chủ nhiệm có thể trau dồi và nỗ lực về chuyên môn, nhưng còn xem nhẹ công tác chủ nhiệm. Thời gian dành cho công tác chủ nhiệm chỉ xoay quanh việc sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt cuối tuần, buổi lao động, làm sổ chủ nhiệm.
Thứ hai: Giáo viên chủ nhiệm chưa thấu đáo trong vai trò và nhiệm vụ của mình, dẫn đến việc chưa có phương pháp, hoặc lựa chọn phương pháp chưa phù hợp, dẫn đến hiệu quả chủ nhiệm chưa cao, đặc biệt khi gặp phải những đối tượng học sinh cá biệt hay đánh nhau , bỏ học .... 
Thứ ba: Trong công tác chủ nhiệm chỉ chú ý vào việc rèn luyện, tổ chức hoạt động phong trào mà chưa chú ý đến việc xây dựng một tập thể vững mạnh, chưa phát huy được thế mạnh tập thể.
Bản thân tôi là giáo viên công tác tại trường được 18 năm. Trong thời gian đó, 16 năm học tôi luôn được giao công tác chủ nhiệm lớp, vì thế ít nhiều tích góp được một số kinh nghiệm trong việc xây dựng tập thể lớp và làm công tác chủ nhiệm. Từ thực trạng chung như trình bày, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm ít ỏi của mình để bạn bè, đồng nghiệp tham khảo, có thể học hỏi hoặc góp ý để tôi hoàn thành hơn kĩ năng chủ nhiệm lớp. Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài: 
 Một số kinh nghiệm từ thực tiễn , nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm 
B. NỘI DUNG
Trong quá trình được phân công làm công tác chủ nhiệm, tôi tiến hành từng bước các nội dung sau:
1. Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm
Để quản lý học sinh trong lớp có hiệu quả, tôi cố gắng tìm hiểu kỹ đối tượng mà mình quản lý, từ đó xác định phương pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng, có những tác động sư phạm đến từng em.
Tôi cố gắng tìm hiểu từng học sinh một cách đầy đủ, chính xác về một số mặt sau:
- Tìm các học bạ cấp 2 của học sinh: Tìm hiểu về quá trình học tập rèn luyện của các học sinh lớp chủ nhiệm những năm học ở cấp 2, trên cơ sở đó dự trù những kế hoạch: phân công các công việc cho học sinh
- Gặp gỡ học sinh: Với mục đích làm quen với các em, giới thiệu về mình tạo thân mật giữa cô và trò (Thầy - trò).
- Tìm hiểu lý lịch học sinh: Giáo viên nên đưa ra một mẫu in sẵn để các em điền các thông tin cần thiết để giáo viên chủ nhiệm có thể nắm rõ được bản thân học sinh và những mối quan hệ khác.
	(Mẫu kèm theo ở cuối)
- Tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống của từng học sinh:
Mỗi học sinh sinh ra và lớn lên trong từng hoàn cảnh gia đình khác nhau. Tuổi tác, trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức của cha mẹ, điều kiện kinh tế của từng gia đình, mức độ qua tâm của các thành viên trong gia đình với con cái, phương pháp giáo dục con, các mối quan hệ trong gia đình và gia đình đó với xã hội, với cộng đồng, trình độ dân trí của khu dân cư nới cư trú của học sinh, Tất cả nhừng điều này đều có ảnh hưởng rất lớp tới học sinh. Vì thế, nếu tìm hiểu kỹ những yếu tố này sẽ giúp tìm ra những nguyên nhân tích cực hoặc tiêu cực tác động đến học sinh trong lớp do mình chủ nhiệm.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của từng học sinh.
Các đặc điểm về sinh lý lứa tuổi có tác động và ảnh hưởng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Các em có sự phát triển sinh lý bình thường (chiều cao, cân nặng, vóc dáng, sức khỏe) tự tin trong quá trình học tập và rèn luyện. Nhưng đối với những em có những bất thường về sinh lý (quá thấp bé, khuyết tật,) các em sẽ có sự tự ti trong quá trình học tập và rèn luyện. Việc nắm bắt ở từng đối tượng để có những phương pháp quản lý, giáo dục phù hợp. Ví dụ sắp xếp chỗ ngồi, xây dựng đôi bạn cùng tiến để các em có ý thức giúp đỡ nhau, các em khuyết tật sẽ nhanh chóng hòa nhập với tập thể, tạo được không khí đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong tập thể lớp. Khả năng tư duy của từng em (thông minh, nhanh nhẹn, chậm chạp, ), cá tính của từng em (giao tiếp tốt, lầm lỳ, cận thận, cẩu thả, chín chắn, bồng bột,) cũng cần phải hiểu rõ. 
Các đặc điểm khác như phong tục, tập quán của địa phương, tôn giáo, nền nếp, gia phong của từng gia đình, từng học sinh, những sở thích, năng khiếu, đạo đức của từng em, cũng cần phải nắm vững.
2. Lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm
Để xây dựng các bản kể hoạch cụ thể, trước hết tôi xác định từng mục tiêu cụ thể cho lớp, quá trình xác định mục tiêu cần có sự tham gia của tập thể lớp tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả giáo viên chủ nhiệm và toàn bộ học sinh trong lớp, các mục tiêu cần được cụ thể hoá thành những con số, đảm bảo rằng hệ thống mục tiêu ấy là khả thi, phù hợp với lớp. Tôi xây dựng các bản kế hoạch cụ thể để hoàn thành từng mục tiêu. Để xác định được mục tiêu và xây dựng được các bản kế hoạch tôi căn cứ vào:
+ Mục tiêu và nhiệm vụ năm học
+ Kế hoạch giáo dục chung của nhà trường
+ Chủ điểm hoạt động từng tháng của tổ chức Đoàn
+ Các loại hình hoạt động ngoài giờ lên lớp
+ Thực trạng của lớp (những điểm mạnh, yếu của lớp, những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của lớp)
+ Đặc điểm của từng học sinh trong lớp
+ Các điều kiện cho việc thực hiện các mục tiêu.
Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động, sẽ triển khai tới toàn thể lớp học, cùng với các thầy cô giáo bộ môn. Đây là quá trình tiến hành các hoạt động để hoàn thành mục tiêu, nên luôn tôi luôn giám sát, đôn đốc công việc, động viên, khuyến khích những việc làm tốt những mục tiêu được hoàn thành sớm, đồng thời điều chỉnh những hoạt động không phù hợp một cách kịp thời, xử lý những việc làm sai trái.
Mẫu kế hoạch chủ nhiệm:
Thời gian
Nội dung hoạt động
Bộ phận phụ trách
Lực lượng tham gia
Dự kiến kết quả
Ghi chú
Tháng 8
Nội dung trọng tâm:
Tuần 3
Tuần 4
Tháng 9
Nội dung trọng tâm:
Tuần 1
3. Xây dựng tập thể lớp
3.1. Xây dựng Ban cán sự lớp :
Để theo dõi sát sao các thành viên trong lớp, giáo viên chủ nhiệm cần chọn ra một ban cán sự có tư cách đạo đức tốt, có trách nhiệm cao, thật thà trung thực. Nên chú ý đến học lực của ban cán sự. Nếu các em này học lực từ khá trở lên thì sẽ thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động. Mỗi cán bộ lớp có một sổ riêng theo dõi từng mặt riêng. Tôi phân công Ban cán sự với những vị trí sau:
Nhiệm vụ của Lớp trưởng là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần.
Bí thư và phó bí thư : Theo dõi các hoạt động của các đoàn viên , phổ biến và phát động các phong trào thi đua của đoàn trường .
Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. Đối với từng môn học tôi xác định 1 cán sự bộ môn, học sinh này học tốt bộ môn đó và có khả năng là cầu nối giữa giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp, nhằm mục đích giúp các bạn giải đáp thắc mắc về môn đó, giúp đỡ các bạn học yếu môn đó, đồng thời giúp giáo viên bộ môn nắm vững các thông tin của học sinh về môn học giúp giáo viên kịp thời điề chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp để có chất lượng, kết quả tốt nhất về bộ môn đó.
Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực, phân công chăm sóc các bồn hoa của trường , lớp, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thế thao, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. Theo dõi điểm, những sai phạm của các bạn thông qua Nhật kí lớp học.
Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng. Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập, trang phục... 
Các cán bộ lớp phải gương mẫu thực hiện, nếu vi phạm thì trừ gấp đôi, nếu làm tốt công việc được giao thì cộng thêm 10 điểm/tháng.
3.2. Các biện pháp xây dựng tập thể lớp:
Sau 1 tuần theo dõi chặt chẽ, giáo viên chủ nhiệm nắm được cụ thể tình hình đặc điểm học sinh trong lớp, giáo viên phổ biến lại nội quy của nhà trường để học sinh nắm vững hơn. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm soạn ra một quy định riêng của lớp.
3.3. Lý do đề ra nội quy:
Giáo viên chủ nhiệm đưa ra mục đích của việc đặt ra các nội quy (đánh giá về đạo đức của học sinh trong quá trình học tập. Đó là cụ thể hoá các nội quy của nhà trường nhằm rèn luyện cho học sinh thực hiện đầy đủ, đúng, tốt các nội quy nhà trường, để xây dựng một tập thể vững mạnh, phấn đấu trở thành một tập thể tiên tiến.
3.4. Nội quy của nội dung:
a. Cách thức: Dùng điểm để đánh giá.
Thang điểm tối đa cho một học sinh/1 tháng: 100 điểm
Căn cứ vào điểm xếp loại hạnh kiểm từng tháng như sau:
+ Tốt:	80 - 100 điểm 
	+ Khá:	65 - 79 điểm 
	+ Trung bình:	45 - 64 điểm 
	+ Yếu:	30 - 44 điểm
	+ Kém: 	0 - 29 điểm 
Học sinh vi phạm thì trừ dần vào quỹ điểm theo quy định.
Học sinh thực hiện tốt cộng điểm vào quỹ điểm, tuyên dương trước tập thể lớp, có phần thưởng cuối tháng nếu học sinh nào vượt quá 100 điểm.
b. Các cách cộng trừ điểm:
- Trừ điểm:
Trừ 15 điểm /1 lần những học sinh vi phạm: đi chậm đầu giờ, các tiết học không sơ vin
Trừ 15 điểm / 1 lần những học sinh vi phạm: Không học bài cũ, không làm bài tập, không ghi chép bài trên lớp.
Trừ 15 điểm / 1 lần những học sinh vi phạm: Bỏ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, làm ồn ào lớp bị trừ 0,1 điểm, vắng học nhiều làm ảnh hưởng thành tích của lớp, đổi chỗ ngồi không có ý kiến của giáo viên.
Trừ 20 điểm / 1 lần những học sinh vi phạm: Bị ghi sổ đầu bài, vắng quá 2 buổi học không có lý do trong 1 tuần.
Trừ 10 điểm / 1 lần (trong 1 tháng) những học sinh vi phạm không đóng góp đầy đủ đúng quy định.
Trừ 30 điểm / 1 lần những học sinh vi phạm: Đánh nhau trong trường, đánh bài hút thuốc lá trong lớp, uống rượu bia khi đi học, vô lễ với giáo viên, gian lận trong thi cử.
Trừ 50 điểm / 1 lần những học sinh vi phạm: Sử dụng vận chuyển ma tuý, chất nổ, chất gây cháy, các văn hoá phẩm đồi truỵ. Lấy cắp tài sản, làm hư hỏng cơ sở vật chất của nhà trường (Kỷ luật đình chỉ học mời phụ huynh lên gặp giáo viên chủ nhiệm và hội đồng kỷ luật nhà trường).
- Cộng điểm:
Cộng 5 điểm / 1 lần (trong tháng): Học sinh đi học đầy đủ, không vắng buổi nào, đóng góp các khoản đầy đủ đúng thời gian quy định.
Cộng 10 điểm / 1 tuần với những học sinh: được nhiều điểm tốt trong sổ đầu bài.
Cộng 15 điểm /1 lần (trong tháng): với học sinh biết tự phê bình và phê bình những hành vi xấu của các bạn trong lớp.
c. Khen thưởng:
Những học sinh có quỹ điểm 110 điểm trở lên (trong 1 tháng) được tặng bút vở học tập.
Cuối kỳ có nhiều thành tích được thưởng từ hội cha mẹ học sinh nhà trường.
3.5. Tổ chức một số hoạt động tập thể:
Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp gương mẫu, có uy tín thì cần lập sơ đồ, sắp xếp tổ chức vị trí học sinh trong lớp phù hợp. Cụ thể, học sinh yếu kém, chậm tiến ngồi trước để thường xuyên được quan tâm, những học sinh khá và cán bộ lớp ngồi sau. Những học sinh “đặc biệt” về học lực hoặc về ý thức, nên xếp cùng những học sinh có lực học khá, ý thức tốt để các em kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau.
Cụ thể: mỗi em yếu kém nhất được phân công một bạn giúp đỡ: thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài, học bài của bạn vào giờ đầu buổi học. Thậm chí, nếu các em chưa tự học và làm bài trước khi đến lớp thì phải tận dụng, tranh thủ giờ ra chơi xem lại bài cũ 
Tôi cũng chú ý đến việc luyện rèn tính trật tự, sắp xếp đồ dùng học tập cho các em gọn gàng ngăn nắp, tạo cho học sinh nề nếp thói quen trước khi ra chơi cất đồ dùng sách vở môn đã học vào cặp, lấy sách vở, đồ dùng môn học tiếp để trên bàn tạo sự nghiêm túc, giảm thời gian ổn định tổ chức ngay đầu giờ mỗi tiết học.
Để giáo dục tính tự giác, phê bình và tự phê bình, mỗi học sinh trong lớp có 1 cuốn sổ theo dõi và tự cập nhật thường xuyên những ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện nề nếp hàng ngày. Ngoài ra, tổ trưởng, lớp trưởng có sổ theo dõi thi đua để báo cáo trong giờ sinh hoạt lớp, để việc nhận xét, khen, chê đánh giá được chính xác. Trong buổi sinh hoạt cuối tuần, các em tự giác nhận khuyến điểm, từ đó tự nhận hình phạt và mức độ kỉ luật đối với những khuyết điểm mà mình mắc phải. Nếu bản thân học sinh đó không trung thực, tự giác nhận khuyết điểm, ban cán sự lớp sẽ căn cứ vào sổ theo dõi để minh chứng, hoặc sẽ có các bạn khác 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem.doc
  • docBang tom tăt SKKN.doc