SKKN Tích hợp kiến thức: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc vào dạy học phần 1: Lòng yêu nước, bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn giáo dục công dân 10 ở Trường THPT Nga Sơn
Bước sang thế kỉ XX, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức của các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể hiện được mà cần vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục trong đó dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phá để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục.
Hiện nay, việc dạy học lấy học sinh là trung tâm là nhiệm vụ quan trọng, trong đó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực luôn được giáo viên đặt lên nhiệm vụ hàng đầu . Xuất phát từ mục tiêu đó, trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng chúng tôi luôn tìm tòi khám phá đưa những nội dung mới vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, nhằm tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh. Với ý nghĩa đó, tôi nhận thấy rằng: khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học.Mặt khác, trong dạy học cần phải tích hợp kiến thức của nhiều môn học để giải quyết tình huống trong thực tiễn là rất cần thiết trong việc giảng dạy môn GDCD. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: Tích hợp kiến thức : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc vào dạy học phần 1. Lòng yêu nước, bài 14 : “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn giáo dục công dân 10 ở Trường THPT Nga Sơn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC : NGỮ VĂN, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, ÂM NHẠC VÀO DẠY HỌC PHẦN 1. LÒNG YÊU NƯỚC, BÀI 14 : “CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 Ở TRƯỜNG THPT NGA SƠN Người thực hiện: Trần Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: GDCD THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC Trang I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1 II. NỘI DUNG 2 2.1. Cơ sở lí luận 2 2.2. Thực trạng của đề tài 2 2.2.1. Thực trạng tiếp thu kiến thức môn GDCD trên lớp và học bài ở nhà của học sinh lớp 10 trường THPT Nga Sơn. 2 2.2.1.1. Thực trạng học trên lớp. 3 2.2.1.2. Thực trạng học ở nhà. 3 2.2.2. Thực trạng vận dụng pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy ở trường THPT Nga Sơn. 3 2.3.Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề . 4 2.3.1.Các phương pháp, phương tiện sử dụng trong bài. 4 2.3.2.Nội dung kiến thức tích hợp trong phần 1.Lòng yêu nước, bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 4 2.3.3. Giáo án minh họa. 7 2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 8 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 9 3.1.Kết luận. 9 3.1.1 Đối với giáo viên 9 3.1.2. Đối với học sinh: 3.2.Kiến nghị 9 3.2.1. Đối với giáo viên 9 3.2.2. Đối với nhà trường 10 3.2.3. Đối với Sở GD- ĐT Thanh Hóa 10 I. MỞ ĐẦU: 1. 1. Lí do chọn đề tài Bước sang thế kỉ XX, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức của các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể hiện được mà cần vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục trong đó dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phá để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Hiện nay, việc dạy học lấy học sinh là trung tâm là nhiệm vụ quan trọng, trong đó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực luôn được giáo viên đặt lên nhiệm vụ hàng đầu . Xuất phát từ mục tiêu đó, trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng chúng tôi luôn tìm tòi khám phá đưa những nội dung mới vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, nhằm tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh. Với ý nghĩa đó, tôi nhận thấy rằng: khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học.Mặt khác, trong dạy học cần phải tích hợp kiến thức của nhiều môn học để giải quyết tình huống trong thực tiễn là rất cần thiết trong việc giảng dạy môn GDCD. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: Tích hợp kiến thức : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc vào dạy học phần 1. Lòng yêu nước, bài 14 : “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn giáo dục công dân 10 ở Trường THPT Nga Sơn 1.2. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng kiến thức liên môn : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc để hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước xưa, nay khác nhau chỗ nào? Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam có những biểu ra sao? qua tiết học này, trên cơ sở nắm kiến thức, học sinh phải biết liên hệ bản thân trong thực tế cuộc sống đó là :mỗi công dân trẻ tuổi- học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải làm gì để thể hiện và phát huy được lòng yêu nước của mình trong giai đoạn hiện nay. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10D, 10H Trường THPT Nga Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp thu thập, xử lí thông tin. - Phương pháp thảo luận nhóm. II. NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn GDCD. Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực .Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. [1] Như vậy, có thể hiểu dạy học tích hợp là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Hiện nay, chúng ta cần tích cực dạy học theo hướng tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đó là tính ứng dụng và thực tế của phương pháp dạy học tích hợp. Trong quá trình dạy học, chúng ta có thể tích hợp liên môn ở tất cả các môn học, trong đó có môn GDCD. Dạy học tích hợp môn GDCD có nghĩa là : nội dung kiến thức trong bài học của môn GDCD liên quan đến kiến thức nhiều môn học để giải quyết vấn đề nào đó.Trong phạm vi của đề tài này: Tích hợp kiến thức : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc vào dạy học phần 1. Lòng yêu nước, bài 14 : “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn giáo dục công dân 10 ở Trường THPT Nga Sơn giúp học sinh có kiến thức tổng hợp về lòng yêu nước đối với quê hương, đất nước làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn, tạo được sự hứng thú trong học tập, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. .Mặt khác, việc tích hợp kiến thức trong dạy học sẽ giúp học sinh hiểu được lòng yêu nước, nhận thức được trách nhiệm cá nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội . 2.2. Thực trạng của đề tài : Tích hợp kiến thức : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí , Âm nhạc vào dạy học phần 1.Lòng yêu nước, bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn giáo dục công dân 10 ở Trường THPT Nga Sơn [1] Ý nghĩa của dạy học theo quan điểm tích hợp ( Theo ThS. Đào Thị Hồng- Viện NCSP - Trường ĐHSP Hà Nội) 2.2.1 Thực trạng tiếp thu kiến thức môn GDCD trên lớp và học bài ở nhà của học sinh lớp 10 trường THPT Nga Sơn. Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công giảng dạy 2 lớp : 10D, 10H. Qua các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ của học sinh tôi nhận thấy chất lượng học tập môn GDCD lớp 10 của học sinh chưa cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập của học sinh còn thấp đó là: 2.2.1.1. Học tập trên lớp: Trên lớp các em chưa chủ động trong học tập, chưa thực sự phát huy tính chủ động sáng tạo, nhỉều em chưa mạnh dạn trong trả lời câu hỏi, kỹ năng xử lý và phân tích các tình huống còn hạn chế. Đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống gần với thực tiễn. Thiếu kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng phân tích tổng hợp; kỹ năng hệ thống hoá kiến thức sau mỗi bài học. Thường hay ỷ lại hoặc lười hoạt động trong việc tìm tòi kiến thức mới. 2.2.1.2. Học tập ở nhà: Vận dụng kiến thức liên môn trong ôn tập kiến thức ở nhà chưa hiệu quả, làm bài tập và nghiên cứu trước bài mới chưa cao. Hầu hết các em chưa biết cách học “chủ yếu học vẹt đọc thuộc lòng” do đó chất lượng kiểm tra bài cũ ở nhà còn thấp “có tới 80% học sinh không thuộc bài” khi đến lớp. 2.2.2 Thực trạng vận dụng pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy ở trường THPT Nga Sơn. Môn GDCD là môn học có nhiều nội dung tích hợp để hình thành kỹ năng sống cho học sinh và nội dung bài học gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em, để hình thành kĩ năng sống cho học sinh qua các bài học phải lựa chọn lồng ghép kĩ năng sống phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng nội dung của bài học trong chương trình GDCD10. Qua các đợt tiếp thu chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học do sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức và triển khai thực hiện cuộc thi: “ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”, Trường THPT Nga sơn đã tích cực triển khai áp dụng thực hiện, tuy nhiên trong thực tế qua dự giờ thao giảng cũng như dự giờ sinh hoạt chuyên đề chúng tôi nhận thấy nhìn chung giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích hợp vào giảng dạy trong các tiết học còn rất ít. Một số GV còn gặp khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức, thiết kế và sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học. Một số ít GV vận dụng vào giảng dạy một nội dung của bài học nhưng mới dừng lại dưới hình thức giáo viên hỏi, học sinh trả lời sau đó giáo viên chốt lại kiến thức mà chưa hình thành cho các em kỹ năng tự vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn sau đó lên trình bày trước lớp theo cách hiểu riêng. Đặc biệt giáo viên chưa hướng dẫn cho các em cách khai thác nội dung bài học bằng hình thức tư duy tích hợp các môn học liên quan để các em có thể củng cố và khắc sâu kiến thức bài học.Đây chính là lí do để tôi chọn đề tài này: Tích hợp kiến thức : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc vào dạy học phần1. Lòng yêu nước, bài 14 : “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn giáo dục công dân 10 ở Trường THPT Nga Sơn 2.3. Các phương pháp đã sử dụng khi áp dụng SKKN để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Các phương pháp sử dụng trong bài dạy: Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau . Ở bài này, sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp thu thập, xử lí thông tin. 2.3.1. Phương tiện dạy học: - SGK,SGV GDCD10 - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD THPT - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD10 - Tài liệu khác như: ( câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, đoạn thơ, bài hát: Quê hương, Việt Nam quê hương tôi, Nga Sơn quê tôi. nói về tình yêu quê hương, đất nước) 2.3.2. Nội dung kiến thức tích hợp trong phần1. Lòng yêu nước, bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 2.3.2.1 Ở phần 1.Lòng yêu nước, mục a: lòng yêu nước là gì ? Giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh: Khi nói về lòng yêu nước, mỗi môn học có cái nhìn, đinh nghĩa khác nhau về lòng yêu nước , cụ thể : Nếu Trong môn Lịch sử : lòng yêu nước thể hiện qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thời kì hòa bình lòng yêu nước được thể hiện trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với môn Địa lí : Lòng yêu nước được thể hiện qua việc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ biển, đảo quê hương... Nếu môn Âm nhạc, lòng yêu nước được cất lên qua những câu hát ca ngợi quê hương, đất nước con người Việt Nam “Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi .... ’’ Thì môn Ngữ văn cho rằng: lòng yêu nước được thể hiện qua những tác phẩm văn xuôi, bài thơ, câu thơ. Khi nói về tình yêu quê hương, đất nước nhà thơ Chế Lan Viên viết : “Ôi ! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như chồng ! Ôi Tổ quốc ! nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông... ” [1] Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa: vận dụng kiến thức môn Ngữ văn nhận xét về tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ trên ? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận : Ở đoạn thơ trên cho thấy tình cảm bao trùm của tác giả là tình yêu Tổ quốc thiêng liêng, sâu sắc. Đất nước gắn liền với những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất cũng như những gì lớn lao nhất, thiêng liêng nhất. Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau, tiêu biểu nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh : yêu Tổ quốc như yêu những người thân trong gia đình “ như vợ ’’, “như chồng ’’. Với việc sử dụng điệp ngữ: Ôi Tổ quốc và dấu cảm thán ! Chế Lan Viên đã đại diện cho dân tộc Việt Nam viết nên bằng máu của mình để nhấn mạnh cảm xúc yêu mến, lòng tự hào dân tộc và đất nước hiện lên qua đoạn thơ như một phần sự sống của bản thân, như một thành viên trong gia đình và ta quan tâm dù hi sinh vẫn phải bảo vệ, gìn giữ.Ấn tượng đặc biệt của khổ thơ chính là tinh thần sẵn sàng hi sinh bản thân để bảo vệ Tổ quốc : “Ôi Tổ quốc ! nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...’’ Từ vận dụng kiến thức môn Ngữ văn phân tích tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ trên em hiểu thế nào là lòng yêu nước ? qua đó giáo viên kết luận để học sinh nắm được Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích Tổ quốc. Như vậy, môn GDCD khẳng định rằng: “Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích Tổ quốc”. Tóm lại, để giúp học sinh nắm được tổng quát về lòng yêu nước, chúng ta có thể dùng kiến thức ở các môn học khác nhau : Ngữ văn , Lịch sử, Địa lí... để hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức, hình thành được kĩ năng sống cho học sinh trong thực tế cuộc sống giúp các em thể hiện lòng yêu nước trong thời bình của phải như thế nào ? từ lòng yêu nước mỗi thanh niên – những công dân trẻ tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường có trách nhiệm như thế nào trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? 2.3.2.2.Ở phần 1.Lòng yêu nước, mục b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam tích hợp kiến thức môn Ngữ văn , Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc [1] Trích bài thơ Sao chiến thắng của Chế Lan Viên Giáo viên nhấn mạnh : Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong 5 biểu hiện sau : - Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước - Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc - Lòng tự hào dân tộc chính đáng - Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm - Cần cù và sáng tạo trong lao động Trong các biểu hiện trên, tôi dạy tích hợp hai biểu hiện tiêu biểu nhất là : Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước và biểu hiện : Lòng tự hào dân tộc chính đáng. Trong biểu hiện thứ nhất : Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, giáo viên dùng kiến thức môn Ngữ văn để phân tích câu ca dao: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ, là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính. Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng có nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thờ nhân vật khai sáng dân tộc. Song, hiếm có dân tộc nào trên hành tinh này mà người dân sinh sống trên mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài cùng hướng về một ngày Quốc Tổ, chung một cội rễ như dân tộc Việt Nam. (hình ảnh minh họa xem phần phụ lục 1 ) Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Lễ được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Như vậy, qua việc vân dụng kiến thức ngữ văn để phân tích về lòng yêu quê hương, đất nước bằng cách hướng về cội nguồn, tổ tiên... giúp học sinh nắm vững kiến thức về lòng yêu nước được thể hiện qua biểu hiện thứ nhất : Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Đến biểu hiện thứ ba : Lòng tự hào dân tộc chính đáng, giáo viên dùng kiến thức môn Ngữ văn, Lịch sử để phân tích :Người Việt Nam khi nói về lòng tự hào dân tộc, chúng ta tự hào rằng có rất nhiều nhà văn, nhà thơ được Unesco công nhân là danh nhân văn hóa thế giới, trong số đó tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh được Unesco công nhận là : anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, nhà tư tưởng giáo dục, nhà sư phạm thực tiễn vĩ đại, đồng thời là một tấm gương sáng ngời về tự học. ( hình ảnh minh họa xem phụ lục 1) Như vậy, khi giáo viên hướng dẫn phân tích biểu hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu rằng chúng ta có quyền tự hào về rất nhiều lĩnh vực khác nhau như tự hào về các anh hùng hào kiệt như Lê Lợi, Quang Trung, tự hào về những giá trị về vật chất, tinh thần của quê hương... Qua biểu hiện này, giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ ở địa phương huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa bằng cách hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức môn Ngữ văn, Địa lí, Âm nhạc.. về lòng tự hào dân tộc chính đáng của quê hương Nga Sơn. Cụ thể : Tích hợp kiến thức môn Lịch sử : người Nga Sơn chúng ta tự hào về : + Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887) là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ 19 của nhân dân Việt Nam do Đinh Công Tráng, Phạm Bành và Hoàng Bật Đạt lãnh đạo chống lại ách đô hộ của thực dân pháp diễn ra ở xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa . + Chiến khu Ba Đình là một di tích lịch sử thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn , tỉnh Thanh Hóa được xếp hạng quốc gia ở Việt Nam. Chiến khu này gắn liền với Cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng, Phạm Bành và Hoàng Bật Đạt lãnh đạo. Tích hợp kiến thức môn Địa lí : Vị trí địa lí Chiến khu Ba Đình thuộc làng nào của xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh hóa ? GVKL :Chiến khu Ba Đình nay thuộc xã Ba Đình, nằm cách huyện lỵ huyện Nga Sơn, Thanh Hóa khoảng 3 km về phía Tây Bắc. Trước đây chiến khu này là một khu thành lũy nằm trong vùng ngập nước, bùn lầy của 3 làng: làng Mậu, làng Thượng, làng Mỹ Khê, cho nên được gọi là chiến khu Ba Đình. Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn : người Nga Sơn chúng ta tự hào là con cháu của Mai An Tiêm gắn liền với Sự tích Dưa hấu của Mai An Tiêm ... Tích hợp kiến thức Âm nhạc : Em hãy hát một vài câu hát ca ngợi quê hương Nga Sơn ? ( GV mở nhạc bài hát Nga Sơn quê tôi : “Mời ai về thăm quê tôi ,nơi biển xanh sóng hát thường ngày. Nơi đảo xa Mai An Tiêm trồng dưa đánh cá, chiếu cói Nga Sơn dệt bao mối tình’’ Tóm lại, qua việc vân dụng kiến thức Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí... để phân tích giúp học sinh nắm vững kiến thức về lòng yêu nước đó là biểu hiện : Lòng tự hào dân tộc chính đáng. Như vậy, qua việc tích hợp liên môn : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí... vào dạy học môn GDCD phần 1. Lòng yêu nước, bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có vai trò rất quan trọng giúp học sinh nắm được thế nào là lòng yêu nước ? hiện nay thời kì hòa bình thì lòng yêu nước được thể hiện như thế nào ?lòng yêu nước xưa- nay khác nhau ở chỗ nào ? từ lòng yêu nước mỗi công dân trẻ tuổi – học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải có trách nhiệm gì đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? Qua tiết học này giúp học sinh có thêm những kĩ năng sống trong thực tế về lòng yêu nước từ đó giúp các em biết phê bình, đấu tranh chống lại những việc làm, biểu hiện sai trái đi ngược lại những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 2.3.3. Giáo án minh họa: Phần 1.Lòng yêu nước, bài 14 - tiết 1(Tiết PPCT 27): Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( xem phần phụ lục 2 ) 2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục , với bản thân và nhà trường . Để đánh giá về tính khả thi của đề tài tôi đã tiến hành vận dụng vào giảng dạy ở các lớp 10D, 10H ở Trường THPT Nga Sơn - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2016 - 2017 với phương pháp chọn ngẫu nhiên như sau: + Lớp thực nghiệm (10D): Vận dụng dạy học tích hợp vào soạn giảng kết hợp với các phương pháp dạy học khác. + Lớp đối chứng (10H): Chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống. . Các lớp này có số học sinh tương đương nhau, trình độ và năng lực tư duy đồng đều. Sau mỗi tiết học các em
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_kien_thuc_ngu_van_lich_su_dia_li_am_nhac_vao_d.doc