SKKN Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học mục A, Chuyển hóa vật chất và Năng lượng ở thực vật - Chương I, Sinh học lớp 11, Cơ bản
Biến đổi khí hậu, mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người. Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, hậu quả của nó sẽ khôn lường và nghiêm trọng chưa thể tính toán trước hết được. Trong bối cảnh khí hậu toàn cầu biến đổi phức tạp, do đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, trình độ phát triển, nên Việt Nam dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường, chịu áp lực lớn từ phát triển kinh tế-xã hội. Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long hay giá rét kỷ lục trong hơn 30 năm qua xảy ra vào năm 2015 tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, đó chính là những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu. Hay mới đây thôi vào tháng 5/ 2017, nhiệt độ mùa hè mà xuống tới 210C nhiều hiện tượng thiên tai bất thường xảy ra liên tục khiến nhiều người không khỏi lo lắng.
Trước những thực trạng về biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. Đặt vấn đề 3 1. Lí do chọn đề tài. 3 2. Mục đích nghiên cứu. 3 3. Đối tượng nghiên cứu. 4 4. Phương pháp nghiên cứu. 4 B. Giải quyết vấn đề 4 I. Cơ sở khoa học 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 5 II. Giải pháp 6 1. Mục tiêu của giáo dục BĐKH và ứng phó BĐKH 6 2. Quy trình thực hiện dạy học tích hợp BĐKH 7 3. Những nội dung và phương pháp tích hợp trong chương trình Sinh Học 11, cơ bản, Chương I, mục A. chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật 7 III. Kết quả và kiểm chứng 14 C. Kết luận chung và đề xuất 19 I. Kết luận chung 19 II. Đề xuất 20 1. Đối với ban giám hiệu 20 2. Đối với giáo viên bộ môn 20 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU 1. BĐKH: Biến đổi khí hậu. 2. SGK: sách giáo khoa 3. SGV: Sách giáo viên. 4. GV: giáo viên 5. HS: học sinh 6. Bộ GD- ĐT: Bộ Giáo Dục- Đào Tạo. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Biến đổi khí hậu, mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người. Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, hậu quả của nó sẽ khôn lường và nghiêm trọng chưa thể tính toán trước hết được. Trong bối cảnh khí hậu toàn cầu biến đổi phức tạp, do đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, trình độ phát triển, nên Việt Nam dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường, chịu áp lực lớn từ phát triển kinh tế-xã hội. Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long hay giá rét kỷ lục trong hơn 30 năm qua xảy ra vào năm 2015 tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, đó chính là những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu. Hay mới đây thôi vào tháng 5/ 2017, nhiệt độ mùa hè mà xuống tới 210C nhiều hiện tượng thiên tai bất thường xảy ra liên tục khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Trước những thực trạng về biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Với lực lượng hùng hậu chiếm khoảng ¼ dân số cả nước, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lí và học sinh sinh viên, việc trang bị kiến thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu cho đối tượng này cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho một phần dân số hiểu biết về biến đổi khí hậu. Đây cũng là lực lượng xung kích hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền biến đổi khí hậu và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho gia đình và cộng đồng. Môn Sinh Học cũng là môn học thuận lợi cho việc tích hợp các kiến thức về bảo vệ môi trường cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu. Tất cả các nội dung của chương trình Sinh học- THPT đều có thể tích hợp, với để tài nghiên cứu trước tôi đã nghiên cứu để tích hợp vào nội dung Sinh thái học, sinh học 12. Sau đó tôi tiếp tục tìm giải pháp để tích hợp vào chương I, mục A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật – Sinh học 11, Cơ bản. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học mục A, Chuyển hóa vật chất và Năng lượng ở thực vật - Chương I, Sinh học lớp 11, Cơ bản” 2. Mục đích nghiên cứu: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, Sinh học 11, Cơ bản nhằm giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, biết cách ứng phó với những bất thường của khí hậu, là tuyên truyền viên tích cực của gia đình và cộng đồng. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương trình môn sinh học lớp 11, phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 11A3, 11A8, 11A9 trường THPT Ngọc Lặc B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận. * Các khái niệm: Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp bởi hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được (Công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại Rio de janero (Braxin- năm 1992). Nói một cách khác, biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc vài trăm năm và lâu hơn. [1] * Biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu Nhiệt độ không khí có xu hướng tăng lên làm cho băng ở hai cực tan, tạo thành nhiều tảng băng trôi trên biển gây nguy hiểm cho tàu thuyền đi lại và dễ vướng vào dàn khoan trên biển. Dàn khoan gãy, hư hỏng làm cho dầu mỏ bị loang gây ô nhiễm môi trường biển; Sự dâng lên của nước biển còn gây ngập úng các miền đất thấp, đất trũng, các vùng bờ và đảo thấp mà đây lại là nơi tập trung đông dân cơ và các kho lương thực của loài người. nước biển lấn sâu vào đất liền gây nên xói mòn bờ biển. Bên cạnh đó với độ mặn đặc trưng sẽ xâm nhập sâu vào các lưu vực sông, các tầng nước ngọt ven bờ gây ra hiện tượng xâm mặn, ảnh hưởng không nhỏ tới chăn nuôi, trồng trọt, nguồn nước sinh hoạt của nhân dân. Sự thay đổi của thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và nhiều loài sinh vật khác trên trái đất. Đứng trước nguy cơ về sự thay đổi của khí hậu và hậu quả do nó gây ra, con người phải làm gì để ngăn chặn, làm giảm nhẹ đồng thời phải thích nghi, đối phó với sự thay đổi ấy? Có nhiều giải pháp được đưa ra để đối phó, song giải pháp có thể được coi là lâu dài, kinh tế nhất, hiệu quả nhất là đầu tư cho giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung. Việc đưa kiến thức BĐKH và ứng phó BĐKH vào chương trình giáo dục phổ thông để thế hệ trẻ, những người lao động, những người làm chủ vận mệnh của đất nước trong tương lai cần phải biết và chuẩn bị ứng phó với hoàn cảnh đó. Và học sinh phổ thông cũng là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của các em để ứng phó với BĐKH trong tương lai. Một vấn đề được đặt ra là, đưa giáo dục ứng phó với BĐKH vào chương trình học của học sinh phổ thông như thế nào để không gây quá tải cho các em trong khi tri thức nhân loại phát triển như vũ bão và quỹ thời gian ngồi trên ghế nhà trường là có hạn? Dạy học tích hợp đã trả lời được các câu hỏi này đồng thời còn đạt được mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc"- luật giáo dục 2005. 2. Cơ sở thực tiễn. a. Thuận lợi: Việc đưa kiến thức BĐKH và ứng phó BĐKH có một số thuận lợi: Thứ nhất, BĐKH và ứng phó BĐKH là vấn đề nóng hổi được nhiều phương tiện truyền thông nhắc tới (thời sự, mạng Itenet, báo chí, đài phát thanh) vì vậy học sinh phần nào đó cũng đã nghe và biết. Thứ hai, được Bộ GD- ĐT đã xây dựng bộ tài liệu tích hợp thực hiện ở nhiều môn học có liên quan, nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu ở trường phổ thông. Thời gian qua, ngành giáo dục đã triển khai thực hiện, cụ thể hóa Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và một số đề án, chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu của Chính phủ. Bộ cũng đã ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020” và “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2015”. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tăng cường quan hệ hợp tác với các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam. Kết quả hợp tác đã từng bước đưa công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giáo dục chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, đảm bảo mục tiêu bền vững và chiến lược. Bộ cũng thành lập Nhóm điều phối về quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu trong ngành giáo dục. Đến nay, Nhóm điều phối đã thu hút sự tham gia của trên 20 tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Những hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đến cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên (chiếm 25% dân số Việt Nam), từng bước xây dựng hệ thống trường học an toàn. Đây cũng chính là sự khẳng định cam kết và chủ động thực hiện trách nhiệm trong việc thực thi Luật Phòng, chống thiên tai của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thứ ba, Môn Sinh học là một môn khoa học rất thuận lợi để đưa giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu lồng ghép vào vì những kiến thức liên quan đến môi trường và sinh vật. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi kể trên việc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu còn gặp một số khó khăn: Thời gian dành cho tích hợp chưa nhiều (lồng ghép hoặc liên hệ) - Việc triển khai nội dung tập huấn của cốt cán đến giáo viên ở một số nơi còn chưa đầy đủ, sơ sài không đồng bộ ở các địa phương. - Một bộ phận giáo viên chưa chú trọng việc tích hợp trong dạy học Sinh Học chủ yếu dạy cho xong nội dung của bài. - Học sinh không quan tâm đến vấn đề này, chủ yếu học các môn thi đại học, quan tâm đến vấn đề thi cử. - Một số học sinh thực sự chưa hiểu biết gì về biến đổi khí hậu, hậu quả của biến đổi khí hậu. II. GIẢI PHÁP. 1. Mục tiêu giáo dục BĐKH và ứng phó BĐKH trong giảng dạy chương I, mục A- Chuyển hóa vật chất và Năng lượng ở thực vật, Sinh học 11, Cơ bản . a. Mục tiêu chung Qua dạy học môn Sinh học trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, BĐKH hiện tại và quá khứ, nguyên nhân và hậu quả. Mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên, BĐKH và ứng phó BĐKH, để mỗi HS trở thành tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH đồng thời có ý thức tham gia đóng góp vào các hoạt động phù hợp ở địa phương làm giảm thiểu tác động của BĐKH khi ngồi trên ghế nhà trường cũng như trong tương lai. Bên cạnh đó học sinh cũng rèn được kĩ năng ứng phó với những bất thường của thời tiết, tránh lí thuyết xa rời thực hành. b. Mục tiêu cụ thể - Kiến thức + Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về ô nhiễm môi trường đất, gây tổn thương đến lông hút của rễ làm ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây. Biết chăm sóc, tưới nước, sử dụng phân bón hợp lí. + Hiểu được vai trò của thoát hơi nước trong điều hòa khí hậu và đời sống con người. + Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về mối liên quan giữa quang hợp với hiệu ứng nhà kính, biện pháp làm giảm hiệu ứng nhà kính. - Kĩ năng + Trang bị và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học để giải thích cơ sở khoa học của các hiện tượng khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, nguyên nhân và hậu quả, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên; + Trang bị và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học để giải thích cơ sở khoa học về BĐKH, ứng phó với BĐKH trên cơ sở đó phát triển các kĩ năng thuyết phục, tuyên truyền về BĐKH và ứng phó với BĐKH trong cộng đồng. + Rèn kĩ năng thoát hiểm và cứu trợ khi có thiên tai xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại tối đa về người và của. - Thái độ. + Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lí tránh nguy cơ cạn kiệt ảnh hưởng đến môi sinh. + Giáo dục cho HS thực trạng suy giảm độ đa dạng sinh học và ý thức bảo vệ độ đa dạng sinh học. + Giáo dục mục tiêu hướng tới chương trình an ninh lương thực của thế giới + Giáo dục cho HS ý thức vận dụng kiến thức Sinh học trong giải thích các hiện tượng BĐKH, môi trường và ứng phó với BĐKH (giảm nhẹ và thích ứng). + HS có ý thức vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được qua học tập môn Sinh học để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH phù hợp với lứa tuổi. + Hình thành hoài bão ước mơ học tập, nghiên cứu học công nghệ để xây dựng một tương lai xanh, phát triển bền vững trên hành tinh Trái Đất. 2. Quy trình thực hiện. Để thực hiện được việc tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu, tôi đã thực hiện các bước sau đây: Bước 1: Phân tích cấu trúc, nội dung, mục tiêu của bài học. Đây là một bước rất quan trọng mà người giáo viên cần phải xác định bởi không phải bài học nào cũng có thể đưa tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào đồng thời sẽ phải đưa vào nội dung nào trong bài học cho phù hợp. Bước 2: Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV và các tài liệu sưu tầm được đưa vào phù hợp với dung lượng thời gian. Thiết kế bài tập về nhà phù hợp với nội dung bài học và những vấn đề thực tiễn của địa phương. Ngoài nghiên cứu SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tập huấn thì tôi còn tìm thêm các thông tin khác đặc biệt là cập nhật những những thông tin mới về BĐKH và biện pháp ứng phó trên mạng thông tin như iternet, thời sự, fabook. Đồng thời cần xác định dung lượng thời gian tích hợp. Bước 3: Xác định phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học thích hợp Sau khi đã xác định được cấu trúc nội dung, mục tiêu và sưu tầm được tài liệu, tôi cân nhắc xác định phương pháp dạy học nào sẽ có hiệu quả? Bước 4: Thực hiện giờ dạy trên lớp. Bước 5: Kiểm chứng hiệu quả của giáo dục tích hợp thông qua bài kiểm tra của học sinh để từ đó rút kinh nghiệm cho những giờ dạy tiếp theo. 3, Một số nội dung và phương pháp tích hợp trong từng bài học trong chương I, mục A- Chuyển hóa vật chất và Năng lượng ở thực vật, Sinh học 11, Cơ bản. Để trình bày giáo án của tất cả các bài thì quá dài vì vậy tôi xin được trình bày những nội dung tích hợp và tiến trình dạy trong mỗi bài học: Bài 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ * Mục III. (SGK) Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. 1.Mục tiêu: - kiến thức: Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và độc lập nghiên cứu SGK, biết liên hệ nội dung học tập với kiến thức thực tế. - Thái độ: sử dụng hiệu quả nguồn nước, phân bón, hóa chất sao cho rễ cây sinh trưởng và phát triển khỏe. Từ đó ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống, lên án những hành động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. 2.Phương pháp: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hỏi đáp. 3.Tiến trình: Trong mục này, giáo viên yêu cầu học sinh: Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước ở rễ? Giải thích ảnh hưởng của môi trường sống đến quá trình hấp thụ nước và muối khóang ở rễ cây? (GV: Như vậy, Muốn cây sinh trưởng tốt chúng ta phải quan tâm đến sự phát triển của bộ rễ thực vật. Điều đó nghĩa là phải biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước như nhiệt độ, oxi, pH) GV: Tại sao hiện tượng xâm mặn xảy ra vào năm 2016 ở Đồng bằng sông Cửu Long lại làm cho lúa và hoa màu chết hàng loạt? làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân? HS: thảo luận và trả lời. GV: kết luận Hiện tượng xâm mặn làm cho nồng độ muối trong đất tăng lên, cây không hút được nước dẫn đến thiếu nước cho các hoạt động sống làm cây bị chết Bài tập về nhà: yêu cầu học sinh chọn một trong hai nội dung sau để hoàn thành bài tập về nhà: 1.Sưu tầm thêm tài liệu, tranh ảnh về ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của thực vật. 2. Vai trò của hệ rễ thực vật trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường: (Hệ rễ cây có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường. Rễ của nhiều loài thực vật thủy sinh (bèo tây, bèo cái) có khả năng hấp thụ và tích lũy các ion kim loại nặng như chì, đồng, crom, các hợp chất nitơ như NH4, NO3. VD cây sậy có khả năng hấp thụ và tích lũy với nồng độ cao các chất độc hại như amoniac, phe nol, chì, nitrrat, thủy ngân nitrat, đồng sunphat, coban clorua và một số chất độc khác) (Thông tin tham khảo: Năm 2016 - Nhiều kỷ lục về thiên tai [2] Báo cáo tổng kết của Văn phòng chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ TN&MT cho thấy: Năm 2016 là năm có nhiều thiên tai khá đặc biệt; xuất hiện nhiều kỷ lục về thiên tai như: Năm 2016 có 18 đợt gió mùa đông Bắc và 05 đợt không khí lạnh gây ra rét đậm, rét hại. Đặc biệt ngày 20/1, nhiệt độ thấp kỷ lục trong 40 năm gần đây đã xuất hiện 20 điểm có mưa tuyết, băng giá, và lần đầu tiên xuất hiện băng tuyết tại đỉnh núi Ba Vì (Hà Nội). Từ tháng 11/2015- 5/2016, dòng chảy sông từ thượng lưu sông Mê Công về đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đầu mùa khô đã xuống mức rất thấp (mức lịch sử), làm cho xâm nhập mặn diễn ra sớm hơn và lấn sâu hơn so với cùng kỳ năm 2015, xâm nhập mặn lấn sâu trên 100km ở khu vực sông Vàm Cỏ; 65km ở các cửa sông Tiền. Hạn hán xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đạt kỷ lục trong gần 90 năm trở lại đây, gây ra tình trạng thiếu nước, khô hạn xảy ra gay gắt tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum; Gia Lai, Đắk Lắk, nhiều tỉnh phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai. Từ tháng 6 - 12/2016 xuất hiện 15 đợt lũ lớn trên các các sông Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên gây ra lũ đặc biệt lớn, gây thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng của nhân dân, nhất là ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên... Bài 3. THOÁT HƠI NƯỚC. * Mục I. (SGK) vai trò của thoát hơi nước: 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế. - Thái độ : - Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kĩ thuật tạo điều kiện cho cây điều hòa thoát hơi nước dễ dàng. - Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố. 2. Phương pháp: - Nghiên cứu SGK, thảo luận và hỏi đáp. 3. tiến trình: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: thoát hơi nước có vai trò gì đối với cơ thể thực vật và đối với việc điều hòa khí hậu? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận với nhau trả lời câu hỏi. GV: bổ sung để đạt được các nội dung sau: Đối với cơ thể thực vật: Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, đưa nước cùng các ion khoang, các chất tan vào trong cơ thể thực vật, tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây, tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. Thoát hơi nước làm cho khí khổng mở, quá trình trao đổi khí xảy ra, lấy nguyên liệu và thải sản phẩm quang hợp và hô hấp ra môi trường. Làm giảm nhiệt độ của bề mặt lá. Đối với đời sống con người và môi trường sống: Nhờ thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ môi trường, làm giảm lượng CO2 do khí khổng mở CO2 di chuyển vào trong lục lạp cung cấp nguyên liệu cho quang hợp. Điều này trong phạm vi rộng có thể làm giảm hệ quả của hiệu ứng nhà kính. Như vậy chúng ta phải trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, khai thác rừng một cách hợp lí, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ sự đa dạng sinh học của thực vật, động vật. Bài tập về nhà: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm vào vở bài tập sinh học: Về mùa hè thường hay xảy ra cháy rừng gây thiệt hại rất lớn, các em sẽ làm gì để đề phòng hiện tượng này xảy ra? Khi xảy ra rồi chúng ta phải làm gì để giảm thiệt hại? ý thức và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và chăm sóc rừng? B
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_giao_duc_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_trong_da.doc