SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động giáo dục nghề làm vườn lớp 11

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động giáo dục nghề làm vườn lớp 11

Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và toàn cầu cho thấy: Môi trường nước, không khí, đất đai, môi trường làng nghề, môi trường các khu công nghiệp, bị ô nghiễm nghiêm trọng; các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, bão lũ, hạn hán, diễn ra bất thường và rất nặng nề; các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch. Chính vì vậy bảo vệ môi trường( BVMT) là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và toàn cầu. Nguyên nhân cơ bản của suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Gíao dục BVMT là biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Trong đó giáo dục ý thức BVMT cho học sinh là vấn đề quan trọng nhất vì các em đang ngồi trong ghế nhà trường hôm nay sẽ có trách nhiệm BVMT sống cho chính bản thân mình cũng như toàn nhân loại. Trong công tác này các thầy cô có vai trò vô cùng quan trọng trong triển khai công tác giáo dục BVMT sao cho không chỉ phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương mà còn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Hiện nay chưa có một giáo trình hay môn học nào ở THPT giáo dục môi trường cho học sinh. Vì vậy giáo dục môi trường chủ yếu được lồng ghép, tích hợp vào một số môn học trong đó có môn nghề làm vườn lớp 11, có nhiều nội dung phù hợp để giáo dục môi trường cho học sinh. Để đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay là phải đảm bảo 3 yêu cầu về: Kiến thức, kỹ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy. Có nghĩa là ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một lối sống, nhân cách tốt. Nói về góc độ môn nghề làm vườn, trách nhiệm của giáo viên là từng bước hình thành cho các em lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em sinh sống và học tập. Thực tế trong thời gian giảng dạy tại trường THPT Tĩnh Gia 5, bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lồng ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với giáo dục môi trường trong môn NLV. Nhằm giúp học sinh nhận thức đúng đắn việc giáo dục môi trường trong các môn học. Với lý do trên tôi chọn đề tài:

“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động giáo dục nghề làm vườn 11”.

 

doc 18 trang thuychi01 10443
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động giáo dục nghề làm vườn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ LÀM VƯỜN
 LỚP 11 
Người thực hiện: Lê Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Tĩnh Gia 5
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Nghề làm vườn
THANH HOÁ NĂM 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ LÀM VƯỜN
 LỚP 11 
Người thực hiện: Lê Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Nghề làm vườn
THANH HOÁ NĂM 2017
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 	 Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và toàn cầu cho thấy: Môi trường nước, không khí, đất đai, môi trường làng nghề, môi trường các khu công nghiệp, bị ô nghiễm nghiêm trọng; các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, bão lũ, hạn hán, diễn ra bất thường và rất nặng nề; các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch. Chính vì vậy bảo vệ môi trường( BVMT) là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và toàn cầu. Nguyên nhân cơ bản của suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Gíao dục BVMT là biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Trong đó giáo dục ý thức BVMT cho học sinh là vấn đề quan trọng nhất vì các em đang ngồi trong ghế nhà trường hôm nay sẽ có trách nhiệm BVMT sống cho chính bản thân mình cũng như toàn nhân loại. Trong công tác này các thầy cô có vai trò vô cùng quan trọng trong triển khai công tác giáo dục BVMT sao cho không chỉ phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương mà còn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Hiện nay chưa có một giáo trình hay môn học nào ở THPT giáo dục môi trường cho học sinh. Vì vậy giáo dục môi trường chủ yếu được lồng ghép, tích hợp vào một số môn học trong đó có môn nghề làm vườn lớp 11, có nhiều nội dung phù hợp để giáo dục môi trường cho học sinh. Để đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay là phải đảm bảo 3 yêu cầu về: Kiến thức, kỹ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy. Có nghĩa là ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một lối sống, nhân cách tốt. Nói về góc độ môn nghề làm vườn, trách nhiệm của giáo viên là từng bước hình thành cho các em lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em sinh sống và học tập. Thực tế trong thời gian giảng dạy tại trường THPT Tĩnh Gia 5, bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lồng ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với giáo dục môi trường trong môn NLV. Nhằm giúp học sinh nhận thức đúng đắn việc giáo dục môi trường trong các môn học. Với lý do trên tôi chọn đề tài: 
“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động giáo dục nghề làm vườn 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
 	 Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh các em. Vì bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
 	Học sinh khối 11 học nghề làm vườn tại trường THPT Tĩnh Gia 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Phương pháp trần thuật:
 Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của MT. VD: Kể chuyện cho HS trường hợp phun thuốc trừ sâu không đúng quy định gây độc cho người và gia súc.
- Phương pháp giảng giải: 
 Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề, GV nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về MT. VD: Khi nói về hiện tượng ô nhiễm nguồn nước thì nêu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô nhiễm.
- Phương pháp vấn đáp:
 GV đưa ra câu hỏi HS trả lời cũng có khi HS hỏi GV trả lời hoặc giữa HS và HS.
 VD: Vì sao biển ngày càng ăn sâu vào đất liền?
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan:
 Các phương tiện trực quan như: tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh lồng ghép vào bài giảng điện tử phù hợp với nội dung bài học.
- Phương pháp dạy học hoạt động theo nhóm:
 Lớp được chia thành các nhóm nhỏ. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.
- Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề:
 GV đưa ra tình huống có vấn đề, yêu cầu HS giải quyết vấn đề. Sau đó GV nhận xét và rút ra kết luận.
- Phương pháp thực hành:
 70% số tiết của môn nghề làm vườn là thực hành, các bài thực hành giúp cho HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy hình thành cho HS kỹ năng bảo vệ MT.
- Phương pháp tuyên truyền:
 Đa phần HS là con em của gia đình làm nông. Giúp các em có kiến thức BVMT tuyên truyền tới gia đình và địa phương, đóng ghóp vào xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, bền vững, thân thiện với MT.
 VD: Mỗi chúng cần phải có ý thức bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ cho đất, hạn chế xói mòn, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.[1]
2.NỘI DUNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận:
2.1.1. Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục môi trường.
- Môi trường:
 Có nhiều khái niệm về môi trường, theo nghĩa rộng môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống. Theo nghĩa hẹp, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật. [2]
- Gíao dục môi trường:
 Có nhiều định nghĩa giáo dục môi trường tuy nhiên trong khuôn khổ của giáo dục môi trường thông qua môn nghề làm vườn ở nhà trường có thể hiểu: Gíao dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Gíao dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai. [3]
2.1.2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT:
- Kiến thức: Giúp HS tích lũy được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có sự hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề có liên quan.
- Kỹ năng: Giúp HS có các kỹ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về môi trường.
- Thái độ: Giúp HS hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm về môi trường cũng như động cơ tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường.
- Tham gia: Tạo cơ hội cho các đoàn thể xã hội và cá nhân tham gia một cách tích cực ở mọi cấp trong việc giải quyết mọi vấn đề về môi trường.
2.1.3. Nguyên tắc, phương thức GDMT trong trường THPT:
* Nguyên tắc:
- Giáo dục BVMT là một lĩnh vực liên nghành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục BVMT là một cách tiếp cận xuyên môn.
- Mục tiêu: Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
- Giáo dục BVMT phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đậy đủ về MT và kỹ năng BVMT phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kỹ năng được trang bị qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.
- Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kỹ năng phương pháp, hành động cụ thể để HS có thể tham gia hiệu quả vào các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi.
- Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục BVMT là:
+ Giáo dục về môi trường: Chương trình lồng ghép.
+ Giáo dục trong môi trường: Đi tìm hiểu thực tế.
+ Giáo dục vì môi trường: Vì tương lai ngày mai.
- Phương pháp giáo dục BVMT tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề về môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.
* Phương thức giáo dục:
- Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên nghành, vì vậy được triển khai theo phương thức tích hợp. Việc tích hợp được thực hiện bởi 3 mức độ.
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT.
+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic.
-Các hoạt động giáo dục BVMT ngoài lớp học:
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề.
+ Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương thảo luận phương án xử lý.
+ Hoạt động trồng cây, xanh hóa trường học.
+ Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường.
+ Hoạt động đoàn thanh niên về BVMT.
2.1.4. Giáo dục BVMT trong môn nghề làm vườn lớp 11.
* Chương trình giáo dục tích hợp môi trường cấp THPT.
Giáo dục môi trường được tích hợp nhiều vào môn học ở trường THPT, trong đó có môn sinh học, công nghệ, nghề làm vườn. Đây là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương trình giáo dục nghề làm vườn đều có khả năng đề cập đến giáo dục môi trường.
Khi soạn giáo án, giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội dung GDMT phù hợp để đưa vào nội dung bài giảng dưới dạng:
+ Lồng ghép toàn phần ( nếu toàn bài có nội dung GDMT).
+ Lồng ghép một phần ( trong bài có một mục, một đoạn hay một vài câu có nội dung GDMT).
+ Liên hệ ( nếu kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ sung thêm kiến thức giáo dục mà SGK chưa đề cập tới).
Khi tích hợp kiến thức GD BVMT cần chú ý các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép.
+ Lồng ghép nội dung GDBVMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
*Quan niệm tích hợp kiến thức GDBVMT vào môn học:
 Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức GDBVMT và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Sự tích hợp kiến thức GDBVMT vào môn học, đối với giáo dục nghề làm vườn có thể chia làm hai dạng khác nhau:
- Dạng lồng ghép:
Kiến thức GDMT được lồng ghép ở các chương như: 
+ Bài mở đầu.
+ Chương 1: Thiết kế vườn.
+ Chương 2: Vườn ươm và phương pháp nhân giống cây.
+ Chương 4: Ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng và chế phẩm sinh học.
+ Chương 5: Bảo quản, chế biến sản phẩm rau, quả.
-Dạng liên hệ:
Chương 3: Kĩ thuật trồng một số cây điển hình trong vườn ( một số loại cây ăn quả, hoa, cây cảnh, rau).
2.2. Thực trạng đề tài:
2.2.1.Thuận lợi: 
- Học sinh của trường có ý thức trong học tập. Có nhiều em ngoan, chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ. Các em có ý thức trong việc thực hiện nội quy của nhà trường.
- Cơ sở vật chất của lớp học tương đối đầy đủ bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sát sao đến vấn đề dạy và học đồng thời cũng luôn chú ý đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy và học.
- Ban giám hiệu cũng rất quan tâm đến vấn đề giáo dục BVMT trong dạy và học.
2.2.2. Khó khăn:
- Thiết bị thực hành còn đang thiếu.
- Một số học sinh coi môn giáo dục nghề làm vườn là môn phụ nên chưa chú ý học.
- Trong quá trình dạy học nghề làm vườn ở trường THPT vấn đề phát triển kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ của các em trong vấn đề giáo dục môi trường và vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong các bài học nghề làm vườn 11 chưa đạt hiệu quả cao. Từ những kiến thức trọng tâm bài học liên quan đến vấn đề môi trường các em hầu hết hiểu kiến thức bài học, phần liên hệ các kiến thức có liên quan tới vấn đề môi trường để tích hợp vào các môn học khác các em chưa phát huy tối đa vận dụng các kiến thức đó. Các em chỉ mới hiểu và nắm được kiến thức sách giáo khoa còn phần mở rộng thì hạn chế nhiều. Điều đó rất băn khoăn cho giáo viên dạy nghề làm vườn nói riêng và các bộ môn có liên quan đến vấn đề môi trường nói chung. Vì vậy quá trình lĩnh hội kiến thức của các em còn hạn chế nhiều trong khi yêu cầu của các môn học ngày càng cao.
2.3. Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động giáo dục nghề phổ thông nghề làm vườn:
Bài mở đầu:
- Phần I: Vị trí của nghề làm vườn:
+ Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp. Ở phần này GV lấy một số ví dụ thực tế về việc biến những vùng đất hoang, đất trống, đồi núi trọc thành các vùng trồng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp như ở Lục Ngạn ( Bắc Giang), các vùng ven biển Trung Bộ, Nam BộGV nhấn mạnh cần phải có một tầm nhìn chiến lược đối với biện pháp khai hoang, lấn biển để vừa phát triển trồng trọt, tăng sản lượng nông sản, vừa bảo vệ tránh làm mất cân bằng sinh thái môi trường biển và vùng ven biển.
+ Vườn có vai trò lớn trong việc điều hòa không khí. Cây trồng trong vườn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất tạo nên MT sinh thái nông nghiệp bề vững.
- Phần II: Phương hướng phát triển NLV ở nước ta:
+ Khuyến khích phát triển vườn đồi, vườn rừng, vườn trang trại. Rừng hấp thu cacbonic, hấp thu bụi, ngăn cản nước mưa, điều tiết lượng nước ngầm, giải phóng khí oxi, có vai trò điều hòa khí hậu. Trồng rừng chắn cát, chống gió bão, chắn sóng, hạn chế tác hại do thủy triều và nước biển dâng.Vì vậy trồng rừng giúp giảm thiểu thiên tai.
+ Trồng các cây công nghiệp, cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp có khả năng chống chịu với BĐKH. Tăng tưới tiêu, chăm bón thêm cho cây trồng, kiểm soát dịch hại cây trồng. Phát triển mô hình trồng cây thủy canh, khí canh để tăng năng suất, chất lượng nông sản, thích ứng với BĐKH.
- Phần IV.2. Biện pháp bảo vệ môi trường:
Theo em, khi làm vườn chúng ta cần có những biện pháp gì để BVMT, chống biến đổi khí hậu?
Bài 1: Thiết kế vườn và một số mô hình vườn:
- Phần I: Thiết kế vườn:
+ Khi thiết kế vườn cần đảm bảo tính đa dạng sinh học trong vườn cây, tránh độc canh nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái trong hệ thống nông nghiệp.
+ GV liên hệ : Các thiên tai, lũ lụt, hạn hán làm thay đổi thành phần, tính chất của đất. Vì vậy, cần tăng cường các hoạt động cải tạo đất, làm tăng hoạt động sống của vi sinh vật, tăng độ phì nhiêu của đất từ đó có ý thức bảo vệ đất trồng góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.
- Phần II: Một số mô hình vườn sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau.
+ Mô hình vườn sx ở vùng đồng nằng Bắc Bộ: GV cho HS quan sát mô hình sinh thái VAC, phân tích mô hình vườn từ đó HS hiểu được lợi ích từ mô hình VAC giảm thiểu được tác động có hại cho môi trường, phòng ngừa được dịch bệnh, tạo ra nguồn sản phẩm sạch phục vụ cho con người.
? Vì sao vị trí của vườn, ao, chuồng phải phù hợp mới có tác dụng hỗ trợ cho nhau?
+ Tương tự GV cho HS quan sát các mô hình vườn sx ở vùng đồng bằng Nam Bộ, vùng trung du miền núi, vùng ven biển để HS thấy được sự khác nhau giữa các mô hình vườn và lợi ích bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu từ các mô hình vườn mang lại từ đó các em liên hệ với thực tế dịa phương, tham gia làm vườn ở gia đình và có các biện pháp BVMT phù hợp.
VD: Với vườn sx ở vùng trung du miền núi có thể xây dựng vườn đồi, vườn nhà, vườn rừng. Ở những nơi đất dốc hay trượt lở cần thường xuyên quan sát các dấu hiệu sạt lở đất khu vực xung quanh nhà, đường đi Hướng dẫn HS tránh xa đường đi ở các khu vực dễ bị xói mòn, sạt lở đất khi có mưa dầm, lũ quét, giông bão
Với vườn sx vùng ven biển thường hay bị gió bão, đất trồng bị mặn hóa. Cần có các biện pháp thau chua rửa mặn, trồng các giống cây chịu mặn, cần dự trữ và tiết kiệm nước ngọt, tái sử dụng nước sinh hoạt gia đình để tưới cây, sử dụng cho nhà vệ sinh.
Bài 2: Cải tạo và tu bổ vườn tạp:
- Nếu không cải tạo vườn tạp sẽ gây ra hậu quả như thế nào đến môi trường?
- Sau khi học xong bài này, em có dự kiến gì để cải tạo vườn của gia đình mình vừa đem lại hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ được môi trường?
Chương II: Vườn ươm và các phương pháp nhân giống cây:
Bài 5: Vườn ươm cây giống:
- Cơ giới hóa việc làm đất, trồng các cây họ đậu nhằm cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất trong vườn ươm cây giống. Xung quanh vườn ươm, trồng cây để bảo vệ, vừa là đai phòng hộ chắn gió cho vườn ươm.
- Trong chương này bao gồm kiến thức về các phương pháp nhân giống cây, GV lồng ghép giáo dục môi trường như sau: BĐKH đã làm tăng cường độ xuất hiện thiên tai, làm cho thời tiết nóng, lạnh bất thường, bão, lũ, hạn hán, nước biển dâng làm xâm nhập mặn vào các vùng đất canh tác, xuất hiện nhiều dịch bệnh mới trong nông nghiệp; môi trường ô nhiễm Do vậy, để thích ứng cần phải lựa chọn phương pháp nhân giống thích hợp để tạo ra các giống cây trồng có khả năng chịu nóng, chịu hạn, chịu lạnh, chống chịu ô nhiễm, chống chịu sâu, bệnh, chịu mặn để giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra.
- GV liên hệ: Việc sử dụng trang thiết bị, hóa chất trong quá trình nuôi cấy mô tế bào không hợp lý có thể gây ra những tổn hại cho môi trường như: Bóng đèn sợi đốt, máy điều hòa trong phòng nuôi cấy mô, lưu giữ giống, làm cho khí quyển nóng lên, phát thải khí nhà kính, các hóa chất thí nghiệm gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí góp phần gây ra BĐKH.
- Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong giâm cành, chiết cành đúng quy định và đúng kĩ thuật,
Chương III: Kĩ thuật trồng một số cây điển hình trong vườn.
*Bài 18: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi:
- Phần I: Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế, GV lồng ghép: Ngoài giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế, cây ăn quả có múi còn có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái như: Làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan, chống xói mòn, bảo vệ đất góp phần hạn chế tác hại của thiên tai, BĐKH.
- BĐKH, đặc biệt là thiên tai làm giảm năng suất cây ăn quả ( giảm khả năng đậu quả), tăng cường phát sinh dịch bệnh, làm quả chậm lớn, còi cọc, chất lượng kém, giảm sản lượng
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi: GV lồng ghép vào từng phần trong bài:
+ Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp. 
+ Bón phân đúng yêu cầu kĩ thuật không lạm dụng phân bón hóa học, tăng cường bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục, vùi trong đất, bón phân vi sinh không làm hại đất để tránh gây ô nhiễm MT, hạn chế phát thải khí nhà kính.
+ Bón thêm bùn khô, phù sa cung cấp chât dinh dưỡng cho cây và góp phần cải tạo đất.
+ Bón vôi để cải tạo đất chua.
+ Phủ rơm rạ, bèo tây hoặc các vật liệu khác quanh gốc cây, trồng xen cây ngắn ngày như các loại cây họ đậu để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, chống xói mòn đất.
+ Phòng trừ sâu bệnh kịp thời bằng các biện pháp tổng hợp, sử dụng thuốc hóa học đúng kĩ thuật để giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây độc cho người, động vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 
+ Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đúng quy định và đúng kĩ thuật.
+ Chọn cây giống có chất lượng tốt, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
- Thu hoạch, bảo quản, chế biến:
+ Thu hoạch đảm bảo t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_vao_hoat_dong_giao.doc