SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường nông nghiệp bền vững trong bài 12 “phân bón hóa học” sgk Hóa học lớp 11 cơ bản

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường nông nghiệp bền vững trong bài 12 “phân bón hóa học” sgk Hóa học lớp 11 cơ bản

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hóa chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và nó để lại nhiều hậu quả xấu tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người , sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật.

Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ việc đưa giáo dục bảo vệ, phát triển môi trường vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải dạy cho những lớp người trẻ trung, năng động là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt Nam kiến thức về phát triển môi trường, từ đó hình thành ý thức về bảo vệ và phát triển môi trường bền vững cho mọi người trong xã hội nói chung. Trong chương trình giáo khoa THPT thì tôi nhận thấy môn Hóa Học là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.

Xuất phát từ tư tưởng đó, tôi đã chọn đề tài:

Tích hợp giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường nông nghiệp bền vững trong bài 12 “Phân bón hóa học” SGK Hóa học lớp 11 cơ bản.

 

doc 22 trang thuychi01 10005
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường nông nghiệp bền vững trong bài 12 “phân bón hóa học” sgk Hóa học lớp 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOẰNG HOÁ 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 
TRONG BÀI 12 “PHÂN BÓN HÓA HỌC”
SGK HÓA HỌC LỚP 11 CƠ BẢN
 Người thực hiện: Phạm Thị Hoàng Nương
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN môn: Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2019.
MỤC LỤC
 Trang
I- MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
 2. Mục đích đề tài...............................................................................................1
 3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1
 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
 5. Đóng góp của đề tài........................................................................................2
II- NỘI DUNG ....................................................................................................3
 A. Cơ sở lý luận của đề tài.................................................................................3
 B. Thực trạng của vấn đề....................................................................................4
 C. Giải pháp thực hiện........................................................................................5
 D. Tổ chức thực hiện..........................................................................................6
III – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .........20
Kết luận...20
Đề xuất....20
Hướng phát triển của đề tài.....20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hóa chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và nó để lại nhiều hậu quả xấu tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người , sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật.
Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ việc đưa giáo dục bảo vệ, phát triển môi trường vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải dạy cho những lớp người trẻ trung, năng động là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt Nam kiến thức về phát triển môi trường, từ đó hình thành ý thức về bảo vệ và phát triển môi trường bền vững cho mọi người trong xã hội nói chung. Trong chương trình giáo khoa THPT thì tôi nhận thấy môn Hóa Học là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường bền vững. 
Xuất phát từ tư tưởng đó, tôi đã chọn đề tài:
Tích hợp giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường nông nghiệp bền vững trong bài 12 “Phân bón hóa học” SGK Hóa học lớp 11 cơ bản.
2. Mục đích đề tài:
	Giáo dục phát triển môi trường góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục sự phát triển môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép vào tiết 18- bài 12 “Phân bón hóa học”. Bằng cách này, bài giảng hóa học sẽ dễ dàng đạt được yêu cầu là có liên hệ thực tiễn, vừa giáo dục được ý thức bảo vệ và phát triển môi trường nông nghiệp cho học sinh. Bên cạnh đó bài giảng có kết hợp kiến thức về thực tế sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu bài giảng cụ thể tiết 18- bài 12 “ Phân bón hóa học”.
- Tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
 - Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển môi trường nông nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. 
	- Phương pháp hoạt động thực tiễn như hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bảo vệ và phát triển môi trường: vệ sinh trường, lớp, tuyên truyền bảo vệ môi trường ở nhà trường; tham gia chiến dịch truyền thông ở địa phương trong và sau khi sử dụng phân bón hóa học.
	- Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình địa phương.
5. Đóng góp của đề tài:
Cung cấp những thông tin mới nhất, gần nhất về những tác hại về mặt kinh tế, về ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón hóa học chưa đúng cách, chưa đúng liều lượng gây ra, đồng thời giáo dục cho học sinh các biện pháp bảo vệ và phát triển môi trường từ đó lồng ghép việc giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường bền vững trong giảng dạy môn Hóa học.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hoá học THPT hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh.
Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ và phát triển môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường.
II. NỘI DUNG
A. Cơ sở lý luận của đề tài:
Đảng và nhà nước ta sớm nhận thức tầm quan trọng của vấn đề BVMT nên trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đó là “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000”, đặt tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam.
Văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ IX (2001) và Chiến lược phát triển KT-XH 2001-2010 đã xác định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT. Phát triển KT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.
Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ-TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm “ Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính”, Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khoá đối với các cấp học phổ thông”. [2] (trích Nghị quyết 41/NQ-TƯ)
Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”. [3] 
Ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xác định bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Chiến lược đã đưa ra 8 giải pháp, trong đó giải pháp đầu tiên là “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”. [4]
Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, Bộ trưỏng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị sô 02/2005/CT-BGD-ĐT “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2020 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng miền. [5]
Ngày 29/8/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ. Nghị định này nêu rõ sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo nguyên tắc hệ thống và sinh thái trong tầm nhìn dài. Không dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất, tránh trường hợp con người và môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm ở nơi sản xuất và môi trường xung quanh. [6]
	Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của công tác BVMT trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. BVMT, phát triển bền vững lấy con người làm trung tâm đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong định hướng chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
B. Thực trạng của vấn đề
Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát, về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe đứng vị trí 77; về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79. [1]
Nước ta có quy mô nông nghiệp đứng thứ 18 trên thế giới, đứng thứ hai trong khu vực Đông –Nam Á. Vì vậy, việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp là hết sức cần thiết. Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón được cho vào đất, được phun lên lá...cây sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày. Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo chất đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón...Như vậy còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng. Tính từ năm 1985 tới năm 2007, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7% nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517%.
Bảng 1: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm
(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)
Năm
N
P2O5
K2O
NPK
N+P2O5+K2O
1985
342,3
91,0
35,9
54,8
469,2
1990
425,4
105,7
29,2
62,3
560,3
1995
831,7
322,0
88,0
116,6
1223,7
2000
1332,0
501,0
450,0
180,0
2283,0
2005
1155,1
554,1
354,4
115,9
2063,6
2007
1357,5
551,2
516,5
179,7
2425,2
Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau, một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt, một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ gây ô nhiễm không khí...Như vây gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên diện rộng và lâu dài của phân bón là việc xảy ra hàng ngày hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp. Việc lạm dụng phân bón vô cơ của người trồng không những làm tăng lượng tồn dư hóa học trong nông sản, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đất, nước và không khí.
Bảng 2: Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được
(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)
Năm
N
P2O5
K2O
N+P2O5+K2O
1985
205,4
54,6
21,5
281,5
1990
255,2
63,4
17,5
336,2
1995
499,0
193,2
52,8
734,2
2000
799,2
300,6
270,0
1369,8
2005
693,1
332,5
212,6
1238,2
2007
814,5
330,7
309,9
1445,1
C. Giải pháp thực hiện: 
Phân bón là “vật đầu tư vào” của quá trình sản xuất nông nghiệp, đóng vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng độ mầu mỡ của đất, trái lại cũng có thể gây tác động xấu tới môi trường nếu không có biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hợp lý. Do vậy cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt cần giám sát chặt ngay từ khâu sản xuất. Theo PGS.TS Phạm Thị Vượng, Quyền Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật (BVTV), khi nông dân sử dụng phân bón hữu cơ thay thế cho phân bón vô cơ, phân bón hóa học trong trồng trọt và sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại bốn lợi ích: Thứ nhất là bảo đảm môi trường sống và nguồn nước “sạch” hơn, thứ hai là môi trường canh tác, cây trồng sẽ “khỏe hơn”, giảm phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc trừ sâu cũng như các loại thuốc BVTV khác, thứ ba là cho ra sản phẩm nông sản “sạch” và an toàn hơn, có giá trị hơn trên thị trường, tăng khả năng xuất khẩu; và cuối cùng là tận dụng được các phế phụ phẩm trong nông nghiệp, rác thải hữu cơ trong sinh hoạt để tái sử dụng được vào sản xuất phân bón hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển, cũng như ứng dụng của phân bón hữu cơ trong nền nông nghiệp, bảo vệ môi trường. 
Để phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững thì chúng ta cần phải xây dựng nền nông nghiệp có hệ thống các cơ sở sản xuất phân bón và thuốc BVTV thân thiện với môi trường. Chúng ta cần phải đi theo xu thế bón phân hữu cơ, dùng thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới và phải giảm mạnh tỷ lệ sử dụng phân vô cơ trong nông nghiệp. Để đảm bảo có một tương lai an toàn hơn, phồn vinh hơn, chúng ta chỉ có một con đường là giải quyết một cách cân đối các vấn đề về môi trường và phát triển. Để đưa nền kinh tế phát triển thịnh vượng đi đôi với bền vững môi trường và hòa nhập xã hội trong thời gian tới, Việt Nam cần phải tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững, tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, để phát triển môi trường bền vững cần thiết phải có sự tham gia hành động của tất cả mọi người. Hãy bắt đầu từ chính bản thân và gia đình bạn, những tế bào nhỏ nhất của xã hội. 
D. Tổ chức thực hiện:
Tiết 18 : Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC
(SGK HOÁ HỌC 11 CƠ BẢN)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức:
Biết được:
 - Các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng.
 - Khái niệm phân bón hóa học và biết được một số loại phân bón hoá học thông dụng.
 - Những ảnh hưởng từ thói quen sử dụng phân bón không hợp lý đến môi trường.
Hiểu được:
 - Tính chất, ứng dụng thực tế, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.
 - Cách bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học.
2. Về kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm phân biệt một số loại phân bón hóa học.
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng an toàn, hiệu quả một số loại phân bón hóa học.
 - Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học để cung cấp lượng nguyên tố dinh dưỡng nhất định. 
 - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.
 - Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập một cách tích cực và hiệu quả.
 - Kĩ năng liên hệ thực tế đối với môi trường sống.
 - Nghiêm túc, hợp tác tốt , linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Về tình cảm, thái độ:
 - Giáo dục thái độ, hành vi đạo đức: bảo vệ môi trường sống xung quanh.
 - Giúp các em hình thành thói quen sử dụng phân bón hóa học một cách hợp lí, sẽ cải tạo được đất đai, làm đất đai màu mỡ, sẽ chống lão hóa đất. Từ đó tuyên truyền cho những người thân trong gia đình, cộng đồng biết tầm quan trọng của phân bón hóa học đối với sản xuất nông nghiệp.
 - Giáo dục cho học sinh ý thức tham gia một cách tích cực các hoạt động góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống trong quá trình sử dụng phân bón hóa học.  Hạn chế thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường. 
II. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên: - Giáo án lên lớp.
- Tranh ảnh, tư liệu về các hình ảnh về vai trò của phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp và hậu quả khi lạm dụng sử dụng phân bón hóa học đối với môi trường. 
- Tranh ảnh, tư liệu về các nhà máy sản xuất phân bón hóa học ở Việt Nam.
- Hình ảnh về những hành động cụ thể của con người bảo vệ môi trường sống.
- Hóa chất: các mẫu phân bón: đạm, lân, kali, NPK, ure, vi lượng, nước cất.
- Dụng cụ: ống nghiệm, cặp gỗ, ống hút, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm.
- Video liên quan.
- Phiếu học tập. 
* Học sinh: Ôn tập lại các bài muối amoni, muối nitrat, muối photphat, chuẩn bị bài mới, sưu tầm tranh ảnh, video và tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc ô nhiễm môi trường do sử dụng không hợp lí phân bón hóa học, liên hệ việc sử dụng phân bón hóa học ở địa phương và các việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường ở địa phương.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực nghiệm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức (1 phút ) 
 Kiểm tra sĩ số lớp, tác phong HS. 
2.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Vào bài (1 phút)
GV chiếu video giới thiệu bài phân bón hóa học. 
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Để hiểu thêm về vai trò của phân bón hoá học, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài: Phân bón hoá học.
Hoạt động 1:
Nghiên cứu khái niệm và phân loại phân bón hóa học (7 phút)
Mục tiêu: HS biết được khái niệm về phân bón hóa học, biết một số loại phân bón hóa học thông dụng, biết cách đánh giá độ dinh dưỡng của từng phân, tác dụng của nó đối với cây trồng.
GV: Phân bón hóa học là gì?
HS: Trả lời.
GV: Kể một vài loại phân bón hóa học mà em biết.
HS: Trao đổi, thảo luận làm việc theo nhóm.
HS: Trình bày câu trả lời.
GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung. Cây đồng hóa được C, H, O từ CO2 của không khí và từ nước trong đất, còn đối với các nguyên tố khác thì cây hấp thụ từ đất. Đất trồng trọt bị nghèo dần các nguyên tố dinh dưỡng, vì vậy cần bón phân để bổ sung cho đất những nguyên tố đó.
HS: Ghi nhớ
GV Chiếu một số hình ảnh khái quát về các loại phân bón hóa học và tác dụng của phân bón.
GV: Chiếu câu hỏi thảo luận: Thành phần chính và cách đánh giá độ dinh dưỡng của từng loại phân? Dạng cây trồng đồng hóa và tác dụng của từng loại phân đối với cây trồng?
HS: Thảo luận nhóm, đưa ra câu trả lời.
KHÁI NIỆM
- Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- Có 3 loại phân bón hóa học chính : phân đạm, phân lân và phân kali.
Loại phân bón tiêu biểu
Thành phần chính
Cách đánh giá độ dinh dưỡng
Tác dụng đối với cây trồng
Dạng cây trồng đồng hóa
Phân đạm
Phân lân
Phân kali
GV: Nhận xét kết quả của các nhóm và chiếu câu trả lời cần đạt được.
Loại phân bón tiêu biểu
Thành phần chính 
Cách đánh giá độ dinh dưỡng
Tác dụng đối với cây trồng
Dạng cây trồng đồng hóa 
Phân đạm
NH4Cl, NH4NO3, (NH2)2CO, NaNO3

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_va_phat_trien_moi_truong_nong.doc