SKKN Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh thông qua bài dạy hoá học lớp 11

SKKN Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh thông qua bài dạy hoá học lớp 11

 Từ lâu an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề nóng mà dư luận và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm . "Ăn gì để tồn tại?" ngày càng khó trả lời khi mà có quá nhiều chất độc hại, thuốc cấm được tìm thấy trong các loại thực phẩm được bày bán công khai ở khắp các chợ cóc, chợ lớn và các siêu thị. Theo thống kê của bộ y tế, gần đây ở nước ta hàng năm có đến 200 đến 600 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, khoảng 4 đến 6 nghìn người bị ngộ độc trong đó có vài chục người bị tử vong. Ngộ độc thực phẩm cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo.

 Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình môn học còn ít, vì vậy việc hiểu biết của các em về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế và thực sự chưa mang lại hiệu quả trong cuộc sống. Được dự đoán là một trong những vấn đề có khả năng cao sẽ xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia 2017, vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ được đề cập đến trong các đề thi môn xã hội mà học sinh còn phải vận dụng kiến thức xã hội để làm đề tự nhiên.

 Với đặc thù hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống nên hóa học cũng thuận lợi cho việc giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh. Qua giảng dạy hóa học, chúng ta có thể lồng ghép những nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm để qua đó khai thác kiến thức, lồng ghép với thực tế làm cho giờ học trở nên sinh động và có ý nghĩa thực tiễn cao. Qua đó giúp cho mỗi chúng ta có ý thức hơn về việc bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như cộng đồng. Trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông nếu chúng ta khai thác được kiến thức lồng ghép những hiện tượng trong thực tế, bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong chính bài học sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động, học sinh trở nên yêu thích và hứng thú với môn học, từ đó có được kiến thức, thái độ tình cảm, ý thức về an toàn thực phẩm sẽ sâu sắc hơn. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh thông qua bài dạy hoá học lớp 11”

 

doc 22 trang thuychi01 20702
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh thông qua bài dạy hoá học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC Trang
PHẦN A: MỞ ĐẦU 
I. Lí do chọn đề tài.......................................................... ................1
II. Mục đích nghiên cứu...................................................................1
III. Đối tượng nghiên cứu................................................................1
IV.Phương pháp nghiên cứu........................................................... 2 
PHẦN B: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.................................................................................3
II.Thực trạng .................................................................................3
Thuận lợi.....................................................................................3
Khó khăn.....................................................................................4
III.Các giải pháp và tổ chức thực hiện.............................................5
Các giải pháp...............................................................................5
Các biện pháp để tổ chức thực hiện........................................5- 16
IV.Hiệu quả của SKKN.................................................................17
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .. 
 I. Kết luận......................................................................................18
 II. Kiến nghị....................................................................................18
 A.MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài: 
 Từ lâu an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề nóng mà dư luận và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm . "Ăn gì để tồn tại?" ngày càng khó trả lời khi mà có quá nhiều chất độc hại, thuốc cấm được tìm thấy trong các loại thực phẩm được bày bán công khai ở khắp các chợ cóc, chợ lớn và các siêu thị. Theo thống kê của bộ y tế, gần đây ở nước ta hàng năm có đến 200 đến 600 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, khoảng 4 đến 6 nghìn người bị ngộ độc trong đó có vài chục người bị tử vong. Ngộ độc thực phẩm cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo. 
 Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình môn học còn ít, vì vậy việc hiểu biết của các em về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế và thực sự chưa mang lại hiệu quả trong cuộc sống. Được dự đoán là một trong những vấn đề có khả năng cao sẽ xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia 2017, vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ được đề cập đến trong các đề thi môn xã hội mà học sinh còn phải vận dụng kiến thức xã hội để làm đề tự nhiên. 
 Với đặc thù hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống nên hóa học cũng thuận lợi cho việc giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh. Qua giảng dạy hóa học, chúng ta có thể lồng ghép những nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm để qua đó khai thác kiến thức, lồng ghép với thực tế làm cho giờ học trở nên sinh động và có ý nghĩa thực tiễn cao. Qua đó giúp cho mỗi chúng ta có ý thức hơn về việc bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như cộng đồng. Trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông nếu chúng ta khai thác được kiến thức lồng ghép những hiện tượng trong thực tế, bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong chính bài học sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động, học sinh trở nên yêu thích và hứng thú với môn học, từ đó có được kiến thức, thái độ tình cảm, ý thức về an toàn thực phẩm sẽ sâu sắc hơn. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh thông qua bài dạy hoá học lớp 11”
II. Mục đích nghiên cứu:
 - Nghiên cứu nội dung hóa học liên quan đến an toàn thực phẩm trong chương trình hóa học lớp 11.
 - Xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng tích hợp về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm 
III. Đối tượng nghiên cứu:
 Hệ thống các hiện tượng, bài tập thực tiễn về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm môn hóa học lớp 11.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết để nghiên cứu SGK, tài liệu, các văn bản có liên quan đến đề tài. 
 - Nghiên cứu cơ sở, kỹ thuật xây dựng bài tập để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho đề tài.
 B. NỘI DUNG 
 I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1. Tổng quan về vệ sinh an toàn thực phẩm 
 Hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều ở nhiều địa phương trong cả nước. Ngộ độc thực phẩm xảy ra không chỉ ở các nhà ăn tập thể (nhà máy, xí nghiệp, trường học...) mà còn xảy ra ở rất nhiều gia đình, kể cả ở thành thị và nông thôn. Hiện tượng này phổ biến đến mức Nhà nước phải tổ chức nhiều cơ quan chức năng thường xuyên đi kiểm tra, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc và các biện pháp phòng chống. 
 Thực phẩm không những là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, thực phẩm còn là nguồn tạo ra ngộ độc cho con người nếu như ta không tuân thủ những biện pháp vệ sinh thực phẩm hữu hiệu. [ 4]
 Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm (do vi sinh vật , các chất hóa học, các yếu tố vật lý..). Khả năng bị ngộ độc chủ yếu là do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , ngoài ra do ý thức của người tiêu dùng đang còn thói quen sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc cũng như kém chất lượng đang còn phổ biến..[5]
 Đối với học sinh phổ thông thì kiến thức và sự hiểu biết của các em về vệ
sinh an toàn thực phẩm đang còn rất hạn chế, đặc biệt là những ngộ độc thực
phẩm có liên quan đến các chất hóa học. Vì thế việc lồng ghép , tích hợp hay
ngoại khóa cho các em về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cấp thiết
và quan trọng , đặc biệt là các môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống như môn hóa học.
2. Quan niệm về dạy học tích hợp [6]
Đó là việc giáo viên sử dụng phương pháp dạy học để thực hiện nội dung dạy học được tích hợp trong chương trình theo mức độ liên hệ, lồng ghép (tích hợp bộ phận), hoặc tích hợp toàn phần. Trong quá trình xây dựng sách giáo khoa các môn học, các tác giả có thể đã thực hiện tích hợp kiến thức để thực hiện mục tiêu giáo dục, nhưng không thể đầy đủ và luôn phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này cho phù hợp và phong phú hơn.
 II. Thực trạng	
1.Thuận lợi
- Năm học 2016- 2017 là năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục với điểm nhấn là đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Bản thân giáo viên thường xuyên học hỏi qua rút kinh nghiệm các tiết dự giờ, thanh tra, các lớp chuyên đề nên việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới được ứng dụng có hiệu quả. 
- Học sinh ngoan, có ý thức học tập, tạo điều kiện cho giáo viên truyền thụ kiến thức trên lớp
2. Khó khăn
.- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Việc sử dụng kiến thức Hoá học có nội dung liên quan đến giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế. Nếu có sử dụng cũng chỉ ở mức độ khiêm tốn.
 - Một số học sinh còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắt kiến thức bộ môn hóa học của các em chỉ ở mức độ thấp đó là nắm các khái niệm, định luật một cách máy móc. Học sinh chưa biết và vận dụng những kiến thức vào đời sống hàng ngày nên các em thấy khô khan, nhàm chán.
- Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học .
Khảo sát về thái độ và kết quả học tập của 2 lớp khối 11 như sau
Lớp
SL
Học sinh
Rất thích học
Bình thường
Không thích học
SL
%
SL
%
SL
%
11A1
40
4
10,0
20
50,0
16
40,0
11A3
38
5
13,2
15
39,5
18
47,3
Lớp
SL học sinh
Điểm dưới TB
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
11A1
40
15
37,5
20
50,0
5
12,5
0
0
11A3
38
12
31,6
17
44,7
9
23,7
0
0
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
 Trong dạy và học Hoá học, việc đưa các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm vào trong giờ học sẽ giúp hoá học gần gũi với học sinh, tạo hứng thú đồng thời giúp các em hiểu biết hơn về cuộc sống. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan phù hợp với từng học Đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hoá học. 
1. Các giải pháp
 Hoạt động giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm có thể tiến hành thông qua hai hoạt động chủ yếu: 
 - Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong trường phổ thông.
- Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động xã hội.
 Thông qua chương trình giảng dạy môn hoá học có ba khả năng tích hợp vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung môn học có sự tích hợp nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm. 
- Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học liên quan trực tiếp với nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập,... được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Thông qua hoạt động ngoại khoá có nhiều hình thức để tổ chức như hoạt động tham quan môi trường, hoạt động câu lạc bộ về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
Một số nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong chương trình hoá học lớp 11 ( Ban cơ bản)
Chương/ Bài
Nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
Kiến thức
Thái độ - 
tình cảm
Kĩ năng - hành vi
Chương 2.
Nitơ - Photpho
Bài 7:
Nitơ
- Biết khí nitơ là thành phần chủ yếu của không khí, nitơ có trong đất. Nitơ là nguyên tố cầu cung cấp cho cây trồng.
- Sự biến đổi của nitơ trong môi trường tự nhiên và ô nhiễm không khí.
- Có ý thức xử lí chất thải chống ô nhiễm môi trường và nhiễm độc thực phẩm.
- Xác định sự biến đổi các chất trong môi trường tự nhiên: Nitơ - nitơ oxit - axit HNO3 - phân nitrat.
- Biết xử lí chất thải sau thí nghiệm về tính chất của nitơ.
Chương 2.
Nitơ - Photpho.
Bài 8:
Amoniac và
muối amoni.
- Amoniac là chất hoá học có thể gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước.
- Sản xuất amoniac và chất gây ô nhiễm môi trường.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh để giữ bầu không khí và nguồn nước trong sạch không bị ô 
nhiễm bởi NH3
- Nhận biết được amoniac và muối amoni có trong môi trường.
- Xử lí chất thải NH3 và muối amoni sau thí nghiệm.
Chương 2.
Nitơ - Photpho.
Bài 9:
Axit nitric và muối nitrat.
Hiểu được: 
- HNO3 và muối nitrat là các hoá chất cơ bản trong sản xuất hoá học.
- Tác dụng của axit nitric và muối nitrat với các chất và sự ô nhiễm môi trường.
- Có ý thức tiếp xúc và làm thí nghiệm an toàn với axit nitric và muối nitrat.
- Nhận biết axit nitric và muối nitrat.
- Xử lí chất thải sau thí nghiệm về tính chất của HNO3.
Chương 2.
Nitơ - Photpho.
Bài 10:
Photpho.
Bài 11:
Axit photphoric và
muối photphat.
Bài 12:
Phân bón hoá hoá học.
Hiểu được: 
- Photpho là chất chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất trong quặng.
- Sự biến đổi của photpho thành axit photphoric và muối photphat.
- Phân bón hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường nước, bạc màu đất và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có ý thức sử dụng hợp lí, an toàn phân bón hoá học giảm ô nhiễm môi trường nước, đất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhận biết axit photphoric và muối photphat, một số phân bón hoá học.
- Xử lí chất thải sau thí nghiệm về tính chất của P, axit photphoric và muối photphat.
Chương 2.
Nitơ - Photpho.
Bài 14:
Bài thực hành 2.
Tính chất một số hợp chất nitơ, photpho.
- Củng cố, ôn tập tính chất hoá học của hợp chất nitơ, photpho.
- Biết kĩ thuật tiến hành thí nghiệm thành công, an toàn và xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Có ý thức xử lí chất thải, bảo vệ môi trường sau thí nghiệm.
- Tiến hành nhận biết một số phân bón hoá học.
- Tiến hành xử lí chất thải, độc hại bằng nước vôi.
Chương 3.
Cacbon - Silic.
Bài 15
Cacbon.
Hiểu được: 
- Các phản ứng của cacbon với oxi, với oxit kim loại đều tạo thành khí CO2 và toả nhiệt.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng cacbon làm nhiên liệu, chất đốt. 
Có ý thức bảo vệ môi trường không khí, đất trong đun nấu thức ăn, nung vôi,...
- Xác định nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường căn cứ vào tính chất của chất thải.
Chương 3.
Cacbon - Silic.
Bài 16:
Hợp chất của Cacbon.
Hiểu được: 
- Quá trình hình thành tính chất các hợp chất CO, CO2 gây ô nhiễm môi trường. CO rất độc có thể gây nguy hại đến tính mạng con người ở một liều lượng nhất định. CO2 là một trong những thủ phạm gây nên hiệu ứng nhà kính.
- Nguyên nhân của sự bào mòn đá vôi trong tự nhiên. 
- Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
- Xác định nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Biện pháp xử lí chất thải sau thí nghiệm.
Chương 3.
Cacbon - Silic.
Bài 17:
Silic và hợp chất của silic.
Hiểu được: 
- Silic là một trong những nguyên tố có nhiều nhất tạo nên vỏ trái đất.
- SiO2 và muối silicat có trong thành phần chính của cát, đất sét, cao lanh trong tự nhiên.
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường đất, môi trường nước.
- Nhận biết SiO2 và SiO32- trong môi trường.
Chương 8
Bài 40:
Ancol
- Rượu là đồ uống, nếu dùng quá nồng độ thường ngộ độc rượu (say rượu)
- Có ý thức hơn khi sử dung rượu hoặc vận động người thân không sử dụng rượu.
- Biết cách phòng chống khi say rượu.Tác hại của rượu đối với sức khỏe con người.
Chương 8
Bài 40: 
Phenol
- Một số dẫn xuất của phênol có đọc tính cao như:2,4 D. nitrophenol (chất diệt nấm mốc)
- Các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả từ đó có ý thức hơn khi sử dụng rau quả
- Biết rửa sạch hoặc sát trùng các loại rau quả trước khi sử dụng.
Chương 9
Bài: 
Anđêhit- Xêtôn
- Dung dịch phomon dùng làm chất bảo quản thực phẩm là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
- Tác hại của chất bảo quản thực phẩm với sức khỏe con người.
- Không sử dụng các chất bảo quản thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm.
Trên cơ sở những nội dung này tôi lồng ghép vào bài dạy và thiết kế các bài tập hoá học liên quan đến thực tế về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không quá xa rời nội dung chương trình hoá học.
a.Lồng ghép vào bài dạy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Vấn đề 1: Khí amoniac gây độc cho cơ thể như thế nào
Con người hấp thu khoảng 18 mg amoniac mỗi ngày từ đạm, thực phẩm, không khí, nước. Hít phải amoniac nồng độ cao gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng, suy hô hấp
 ( Công nhân bị ngất khi tiếp xúc amoniac nồng độ cao)
Nồng độ/Thời gian
Tác hại
10.000 ppm
Gây chết người.
5.000 - 10.000 ppm
Viêm phế quản hóa chất, tích tụ chất dịch trong phổi, bỏng hóa chất của da và có khả năng gây tử vong nhanh chóng.
700-1700 ppm
Ho, co thắt phế quản, đau ngực cùng với kích ứng mắt nghiêm trọng và chảy nước mắt.
500 ppm trong 30 phút
Kích ứng đường hô hấp, chảy nước mắt.
134 ppm trong 5 phút
Kích ứng mắt, kích ứng mũi, ngứa họng, rát ngực.
140 ppm trong 2 giờ
Kích ứng nặng, cần phải rời khỏi khu vực tiếp xúc.
100 ppm trong 2 giờ
Khó chịu ở mắt và kích thích họng.
50-80 ppm trong 2 giờ
Thay đổi ở mắt và kích thích họng.
20-50 ppm
Khó chịu nhẹ.
 Ứng dụng: Vấn đề trên lồng ghép vào bài 8 Amoniac, qua đó học sinh biết tránh sự nhiễm độc NH3.
Vấn đề 2: Sử dụng bừa bải phân bón hoá học
Sử dụng quá nhiều phân bón, nhất là phân đạm trong trồng trọt dẫn đến thừa nitrat (NO3) và gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng, các nhà khoa học cảnh báo Việt Nam có khoảng 26 triệu ha đất nông nghiệp với nhu cầu sử dụng phân bón trung bình mỗi năm khoảng 10 triệu tấn, trong đó gần 20% phân đạm. Để nâng cao năng suất cây trồng, nông dân đã tăng lượng phân bón gấp 2-3 lần, thậm chí là 5-7 lần so với nhu cầu, dẫn đến dư thừa lượng nitrat trong rau củ quả.
Nitrat là một trong bốn yếu tố khiến rau không an toàn, cùng với kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật. Khi lượng chất này vượt quá ngưỡng an toàn thì chúng được xem như độc chất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nitrat lần đầu tiên được phát hiện như dạng độc chất tồn dư trong nông sản, gây hại sức khỏe con người vào năm 1945. Mặc dù nitrat không độc với thực vật nhưng nếu cây trồng được con người sử dụng, đặc biệt là bộ phận lá, nitrat khử thành nitrit trong quá trình tiêu hóa, trở thành chất độc. Nitrit dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, chất gây ung thư dạ dày. Trong cơ thể con người nitrat nhanh chóng bị tích tụ, làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, hạ huyết áp, và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tăng nguy cơ sảy thai.
Vấn đề 3: Dùng phân ure bảo quản thực phẩm
Urê  có đặc tính phụ là kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn cho nên đã bị lạm dụng để bảo quản thực phẩm như tôm cá, giữ được sắc còn tươi dù đã để lâu ngày. Người dân đánh cá mang urê theo dùng để thay thế nước đá. Còn nitrit, đã được sử dụng làm cho cây trái, rau đậu được tươi xanh. Hóa chất trên là mầm mống của ung thư.
Ứng dụng : Hai vấn đề trên có thể lồng ghép vào bài 19 Phân bón hoá học, qua đó học sinh hiểu được cách sử dụng phân bón hợp lý và về áp dụng tại gia đình.
Vấn đề 4: Nấu rượu bằng men trung quốc
Men Trung Quốc thường có giá thành rẻ và  cho sản lượng cao, vì vậy nó rất được ưa chuộng, tuy nhiên loại men này lại chứa rất nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Nấu rượu bằng men Trung Quốc thì không cần phải độn, phải pha gì hết, chỉ cần đổ nước vào gạo cho ướt, không cần vo, vì vo sạch sẽ mất nhiều rượu, trộn men vào, một lạng men chưa tới mười ngàn đồng. Ủ xong đậy để đó, 2 ngày sau là gạo nở ra thành một khối cơm, lúc này bỏ vào nồi, quậy nước vào, chưng cất. Có được lượng rượu nhiều vô kể.
Rượu nấu từ loại men này có lớp lipit thực vật nổi lên trên bề mặt của rượu trông giống như váng dầu, lấy tay gạt hết lớp này đi vẫn có lớp khác nổi lên. Chính hàm lượng lipit thực vật này vào cơ thể lâu ngày sẽ là nguyên nhân gây triệu chứng mỡ trong máu và dẫn đến các cơn đột quỵ, tai biến não, đó là chưa nói đến độc tố trong rượu, với nồng độ cồn sẽ nhanh chóng phá vỡ gan, thận, tim mạch.
Ứng dụng: Vấn đề trên áp dụng vào bài 40 Ancol, qua đó học sinh hiểu và giúp gia đình cách chế biến và sử dụng rượu an toàn cho sức khoẻ.
Vấn đề 5: Sử dụng formol trong thực phẩm
Formaldehyde hay thường gọi là formol trong bánh phở hay bún rất nguy hiểm với sức khỏe sử dụng liều lượng cao hoặc trong một thời gian dài.
Người thường xuyên tiếp xúc với formol trong bánh phở nhiều nguy cơ mắc ung thư mũi, họng, phổi Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) phân loại formol thuộc nhóm chất gây ung thư cho con người dựa trên các bằng chứng dịch tễ học của người thường xuyên tiếp xúc với chất này trong môi trường công nghiệp.
Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formol trong thời gian dài thì dù làm lượng cao hay thấp cũng gây tác hại rất lớn. Tác động của formol đối với hệ tiêu hóa là gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng Bên cạnh đó, formol còn làm chậm quá trình trao đổi chất, làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
Để hạn chế tối đa tác hại của formol trong thức ăn đối với cơ thể người, các chuyên gia khuyên bạn nên rửa sạch thực phẩm dưới vòi nước mạnh, ngâm các thực phẩm khô như mộc nhĩ, mấm hương vào nước thật kỹ trước khi sử dụng và nấu chín thức ăn ở mức nhiệt trên 75 độ C.
Ứng dụng: Vấn đề này có thể lồng ghép vào bài 44 Andehit, qua đó học sinh biết cách lựa chọn các thực phẩm an toàn.
b. Một số bài tập liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_cho_hoc_sin.doc