SKKN Hệ thống bài tập bổ trợ trong tập luyện nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh khối 11

SKKN Hệ thống bài tập bổ trợ trong tập luyện nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh khối 11

Thể dục thể thao được coi là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, với quan niệm vận động và sức khỏe, các nhà triết học cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hòa giữa trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn thiện về mặt thể chất do thể dục thể thao đem lại.

Mặt khác, thể dục thể thao còn là một hệ thống giáo dục thể chất nhằm rèn luyện các tố chất thể lực, nhằm phát triển con người một cách toàn diện về mọi mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe toàn dân.

Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THPT là phải đổi mới cách dạy. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới một cách linh hoạt sáng tạo. Để đáp ứng được điều đó, ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng tìm mọi cách để không ngừng nâng cao về chất lượng giáo dục. Vì vậy vấn đề được ngành giáo dục quan tâm hàng đầu đó là: “Đổi mới phương pháp dạy học”

 

doc 12 trang thuychi01 11310
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hệ thống bài tập bổ trợ trong tập luyện nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh khối 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 – MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thể dục thể thao được coi là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, với quan niệm vận động và sức khỏe, các nhà triết học cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hòa giữa trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn thiện về mặt thể chất do thể dục thể thao đem lại.
Mặt khác, thể dục thể thao còn là một hệ thống giáo dục thể chất nhằm rèn luyện các tố chất thể lực, nhằm phát triển con người một cách toàn diện về mọi mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe toàn dân.
Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THPT là phải đổi mới cách dạy. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới một cách linh hoạt sáng tạo. Để đáp ứng được điều đó, ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng tìm mọi cách để không ngừng nâng cao về chất lượng giáo dục. Vì vậy vấn đề được ngành giáo dục quan tâm hàng đầu đó là: “Đổi mới phương pháp dạy học”
Trong tập luyện các môn thể thao việc hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích cho người tập, được coi là khâu then chốt quyết định đến việc nâng cao sức khoẻ, thể lực cho người tập và hoàn thiện các tố chất thể lực cho người tập. Bên cạnh các yếu tố giúp cho việc nâng cao thành tích và hoàn thiện kỹ thuật, như điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện . thì một yếu tố rất quan trọng giúp cho sự hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích cho người học được nhanh chóng, đảm bảo được mục tiêu đề ra đó chính là các bài tập bổ trợ. Như chúng ta đã biết nếu trong quá trình tập luyện chúng ta chỉ đơn thuần tập trung vào việc hoàn thiện kỹ thuật không thôi. Hoặc các bài tập bổ trợ không hợp lý, không đảm bảo tính khoa học thì việc hoàn thiện kỹ thuật sẽ rất mất nhiếu thời gian, thậm chí không giúp cho người tập hoàn thiện được kỹ thuật và không nâng cao được thành tích. Đặc biệt đối với các em học sinh trong môn học nhảy xa kiểu ưỡn thân thì việc đó hết sức quan trọng và cần thiết, bởi qua thực tế nhiều năm giảng dạy thể dục khi học đến môn nhảy xa với kĩ thuật nhảy xa ưỡn thân rất nhiều em sau khi học xong kết quả cho thấy sự hoàn thiện kỹ thuật rất thấp và thậm chí nhiều em không thực hiện được kỹ thuật. cho thấy đây là nội dung học khó. Xuất phát từ những điều trên và thực tế giảng dạy của bản thân trong 17 năm công tác tại trường THPT Yên Định 1 tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Hệ thống bài tập bổ trợ trong tập luyện nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh khối 11” 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua việc sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ trong tập luyện nhảy xa kiểu ưỡn thân có thể bổ sung những hạn chế về kiến thức và phương pháp dạy học cho giáo viên. Đồng thời giúp người học có hứng thú và yêu thích nội dung học hơn, từ đó các em nắm bắt được các bài tập bổ trợ, biết vận dụng khi học kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân và hoàn thiện được kĩ thuật, từ đó nâng cao được thành tích của chính mình. 
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
 3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- 84 học sinh khối lớp 11 trường THPT Yên Định 1( lớp 11A6 – 11A7 )
năm học 2018 – 2019.
 3.2. Thời gian nghiên cứu:
- Đề tài được tiến thành từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019( thực hiện trong các tiết học nhảy xa kiểu ưỡn thân) 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 1. Về nghiên cứu lý luận:
 Tham khảo và đọc các tài liệu có liên quan đến môn nhảy xa nói chung, phương pháp giảng dạy thể dục nói riêng trong chương trình trung học phổ thông.
 2. Về nghiên cứu thực tiễn:
 Soạn và thiết kế hệ thống bài tập bổ trợ cho phù hợp với từng các tiết dạy nhảy xa kiểu ưỡn thân trong chương trình lớp 11.
PHẦN 2 – NỘI DUNG
Chương 1
NỘI DUNG NHẢY XA TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11
1. Thời lượng giảng dạy nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân 
Trong chương trình lớp 11 nội dung nhảy xa có 11 tiết nhân với 45 phút trên một tiết ta có 495 phút, trừ đi 8 phút phần chuẩn bị cho mỗi tiết học là 8x11 bằng 88 phút còn 407 tiếp tục trừ đi 5 phút cho phần kết thúc tiết học là 11x 5 phút bằng 55 phút còn 352 phút giảng dạy chính. Trong 352 phút của 11 tiết dạy có 10 tiết có nội dung đá cầu và 6 tiết có nội dung chạy bền. Ta tạm tính 6 tiết có nội dung đá cầu và chạy bền có thời gian là 6 x 20 phút = 120 phút vậy 352 – 120 = 232 phút. Còn 4 tiết có nội dung đã cầu ta tạm tính 4 x 15 phút = 60 phút vậy thời lượng chính thức của nội dung nhảy xa chỉ còn 230 phút – 60 phút = 170 phút vậy với gần 3 tiếng đồng hồ chúng ta phải dạy cho học sinh nắm được kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân điều đó thật khó phải không ạ. Nếu chúng ta không hệ thống các bài tập bổ trợ thật hợp lí thì học sinh không thể nắm được kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân một nội dung rất khó, tôi khẳng định nhiều giáo viên thực hiện kĩ thuật nội dung này còn chưa thực sự chuẩn mực. Vì thế tính cấp thiết của hệ thống các bài tập bổ trợ cho kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân là vô cùng quan trọng. Học sinh nắm được kĩ thuật hay không là nhờ vào hệ thống các bài tập bổ trợ và phải có hệ thống.
Chương 2
HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ CHO NHẢY XA ƯỠN THÂN
1. Xuất phát cao chạy nhanh 20 - 30 mét
	Lớp thành 4 hàng dọc sau vạch xuất phát khi nghe hiệu lệnh 4 bạn chạy thật nhanh và giậm chân thuận ( chân giậm nhảy) vào vị trí ô đã qui định cố gắng điều chỉnh chân thuận giậm đúng vào ô, sau đó về cuối hàng và giáo viên cho lượt tiếp theo.
2. Tại chổ tập mô phỏng động tác bước bộ trên không.
	Đứng chân trước chân sau, chân giậm nhảy đứng phía trên, khi nghe hiệu lệnh chân lăng nâng lên phía trước đùi song song với mặt đất, cẳng chân vuông góc với đùi. Tay cùng với chân giậm nhảy đưa ra phía trước cẳng tay gập lên. Với tư thế cánh tay song song với mặt đất cẳng tay vuông góc với cánh tay và hơi chếch sang bên. Tay cùng với chân lăng đưa sang ngang và gập cẳng tay vào với tư thế cánh tay song song với mặt đất và cẳng tay vuông góc với cánh tay và hơi thoải về phía sau.
3. Chạy đà 10 - 20m giậm nhảy ở tư thế bước bộ trên không.
	Chạy đà tốc độ vừa phải giậm nhảy với góc độ 75 độ và sau khi chân giậm nhảy dời ván thì tư thế thân người giữ ở tư thế bước bộ sau đó dơi một chân vào hố cát.
4. Tại chỗ tập mô phỏng kĩ thuật trên không. 
	Từ tư thế bước bộ lúc này hai tay đưa đồng thời ra trước lên cao đồng thời chân lăng miết và ruỗi ra phía sau, đẩy hông ra phía trước đồng thời đầu hơi ngữa về phía sau thân người lúc này cong như một cánh cung. Tiếp theo đạp chân trụ bật lên cao hóp bụng gập thân người hai tay đánh ra phía trước đầu gập ra phía trước sau đó hai chân tiếp đất trong tư thế thân người gập khom.
5. Đi 3 - 5 bước thực hiện mô phỏng kĩ thuật trên không.
	Đi 3 hoặc 5 bước thực hiện tư thế bước bộ sau đó từ tư thế bước bộ lúc này hai tay đưa đồng thời ra trước lên cao đồng thời chân lăng miết và ruỗi ra phía sau, đẩy hông ra phía trước đồng thời đầu hơi ngữa về phía sau thân người lúc này cong như một cánh cung. Tiếp theo đạp chân trụ bật lên cao hóp bụng gập thân người hai tay đánh ra phía trước đầu gập ra phía trước sau đó hai chân tiếp đất trong tư thế thân người gập khom.
6. Chạy đà chậm 7 - 9 bước giậm nhảy thực hiện kĩ thuật trên không và tiếp đất.
	Cách ván giậm nhảy khoảng 70cm giăng 1 dây chun hoặc một xà nhẹ cao khoảng 30cm yêu cầu học sinh chạy đà chậm 7 - 9 bước giậm nhảy sau đó thực hiện kĩ thuật trên không và tiếp đất vào hố cát. Yêu cầu khi tiếp đất gối trùng xuống và người có tư thế hơi đổ về phía trước.
7. Thực hiện một số bài tập thể lực như.
	- Chạy nâng cao đùi 
	- Chạy đạp sau
	- Lò cò
	- Bật đổi chân 
Chương 3
PHÂN LOẠI BÀI TẬP BỔ TRỢ PHÙ HỢP VỚI TỪNG TIẾT DẠY 
I. CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ ÁP DỤNG CHO TỪNG TIẾT DẠY
1. Xuất phát cao chạy nhanh 20 - 30 mét
	Xuất phát cao chạy nhanh 20 - 30m hỗ trợ rất tích cực cho kĩ thuật chạy đà. Đặc biệt là khi thực hiện yêu cầu học sinh đặt chân giậm nhảy đúng vào ô vị trí đã quy định. Điều này khiến các em hình thành được tốc độ chạy đà cũng như đặt chân giậm nhảy vào đúng ván giậm nhảy sau này khi thực hiện toàn bộ kĩ thuật.
	Lớp thành 4 hàng dọc sau vạch xuất phát khi nghe hiệu lệnh 4 bạn chạy thật nhanh và giậm chân thuận (chân giậm nhảy) vào vị trí ô đã qui định cố gắng điều chỉnh chân thuận giậm đúng vào ô, sau đó về cuối hàng và giáo viên cho lượt tiếp theo.
	Đối với nội dung xuất phát cao chạy nhanh 20 - 30m này nên tập toàn bộ thời gian nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân trong tiết 37 và ôn 1 lượt trong tiết 38.
2. Tại chổ tập mô phỏng động tác bước bộ trên không.
	Tại chổ tập mô phỏng động tác bước bộ trên không hỗ trợ rất tích cực cho kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân bước đầu hình thành cho các em học sinh thực hiện đúng cho các kĩ thuật tiếp theo. Nó là tiền đề cơ bản để các em thực hiện được kĩ thuật trên không của kiểu nhảy xa ưỡn thân. 
	Đứng chân trước chân sau, chân giậm nhảy đứng phía trên, khi nghe hiệu lệnh chân lăng nâng lên phía trước đùi song song với mặt đất, cẳng chân vuông góc với đùi. Tay cùng với chân giậm nhảy đưa ra phía trước cẳng tay gập lên. Với tư thế cánh tay song song với mặt đất cẳng tay vuông góc với cánh tay và hơi chếch sang bên. Tay cùng với chân lăng đưa sang ngang và gập cẳng tay vào với tư thế cánh tay song song với mặt đất và cẳng tay vuông góc với cánh tay và hơi thoải về phía sau.
	Với bài tập bổ trợ tại chổ tập mô phỏng động tác bước bộ trên không nên học trong tiết 38 và ôn lại 1-3 lượt trong tiết 39.
3. Chạy đà 10 - 20m giậm nhảy ở tư thế bước bộ trên không.
	Chạy đà 10 - 20m giậm nhảy ở tư thế bước bộ trên không hỗ trợ rất tích cực cho việc phối kết hợp giữa 2 giai đoạn chạy đà và giậm nhảy. Nó giúp cho các em thực hiện tốt giao chuyển giữa giai đoạn này sang giai đoạn kia và tạo cho người tập có 1 góc độ nhảy hợp lí hơn.
	Chạy đà tốc độ vừa phải giậm nhảy với góc độ 75 độ và sau khi chân giậm nhảy dời ván thì tư thế thân người giữ ở tư thế bước bộ sau đó tiếp một chân vào hố cát.
	Nội dung chạy đà 10 - 20m giậm nhảy ở tư thế bước bộ trên không nên giảng dạy ở tiết 39 và ôn ở tiết 40.
4. Tại chỗ tập mô phỏng kĩ thuật trên không. 
	Tại chỗ tập mô phỏng kĩ thuật trên không thực tế đó chính là kĩ thuật trên không của nhảy xa kiểu ưỡn thân. Tại chỗ tập mô phỏng đó chỉ là làm chậm động tác, giúp cho các em định hình động tác rễ hơn và hình thành kĩ năng kĩ xảo động tác trên không ở mức độ chậm. Nó làm tiền đề cực kì quan trọng để học sinh thực hiện được kĩ thuật ưỡn thân trên không ở mức độ nhanh sau này. Vì mỗi động tác khó, động tác phức tạp nếu chúng ta không tách rời để giảng dạy hay mô phỏng học chậm thì học sinh rất khó nắm bắt. Chính vì thế nội dung này phải giảng dạy thật chính xác và thật kĩ để các em định hình được động tác trên không của kĩ thuật. 
	Từ tư thế bước bộ lúc này hai tay đưa đồng thời ra trước lên cao đồng thời chân lăng miết và ruỗi ra phía sau, đẩy hông ra phía trước đồng thời đầu hơi ngữa về phía sau thân người lúc này cong như một cánh cung. Tiếp theo đạp chân trụ bật lên cao hóp bụng gập thân người hai tay đánh ra phía trước đầu gập ra phía trước sau đó hai chân tiếp đất trong tư thế thân người gập khom.
	Tại chỗ tập mô phỏng kĩ thuật trên không nên giảng dạy ở tiết 40 và ôn ở tiết 41, 42 
5. Đi 3- 5 bước thực hiện mô phỏng kĩ thuật trên không.	
	Đi 3 - 5 bước thực hiện mô phỏng kĩ thuật trên không bài tập bổ trợ này gần như là toàn bộ kĩ thuật của nhảy xa kiểu ưỡn thân. Có chạy đà nhưng chậm, có giậm nhảy nhưng nhẹ, có trên không và có tiếp đất. Như vậy gần như toàn bộ kĩ thuật của nhảy xa kiểu ưỡn thân sẽ có trong bài tập bổ trợ này nhưng nó sẽ ở mức độ nhẹ nhàng và rễ tập hơn rất nhiều. Nó là kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân thu nhỏ, chính vì thế nội dung bài tập bổ trợ này cũng cô cùng quan trọng giáo viên nên tổ chức cho học sinh học kĩ thuật của bài tập một cách chính xác và tập luyện bài tập tới mức thuần thục để khi thực hiện vào hố nhảy các em đã có kĩ năng về động tác.
	Đi 3 hoặc 5 bước thực hiện tư thế bước bộ sau đó thực hiện mô phỏng kĩ thuật trên không và tiếp đất.
	Đối với bài tập bổ trợ đi 3 - 5 bước thực hiện mô phỏng kĩ thuật trên không giáo viên nên giảng dạy ở tiết 42 và ôn ở tiết 43, 44
6. Chạy đà chậm 7 - 9 bước giậm nhảy thực hiện kĩ thuật trên không và tiếp đất.
	Chạy đà chậm 7 - 9 bước thực hiện kĩ thuật trên không và tiếp đất là một bài tập bỗ trợ hoàn thiện toàn bộ kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân. Nhưng diễn ra ở mức độ nhẹ nhàng. Với bài tập này người học có chạy đà ở mức độ ít và phải giậm nhảy vượt qua chướng ngại vật nằm ngang, để tạo cho người tập có 1 góc độ giậm nhảy phù hợp và thực hiện đầy đủ kĩ thuật trên không sau đó tiếp đất an toàn.
	Cách ván giậm nhảy khoảng 70cm giăng 1 dây chun hoặc một xà nhẹ cao khoảng 30cm yêu cầu học sinh chạy đà chậm 7 - 9 bước giậm nhảy sau đó thực hiện kĩ thuật trên không và tiếp đất vào hố cát. Yêu cầu khi tiếp đất gối trùng xuống và người có tư thế hơi đổ về phía trước.
	Đối với bài tập này giáo viên nên giảng dạy ở tiết 44 và ôn ở tiết 45
7. Thực hiện một số bài tập thể lực như.
	- Chạy nâng cao đùi 
	- Chạy đạp sau
	- Lò cò
	- Bật đổi chân 
	Đối với các bài tập này nó hỗ trợ cho học sinh rất nhiều về tư thế bước bộ, góc độ chân lăng, góc giậm nhảy, hoãn xung khi tiếp đất, đặc biệt là thể lực và thành tích sẽ tăng lên đáng kể...
	 Chính vì thế tất cả các tiết giảng dạy nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân giáo viên nên đưa các bài tập này vào.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
1. Đối với lớp thực nghiệm: 
42 học sinh lớp 11A7 thực nghiệm giảng dạy có áp dụng hệ thống các bài tập bỗ trợ theo trình tự.
Tiết 37: Học nội dung xuất phát cao chạy nhanh 20 - 30m toàn bộ thời gian nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân trong tiết 37 
Tiết 38: Ôn nội dung xuất phát cao chạy nhanh 20 - 30m 
 Học: Tại chỗ mô phỏng động tác bước bộ trên không.
Tiết 39: Ôn nội dung tại chỗ mô phỏng động tác bước bộ trên không.
 Học: Chạy đà 10 - 20m giậm nhảy ở tư thế bước bộ trên không.
Tiết 40: Ôn nội dung chạy đà 10 - 20m giậm nhảy ở tư thế bước bộ trên không. 
Học: Tại chỗ tập mô phỏng kĩ thuật trên không. 
Tiết 41: Ôn nội dung tại chỗ tập mô phỏng kĩ thuật trên không.
Tiết 42: Ôn nội dung tại chỗ tập mô phỏng kĩ thuật trên không.
 Học: Đi 3 - 5 bước thực hiện mô phỏng kĩ thuật trên không
Tiết 43: Ôn nội dung đi 3 - 5 bước thực hiện mô phỏng kĩ thuật trên không
Tiết 44: Ôn nội dung đi 3 - 5 bước thực hiện mô phỏng kĩ thuật trên không
 Học: Chạy đà chậm 7 - 9 bước thực hiện kĩ thuật trên không và tiếp đất
Tiết 44: Ôn nội dung Chạy đà chậm 7 - 9 bước thực hiện kĩ thuật trên không và tiếp đất
Hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật.
Tiết 45: Hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật.
Tiết 46: Hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật.
Tiết 48: Hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật.
Đối với các bài tập bổ trợ tôi sắp xếp trong các tiết dạy như vậy nhưng những nội dung học luật điền kinh ( phần nhảy xa ) và các bài tập phát triển thể lực ở các tiết dạy tôi vẫn giữ nguyên trong các tiết. 
2. Đối với lớp đối chiếu: 
42 học sinh lớp 11A8 đối chiếu giảng dạy theo phương pháp mà tôi đã giảng dạy các năm học vừa qua, không áp dụng hệ thống các bài tập bổ trợ theo trình tự trên. 
Chương 4
KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH SAU KHI 
ÁP DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ
1. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA:
 Học sinh lớp 11A7 thực nghiệm và lớp 11A8 đối chiếu trường THPT Yên Định1.
Để đánh giá khách quan, chính xác mức độ lĩnh hội của học sinh tôi chọn lớp thực nghiệm 11A7 và lớp đối chứng 11A8. Đó là hai lớp tôi dạy trong suốt năm học 2018 – 2019. Và năm học trước đó là hai lớp 11A2 và 11A5 có thành tích về nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân gần như tương đương nhau. Thành tích của 2 lớp 11A2 và 11A5 năm học trước được thể hiện ở bảng 1 sau. 
Bảng 1: Thành tích nhảy xa ở 2 lớp tôi dạy năm học 2017 – 2018
 Năm học
 Lớp
Xếp loại
11A2 (Sĩ số 42)
11A5 (Sĩ số 42)
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
2017- 2018
 Đạt
 17
40,5%
 18
42,8%
 Chưa đạt
 25
59,5%
 24
57,2%
2. CÁCH THỨC GIẢNG DẠY:
 Ở lớp đối chứng 11A8 tôi dạy theo phương pháp truyền thống mà các năm học vừa qua tôi thường giảng dạy, không có áp dụng hệ thống các bài tập bổ trợ mà tôi đã biên soạn vào các tiết học nhảy xa kiểu ưỡn thân. Mà giảng dạy theo phân phối chương trình của bộ giáo dục đã ban hành cùng với phân phối chương trình của tổ nhóm được sở giáo dục thống nhất.
Ở lớp thực nghiệm 11A7 tôi giảng dạy có áp dụng hệ thống các bài tập bổ trợ theo trình tự mà ở trên tôi đã đề cập.
Sau 11 tiết giảng dạy ở lớp thực nghiệm có áp dụng các bài tập có hệ thống theo từng tiết và 11 tiết ở lớp đối chiếu giảng dạy theo phương pháp mà lâu nay tôi đã giảng dạy các lớp những năm về trước thì thu được kết quả ở bảng sau.
3. KẾT QUẢ KIỂM TRA:
Kết quả kiểm tra, đánh giá sau tiến hành thực nghiệm thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Thành tích nhảy xa ở 2 lớp tôi dạy năm học 2018 – 2019
 Năm học
 Lớp
Xếp loại
11A7 (Sĩ số 42)
Lớp thực nghiệm
11A8 (Sĩ số 42)
Lớp đối chiếu
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
2018- 2019
 Đạt
 33
78,6%
 18
42,8%
 Chưa đạt
 9
21,4%
 24
57,2%
Qua bảng 2 ta nhận thấy chất lượng kiểm tra đánh giá ở 2 lớp (lớp thực nghiệm 11A7 và lớp đối chứng 11A8) thì ở lớp thực nghiệm cho kết quả cao hơn ở lớp đối chứng. Cụ thể tỷ lệ phần trăm học sinh xếp loại đạt ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, trong khi đó tỷ lệ phần trăm học sinh xếp loại chưa đạt ở lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng. Từ đó chúng ta có thể thấy được học sinh ở lớp thực nghiệm tiếp thu nội dung tốt hơn ở lớp đối chứng, điều này chứng tỏ dạy theo hệ thống các bài tập bổ trợ cho kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân áp dụng cho từng tiết học có hiệu quả cao hơn so với dạy không áp dụng hệ thống các bài tập bổ trợ cho từng tiết dạy theo phương pháp truyền thống.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
 Sau một thời gian tiến hành giảng dạy học sinh bằng phương pháp áp dụng hệ thống các bài tập bổ trợ cho nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân môn Thể dục tại trường THPT Yên Định 1 tôi đã thu được những kết quả sau:
 Đối với

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_he_thong_bai_tap_bo_tro_trong_tap_luyen_nhay_xa_kieu_uo.doc