SKKN Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 11

SKKN Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 11

 Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đưa đất nước ngày càng hoà nhập với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Để trở thành một quốc gia giàu mạnh và phồn vinh, có rất nhiều nhiệm vụ đặt ra trong các lĩnh vực, trong đó đặc biệt quan tâm và được đánh giá là cốt yếu đó là nhiệm vụ đặt ra trong quá trình giáo dục. Bởi mục đích đặt ra của nền giáo dục cách mạng Việt Nam là phát triển nhân cách cho học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục, lao động. Ở tất cả các bậc học hết sức coi trọng giáo dục tư tưởng nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo, năng lực thực hành. Hơn nữa hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, để có công trình kiến trúc với những trang bị thiết kế hiện đại như thế giới ngày nay đòi hỏi con người phải có trình độ thật sự, có khả năng tiếp thu nhanh chóng nền văn hoá của nhân loại, nhanh chóng nắm bắt những đổi mới để áp dụng vào thực tiễn. Bởi công tác giảng dạy và học tập đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với thế giới ngày nay. Để đảm bảo chất lượng trong việc đào tạo con người đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn thật sự, đồng thời có kiến thức đối với các môn học có liên quan, để đào tạo ra những thế hệ tương lai có một trình độ cập nhật và có nhân cách phát triển toàn diện.

docx 19 trang thuychi01 14545
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài. 
 	 Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đưa đất nước ngày càng hoà nhập với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Để trở thành một quốc gia giàu mạnh và phồn vinh, có rất nhiều nhiệm vụ đặt ra trong các lĩnh vực, trong đó đặc biệt quan tâm và được đánh giá là cốt yếu đó là nhiệm vụ đặt ra trong quá trình giáo dục. Bởi mục đích đặt ra của nền giáo dục cách mạng Việt Nam là phát triển nhân cách cho học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục, lao động.... Ở tất cả các bậc học hết sức coi trọng giáo dục tư tưởng nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo, năng lực thực hành. Hơn nữa hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, để có công trình kiến trúc với những trang bị thiết kế hiện đại như thế giới ngày nay đòi hỏi con người phải có trình độ thật sự, có khả năng tiếp thu nhanh chóng nền văn hoá của nhân loại, nhanh chóng nắm bắt những đổi mới để áp dụng vào thực tiễn. Bởi công tác giảng dạy và học tập đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với thế giới ngày nay. Để đảm bảo chất lượng trong việc đào tạo con người đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn thật sự, đồng thời có kiến thức đối với các môn học có liên quan, để đào tạo ra những thế hệ tương lai có một trình độ cập nhật và có nhân cách phát triển toàn diện.
 	Ngày nay theo xu thế chung đòi hỏi con người phải có kiến thức mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vì vậy muốn đào tạo ra những thế hệ trẻ có kiến thức thì nhà trường phải nâng cao chất lượng dạy học bằng cách luôn luôn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đặc điểm của nội dung kiến thức và trình độ nhận thức của học sinh theo lứa tuổi nhằm tạo cho học sinh hứng thú và từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.
 	Trước yêu cầu dạy học, muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả thì phải giáo dục cho các em thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Nói cách khác muốn nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giảng dạy, tác động vào chủ thể nào đó để các em say sưa, hứng thú với những lời giảng của thầy, từ đó học sinh phát huy khả năng, năng lực tích cực, chủ động của bản thân để nắm bắt tri thức của nhân loại, đặc biệt là ở môn giáo dục quốc phòng -an ninh. Để giúp các em nhận thức được rằng học tập là nhiệm vụ của mình, để phục vụ cho mình và chỉ có học tập mới tạo nên cho mình nền tảng kiến thức để hiểu được thế thới vĩ mô với bao điều bí ẩn, từ đó đi vào khám phá cái hay, cái đẹp của nó để đem lại “bản quyền” cho bản thân. Qua đó giúp các em ý thức say mê học tập các bộ môn khác có liên quan, để đạt kết quả cao và tạo khí thế cho các em tham gia vào các hoạt động khác.
 	 Trong những năm gần đây, qua đài báo và tình hình thực tế ở các nhà trường, tôi nhận thấy hầu như các em học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Giáo dục quốc phòng - an ninh, các em còn coi nhẹ môn học này, vì cho đây chỉ là môn phụ và các em rất “ngán ngẩm” khi phải học và nhớ các sự kiện lịch sử, những bài học kinh nghiệm. Trước yêu cầu đó, xã hội đòi hỏi ngành giáo dục chúng ta cần quan tâm, thay đổi nhận thức, thay đổi phương pháp dạy học... trong việc đổi mới phương pháp dạy học một cách sinh động, hấp dẫn hơn.
 	Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy và căn cứ vào tình hình thực tế, tôi luôn nhận thức phải luôn tìm tòi và đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để đổi mới bài giảng của mình nhằm gây hứng thú cho học sinh, từ thích thú môn Giáo dục quốc phòng - an ninh mà các em sẽ đi đến chủ động học tập, giúp các em có thể yêu thích môn Giáo dục quốc phòng - an ninh giống như các môn học khác. 
 	Nhận thức được điều này, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi và rút ra được một số phương pháp áp dụng vào giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh có khả thi. Qua thực tế giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh ở trường THPT, cùng với sự trải nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn nghiên cứu nội dung đề tài: “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11”. Hi vọng rằng từ những phương pháp sau sẽ giúp học sinh học tốt hơn môn học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
1. 2. Mục đích nghiên cứu. 
Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra đội ngũ con người phát triển toàn diện, chính vì lẽ đó mà tôi phải tìm hiểu: “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11”. Trên cơ sở thực tế nghiên cứu, đề ra một số phương pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh cho các em để tìm ra những ưu điểm và hạn chế của việc học tập bộ môn, thái độ của từng học sinh đối với môn học.
1. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 ”.
- Khách thể nghiên cứu: Tôi tiến hành nghiên cứu và khảo sát tại lớp 11B6 và lớp 11B7 tại trường THPT Lê Lai.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
	Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các chỉ thị, Nghị quyết của Ngành và các sách báo có liên quan về vấn đề Giáo dục quốc phòng - an ninh và phương pháp giảng dạy sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh.
b. Điều tra viết:
- Khách thể khảo sát: Tôi tiến hành nghiên cứu và khảo sát tại lớp 11B6 và lớp 11B7 trường THPT Lê Lai.
- Xử lý số liệu: Tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số các khách thể được thăm dò để so sánh sự khác nhau giữa ý kiến các nhóm khách thể khảo sát.
c. Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm đã làm tốt công tác này.
d. Thử nghiệm một số biện pháp được đề xuất.
e. Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phương pháp thống kê.
1. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu thì bản thân đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
	Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh”: Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp có trao đổi, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. 
Nghiên cứu tài liệu, vẽ lược đồ, bản đồ, sưu tầm tranh ảnh, hiện vật, lập niên biểu,... gây hứng thú cho tiết dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh.
 Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên; Khai thác kênh hình, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, sách kiểm tra thường xuyên và định kì, các tư liệu trên mạng Internet... 
	Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí.
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lý luận.
	 Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Trong dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, khắc sâu kiến thức, có tác dụng tốt trong việc tạo ra điểm tựa thị giác cho người học làm cho cái chưa biết trong nội dung học tập trở nên gần gũi. 
Trong dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh, đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu về bản chất của các sự việc, nó có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức về quốc phòng - an ninh. Những hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Mỗi khi quan sát vào loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung xem quá khứ lịch sử được phản ánh, minh họa như thế nào? Từ đó các em mới suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
 Việc giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ thông qua dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan cũng có ý nghĩa rất lớn như: Khi giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh về Mikhail Timofeevich Kalashnikov đồng thời giáo viên giới thiệu về hoàn cảnh ông chế tạo ra súng tiểu liên AK học sinh biểu lộ lòng khâm phục đối ông. Khi xem một cuốn phim tài liệu, quan sát sơ đồ về chủ quyền lãnh thổ quốc gia ở sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 được vẽ phóng to học sinh nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức về môn học.
2. 2. Thực trạng dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trường THPT nói chung và trường THPT Lê Lai nói riêng.
2. 2. 1. Ưu điểm.
* Về phía giáo viên: Đại đa số giáo viên đều cố gắng tìm hiểu đưa ra những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, lập niên biểu, vấn đáp, Thông qua trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện; giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, so sánh, giải thích một cách tích cực. Giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ SGK, hiện vật, phim đèn chiếu,từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh .
* Về phía học sinh: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung tìm hiểu, suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra theo sự chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi ở cuối mục trong bài, quan sát tranh ảnh, tập vẽ và trình bày diễn biến trên lược đồ cho nên khi học các em luôn chú ý để hiểu nội dung bài dạy, tích cực thảo luận nhóm, đưa ra các tình huống có vấn đề và tìm cách giải quyết. Trong quá trình lĩnh hội kiến thức học sinh đang cố gắng học hỏi lẫn nhau để nắm bắt kiến thức cơ bản thông qua hoạt động thảo luận, vấn đáp, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh...
2. 2. 2. Hạn chế.
	* Về phía giáo viên: Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như: vẫn còn sử dụng phương pháp “thầy nói - trò nghe”, “thầy đọc - trò chép”. Do đó nhiều học sinh không nắm vững kiến thức, khi trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa đọc nguyên bản nên học thuộc một cách máy móc nhanh quên.
	Thiết bị môn Giáo dục quốc phòng - an ninh (bản đồ, hiện vật,) còn thiếu, các tranh ảnh, lược đồ sách giáo khoa thì một số ít giáo viên chỉ cho học sinh khai thác sơ sài hoặc quan sát qua loa dẫn đến tiết học nhàm chán, học sinh nắm bắt kiến thức mơ hồ, mau quên nên kết quả học tập của học sinh chưa cao.
	Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động học sinh khá, giỏi trả lời; chưa có câu hỏi giành cho học sinh yếu kém nên các đối tượng học sinh yếu kém ít được tham gia hoạt động, dễ chán nản môn học của mình. Một số ít giáo viên lại đặt ra những câu hỏi hơi khó mà không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên học sinh không trả lời được, nhiều khi giáo viên trả lời thay cho học sinh. Vấn đề này được thể hiện rõ trong hoạt động quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm, giáo viên chỉ biết nêu ra câu hỏi mà không gợi ý, không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi như thế nào. Vì không có câu hỏi gợi mở để giải quyết vấn đề nên học sinh không trả lời được,...
	* Về phía học sinh: Học sinh thường trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi, học sinh cá biệt còn lười học thậm chí không ghi bài, không chuẩn bị bài mới ở nhà, trên lớp không tập trung suy nghĩ. Bởi vậy học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, so sánh, giải thích,thì học sinh trả lời còn lúng túng hoặc mang tính chất chung chung, không rõ ràng.
	* Số liệu điều tra cụ thể: Tôi được Ban giám hiệu phân công dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh ở trường. Trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh đồng thời tôi tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy. Việc điều tra hiện thực thông qua sử dụng đồ dùng trực quan, thảo luận, hỏi đáp để phát triển tư duy học sinh ở trên lớp; kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phát, kiểm tra 1 tiết ... Từ kết quả kiểm tra tôi nhận thấy đa số học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi mang tính chất trình bày; còn những câu hỏi so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá nhận thức thì các em còn rất lúng túng. Do vậy kết quả điều tra cũng không cao cụ thể là:
 Tôi tiến hành điều tra ở 2 lớp 11B6 và lớp 11B7 môn Giáo dục quốc phòng - an ninh, kết quả khảo sát như sau:
- Kết quả khảo sát cụ thể qua bảng số liệu:
Lớp (SS)
Giỏi (TL)
Khá (TL)
TB (TL)
Yếu (TL)
Kém (TL)
11B6 (39)
2 (5,1 %)
14 (35,9%)
16 ( 41%)
7 (18%)
0
11B7 (40)
0 ( 0%)
11 (27,5%)
18 (45 %)
11(27,5 %)
0
2. 3. Mô tả, phân tích đề xuất một số phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 đạt hiệu quả cao.
	Chương trình môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11, bậc THPT được quy định theo phân phối chương trình là 1 tiết/ tuần, bao gồm học lý thuyết và thực hành.
Hai phần lý thuyết và thực hành có quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này giúp cho học sinh nhận thức đúng về mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.
 	 Kiến thức cơ bản về Giáo dục quốc phòng - an ninh mà học sinh cần nắm bao gồm nhiều yếu tố, sự kiện, kỹ năng, nhân vật, các khái niệm, thuật ngữ và cả phương pháp học tập.
	Do đặc điểm của việc học tập Giáo dục quốc phòng - an ninh, phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. Có nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau, song đều có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh.
	Sau đây, tôi xin đưa ra một số phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan mà mình đã áp dụng trong thực tiễn giảng dạy ở bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 (11B6, 11B7) trường THPT Lê Lai:
2. 3. 1. Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa.
Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về vũ khí trang bị, sự vật hiện tượng một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực.
Ví dụ: Khi dạy bài 4 “Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC” SGK Giáo dục quốc phòng - an ninh 11. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh, súng, đạn... và so sánh tính năng tác dụng, cấu tạo, sơ lược chuyển động... của hai loại súng này, để học sinh nắm vững kiến thức hơn khi được quan sát trực tiếp các bức tranh.
Ví dụ: Khi dạy bài 5 “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC”(SGK môn GDQP-AN, lớp11). Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về ngắm bắn, đường ngắm cơ bản và ảnh hưởng của ngắm sai lệch đến kết quả bắn... Sau đó so sánh giữa các đường ngắm để rút ra kết luận. 
Ví dụ: Khi dạy bài 6 “Kĩ thuật sử dụng lựu đạn” (SGK môn GDQP-AN, lớp11). Học sinh sẽ quan sát một số hình ảnh về lựu đạn 1 và lựu đạn Cần 97 sau đó tìm hiếu sự giống và khác nhau về tính năng, tác dụng, nguyên lí hoạt động của chúng. Từ việc so sánh này mà học sinh nắm vững kiến thức, ghi nhớ sâu sắc về bài học.
Lựu đạn 1 (Nguồn internet) 
 Những tranh ảnh về kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương giúp cho học sinh hiểu sâu về phương pháp và nắm vững về kỹ năng, tạo cho học hứng thú trong học tập. 
Ví dụ: Hình 7-1: Các điểm chính ấn động mạch trên cơ thể. Hình 7-4: Gấp cẳng tay vào cánh tay. Hình 7-9: Cố định xương cánh tay gãy bằng nẹp tre. Hình 7-13: Thổi ngạt bằng phương pháp miệng-miệng.
 Hình 7-1	 Hình 7-9
	Hình 7-4 Hình 7-13
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát các tranh ảnh in trong sách giáo khoa. Do học sinh thích xem tranh về quân sự nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh phục vụ cho bài học. Để sử dụng có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung bức tranh, sau đó giáo viên nhận xét và bổ sung, sửa chữa để các em hiểu bức tranh đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn.
 2. 3. 2. Phương pháp sử dụng sơ đồ.
Sơ đồ là đồ dung trực quan không thể thiếu được trong dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh nói chung và dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 nói riêng. Việc sử dụng sơ đồ vào dạy học Giáo dục quốc phòng - an ninh cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả dạy học. Thông qua việc giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ trong sách giáo khoa hoặc vẽ sơ đồ sẽ giúp học sinh cụ thể hoá nội dung kiến thức bằng những mô hình, hình học đơn giản, diễn tả mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử... 
Trong khi sử dụng sơ đồ, giáo viên cần chú ý giúp học sinh quan sát phân tích nêu kết luận khái quát về vấn đề được phản ánh trên sơ đồ chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ động. 
Ví dụ: Khi giảng bài 3: “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” (SGK Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11). Giáo viên sử dụng sơ đồ Hình 3-1: Sơ đồ lãnh thổ và các vùng biển Việt Nam. Hình 3-2: Sơ đồ khu vực biên giới biển và các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam mà giáo viên tự phóng to hoặc hướng dẫn cho học sinh về nhà vẽ phóng to vào giấy A0 treo lên bảng và yêu cầu học sinh trình bày khu vực nào thuộc quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
 Hình 3-1: Hình 3-2: 
Như vậy với việc sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan trong quá trình giảng dạy làm cho tiết học trở nên sôi nổi gây được sự chú ý tập trung của học sinh, phát huy khả năng độc lập tư duy cũng như việc khái quát, tổng kết kiến thức của học sinh. Chính vì thế trong các giờ dạy Giáo dục quốc phòng - an ninh nếu điều kiện cho phép, giáo viên nên tích cực sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng trực quan này.
2. 3. 3. Đồ dùng giáo cụ trực quan do giáo viên và học sinh tự làm, hoặc tự sưu tầm.
Hiện nay kênh hình trong sách giáo khoa đã phong phú hơn trước. Song do hạn chế về số trang nên các giáo cụ trực quan, bản đồ, lược đồ, niên biểu, tranh ảnh minh họa thì lại thiếu hẳn đôi lúc không có. Chính vì lẽ đó để khắc phục tồn tại này trong quá trình giảng dạy giáo viên và học sinh cần phải sưu tầm, bổ sung nhằm tăng tính hình ảnh, tính cụ thể cho các sự kiện trong sách giáo khoa, giúp cho việc tiếp thu kiến thức của các em có hiệu quả. 
Đối với những bài học nào cần có bản đồ mà sách giáo khoa không có, giáo viên tự sưu tầm trên mạng, trong nhà sách, kèm phóng to hoăc tự vẽ trên cơ sở nội dung của bài nhằm bổ sung cho sách giáo khoa. 
Đối với những bài cần tranh ảnh chân dung lịch sử minh họa, giáo viên và học sinh nên sưu tầm: trên mạng, tài liệu tham khảo và đưa vào nội dung của bài học nhằm tăng tính hình ảnh gây hứng thú, khắc sâu bài học. Những bức ảnh này có giá trị lịch sử to lớn giúp học sinh hiểu sự kiện một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm xúc của các em. 
Ví dụ: Khi dạy bài 4 “Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC”, sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh 11. Khi dạy mục I và mục II, giáo viên có thể đưa hình ảnh của Mikhail Timofeevich Kalashnikov và Sergei Gavrilovich Simonov:
 Mikhail Timofeevich Kalashnikov Sergei Gavrilovich Simonov
Để giới thiệu cho các em quan sát chân dung hai ông và đặt câu hỏi: Em biết gì về hai nhân vật trên? Học sinh trả lời, sau đó giáo viên giới thiệu về hai nhân vật đã chế tạo ra súng tiểu liên AK và súng trường CKC, phải đặc biệt lưu ý cần giới thiệu cho học sinh biết hoàn cảnh chế tạo ra hai khẩu súng trên để các em thấy được nghị lực của các ông. Với cách giới thiệu như trên sẽ giúp cho học sinh biết kính trọng các bậc tiền bối, những người có công rất lớn trong việc phát triển khoa học quân sự.
Đồ dùng trực quan có

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_su_dung_do_dung_truc_quan_vao_day_mon_giao.docx
  • docBảng quy ước viết tắt.doc
  • docBìa SKKN.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docxMục lục.docx
  • docxTài liêu tham khảo.docx