SKKN Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy tiết 1 - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình - GDCD 10

SKKN Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy tiết 1 - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình - GDCD 10

Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỉ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức, nạo phá thai, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của internet.Gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kĩ năng sống. Do vậy,

các trường phổ thông cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng sử phù hợp với những người xung quanh, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống phức tạp, muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống.

 Nằm trong chương trình các môn học ở bậc phổ thông, bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) trong những năm vừa qua đã và đang nhận được sự quan tâm, sự chỉ đạo và đánh giá đúng tầm quan trọng của bộ môn trong hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục tư cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên đã và đang nỗ lực không ngừng trong quá trình công tác nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Tuy nhiên nếu như nhìn vào điểm số thì có thể thấy kết quả của bộ môn GDCD tương đối cao, nhưng nếu đánh giá dựa vào hành vi, thái độ của học sinh, kĩ năng vận dụng của học sinh trong thực tiễn cuộc sống thì chưa được như mong muốn.

Câu chuyện về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không phải là mới, nhưng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Do đó việc tiến hành tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học trong trường phổ thông, đặc biệt là với môn GDCD là việc làm có tính cấp thiết hơn bao giờ hết.

 

doc 18 trang thuychi01 9393
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy tiết 1 - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình - GDCD 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1
Mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài 
2
1.2
Mục đích nghiên cứu 
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
11
3
Kết luận và kiến nghị 
13
Kết luận 
13
Kiến nghị 
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỉ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức, nạo phá thai, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của internet...Gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kĩ năng sống. Do vậy,
các trường phổ thông cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng sử phù hợp với những người xung quanh, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống phức tạp, muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống.
 Nằm trong chương trình các môn học ở bậc phổ thông, bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) trong những năm vừa qua đã và đang nhận được sự quan tâm, sự chỉ đạo và đánh giá đúng tầm quan trọng của bộ môn trong hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục tư cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên đã và đang nỗ lực không ngừng trong quá trình công tác nhằm nâng cao chất lượng bộ môn,  nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Tuy nhiên nếu như nhìn vào điểm số thì có thể thấy kết quả của bộ môn GDCD tương đối cao, nhưng nếu đánh giá dựa vào hành vi, thái độ của học sinh, kĩ năng vận dụng của học sinh trong thực tiễn cuộc sống thì chưa được như mong muốn. 
Câu chuyện về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không phải là mới, nhưng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Do đó việc tiến hành tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học trong trường phổ thông, đặc biệt là với môn GDCD là việc làm có tính cấp thiết hơn bao giờ hết. 
Từ những lí do trên, bản thân tôi với lòng nhiệt tình và kinh nghiệm của mười bốn năm công tác, luôn mong muốn góp một phần công sức của mình nhằm khắc phục tình trạng trên với đề tài: "Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy tiết 1- Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình-GDCD 10”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Nhằm cùng với đồng nghiệp đưa ra các giải pháp thiết thực góp phần trang bị cho học sinh những kĩ năng sống để các em vững vàng hơn trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, hiệu quả hơn; làm chủ được bản thân và thành công nhiều hơn trong cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, tổng kết vấn đề tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua tiết 1- Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình- trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã vận dụng một số phương pháp như: nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết từ những bài viết trên các tạp chí của nhà xuất bản giáo dục, nhà xuất bản trẻ, các bài viết trên mạng internet..; phương pháp khảo sát thực tế từ trường phổ thông nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy, từ các trường phổ thông trên địa bàn và qua các tạp chí; thu thập những thông tin đáng tin cậy từ học sinh, đồng nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trên thế giới hiện nay đã và đang tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kĩ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau. Thông thường, kĩ năng sống được hiểu là những kĩ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao.
Theo quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), kĩ năng sống là tập hợp rất nhiều kĩ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kĩ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kĩ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. 
	Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lý bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là kĩ năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Như vậy, các kĩ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức - "cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị - "cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế - “làm gì và làm bằng cách nào?” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng.
	Kĩ năng sống thường được thiết lập với một nền tảng riêng biệt, do đó mọi người có thể hiểu và thực hành. Kĩ năng sống liên hệ mật thiết với những nội dung giáo dục thực hành giúp chúng ta trả lời những câu hỏi như là: Chúng ta cần làm gì để có thái độ quyết đoán? Quyết định của chúng ta liên quan đến những điều gì?... 	Khái niệm kĩ năng sống được hiểu rất khác nhau. Ở một số nước như: Trung Quốc; Singapore; Thái Lan ... đào tạo kĩ năng sống chính là để giáo dục cách vệ sinh, dinh dưỡng, giáo dục phòng chống bệnh tật hoặc giáo dục hòa bình ... Ở một số nước khác như: Mỹ; Anh; Pháp; Nhật ... kĩ năng sống đào tạo tập trung vào giáo dục hành vi, giáo dục an toàn trên đường phố, hay giao dục bảo vệ môi trường ... 
	Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kĩ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và tự nhiên. Chính vì vậy rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một nội dung cơ bản của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, triển khai và thực hiện.
	Qua nghiên cứu tài liệu và hoạt động thực tiễn của bản thân. Tôi nhận thấy: những kĩ năng sống cơ bản cần tích hợp cho học sinh thông qua môn GDCD ở bậc THPT như sau:
	- Kĩ năng tự nhận thức
	- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
	- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
	- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
	- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
	- Kĩ năng giao tiếp
	- Kĩ năng lắng nghe tích cực
	- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
	- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
	- Kĩ năng hợp tác
	- Kĩ năng tư duy phê phán
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo
	- Kĩ năng ra quyết định
	- Kĩ năng giải quyết vấn đề
	- Kĩ năng kiên định
	- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
	- Kĩ năng đặt mục tiêu
	- Kĩ năng quản lí thời gian
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin ...
	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Giáo dục kĩ năng sống là một vấn đề không mới trong dạy học và cũng không xa lạ trong thực tiễn cuộc sống vì nó là lĩnh vực giáo dục liên ngành. Tuy nhiên, đặc trưng của môn GDCD là không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của môn học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mà điều quan trọng hơn là hình thành và phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh, đồng thời hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ đúng đắn trước các vấn đề liên quan đến nội dung bài học cho các em. Vì vậy, môn học này có khả năng tích hợp ở nhiều mức độ khác nhau với các nội dung giáo dục kĩ năng sống cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Do đó, khi tích hợp giáo dục kĩ năng sống cần đảm bảo nguyên tắc: không gượng ép, không làm nặng nội dung, không làm biến dạng môn học.
	Tuy nhiên, qua thực tế dự một số giờ của đồng nghiệp ở trường hiện nay tôi nhận thấy, có nhiều giáo viên bộ môn GDCD quan niệm rằng: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống là vô hình dung làm nặng thêm nội dung kiến thức bài học, biến dạng môn học dưới hình thức đơn điệu khô cứng. Bên cạnh đó, có một bộ phận giáo viên dạy chéo môn, không tâm huyết với nghề, ít đọc sách, báo, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội, việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế, cho nên ngại tích hợp vì cho rằng chỉ cần tập trung vào kiến thức bài học là đủ, không cần phải tích hợp những nội dung khác.
	2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Để phát huy vai trò giáo dục  bộ môn, giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp học sinh có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Giáo viên phải là những người có lòng nhiệt huyết, biết lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh phong trào thi đua học tập sôi nổi, hiệu quả, động viên kịp thời học sinh có những tiến bộ. Trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện được mục tiêu giáo dục THPT. 
Vì vậy, nhận thấy trong rất nhiều phương pháp nhằm phát huy vai trò giáo dục bộ môn, tôi đã và đang sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tôi chỉ xin trình bày việc áp dụng của mình trong một tiết học của một bài học cụ thể: “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy tiết 1- bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình- GDCD 10”.
 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình là một bài học có tính thực tiễn cao, đặc biệt với lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông(THPT), kiến thức gần gũi với các em, cung cấp cho các em một số hiểu biết cơ bản về tình yêu, tình yêu chân chính, hôn nhân và gia đình, giúp các em hiểu được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình nước ta hiện nay, từ đó các em biết yêu quí gia đình, sống có trách nhiệm trong tình yêu , hôn nhân và gia đình, có khả năng nhận xét, đánh giá một số vấn đề về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong xã hội.
Với tiết 1, nội dung bao gồm :
Phần 1- Tình yêu
Tình yêu là gì ?
Thế nào là một tình yêu chân chính ?
Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên.
 Giáo viên dùng phương pháp thảo luận nhóm, với những câu chuyện phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn sự tập trung của học sinh. Thông qua những câu chuyện, tác động trực tiếp tới suy nghĩ, cảm xúc của người học. Qua đó giúp học sinh hình thành kĩ năng xác định giá trị, cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh mình. Giúp học sinh tích cực suy nghĩ để có thể lập luận chặt chẽ, đưa ra những ví dụ dẫn chứng, rèn luyện tính kiên định, tư duy phê phán và khả năng giao tiếp có hiệu quả. Với những mối quan hệ trong cuộc sống như quan hệ với bạn bè, bố, mẹ, hàng xóm ... học sinh sẽ lựa chọn cách ứng xử phù hợp với từng đối tượng và trong từng hoàn cảnh cụ thể. 
Trong tiết học này tôi chỉ lựa chọn phần 1.b và 1.c để tích hợp.
	Ví dụ: Khi dạy mục 1.b: Thế nào là một tình yêu chân chính? Giáo viên có thể đưa ra các mẩu chuyện sau đây:
	Mẩu chuyện 1: Trong một buổi giao lưu Lan đã gặp Dũng và qua thời gian cô đã dành tình yêu cho Dũng - một người chiến sỹ biên phòng. Gia đình và bạn bè chê bai Lan vì sao không yêu những chàng trai có địa vị xã hội, có học vấn, có tiền của ... lại yêu một người lính.
Câu hỏi thảo luận: 
 - Trong trường hợp này, nếu là Lan em sẽ sử sự như thế nào?
 - Vì sao em lại sử sự như thế ?
	Mẩu chuyện 2: Đã hai tuần nay Hằng luôn giận dỗi Minh, gọi điện thoại Hằng cũng không nghe, đến thăm, Hằng cũng không tiếpchỉ vì hôm trước Hằng bắt gặp Minh chở một người con gái. Hằng đâu biết rằng hôm ấy cô bạn đồng hương nhờ Minh đưa ra bến xe để về quê có việc gấp, và Minh cũng chưa kịp nói với Hằng
Câu hỏi thảo luận: 
- Theo em, vì sao Hằng lại sử sự như vậy với Minh ?
 - Nếu em là bạn của Hằng, em sẽ khuyên bạn mình như thế nào ?
 Với những mẩu chuyện này giáo viên cho các em thảo luận nhóm, sau khi nhóm trưởng lên trình bày ,các nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung và đưa ra những quan điểm khác nhau. Trên cơ sở đó giáo viên phân tích và đưa ra những kết luận.
Ví dụ : Dạy phần 1.c Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên 	Đây là nội dung luôn mang tính thời sự, đặc biệt với lứa tuổi thanh niên khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường hiện nay.
Ý 1: Yêu đương quá sớm. 
Với phần này học sinh sẽ rất sôi nổi và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau nếu giáo viên sử dụng kết hợp một số phương pháp phù hợp.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi: 
Theo em, lứa tuổi học sinh THPT từ 15 đến 17 tuổi nên yêu chưa? Vì sao?
Các em sẽ xung phong lên bảng và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, kể cả những quan điểm trái chiều. (giáo viên chuẩn bị bảng phụ và cho các em viết vào những ô tương ứng theo quan điểm của mình,) sau đó giáo viên phân tích , tổng hợp và hướng các em có những hiểu biết đúng đắn nhất.
VD Bảng liệt kê những quan điểm của các em (Giáo viên có thể chuẩn bị trước)
Câu hỏi
Lứa tuổi học sinh từ 15 đến 17 nên yêu chưa? Vì sao?
Lựa chọn
Chưa nên yêu
Nên yêu
 Lí do 
lựa chọn
Ý 2: Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi.
Giáo viên có thể đưa ra mẩu chuyện tình huống để các em tranh luận đưa ra những nhận xét, thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề liên quan đến tình yêu, từ đó các kĩ năng như tư duy phê phán, ra quyết địnhcũng hình thành và phát triển.
Ví dụ: Giáo viên có thể đưa ra một tình huống ”Tâm sự của một người đau khổ”.
“Cách đây hơn một năm, trong một buổi tiệc liên hoan, bạn bè đã thách đố tôi, nếu tôi tán đổ Hương( một hoa khôi của làng) thì thích gì bạn bè tôi cũng chiều hết. Vậy là với máu sĩ diện của một thằng đàn ông, không muốn cho bạn bè coi thường mình (và tôi cũng tự biết mình có rất nhiều thế mạnh trời phú trong chinh phục phái nữ), tôi đã lên kế hoạch chinh phục nàng. Quả như dự đoán, chỉ một thời gian ngắn trái tim nàng đã thuộc về tôi. 
Tôi đã rất hãnh diện trước bạn bè và lẽ ra tôi phải là người rất hạnh phúc, nhưng không –tôi đang rất đau khổ. Khi tôi biết rằng tôi yêu nàng da diết, nàng chính là một phần đời của tôithì cũng là lúc nàng biết được tôi đến với nàng bằng sự cá cược với bạn bè, rằng tôi đang đùa rỡn với tình yêunàng đã nói lời chia tay ”.
Câu hỏi: 
- Em có nhận xét gì về lời tâm sự của nhân vật trong mẩu chuyện trên?
- Từ tâm sự của nhân vật nói trên đã cho em bài học gì trong cuộc sống ?
Ý 3: Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Đây là phần bài học mà học sinh thường e dè nhưng lại chú ý lắng nghe vì các em rất quan tâm đến chủ đề này. Nắm được đặc điểm này, giáo viên nên kết hợp những phương pháp phù hợp để các em tiếp thu một cách nhẹ nhàng từ đó các kĩ năng và vốn sống của các em được hình thành ngày càng phong phú.
Ngoài nội dung trong sách giáo khoa, giáo viên có thể đưa ra những tình huống, những mẩu chuyện hoặc số liệu thống kê liên quan để các em thảo luận, đưa ra quan điểm, và cùng rút ra những kết luận đúng đắn.
Ở nội dung này trước hết giáo viên đưa ra câu hỏi để dẫn dắt học sinh sau đó là những thông tin điển hình: 
Ví dụ: Có người cho rằng: “khi đã yêu nhau thì phải hiến dâng cho nhau tất cả”. Em có suy nghĩ gì về quan niệm đó?
Những thông tin:
- Tháng 3/2012, cô học sinh ngoan hiền ở trường THPT Diễn Châu 2 (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã chuyển dạ trên lớp rồi sinh ra một bé gái.
- Nhiều giáo viên Trường THPT Ninh Giang, Hải Dương cũng không thể quên được cái chết thương tâm của cô học sinh lớp 10 trường này cách đây 2 năm: NTT yêu một học sinh lớp 12 cùng trường rồi có bầu. Quá hoảng sợ, T đã uống thuốc trừ cỏ đểphá thai và phải đổi bằng cả tính mạng.
- Một nữ sinh lớp 10 ở trường THPT Diệp Minh Châu, huyện Châu Thành, Bến Tre cũng sinh một bé trai 2,5 kg sau khi đi học thể dục về. Nữ sinh này cho biết cha của cháu bé tên Tuấn, ở xã Thành Triệu, huyện Châu Thành. “ Khi em đi học, sau giờ nghỉ tiết, Tuấn đến nhắn tin em để chở đi chơi. Em không ngờ là mình đã có thai”, bà mẹ trẻ hồn nhiên tâm sự.
Câu hỏi: 
 - Em có suy nghĩ gì sau khi đọc những thông tin trên ?
 - Vì sao những nữ sinh trong những ví vụ trên lại rơi vào hoàn cảnh thương tâm như vậy ?
Những thông tin trên sẽ giúp em điều gì trong cuộc sống ?
 Hoặc giáo viên có thể đặt các em vào tình huống có vấn đề các em lựa chọn cách giải quyết:
“ Em quen một bạn trai cách đây 6 tháng. Thực sự em rất thích anh ấy. Có một lần, anh ấy yêu cầu em quan hệ tình dục. Em không muốn điều đó vì chúng em còn quá trẻ và mới quen biết nhau một thời gian ngắn. Nhưng anh ấy cứ khăng khăng nói rằng điều này là rất bình thường đối với những người yêu nhau, anh ấy muốn em thể hiện tình yêu của em đối với anh ấy như thế nào. Em thực sự không đồng ý và chúng em đã tranh luận vấn đề này. Em sợ rằng sẽ mất người bạn trai nếu em không đồng ý"
Câu hỏi đặt ra:
 - Điều gì có thể sảy ra nếu bạn gái đó đồng ý hoặc từ chối quan hệ tình dục với bạn trai của mình?
Các em khuyên bạn gái đó nên làm gì?
Lời khuyên đối với người bạn trai đó là gì?
Có thể nói, việc vận dụng các phương pháp giảng dạy một cách phù hợp vào từng phần của từng bài học cụ thể chính là chìa khóa giúp các em lĩnh hội tri thức một cách chủ động và hào hứng nhất, đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng sống nhằm thích ứng với mọi biến động phức tạp của hoàn cảnh.
Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống  là hướng đến người học, một mặt đáp ứng nhu cầu của người học tạo ra những năng lực để đáp ứng trước những thử thách của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Mặt khác việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào bộ môn thông qua những phương pháp hướng đến học sinh, phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia, đề cao vai trò chủ động, tự giác của học sinh sẽ có những tác động tích cực đến mối quan hệ giữa thầy, cô giáo và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Đồng thời học sinh sẽ cảm thấy mình được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của bản thân, học sinh sẽ thích thú và tích cực học tập hơn. Trên cơ sở đó chất lượng giáo dục cũng được nâng lên. 
	Để việc tham gia rèn luyện kĩ năng sống của học sinh được hiệu quả, cần hội tụ 4 yếu tố cơ bản: bản thân các em, gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh cần có sự cố gắng và hợp tác với thầy, cô giáo trong quá trình học tập. Gia đình phải thương yêu, định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện nhưng không bắt ép các em, cha mẹ cần dành nhiều thời gian lắng nghe con mình hơn. Gia đình động viên giúp các em tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Gia đình phải là nơi xây dựng cho các em thái độ yêu thích môn học, không coi nhẹ môn học. Chính việc làm này sẽ giúp học sinh hoàn thiện hơn về nhân cách, đạo đức, nâng cao được chất lượng giáo dục. Với nhà trường, quan tâm đào tạo và lồng ghép tích cực để tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng sống. Giáo viên phải đến với học sinh bằng trái tim nồng ấm, chan chứa tình yêu thương và trách nhiệm của mình. Đối với xã hội cần có những chủ trương, chính sách kịp thời để nhà trường có điều kiện, có cơ sở đưa các nội dung giáo dục kĩ năng sống tích hợp vào trong các môn học.
	Thiết nghĩ việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống chỉ là một trong rất nhiều các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cần khẳng định việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống không phải là giải pháp vạn năng để giải quyết được tất cả những tồn tại trên. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tích cực chủ động áp dụng các biện pháp khác nhau để giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng sống phù hợp với các lứa tuổi. Bản thân tôi nhận thấy không chỉ môn GDCD tích hợp giáo dục kĩ năng sống, mà các môn khác trong hệ thống giáo dục cũng có thể làm được điều này. 
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_ki_nang_song_vao_giang_day_tiet_1_bai.doc