SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thời đại công nghệ 4.0

SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thời đại công nghệ 4.0

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “nghề dạy học là nghề cao qúy nhất trong các nghề cao qúy”.

Nhưng để làm tròn bổn phận và đóng một phần nào đó cho nghề cao qúy này, mỗi giáo viên phải làm tốt nhiệm vụ của mình. Là một giáo viên tôi luôn đề cao trách nhiệm của mình đối với công việc giảng dạy, đặc biệt là trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh nói chung và học sinh giáo dục thường xuyên nói riêng. Cách mạng 4.0 - xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối internet - đang thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người, trong đó có người thầy. Vai trò giáo viên trong thế kỉ XXI trở nên phức tạp ở một thế giới thay đổi nhanh chóng, nơi mà tri thức hầu như vô tận. Nhà trường và giáo viên cần có chuyển động kịp thời để đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghệ.

Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh – học sinh có thể học các thói hư, tệ nạn trên các trang mạng, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Tại sao chúng ta lại là GVCN thời đại 4.0? Là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thời đại 4.0 chúng ta đã làm được những điều gì khác biệt? Và chúng ta sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu của thời đại 4.0? Ý thức được điều đó, trong năm học 2018 - 2019 này, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thời đại công nghệ 4.0” với mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng đạo đức, dạy học cho học sinh trung tâm.

 

doc 19 trang thuychi01 42152
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thời đại công nghệ 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “nghề dạy học là nghề cao qúy nhất trong các nghề cao qúy”.
Nhưng để làm tròn bổn phận và đóng một phần nào đó cho nghề cao qúy này, mỗi giáo viên phải làm tốt nhiệm vụ của mình. Là một giáo viên tôi luôn đề cao trách nhiệm của mình đối với công việc giảng dạy, đặc biệt là trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh nói chung và học sinh giáo dục thường xuyên nói riêng. Cách mạng 4.0 - xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối internet - đang thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người, trong đó có người thầy. Vai trò giáo viên trong thế kỉ XXI trở nên phức tạp ở một thế giới thay đổi nhanh chóng, nơi mà tri thức hầu như vô tận. Nhà trường và giáo viên cần có chuyển động kịp thời để đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghệ.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh – học sinh có thể học các thói hư, tệ nạn trên các trang mạng, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Tại sao chúng ta lại là GVCN thời đại 4.0? Là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thời đại 4.0 chúng ta đã làm được những điều gì khác biệt? Và chúng ta sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu của thời đại 4.0? Ý thức được điều đó, trong năm học 2018 - 2019 này, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thời đại công nghệ 4.0” với mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng đạo đức, dạy học cho học sinh trung tâm. 
II. Mục đích nghiên cứu 
Nhằm giúp các em học sinh : 
- Tích cực trong các hoạt động của trường, lớp, của đoàn thanh niên trung tâm.
- Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi trong học tập, trong hoạt động vui chơi  Giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin về bản thân.
- Nâng cao sự hiểu biết của bản thân thông qua các trang mạng thông tin xã hội, nhưng không phụ thuộc xa đà vào các tệ nạn,bị lôi kéo trên mạng.
Trong cuộc sống “số hóa”, người thầy cần dẫn đường để học sinh không lạc lối.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 11A3, Trung tâm GDNN – GDTX Thọ Xuân. 
- Thời gian nghiên cứu: 2 năm học 2017 – 2018 và 2018 - 2019.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Thu thập những thông tin lý luận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trong công tác xây dựng nề nếp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức, học tập
cho học sinh trên các tập san giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet...
2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu.
Phát các phiếu thăm dò đối với phụ huynh, học sinh sau đó dựa trên các phiếu thống kê, xử lý số liệu đưa ra kết quả và định hướng các phương pháp ổn định nề nếp, giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm .
3. Phương pháp quan sát nhận xét, trò chuyện.
Trong các giờ dạy, các tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt 10 phút đầu giờ, giờ ra chơi giáo viên chủ nhiệm quan sát và trò chuyện với các em
4. Phương pháp thử nghiệm.
Áp dụng các giải pháp vào công tác chủ nhiệm cho học sinh lớp 11A3 Trung tâm GDNN – GDTX Thọ Xuân, năm học 2018 - 2019.
B. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận.
1. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ngày nay, chức năng giáo viên đã thay đổi, tập trung vào 8 điểm (theo UNESCO): Đảm nhận nhiều chức năng, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung daỵ học và giáo dục; Tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội; cá biệt hóa học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò; sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại; hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các GV cùng trường, thay đổi quan hệ giữa các GV với nhau;
Thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ HS và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; yêu cầu GV tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường; giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với HS nhất là đối với HS lớn và với cha mẹ HS.
Đồng thời, giáo viên phải thể hiện rõ phẩm chất ở 5 lĩnh vực trách nhiệm: với học sinh; với xã hội; với nghề nghiệp; với việc hoàn thành tốt công việc; với các giá trị cơ bản của con người .
2. Đặc điểm của giáo viên trong thời đại công nghệ 4.0.
Chưa bao giờ cụm từ “công nghiệp 4.0” được nhắc đến nhiều như hiện nay. Thế giới đang bước vào thời đại với sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc ứng dụng công nghệ thực - ảo. Trong thế giới đó, tất cả lĩnh vực và ngành nghề đều phải chịu tác động và đang tự chuyển mình thay đổi. Giáo dục không phải trường hợp ngoại lệ. Trước những biến chuyển lớn, các giáo viên cũng phải thay đổi để bắt nhịp với thời đại. Vậy đâu là hình ảnh tiêu biểu cho “giáo viên 4.0”?
Thay đổi trong cách tiếp cận, ứng dụng công nghệ vào giáo dục
Những đặc điểm của giáo viên trong cách giảng dạy truyền thống thầy đọc trò chép hay giáo án viết tay đã không còn phù hợp. Sự thay đổi của công nghệ giúp giáo viên tiếp cận với phương tiện mới như máy tính, mạng Internet. Những công cụ đó đã trực tiếp làm tăng hiệu suất lao động. Hơn nữa, thị hiếu của mọi người nói chung luôn bị thu hút bởi các sản phẩm đa phương tiện như hình ảnh, video, Học sinh cũng không ngoại lệ. Trước những thay đổi đó, giáo viên buộc phải bắt nhịp theo để có cách tiếp cận mới trong giáo dục. Điển hình là sự ra đời của hình thức học trực tuyến giúp việc học diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Hoặc trong lớp học đã xuất hiện nhiều phương tiện hỗ trợ giảng dạy khác ứng dụng công nghệ cao như bảng thông tin kết nối mạng Internet. Mục đích chung là giúp học viên thích thú hơn với bài giảng và tiếp thu tốt hơn.
Vai trò mới của người thầy: Trước đây, đặc điểm của giáo viên thường tập trung xung quanh vai trò “dạy học”. Cụ thể, thầy cô dạy lại cho học sinh những điều mình đã biết. Nhưng ngày nay, mọi thứ đang thay đổi theo sự thay đổi của thông tin. Những kiến thức mới liên tục được cập nhật. Điều đó đặt ra thách thức cho giáo viên khi phải bắt nhịp với thời đại. Lúc này, việc dạy học trở nên “lỗi thời” và không còn đúng ý nghĩa. Vậy vai trò mới của giáo viên thời công nghiệp 4.0 là gì?
Ý thức tự bồi dưỡng khả năng của bản thân: thông tin luôn cập nhật liên tục, nếu giáo viên không ý thức việc đó, kiến thức của họ sẽ “lỗi thời” nhanh chóng, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến xã hội. Ví dụ, bạn đào tạo về Marketing nhưng bạn chỉ nói về những bài phân tích có sẵn từ lâu về xu hướng đã chìm vài năm trước mà không đả động đến những gì đang diễn ra trong thực tế. Đó là sai lầm lớn. Việc bắt nhịp với thực tế để đưa vào giáo dục là rất quan trọng.
Như vậy, một đặc điểm của giáo viên cần có chính là ý thức tự bồi dưỡng khả năng của bản thân. Thông qua các phương tiện hiện có, sử dụng nguồn thông tin khổng lồ để liên tục học hỏi điều mới. Hãy nhớ rằng, trở thành giáo viên không có nghĩa là ngừng học. Chỉ cần ngừng một ngày thôi, thế giới đã thay đổi. Luôn đặt mục tiêu học hỏi thêm kiến thức mới và ứng dụng kiến thức đó vào giảng dạy. Thầy giỏi chính là tiền đề cho học viên giỏi.
3. Một số vấn đề cơ bản về đối tượng học viên có liên quan tới công tác chủ nhiệm lớp.
 Muốn giáo dục con người mặt thì trước tiên cần tìm hiểu con người về mọi mặt, phải hiểu người rồi mới dạy người. Muốn tác động đến có hiệu quả nhất đinh cần tìm hiểu tâm lí người học. những tri thức cơ bản về đặ điểm tâm sinh lí HS là rất cần thiết đối với tất cả các nhà giáo dục. 
      GVCN có vai trò quan trọng, ngoài chức năng nhiệm vụ của một GV bình thường, GVCN còn là người quản lí toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình, đặc biệt là việc chăm lo, hình thành, nuôi dưỡng, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển nhân cách toàn diện của người học trong thời đại công nghệ 4.0. GVCN là cầu nối đa chiểu giữa các nhà quản lí GD, nhà giáo khác , gia đình, các tổ chức đoàn thể trong cơ sở GD và ngoài xã hội. Kinh nghiệm để trở thành cầu nối đa chiều là GV phải hiểu HS, hiểu hoàn cảnh gia đình của HS từ đó có sự phối hợp tác động giáo dục hiệu quả. GVCN cần có khả năng tổng hợp, quy nạp, phân tích, phán đoán chuẩn xác để có biện pháp tác động phù hợp. 
II. Thực trạng vấn đề.
1. Thuận lợi.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Thọ Xuân được sáp nhập từ 2 trung tâm: Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp Thọ Xuân và Trung tâm dạy nghề Thọ Xuân, theo Quyết định số: 3116/QĐ-UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 23/8/2017.
Trung tâm là một đơn vị có nhiều chức năng như: giáo dục thường xuyên (dạy văn hóa), hướng nghiệp và dạy nghề. Bước vào năm học mới 2018 – 2019 với nhiều sự thay đổi nhân sự và nhiệm vụ nhưng tập thể cán bộ trong Trung tâm luôn đoàn kết phấn đấu hoàn thành tốt công việc, nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo cho học sinh khi tốt nghiệp sẽ có hai bằng: Bằng THPT và bằng trung cấp nghề. 
Năm học 2017 – 2018 tôi nhận nhiệm vụ giảng dạy môn Hóa Học và chủ nhiệm lớp 10A3. Năm học 2018 – 2019 tôi vẫn tiếp tục được chủ nhiệm lớp 10A3 lên 11A3 nên đã quen với phụ huynh và học sinh, nắm rõ hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tính cách, năng lực của từng em. Mặt khác học sinh trong lớp chủ nhiệm cùng lứa tuổi nên dễ dàng trong quá trình giáo dục. Tiếp tục kế thừa và phát huy những gì đã đạt được và khắc phục những điểm chưa hoàn thiện.
2. Khó khăn.
Học sinh Trung tâm GDNN - GDTX có học lực khá, giỏi rất ít, chủ yếu là học sinh có học lực trung bình, tỉ lệ học sinh đạt học lực yếu khá cao. Từ đó đã phản ánh một thực trạng nổi bật, đó là: Học sinh Trung tâm hiện nay phần lớn là có học lực đầu vào lớp 10 rất thấp (điểm thi tuyển sinh lớp 10 không đủ để vào các trường công lập), chỉ có một số ít các em có học lực khá nhưng do điều kiện, hoàn cảnh (từ ngoài tỉnh chuyển đến, gia đình gặp khó khăn nên phải vừa làm, vừa học, gặp rủi ro khi thi tuyển vào lớp 10 THPT...).
Học sinh lớp 11A3 do tôi chủ nhiệm thuộc các xã Xuân Trường, Xuân phong, Xuân Vinh, Thọ Trường, Xuân Hưng,..địa bàn rộng nên việc đi lại học tập của các em là vất vả. Mặt khác số lượng học sinh nghèo và cận nghèo nhiều, hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và rèn luyện của các em.
Học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường học không còn là hiện tượng xa lạ. Đa số học sinh đều có điện thoại thông minh, ngoài việc trao đổi, tìm kiếm thông tin, giải trí, các em cũng dành nhiều thời gian tham gia mạng xã hội như Facebook, Zalo Tuy nhiên, tình trạng thiếu kĩ năng giao tiếp, nói tục văng bậy, kê kích, thậm chí nói xấu người thân, thầy cô bạn bè, đăng tải hình ảnh phản cảm, đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ và đòi hỏi sự chấn chỉnh, công tác giáo dục kĩ năng càng quyết liệt hơn.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Quản lý HS thời 4.0 cách nào hiệu quả, làm sao để các em có kiến thức, kĩ năng khi tham gia mạng xã hội, là bài toán trăn trở của nhiều nhà trường cũng như giáo viên trong khi vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, đây là quyền và nhu cầu hợp lý và không thể cấm. Tôi cho rằng, đa số HS bậc THPT đều có Facebook, Zalo, nên ngay từ đầu năm học tôi đã xác định lấy giáo dục để HS hiểu và có kĩ năng lên mạng xã hội là gốc vấn đề. Những buổi lên lớp đầu tiên, tôi đều dành thời gian để nói chuyện xung quanh vấn đề lên mạng xã hội đúng cách; điều gì các em nên và không nên thể hiện trên mạng; hạn chế việc câu like bằng những câu chuyện, hình ảnh phản cảm, khiêu khích; tránh chửi tục, văng bậy, tranh luận không cần thiết trên mạng xã hội...
1. Tìm hiểu đối tượng người học.
 Vào đầu năm lớp 10, sau khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã chủ động tìm hiểu HS bằng rất nhiều cách khác nhau như: qua học bạ, hồ sơ cấp 2, gia đình và phụ huynh, bạn bè và chủ yếu là tìm hiểu học sinh qua trang mạng xã hội.
1.1. Tìm hiểu thông tin của học sinh qua hồ sơ (học bạ, )
- Học lực. Hạnh kiểm. Điểm thi vào 10. Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS. Sau đó tôi lập bảng thống kê, tổng hợp về tất cả các mặt của từng học sinh. Để có thể tìm những phương pháo giáo dục phù hợp với lớp, mỗi cá nhân. Có bổ sung các học sinh mới chuyển đến.
Xem bảng phụ lục 1, 2.
1. 2. Phát phiếu thăm dò đặc điểm bản thân và gia đình học sinh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH
Họ tên học sinh:	Nam (Nữ): .............................
Ngày sinh: .......................Nơi sinh: ........................................................................
Số điện thoại bản thân:............................................................................................
Chỗ ở hiện nay: (ghi rõ xóm, thôn, xã.....)..............................................................
Họ tên cha:	 nghề nghiệp: .........................
Họ tên mẹ: 	 nghề nghiệp: .........................
(nếu là HS mồ côi cha mẹ ghi rõ họ tên người đỡ đầu, giám hộ)
Họ tên người đỡ đầu (giám hộ):..............................................................................
Gia đình có mấy anh, chị, em:	Bản thân là con thứ mấy: ...
Hiện đang sống cùng với (ông, bà, bố, mẹ, cô,dì...): .............................................
Đoàn viên: Có (không):...
Xếp loại ở lớp 9: Học lực:......................................Hạnh kiểm:..............................
Điểm thi vào 10: Văn...........Toán...........Tiếng anh...........(điểm chưa nhân hệ số)
Chức vụ cán sự lớp ở lớp 9:.....................................................................................
Con thương bệnh binh hạng: ..
Diện chính sách (hộ nghèo, cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn):..
Điện thoại liên lạc với gia đình:..
 Học sinh
 (kí, ghi rõ họ tên)
1.3. Phát phiếu thăm dò cho phụ huynh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU TÌM HIỂU THÔNG TIN HỌC SINH
Họ tên học sinh:...
Họ tên bố: Số điện thoại .....
Họ tên mẹ: Số điện thoại ....
Hoàn cảnh gia đình:.
Tính cách của học sinh: ..
Nguyện vọng của phụ huynh với GVCN: ..
Nguyện vọng của phụ huynh với trung tâm: ..
 Phụ huynh học sinh
 (Kí, ghi rõ họ tên)
1.4. Tìm hiểu học sinh qua mạng xã hội.
Để giáo dục HS tham gia mạng xã hội tốt nhất thì bản thân giáo viên phải gương mẫu. Trên mạng xã hội, thầy trò có thể là bạn cùng nhau, trao đổi chào hỏi thường xuyên song có học sinh không trao đổi trực tiếp mà chỉ theo dõi từng lời nói, cách hành xử của thầy cô. Vì vậy, trao đổi, ngôn ngữ của giáo viên khi đưa ra trên mạng xã hội phải văn minh, đúng mực Không để HS bị ảnh hưởng, bắt lời nói thiếu chuẩn mực của giáo viên. Từ đó các em cũng thiếu đi sự tôn trọng với thầy cô trên lớp và ngoài đời. Qua theo dõi, trò chuyện trên mạng xã hội GVCN cũng phần nào hiểu hơn về tâm tư tình cảm của các em để từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp. 
Qua fabook tôi có thể quan sát và biết được các hoạt động thường ngày của các em trên lớp cũng như ngoài đời thường. Phát hiện những vi phạm nội quy, quy định của các em trong và ngoài tiết học để kịp thời nhắc nhở. Trong giờ ra chơi, học sinh được tự do ngôn luận, tự do đăng tải những statut lên các trang mạng xã hội, nhiều trường hợp sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến nhà trường, bạn bè hay chính bản thân các em. GVCN nên là những ngời bạn, cập nhật liên tục để nhắc nhở các em kịp thời, không gây ra các hậu quả đáng tiếc. 
 Giờ ra chơi của học sinh
Giờ ra chơi khi không có giáo viên, Đoàn thanh niên các em đánh bài, hay hút thuốc đưa lên mạng xã hội. GVCN cập nhật được sẽ xuống ngay và có những biện pháp giáo dục, uốn nắn, nhắc nhở các em.
1.5. Tổng hợp kết quả điều tra 
Sĩ số: 38
Tiêu chí
Số lượng
%
Ghi chú
Học lực
G
0
0
K
7
18
Tb
20
53
Y
11
29
K
0
0
Hạnh Kiểm
T
26
68
K
8
21
Tb
4
11
Y
0
0
HS làm cán bộ lớp ở lớp 9
0
0
Hộ nghèo
1
3
Hộ cận nghèo
4
11
Con nuôi
1
3
Ở với ông bà
1
3
Đoàn viên
7
18
Thi lớp 10
26
68
Không thi (xét tuyển)
12
32
Dân tộc thiểu số
1
3
HS Đăng kí học TC nghề
36
95
Số HS tham gia mạng xã hội
36
95
2. Tổ chức buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt 10 phút đầu giờ.
2.1. Sinh hoạt 10 phút đầu giờ.
GVCN những tháng đầu tiên của năm học phải trực tiếp dự gời sinh hoạt 10 phút đầu giờ để ổn định nề nếp của lớp học. Nếu học sinh đi chậm hay vắng học GVCN có thể kịp thời nhắc nhở, nếu không có tiến bộ thì GVCN trực tiếp thông báo với phụ huynh để phối hợp với phụ huynh. Tránh tình trạng học sinh bỏ học đi chơi mà phụ huynh vẫn tưởng con đi học. Tôi yêu cầu nếu học sinh nghỉ học thì phụ huynh phải gọi điện xin phép trực tiếp với GVCN. 
Trong thời gian sinh hoạt 10 phút, tôi liên tục thay đổi nội dung sinh hoạt để gây hứng thú với học sinh, chứ không phải chỉ một nội dung gây nhàm chán cho các em. Cho phép các em sử dụng điện thoại thông minh để tải các trò chơi, phần mềm hỗ trợ học tậpđể cô trò thảo luận, trao đổi trong thời gian sinh hoạt đầu giờ.
Tổ chức 20/10 của lớp chủ nhiệm
2.2. Giờ sinh hoạt lớp vào thứ 7.
Giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải dự giờ sinh hoạt lớp và xem trước kế hoạch sinh hoạt lớp của lớp trưởng và các tổ, giáo viên chủ nhiệm lên một kế hoạch sinh hoạt riêng cho mình. Khi dự sinh hoạt lớp dưới sự điều khiển riêng của lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm cần so sánh các số liệu với tuần trước, khen chê phải hợp lý, nhẹ nhàng và khuyến khích để cho các em chấp nhận, không được chỉ trích.
- Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt: Nhận xét tuần, đọc kế hoạch tuần tới.
- Giáo viên chủ nhiệm là người dự, góp ý kiến, nhận xét cuối buổi.
- Thư ký ghi biên bản: Giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng ký xác nhận
* Biên bản. (Giáo viên chủ nhiệm cung cấp mẫu)
Xem bảng phụ lục 3,4,5,6. 
Vào các tháng chủ điểm như tháng 3,10,11 ngoài các hoạt động của đòa thanh niên trunng tâm, tôi thường tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa của lớp vào các tiết sinh hoạt lớp như: tổ chức cho các em đi dã ngoại, thi nấu ăn, cắm hoa giữa các tổ...
Học sinh lớp chủ nhiệm thi nấu ăn Học sinh thi cắm hoa ngày 8/3
GV tổ chức cho học sinh đi dã ngoại
3. Phối hợp thống nhất biện pháp giáo dục học sinh với ban giám đốc, các giáo viên bộ môn, BCH Đoàn trung tâm, với gia đình HS và các đoàn thể ngoài nhà trường. 
Quản lý HS thời đại 4.0 không thể khoán trắng cho nhà trường hay gia đình. Điều quan trọng là tìm ra phương pháp giáo dục, trang bị kĩ năng mạng xã hội phù hợp kết hợp với quản lý, kiểm soát, xử lý hiệu quả đúng mực khi HS tham gia mạng xã hội.
3.1. Phối hợp với ban giám đốc trung tâm.
GVCN lấy chủ trương hoạt động của trung tâm do BGĐ cung cấp để lên kế hoạch hoạt động lớp mình, chịu trách nhiệm truyền đạt cho CMHS và HS về chủ trương của trường , sở 
Báo cáo thường xuyên với BGĐ về tình hình của lớp thường xuyên theo định kì, hoặc đột xuất khi có vấn đề cần giải quyết. , 
Điều nhà trường có thể làm và đang làm khi phát hiện học sinh sử dụng điện thoại sai quy định là tịch thu, lập biên bản và mời gia đình đến trao đổi, giáo dục và trả lại điện thoại. Nếu học sinh tiếp tục vi phạm sẽ xem xét để đánh giá hạnh kiểm cuối học kỳ... Cùng đó, trường đang xây dựng những chế tài đưa vào quy chế phát ngôn của học sinh. Quy chế sẽ do chính học sinh bàn bạc soạn thảo và thông qua. Từ đó học sinh tự ý thức mình được nói, làm gì trên mạng xã hội.
3.2. Với các giáo viên bộ môn.
- Thống nhất kế hoạch và chương trình giáo dục chung đối với cả lớp.
- Thống nhất hình thức và biện pháp tác động đối với HS, HS bỏ tiết, nghỉ học vô lí do, điều hoà những biện pháp tác động giữa các giáo viên bộ môn với HS.
- Phản ánh, trao đổi kịp thời những mong muốn của HS đến GVBM.
3.3. Với BCH Đoàn trung tâm. 
- Giúp cán bộ đoàn phát hiện những thanh niên ưu tú để giới thiệu kết nạp.
- Giúp cán bộ đoàn đôn đốc nề nếp và các khoản quỹ, các hoạt động đoàn. 
- Phối hợp với BCH đoàn trường xử lý HS vi phạm nội qui nhà trường.
- Kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, Trình bày tâm tư nguyện vọng của các em.
3.4. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Chi hội cha mẹ HS và gia đình HS.
- Tổ chức và thực hiện tốt các kỳ họp phụ huynh học sinh do nhà trường đề ra. Quan trọng nhất là cuộc họp phụ huynh đầu năm, cùng với phụ huynh đưa ra một số quy định chung để quản lí và giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_thoi_dai_cong_ngh.doc