SKKN Tích hợp hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khi dạy bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch – Địa lý 12 ban cơ bản, nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho

SKKN Tích hợp hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khi dạy bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch – Địa lý 12 ban cơ bản, nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho

Theo Điều 23 của Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Để thực hiện các mục tiêu giáo dục trên, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định nguyên lý giáo dục là: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội".

Địa lý là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng; một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của con người trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới, một số đặc điểm của thế giới đương đại. Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng. Đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lý; thu thập, xử lí, tổng hợp và báo các thông tin địa lý; vận dụng những kiến thức địa lý vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Góp phần hình thành ở học sinh tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Để làm được điều đó, việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phải linh hoạt, phù hợp với từng bài, từng phần, phù hợp với đối tượng học sinh, để giúp các em nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. Từ đó tạo cho các em có sự say mê hứng thú trong học tập môn Địa lý.

 

doc 26 trang thuychi01 7902
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khi dạy bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch – Địa lý 12 ban cơ bản, nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI MỘT SỐ KHU DI TÍCH, LỄ HỘI VÀ LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA KHI DẠY BÀI 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH – ĐỊA LÝ 12 BAN CƠ BẢN, NHẰM GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC VÀ NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC CHO HỌC SINH
Người thực hiện: Đỗ Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Một số kinh nghiệm tích hợp Địa lý địa phương
4
2.3.2. Các biện pháp thực hiện
5
2.3.2.1. Chọn nội dung tích hợp Địa lý địa phương
5
2.3.2.2. Xác định kiến thức Địa lý địa phương đưa vào bài học
5
2.3.2.3. Chọn phương pháp dạy học dạy học phù hợp: Phương pháp dạy học theo dự án
5
2.3.3. Kế hoạch bài dạy tích hợp.
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
18
2.4.1. Đối với học sinh.
18
2.4.2. Đối với giáo viên.
19
3. Kết luận và kiến nghị
19
3.1. Kết luận.
19
3.2. Kiến nghị.
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Theo Điều 23 của Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con  người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Để thực hiện các mục tiêu giáo dục trên, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định nguyên lý giáo dục là: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội". 	
Địa lý là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng; một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của con người trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới, một số đặc điểm của thế giới đương đại. Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng. Đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lý; thu thập, xử lí, tổng hợp và báo các thông tin địa lý; vận dụng những kiến thức địa lý vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Góp phần hình thành ở học sinh tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Để làm được điều đó, việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phải linh hoạt, phù hợp với từng bài, từng phần, phù hợp với đối tượng học sinh, để giúp các em nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. Từ đó tạo cho các em có sự say mê hứng thú trong học tập môn Địa lý.
Thực tiễn dạy học trong những năm qua tôi nhận thấy rằng nhiều giáo viên chỉ chú trọng dạy các kiến thức lý thuyết cho học sinh, trong khi bộ môn Địa lý có đối tượng nghiên cứu rất rộng, trải dài trên nhiều vùng lãnh thổ và mỗi nơi lại có những nét đặc trưng. Vì thế, khi hình thành khái niệm, đặc điểm, các quy luật, mối quan hệ địa lý... không có gì tốt bằng việc giáo viên minh hoạ bằng các kiến thức địa lý địa phương. Bỡi vì, thông qua những sự vật, hiện tượng ở gần, thân thuộc với các em như một ngọn núi, một dòng sông, một di tích lịch sử ... cạnh nơi các em đang sinh sống sẽ tạo điều kiện để hình thành biểu tượng địa lý rõ nét. Bài giảng Địa lý khi đó sẽ có tính thuyết phục, hấp dẫn và làm cho học sinh nắm kiến thức chắc, nhớ kiến thức lâu.
Trong thực tiễn dạy học tại trường THPT Thọ Xuân 5 tôi nhận thấy học sinh có hiểu biết rất hạn chế về địa lý địa phương nơi các em đang sinh sống. Khi được giáo viên hỏi một số câu hỏi như “em hãy kể tên một số địa điểm du lịch tiêu biểu của huyện Thọ Xuân” hay “em hãy kể tên một lễ hội ở huyện ta được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”nhiều học sinh chỉ biết “cười” hoặc trả lời em chưa tìm hiểu, em không biết
Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc tích hợp các kiến thức địa lý địa phương là rất cần thiết. Từ đó tôi chọn đề tài “Tích hợp hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khi dạy bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch – Địa lý12 ban cơ bản, nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho học sinh” là đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 – 2019 của tôi.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Thông qua đề tài nghiên cứu nhằm
- Làm phong phú thêm kiến thức địa lý địa phương cho học sinh: Kiến thức về các hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch ở các khu di tích, lễ hội, làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức bài thông qua việc vận dụng kiến thức địa lý địa phương.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khảo sát thực tế, thu thập thông tin, viết báo cáo.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho học sinh.
- Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh các lớp 12 tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Từ thực tế dạy học tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Quan sát kết quả học tập của học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp 
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
- Các phương pháp liên quan đến lý luận dạy học đổi mới.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
* Vai trò của kiến thức địa lý địa phương trong dạy học
	Kiến thức địa lý địa phương là những kiến thức địa lý ở không gian hẹp của một nước. Ở chương trình Địa lý THPT, địa lý địa phương được bố trí ở phần thứ 4 trong chương trình Địa lý lớp 12 sau các phần Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý kinh tế và được tích luỹ dần trong quá trình dạy học các bài trong chương trình từ lớp 10 đến hết lớp 12. Với mục đích phục vụ giáo dục, nội dung địa lý địa phương phải xuất phát từ những yêu cầu giảng dạy và học tập ở trường phổ thông, gắn liền với chương trình và thời gian quy định. Yêu cầu học tập địa lý địa phương đối với học sinh là các em phải có được những kiến thức tối thiểu về địa phương mình đang sinh sống, có khả năng nhận biết, giải thích và phân tích được các hiện tượng địa lý diễn ra ngay tại địa phương. Địa lý địa phương là một bộ phận và có liên quan mật thiết với địa lý Tổ quốc nên kiến thức địa lý địa phương có vai trò là cơ sở để học sinh nắm kiến thức địa lý Tổ quốc, kiến thức địa lý nói chung. Ngược lại, việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý phổ thông có tác dụng bổ sung kiến thức địa lý địa phương cho các em, từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong mỗi con người.
* Dạy học tích hợp
- Tích hợp là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt, “tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thống đồng bộ”
Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau
- Dạy học tích hợp là gì?
+ Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu rõ: “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng”
+ Chương trình GDPT mới thực hiện dạy học tích hợp theo ba định hướng sau:
Thứ nhất: Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng trong cùng một môn học, tích hợp giữa.
Thứ 2: Tích hợp kiến thức của các môn học, khoa học có liên quan với nhau; ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với những kiến thức có liên quan trong dạy học; ở mức cao là xây dựng các môn học tích hợp.
Thứ 3: Tích hợp một số chủ đề quan trọng (ví dụ: các chủ đề về chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, giáo dục tài chính,) vào nội dung chương trình nhiều môn học.
- Vai trò của dạy học tích hợp: 
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Trên thực tế, khi dạy bài 31: vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch, cả giáo viên và học sinh chỉ cơ bản là trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan tới nội dung gò bó trong bài dạy, ít có cơ hội mở rộng vấn đề bên ngoài thực tế. Đặc biệt khi dạy phần ngành du lịch, khi giáo viên liên hệ thực tế, yêu cầu học sinh nêu các tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch ở địa phương, một số học sinh có thể kể được tên khu di tích, lễ hội, làng nghề tại địa phương – huyện Thọ Xuân. Tuy nhiên các em mới chỉ dừng lại ở việc kể được tên, còn
 hoạt động, ý nghĩa, tình hình phát triển của các khu di tích, lễ hội, làng nghề... đa số các em không nêu được.
- Vì vậy, việc tích hợp kiến thức về hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khi dạy bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch – Địa lý12 ban cơ bản, nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc cho học sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên để việc tích hợp đạt hiệu quả cao cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Học sinh phải lĩnh hội đủ kiến thức cần thiết về địa phương – huyện Thọ Xuân, đặc biệt là các kiến thức về hoạt động du lịch.
+ Giáo viên phải tạo cơ hội để học sinh chủ động tìm đến với những kiến thức kể trên.
+ Học sinh phải có được sự hứng thú, niềm đam mê trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu.
- Để giải quyết vấn đề trên, tôi đã đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học tích hợp kiến thức địa lí địa phương vào bài dạy: bài 31. Vấn đề phát triển ngành thương mại và du dịch.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Một số kinh nghiệm tích hợp địa lý địa phương vào dạy học địa lý
- Muốn tích hợp địa lý địa phương vào bài giảng đạt hiểu quả cao cần thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Chọn bài học hoặc nội dung trong bài học có khả năng tích hợp địa lý địa phương. Trong các bài học địa lý không phải bài nào cũng có thể tích hợp kiến thức địa lý địa phương, vì thế phải nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để chọn bài phù hợp.
Bước 2: Xác định kiến thức địa lý địa phương sẽ đưa vào bài học. Các kiến thức địa lý địa phương rất đa dạng và phong phú vì vậy sau khi chọn được nội dung có khả năng tích hợp kiến thức địa lý địa phương thì phải cân nhắc chọn nội dung kiến thức tích hợp cho phù hợp.
Bước 3: Xác định phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp: căn cứ vào nội dung từng bài, từng phần của bài học mà cân nhắc lựa chọn phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện học tập.
- Để việc tích hợp kiến thức Địa lí địa phương đạt hiệu quả cần đảm bảo nguyên tắc: 
 Thứ nhất, phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức Địa lí địa phương đưa vào bài học phải có mối quan hệ logic chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài học. Các kiến thức của bài học được coi như là cái nền làm cơ sở cho kiến thức Địa lí địa phương có chỗ dựa. Nói cách khác, dạy bài nào chúng ta cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài đó, từ đó mới đi tìm và lựa chọn các kiến thức phù hợp với nội dung của bài học.
 	 Thứ hai, các kiến thức đưa vào bài phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp, phải thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải đối với nhận thức của các em trong việc lĩnh hội nội dung chính của bài học. Theo nguyên tắc này, những kiến thức đưa vào bài cần được sắp xếp đúng chỗ, hợp lý, làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn và logic của môn học. Bài học không bị phá vỡ, học sinh hứng thú học tập vì luôn được cung cấp những kiến thức mới. 
2.3.2. Các biện pháp thực hiện.
2.3.2.1. Chọn nội dung tích hợp địa lý địa phương.
	Trong bài 31. Vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch có ba nội dung kiến thức học sinh cần đạt được là:
- Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương và ngoại thương.
- Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
Tôi đã chọn tích hợp địa lý địa phương vào nội dung các tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch nước ta.
2.3.2.2. Xác định kiến thức địa lý địa phương sẽ đưa vào bài học.
	Để minh họa và khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh tôi chọn kiến thức địa lý địa phương sẽ đưa vào bài học này là: Hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2.3.2.3. Chọn phương pháp dạy học phù hợp: Phương pháp dạy học theo dự án
	Để áp dụng phương pháp dạy học theo dự án đạt hiệu quả cao khi tích hợp hoạt động du lịch tại một số khu di tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong bài 31, tôi thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn dự án: 
- Trước khi dạy “bài 31. Vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch” một tuần giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện dự án: “Tìm hiểu về hoạt động du lịch tại một số khu du tích, lễ hội và làng nghề ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
- Đây là một dự án đối với học sinh có quy mô khá lớn vì huyện Thọ Xuân có mật độ di tích lịch sử văn hoá dày đặc. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có tới 55 di tích được xếp hạng trong đó có 02 di tích Quốc gia đặc biệt, 04 di tích cấp Quốc gia và 48 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 01 di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia. Ngoài ra số lượng lễ hội và làng nghề cũng rất nhiều. Nên để giảm bớt áp lực cho học sinh tôi chỉ chọn những khu di tích, lễ hội và làng nghề tiêu biểu đã được huyện Thọ Xuân đưa vào khai thác để phát triển du lịch như khu di tích Lam Kinh, khu di tích đền thờ Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả và làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ.
- Tôi chia lớp thành 4 nhóm, nhiệm vụ của mổi nhóm là tìm hiểu về hoạt động du lịch tại một khu di tích, lễ hội hay làng nghề mà giáo viên phân công. Cụ thể tôi phân công như sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu hoạt động du lịch ở khu di tích Lam Kinh.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu hoạt động du lịch ở khu di tích đền thờ Lê Hoàn.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu hoạt động du lịch ở lễ hội làng Xuân Phả.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu hoạt động du lịch ở làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ.
Bước 2: Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương của dự án như sau:
- Đối với nhóm tìm hiểu về hoạt động du lịch ở khu di tích, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo sơ đồ sau:
Quy mô và vị trí địa lý
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
Giới thiệu về khu di tích
TÊN DỰ ÁN
Giới thiệu về lễ hội gắn với khu di tích
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
+ Điều kiện phát triển du lịch: 
	Tìm hiểu về quy mô và vị trí địa lý, học sinh cần tìm hiểu được diện tích của khu di tích; khu di tích nằm trên địa bàn của xã nào trong huyện Thọ Xuân? Khu di tích đã được xếp hạng chưa? Nếu đã được xếp hạng thì xếp hạng gì?
	Phần giới thiệu về khu di tích, học sinh cần tìm hiểu được cấu trúc của khu di tích; ý nghĩa của khu di tích. 
	Phần giới thiệu về lễ hội gắn với khu di tích, học sinh cần tìm hiểu được tên lễ hội; thời gian tổ chức và các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội.
+ Tình hình phát triển du lịch: Học sinh cần tìm hiểu được hoạt động du lịch ở khu di tích diễn ra như thế nào? Số khách du lịch đến khu di tích hàng năm có tăng lên không? 
- Đối với nhóm tìm hiểu về hoạt động du lịch ở lễ hội, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo sơ đồ sau:
Vị trí của lễ hội
TÊN DỰ ÁN
Thời gian tổ chức lễ hội
Các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội
Tình hình phát triển du lịch ở lễ hội
+ Tìm hiểu về vị trí của lễ hội, học sinh cần tìm hiểu được lễ hội được tổ chức trên địa bàn của xã nào trong huyện Thọ Xuân? Lễ hội đã được xếp hạng gì?
+ Tìm hiểu về thời gian tổ chức lễ hội, học sinh cần tìm hiểu được lễ hội được tổ chức vào thời gian nào trong năm? 
+ Phần giới thiệu về các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội, học sinh cần tìm hiểu rõ các hoạt động cụ thể diễn ra trong lễ hội, trong các hoạt động đó hoạt động nào là nét đặc trưng của lễ hội?
+ Tình hình phát triển du lịch: Học sinh cần tìm hiểu được hoạt động du lịch ở lễ hội diễn ra như thế nào? Nêu về số khách du lịch đến lễ hội hàng năm? 
- Đối với nhóm tìm hiểu về hoạt động du lịch ở làng nghề, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo sơ đồ sau:
Vị trí của làng nghề
Sự ra đời và phát triển của làng nghề 
TÊN DỰ ÁN
Tiềm năng phát triển du lịch của làng nghề
+ Tìm hiểu về vị trí của làng nghề, học sinh cần tìm hiểu được làng nghề được đặt trên địa bàn của xã nào trong huyện Thọ Xuân? 
+ Tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của làng nghề, học sinh cần tìm hiểu được những nét chính về sự ra đời của làng nghề; hiện nay làng nghề đang phát triển như thế nào?
+ Tìm hiểu về tiềm năng phát triển du lịch của làng nghề, học sinh cần tìm hiểu được thế mạnh của làng nghề là gì? Làng nghề đã sử dụng những thế mạnh đó để phát triển du lịch như thế nào? Kết quả ra sao?
* Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện dự án như sau:
- Đi khảo sát thực tế: Các nhóm học sinh đến các khu di tích, lễ hội làng nghề được phân công tìm hiểu thực tế, chụp ảnh, phỏng vấn người dân địa phương
- Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau như thông tin từ người ban quản lý khu di tích, ban tổ chức lễ hội, người lao động trực tiếp tại các làng nghề, các bài báo về khu di tích, lễ hội, làng nghề ở huyện Thọ Xuân... 
- Xử lí thông tin và viết báo cáo: Học sinh viết báo cáo theo sơ đồ giáo viên đã hướng dẫn. Ngoài phần báo cáo bằng sơ đồ kiến thức, học sinh cần cung cấp thêm các hình ảnh minh họa cho báo cáo của nhóm mình.
- Giáo viên định thời gian thực hiện dự án cho các nhóm là 1 tuần.
Bước 3: Học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm.
	Các nhóm giới thiệu sản phẩm của mình bằng bài viết và hình ảnh.
- Sản phẩm của nhóm 1:
Đại diện nhóm 1 giới thiệu dự án “Tìm Sản phẩm của nhóm 1
 hiểu hoạt động du lịch ở khu di tích 
 Lam Kinh” 
Một số hình ảnh về khu di tích Lam Kinh
- Sản phẩm của nhóm 2:
Đại diện nhóm 2 giới thiệu dự án “Tìm Sản phẩm của nhóm 2
 hiểu hoạt động du lịch ở khu di tích 
 đền thờ Lê Hoàn”
Một số hình ảnh về khu di tích đền thờ Lê Hoàn
- Sản phẩm của nhóm 3:
Đại diện nhóm 3 giới thiệu dự án “Tìm Sản phẩm của nhóm 3
 hiểu hoạt động du lịch ở lễ hội làng 
 Xuân Phả”
Một số hình ảnh về lễ hội làng Xuân Phả
- Sản phẩm của nhóm 4
Đại diện nhóm 4 giới thiệu dự án “Tìm Sản phẩm của nhóm 4
 hiểu hoạt động du lịch ở làng nghề
 làm bánh gai Tứ Trụ”
Một số hình ảnh về làng nghề bánh gai Tứ Trụ
Bước 5. Đánh giá dự án
- Sau mổi nhóm giới thiệu dự án, giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc củ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_hoat_dong_du_lich_tai_mot_so_khu_du_tich_le_ho.doc