SKKN Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vì mục tiêu “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai qua một số bài học Địa lí

SKKN Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vì mục tiêu “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai qua một số bài học Địa lí

Trường THPT Lê Lai đóng trên địa bàn phía Nam của huyện Ngọc Lặc, có vị trí thuận lợi, nằm cạnh tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, một ngôi trường đang vươn mình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, phấn đấu được công nhận trường chuẩn quốc gia vào năm 2019. Đi đôi với sự phát triển chuyên môn, vấn đề bảo vệ môi trường sống luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm vì mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều năm qua nhà trường đã và đang hoàn thiện việc xây dựng cơ sở vật chất kết hợp với việc xây dựng khuôn viên, đảm bảo một môi trường dạy và học luôn sáng – xanh - sạch - đẹp. Để có được môi trường như vậy cần sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự đóng góp to lớn của các thầy cô giáo và ý thức của các em học sinh vì mục tiêu mang lại môi trường sống trong lành, xây dựng hình ảnh thân thiện, sạch đẹp.

 Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh có ý thức chưa cao trong việc xây dựng môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp. Các em còn thiếu các kỹ năng cần thiết để biết cách xây dựng môi trường sáng – xanh - sạch - đẹp của nhà trường và ở địa phương. Đó là điều mỗi giáo viên bộ môn, và đặc bệt là giáo viên bộ môn Địa lí cần trang bị kỹ năng cho các em trong các giờ học, bài học.

Từ yêu cầu trên, tôi quyết định trang bị kiến thức và kỹ năng về việc xây dựng và bảo vệ môi trường qua việc: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vì mục tiêu “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai qua một số bài học Địa lí.

 Trong phạm vi nhỏ và thời gian hạn chế thì đề tài không tránh khỏi được những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp và các em học sinh để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

 

docx 19 trang thuychi01 7644
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vì mục tiêu “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai qua một số bài học Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÌ MỤC TIÊU 
“SÁNG – XANH – SẠCH – ĐẸP” CHO HỌC SINH LỚP 12, TRƯỜNG THPT LÊ LAI QUA MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỊA LÍ 
Người thực hiện: Lê Thị Sang
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2019
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÌ MỤC TIÊU 
“SÁNG – XANH – SẠCH – ĐẸP” CHO HỌC SINH LỚP 12, TRƯỜNG THPT LÊ LAI QUA MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỊA LÍ 
Người thực hiện: Lê Thị Sang
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU...01
I.1. Lý do chọn đề tài..01
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài..01
I.3. Đối tượng nghiên cứu..01
I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu..02
I.5. Phương pháp nghiên cứu.02
II. PHẦN NỘI DUNG..03
II.1. Cơ sở lý luận...03
II.1.1. Quan niệm tích hợp.03
II.1.2. Quan niệm dạy học tích hợp03
II.1.3. Quan niệm về kỹ năng sống....03
II.2. Cơ sở thực tiễn....04
II.2.1. Những thuận lợi...04
II.2.2. Những khó khăn..04
II.2.3. Kế hoạch và quy trình thực hiện..05
II.2.3.1. Tích hợp với chủ đề SÁNG..05
II.3.2.2. Tích hợp với chủ đề XANH.07
II.3.2.3. Tích hợp với chủ đề SẠCH..09
II.3.2.4. Tích hợp với chủ đề ĐẸP.....10
II.2.4. Đánh giá chung13
II.4. Giải pháp, biện pháp...13
II.4.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp...13
II.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp....13
II.4.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.13
II.5. Kết quả thu được của vấn đề nghiên cứu....14
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ15
III.1. Kết luận 15
III.2. Kiến nghị...15
TÀI LIỆU THAM KHẢO......16
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
	Trường THPT Lê Lai đóng trên địa bàn phía Nam của huyện Ngọc Lặc, có vị trí thuận lợi, nằm cạnh tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, một ngôi trường đang vươn mình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, phấn đấu được công nhận trường chuẩn quốc gia vào năm 2019. Đi đôi với sự phát triển chuyên môn, vấn đề bảo vệ môi trường sống luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm vì mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều năm qua nhà trường đã và đang hoàn thiện việc xây dựng cơ sở vật chất kết hợp với việc xây dựng khuôn viên, đảm bảo một môi trường dạy và học luôn sáng – xanh - sạch - đẹp. Để có được môi trường như vậy cần sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự đóng góp to lớn của các thầy cô giáo và ý thức của các em học sinh vì mục tiêu mang lại môi trường sống trong lành, xây dựng hình ảnh thân thiện, sạch đẹp.
	Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh có ý thức chưa cao trong việc xây dựng môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp. Các em còn thiếu các kỹ năng cần thiết để biết cách xây dựng môi trường sáng – xanh - sạch - đẹp của nhà trường và ở địa phương. Đó là điều mỗi giáo viên bộ môn, và đặc bệt là giáo viên bộ môn Địa lí cần trang bị kỹ năng cho các em trong các giờ học, bài học.
Từ yêu cầu trên, tôi quyết định trang bị kiến thức và kỹ năng về việc xây dựng và bảo vệ môi trường qua việc: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vì mục tiêu “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” cho học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lai qua một số bài học Địa lí. 
	Trong phạm vi nhỏ và thời gian hạn chế thì đề tài không tránh khỏi được những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp và các em học sinh để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Giúp cho học sinh nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa môi trường tự nhiên với môi trường sống của con người, từ đó có những hành vi khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường sống bền vững, hiệu quả. 
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tính huống và hoạt động hàng ngày.
- Học sinh được trang bị các kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, vận động, thuyết phục người khác cùng tham gia, phát triển các kỹ năng về thu thập, tổng hợp thông tin, giúp nhạy bén hơn khi gặp phải những vấn đề khó khăn đặt ra, hình thành thói quen vì tập thể, vì cộng đồng và xã hội. Trên cơ sở đó tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Sáng: Biết cách sử dụng nguồn điện chiếu sáng phù hợp, tiết kiệm ở lớp học, nhà trường, gia đình.
- Xanh: Duy trì môi trường sống nhiều cây xanh thân thiện với môi trường.
- Sạch: Đảm bảo không gian học tập, sinh sống sạch sẽ, hạn chế những vấn đề ô nhiễm do chất thải đến môi trường sống. 
- Đẹp: Xây dựng môi trường sạch đẹp, hành vi ứng xử với không gian sống có trách nhiệm, mang tính nhân văn. 
	 Học sinh lớp 12 thông qua một số bài học về Địa lí trong chương trình sách giáo khoa hiện hành, là lớp cuối bậc THPT (khoảng 17 - 18tuổi) nên khả năng tư duy, nhận thức, phân tích đánh giá về đề tài của các em sẽ rất trách nhiệm và hiệu quả, việc vận dụng các kỹ năng vào trong đời sống hàng ngày khá gần gũi, cần thiết. 
I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Bài 14, 15, 35, 37 sách giáo khoa địa lí lớp 12.
	- Phạm vi khuôn viên và xung quanh trường THPT Lê Lai đóng trên địa bàn thôn Ba Si, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp tiếp cận lý luận khoa học.
- Phương pháp quan sát thực tế.
- Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu tôi đã áp dụng trong đề tài này. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài.
I. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận
II.1.1. Quan niệm tích hợp
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất, sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có.
Tích hợp có hai hình thức là: 
+ Tích hợp toàn phần: Được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của bài học cũng chính là các kiến thức cần tích hợp. 
+ Tích hợp bộ phận: Được thực hiện khi một phần kiến thức của bài học có nội về giáo dục cần tích hợp.
II.1.2. Quan niệm dạy học tích hợp
	Được hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp phần hình thành cho học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh phù hợp với các mục tiêu giáo dục trong nhà trường.
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổng hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. (Chẳng hạn: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông trong các môn học Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân... xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống).
Dạy học tích hợp chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, tập trung vào năng lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức trong sách giáo khoa. Thực hiện một năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng sống trong một tình huống có ý nghĩa vào cuộc sống.
II.1.3. Quan niệm về kỹ năng sống
- Theo Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp Quốc (UNICEF): Kỹ năng sống là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO): Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục: học để biết, học làm người, học để sống và học để làm. Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện Học để sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội như: Giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thôngHọc làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, tự nhận thức, tự tin, kiểm soát cảm xúc Học để làm gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng làm việc nhóm, đặt mục tiêu, quản lý thời gian
Tóm lại, bản chất của Kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. 
II.2. Cơ sở thực tiễn
II.2.1. Những thuận lợi 
- Trường THPT Lê Lai là một trường cấp 3 nên việc triển khai của giáo viên và việc tiếp cận vấn đề của học sinh tương đối thuận lợi, gần gũi. Nhìn chung, việc nắm bắt các yêu cầu tích hợp nhanh chóng, dễ dàng hơn.
- Được sự quan tâm, tuyên truyền thường xuyên của các phương tiện thông tin đại chúng, sự hỗ trợ của nhóm Địa lí, Nhà trường, Đoàn thanh niêntrường THPT Lê Lai.
- Học sinh rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động vì mục tiêu Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp có hiệu quả từ lớp, trường học đến từng gia đình, thôn xóm.
- Những phương tiện hỗ trợ các yêu cầu của đề tài phong phú, đa dạng và khá gần gũi, dễ tìm kiếm nên hiệu quả mang lại là tương đối cao.
- Khả năng áp dụng của đề tài khá rộng rãi, cho nhiều đối tượng học sinh, không bị ràng buộc nhiều về thời gian vì những vấn đề được đề cập rất thực tế với từng cá nhân.
II.2.2. Những khó khăn	
- Học sinh trường THPT Lê Lai chủ yếu sinh sống ở vùng miền núi, các em lớn lên với những công việc gắn với đồi núi nên chưa có thói quen xây dựng một khuôn viên sạch đẹp.
- Hơn nữa, tuổi các em còn hồn nhiên, vô tư, xem việc xây dựng môi trường sáng – xanh- sạch – đẹp không phải là trách nhiệm của riêng bản thân mình nên đôi khi còn ăn quà vặt, xả rác bừa bãi trong khuôn viên nhà trường, trong lớp học
- Việc tắt điện khi không sử dụng còn chưa tự giác, đôi khi còn quên do sự vô tư, hiếu động của tuổi học trò.
- Nhìn chung nhận thức của học sinh về vấn đề Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp được nâng cao thông qua sự tích hợp vào bài học Địa lí lớp 12 nhưng chưa nhiều và cụ thể, giáo viên chỉ lựa chọn được một số bài và tiêu mục nhỏ để tích hợp.
- Giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc yêu cầu học sinh thực hiện đề tài với sự tập trung ngoài giờ bên ngoài trường học, vì cần phải có sự đồng ý và ủng hộ của nhà trường, gia đình, địa phương.
	II.2.3. Kế hoạch và quy trình thực hiện	
	II.2.3.1. Tích hợp với chủ đề SÁNG:
	- Nội dung tích hợp: 
	Sử dụng nguồn điện chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm.
	- Bài học:
	Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ
	+ Mục 3: Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
	- Biện pháp thực hiện:
+ Tìm hiểu về vấn đề năng lượng điện là một ưu tiên hàng đầu trong phát triển công nghiệp của vùng, do hạn chế về nguồn nguyên liệu tại chỗ nên việc phát triển công nghiệp của vùng chủ yếu dựa vào mạng lưới điện quốc gia. Từ đó liên hệ cụ thể việc cần thiết phải sử dụng tiết kiệm điện ở địa phương nói riêng và ở tỉnh Thanh Hóa nói chung.
	+ Thực hiện các hành vi cụ thể để sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm.
	Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
+ Mục 2: Phát triển cây công nghiệp lâu năm.
	+ Mục 4: Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi.
	- Biện pháp thực hiện:
+ Tìm hiểu về thủy điện, mùa khô ở Tây Nguyên cụ thể ở Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum và liên hệ thực tế các huyện ở tỉnh Bình Định.
	+ Thực hiện các hành vi cụ thể để sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm.
	- Địa điểm:
+ Lớp học.
+ Khuôn viên nhà trường.
	+ Gia đình của học sinh.
	- Quy trình thực hiện:
	+ Bước 1: Giáo viên trang bị các kiến thức cần thiết cho học sinh như: 
 	. Tính chất khí hậu cận xích đạo vùng Tây Nguyên có mùa khô kéo dài (4-5 tháng), điều này gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. 
 	. Tây Nguyên là vùng giàu tiềm năng phát triển thủy điện, riêng ở Gia Lai có nhiều công trình thủy điện lớn như Yaly, Xêxan 3, Xê Xan 3A, Đăk Lăk cũng có nhiều công trình lớn như Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Đrây H’ling, Buôn Kuôpnhưng khi mùa khô đến vẫn xảy ra tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, luân phiên cắt điện nhiều nơi trong tỉnh cũng như từng xã phường.
	+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách thức thực hành tiết kiệm điện ở lớp học, ở nhà trường. Cụ thể như:
	 . Trước khi tan trường phải tắt hết các thiết bị điện (đèn, quạt, tivi, máy chiếu)
	 . Chủ động tận dụng ánh sáng tự nhiên khi trời sáng thì không bật đèn trong lớp học.
 	. Lau chùi, vệ sinh các thiết bị điện thật sạch, trên tường phòng học không vết bẩn.
 	. Bật quạt ở chế độ nhỏ (vì quạt chạy càng nhanh càng tốn điện).
	+ Bước 3: Yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt khi về nhà theo những yêu cầu:
 	. Khi ở nhà cần kiểm tra kỹ các thiết bị điện không cần sử dụng nhất là vào giờ cao điểm.
	. Nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn tròn (vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần).
	 . Hạn chế việc mở tủ lạnh thường xuyên.
	 . Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ nên để trên 200C; khi ngoài trời có gió nên mở cửa ra để lấy không khí tự nhiên bên ngoài.
	 . Chỉ sử dụng máy giặt lúc có nhiều quần áo.
	 . Các thiết bị như máy vi tính, điện thoại, tivi, điện thoại di độngkhông nên để chế độ màn hình quá sáng
Hình 01: Poster Tiết kiệm điện bảo vệ môi trường (tập đoàn Điện lực Việt Nam)
(Một tư liệu ý nghĩa của lớp 12C2 và 12C4 sưu tầm)
Hình 02: Lớp trưởng lớp 12C6 Trường THPT Lê Lai tắt điện khi ra khỏi lớp.
	+ Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. 
	 . Giáo viên đánh giá tổ trực nhật thông qua sự chuẩn bị ở các tiết dạy, hỏi thăm phụ huynh các em học sinh đã thực hiện sự tiết kiệm điện ở nhà như thế nào, từ đó đánh giá được hiệu quả. 
	 . Cuối tháng, quý có phần thưởng nhỏ động viên những tổ, cá nhân thực hiện tốt; phê bình những tổ thực hiện chưa tốt.
	 . Tham mưu cho các giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường về việc thực hiện của học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
	II.3.2.2. Tích hợp với chủ đề XANH:
Hình 03: Tham gia phong trào: Ngày chủ nhật xanh của lớp 12C8 Tại Đền Tép.
- Nội dung tích hợp:
	Duy trì môi trường sống nhiều cây xanh thân thiện với môi trường.
	- Bài học: 
	Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Mục 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật.
	a. Tài nguyên rừng.
	Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
	+ Mục 1: Bảo vệ môi trường.
	- Biện pháp thực hiện:
+ Tìm hiểu về tài nguyên rừng, sự mất cân bằng sinh thái môi trường.
	+ Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh, video về sự thiếu hụt không gian xanh ở đô thị.
	+ Thực hiện việc trồng, chăm sóc cây xanh, công trình tự giác ở trường học; chăm sóc vườn cây, bồn hoa ở gia đình.
	- Địa điểm:
+ Lớp học.
+ Khuôn viên nhà trường.
	+ Gia đình của học sinh.
	+ Khu vực công cộng	
	- Quy trình thực hiện:
	+ Bước 1: Giáo viên trang bị các kiến thức cần thiết cho học sinh như: 
	 . Kiến thức về tầm quan trọng của rừng, hiện trạng về tài nguyên rừng ở nước ta, nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ. Liên hệ đến thực tế Thanh Hóa là địa phương có nhiều rừng như ở Ngọc lặc, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa
	 . Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường do sự ô nhiễm không khi từ các chất thải sinh hoạt, chất thải trong công nghiệp ở các thành phố lớn, trong đó có thành phố Thanh Hóa. Do đó cần phải duy trì không gian sống với nhiều cây xanh để chất lượng môi trường sống ngày càng phát triển bền vững.
	+ Bước 2: Giáo viên để cho học sinh trình bày các sản phẩm đã sưu tầm như: tư liệu hình ảnh, video thông qua sách, báo, tạp chí, internet, truyền hình... về sự thiếu hụt không gian xanh ở đô thị.
	 . Các nhóm, tổ sẽ lần lượt nhận nhiệm vụ từ giáo viên và xác định rõ chủ đề, loại thông tin, nguồn thu thập, phương tiện lưu trữ (giấy, bút, USB, máy tính, điện thoại, máy ảnh), sắp xếp thông tin, bảo quản cẩn thận
	 . Hơn một tháng sau sẽ báo cáo trước lớp về kết quả thu thập tư liệu của các nhóm. Các nhóm khác sẽ lần lượt đánh giá, nhận xét.
	 . Giáo viên tổng kết để thấy được sự cần thiết phải duy trì môi trường nhiều cây xanh trong trường góp phần to lớn vào sự cân bằng sinh thái môi trường sống của con người. Có thể lựa chọn ra các tư liệu giá trị làm nguồn minh chứng để giáo viên nâng cao chất lượng bài soạn giảng cho những năm học sau đó.
	+ Bước 3: Thực hiện việc trồng, chăm sóc cây xanh, công trình tự giác ở trường học; chăm sóc vườn cây, bồn hoa ở gia đình, đường phố.
	 . Yêu cầu học sinh thể hiện trách nhiệm và hành động qua việc chăm sóc cây xanh và cây cảnh, cây bóng mát (nhổ cỏ, bắt sâu hại, tưới nước, thay thế cây đã chết) trong công trình tự giác đã được Đoàn trường phân công.
	 . Ở gia đình học sinh cần kết hợp với người nhà cùng nhau chăm sóc cây cảnh, bồn hoa, rau sạch trong các chậu hiệu quả.
	 . Tuyệt đối không được bẻ cành, vặt lá, hái quả, ngắt hoa hệ thống cây xanh trong khuôn viên trường và khu dân cư sinh sống.
	+ Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. 
	 . Tìm hiểu thông tin chăm sóc công trình tự giác của học sinh thông qua Đoàn trường, giáo viên quan sát trực tiếp, đánh giá kết quả.
	 . Cuối tháng, cuối quý có phần thưởng nhỏ động viên những tổ, cá nhân thực hiện tốt; phê bình những tổ thực hiện chưa tốt.
	 . Tham mưu cho giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường về việc thực hiện của học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
	II.2.3.3. Tích hợp với chủ đề SẠCH:
	- Nội dung tích hợp: 
Đảm bảo không gian học tập, sinh sống sạch sẽ, hạn chế những vấn đề ô nhiễm do chất thải đến môi trường sống. 
	- Bài học: 
	Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
	+ Mục 1: Bảo vệ môi trường.
	- Biện pháp thực hiện:
+ Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường.
	+ Thực hiện việc thu dọn rác thải, vệ sinh lớp học, khuôn viên trường; vệ sinh, dọn dẹp ở gia đình ngăn nắp sạch sẽ, thôn xóm không chất thải ô nhiễm.
Hình 04: Tham gia làm sạch khuôn viên trước cổng trường THPTLê Lai
(Lớp 12C2)
	- Địa điểm:
+ Lớp học.
+ Khuôn viên nhà trường.
+ Các tuyến đường quanh trường.
	- Quy trình thực hiện:
	+ Bước 1: Giáo viên trang bị các kiến thức cần thiết cho học sinh như: 
	 . Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường do sự ô nhiễm không khí từ các chất thải sinh hoạt, chất thải trong công nghiệp ở các thành phố lớn.
	 . Cung cấp cho học sinh các hình ảnh, tư liệu cần thiết mô tả nguyên nhân, hiện trạng dẫn đến sự ô nhiễm, hình thành cho học sinh thái độ cần phải giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, không khí trong lành.
	+ Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá thực trạng ô nhiễm cũng như nguy cơ dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống ở xung quanh trường và một số tuyến phố chính.
	+ Bước 3: Cho học sinh ký cam kết thi đua giữa các tổ trong lớp. Giáo viên biên soạn bản cam kết thi đua làm sạch môi trường trong các buổi trực nhật lớp, vệ sinh khuôn viên lớp học, nhà trường.
	+ Bước 4: Học sinh tiến hành các hoạt động dọn dẹp, vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà trường theo sự hướng dẫn, nhắc nhở của giáo viên và Đoàn trường. Cùng tham gia với địa phương để bảo vệ môi trường.
	 . Làm vệ sinh lớp học thứ 7 hàng tuần như: lau chùi cửa sổ, cửa chính, mặt bàn (hộc bàn), ghế, trên tường phòng học
	Hình 05: Làm vệ sinh phòng học của lớp 12C6(Trường THPT Lê Lai)
	 . Nhặt rác và có sự phân loại cụ th

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_giao_duc_ky_nang_song_vi_muc_tieu_sang_xanh_sa.docx