SKKN Giáo dục ứng phó với BĐKH cho học sinh THPT thông qua môn Sinh học 10

SKKN Giáo dục ứng phó với BĐKH cho học sinh THPT thông qua môn Sinh học 10

Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn câù. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên, đời sống của sinh vật và con người, các hoạt động sản xuất kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, của mọi quốc gia trên trái đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH đã được đề ra và thực hiện.

 Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH ( QĐ số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008)[1] Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành giáo dục giai đoạn 2010 - 2015 và phê duyệt Dự án " Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình giáo dục. Trong chương trình giáo dục THPT, bên cạnh việc hoàn thiện những nội dung giáo dục phổ thông quy định cho từng khối lớp, thì trước những thách thức của BĐKH giáo viên còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con người, những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó với BĐKH, để học sinh trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH.

 Và Sinh học, là môn học trong nhà trường có rất nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp những kiến thức này vào giảng dạy cho học sinh, đặc biệt là trong chương trình sinh học 10. Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học phần Sinh học lớp 10 nhằm giúp học sinh nâng cao được kiến thức, rèn luyện một số kỹ năng và thay đổi một cách tích cực ý thức ứng phó BĐKH.

 Từ những lý do trên tôi xin trao đổi kinh nghiệm qua đề tài: Giáo dục ứng phó với BĐKH cho học sinh THPT thông qua môn sinh học 10.

 

doc 18 trang thuychi01 4825
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục ứng phó với BĐKH cho học sinh THPT thông qua môn Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU...............1
1.Lý do chọn đề tài...1
2. Mục đích nghiên cứu.....1,2
3. Đối tượng nghiên cứu...2
4. Phương pháp nghiên cứu..2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...2
1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.......2,3
2.Thực trạng của vấn đề.......3
3.Các giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề......3
3.1. Phương pháp tích hợp vào bộ môn Sinh học 10 thông qua các tiết dạy..............................................................................................................4,5,6,7,8
3.2. Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.........9,10,11,13
3.3. Phương pháp hoạt động thực tiễn........13,14
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục...................14
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ......15
1. Kết luận...15
2.Kiến nghị...................15
- Tài liệu tham khảo.....16
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn câù. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên, đời sống của sinh vật và con người, các hoạt động sản xuất kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, của mọi quốc gia trên trái đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH đã được đề ra và thực hiện.
	Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH ( QĐ số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008)[1] Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành giáo dục giai đoạn 2010 - 2015 và phê duyệt Dự án " Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình giáo dục. Trong chương trình giáo dục THPT, bên cạnh việc hoàn thiện những nội dung giáo dục phổ thông quy định cho từng khối lớp, thì trước những thách thức của BĐKH giáo viên còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con người, những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó với BĐKH, để học sinh trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH. 
	Và Sinh học, là môn học trong nhà trường có rất nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp những kiến thức này vào giảng dạy cho học sinh, đặc biệt là trong chương trình sinh học 10. Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học phần Sinh học lớp 10 nhằm giúp học sinh nâng cao được kiến thức, rèn luyện một số kỹ năng và thay đổi một cách tích cực ý thức ứng phó BĐKH.
	Từ những lý do trên tôi xin trao đổi kinh nghiệm qua đề tài: Giáo dục ứng phó với BĐKH cho học sinh THPT thông qua môn sinh học 10.
2. Mục đích nghiên cứu
	Nội dung giáo dục BĐKH được tích hợp vào nội dung của bộ môn sinh học thông qua các tiết dạy và hoạt động ngoại khoá nhằm mục đích không chỉ hình thành kiến thức về bản chất, nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH mà còn hình thành cho các em mối quan tâm , thái độ đúng đắn, các kỹ năng cần thiết từ đó mới có thể hình thành hoặc có chuyển biến trong hành vi của các em đối với BĐKH.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề sử dụng kiến thức gắn bó với thực tế môn sinh học 10
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tích hợp vào bộ môn sinh học 10 thông qua các tiết dạy dưới dạng lồng ghép và liên hệ ví dụ hoặc thông tin minh hoạ.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn
- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Như đã nêu trên, từ việc nhận thức rõ những ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH gây ra, nên việc tích hợp giáo dục lồng ghép, liên hệ những kiến thức về BĐKH vào chương trình sinh học 10 là rất cần thiết.
	Năm 2013, Bộ GD & ĐT đã tổ chức các đợt tập huấn dành cho GV về giáo dục ứng phó với BĐKH cấp THPT ở các môn: Sinh học, hoá học, vật lý, địa lý, công nghệ qua các nội dung cơ bản sau:
- Kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu:
+ Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của sự BĐKH toàn cầu.
+ Tác động của BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người.
+ Ứng phó với BĐKH .
+ Hành động ứng phó với BĐKH .
+ Giáo dục tuyên truyền, các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH tại các địa phương.
- Giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT
+ Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông trước những thách thức của BĐKH .
+ Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT.
+ Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT.
Riêng đối với môn Sinh học, tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH gồm các nội dung:
- Mục tiêu chung về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn sinh học.
- Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của môn sinh học.
- Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học.
Do đó trong 2 năm qua , tôi đã tích hợp nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH trong giảng dạy môn Sinh học ở các khối lớp được phân công , trong đó tôi chọn chủ yếu là môn sinh học lớp 10.
2. Thực trạng của vấn đề
	Giáo dục ứng phó với BĐKH là giáo dục về nhận thức và cả hành động để có thể tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể do BĐKH gây ra. Do đó , mỗi học sinh được giáo dục ứng phó BĐKH không chỉ có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để ứng phó BĐKH mà còn phải biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể, phải biết làm một việc gì đó cho trường mình, địa phương mình, cho cộng đồng, nghĩa là giáo dục ứng phó BĐKH phải được tiến hành thông qua các hành động thực tiễn.
	Từ những định hướng trong các tài liệu hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, tôi xin được tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH vào môn sinh học 10 một cách hợp lý và cụ thể hơn.
3. Các giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề.
- Các phương pháp giáo dục ứng phó với BĐKH:
+ Phương pháp tích hợp vào bộ môn sinh học 10 thông qua các tiết dạy dưới dạng lồng ghép và liên hệ ví dụ hoặc thông tin minh hoạ.
+ Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
+ Phương pháp hoạt động thực tiễn
- Đối tượng: Học sinh khối 10
- Mục đích: 
+Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy. Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu, và từ đó hình thành được ý thức về ứng phó với BĐKH .
+ Hệ thống câu hỏi và kiến thức liên quan đến thực tiễn về ứng phó BĐKH .
3.1. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP VÀO BỘ MÔN SINH HỌC 10 THÔNG QUA CÁC TIẾT DẠY.[2]
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
* Nội dung tích hợp:
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
- Đa dạng của các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật và đa dạng sinh học.
- Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng là bảo vệ đa dạng sinh học. Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất, giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh.
- BĐKH dẫn đến tăng nhiệt độ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái tự nhiên, giảm độ đa dạng sinh học. BĐKH làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, ảnh hưỏng đến quá trình tiến hoá của sinh giới. Vì vậy ngăn chặn và giảm bớt các hoạt động, hành vi gây BĐKH .
Bài 2: Các giới sinh vật
* Nội dung tích hợp
II. Đặc điểm chính của mỗi giới
- đa dạng sinh học thể hiện qua sự đa dạng sinh vật trong các giới sinh vật.
- Các sinh vật trong giới khởi sinh, nguyên sinh và giới nấm góp phần hoàn thành chu trình tuần hoàn vật chất.
- Thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, đồng thời là mắt xích đầu tiên trong chuổi và lưới thức ăn.
- Động vật là mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn bảo đảm sự tuần hoàn năng lượng và vật chất góp phần cân bằng hệ sinh thái.
- Vì vậy hạn chế BĐKH tức là bảo vệ môi trường sống an toàn, đảm bảo cho sự phát triển thuận lợi của các giới sinh vật, đảm bảo đa dạng sinh học.
- Có ý thức bảo vệ và thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ rừng và khai thác hợp lý. Duy trì hệ sinh thái đất, nước để giới khởi sinh, nguyên sinh và giới nấm phát triển cân bằng góp phần vào viêch hình thành chu trình tuần hoàn vật chất.
- Trồng nhiều cây xanh giúp điều hoà khí hậu.
Bài 3: Các nguyên tố hoá học và nước
* Nội dung tích hợp 
I. Các nguyên tố hoá học.
- Hàm lượng nguyên tố hoá học nào đó tăng cao quá mức cho phép gây ra ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể sinh vật và môi trường.
Ví dụ: thảm hoạ Formasa Hà Tĩnh xã thải có chứa hàm lượng một số nguyên tố vượt mức cho phép gây huỷ diệt môi trường: cá, tôm, ngao, sò...chết hàng loạt[3]
II. Vai trò của nước đối với tế bào.
- BĐKH làm tăng nhiệt độ trái đất, dẫn đến làm tăng mực nước biển, hậu quả là tăng diện tích đất ngập lụt, tăng độ nhiễm mặn của nguồn nước, thay đổi hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp.
- Sự cần thiết phải hạn chế BĐKH, hình thành thói quan sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, tái chế nước đã qua sử dụng, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước trong sạch.
- GV giao bài tập cho học sinh về nhà:
+ Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của mưa axit?
+ Ở khu vực nam Tĩnh Gia, nơi có rất nhiều nhà máy đang hoạt động ( công ty dày Anora, nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy nhiệt điện...), nếu chúng ta sử dụng nước mưa trong sinh hoạt có an toàn không? Vì sao?
Bài 4: Cacbohyđrat và Lipit
*Nội dung tích hợp:
I. Cacbohyđrat
- Nguồn cac bon đầu tiên trong hệ sinh thái là sản phẩm Quang hợp của thực vật, là nguồn thức ăn cho động vật ăn thực vật và con người. Vì vậy việc trồng rừng và bảo vệ cây xanh là vấn đề cấp thiết.
Bài 6: Axitnucleic
*Nội dung tích hợp
I. Cấu trúc ADN
- BĐKH, như sự thay đổi nhiệt độ gây sốc nhiệt, sự tăng nồng độ của các chất hoá học độc hại trong môi trường sống có thể dẫn đến đột biến gen.
Bài 9: Tế bào nhân thực
* Nội dung tích hợp:
VI. Lục lạp:
- Là bào quan chỉ có ở thực vật, là nơi diễn ra hoạt động quang hợp, là cơ sở để thấy được vai trò của thực vật đối với quá trình điều hoà khí hậu và vai trò chuyển đổi năng lượng.
- Cần trồng và bảo vệ cây xanh.
Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
* Nội dung tích hợpcả bài
- Bón phân cho cây trồng đúng liều lượng, nếu bón không đúng cách gây dư thừa, cây không sử dụng được hết gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, từ đó gây hại cho các vi sinh vật trong đất.
- Bảo vệ môi trường đất, nước để bảo vệ môi trường sống trong lành cho các sinh vật, từ đó tế bào cơ thể mới thực hiện được các hoạt động sống và các chức năng sinh lý.
- Phải có biện pháp xử lý những nơi xảy ra ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống an toàn cho các loài sinh vật và con người.
Bài 14: Enzim và vai trò của Enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất.
* Nội dung tích hợp
I. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của Enzim
- Hậu quả của BĐKH: sự nóng lên của trái đất làm cho nhiệt độ của môi trường tăng cao hơn có thể ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim trong tế bào, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của vi sinh vật. Nhiều vi sinh vật có khả năng phân giải xác động vật , thực vật trong đất là do chúng tiết ra các enzim phân giải các chất hữu cơ thành các đơn chất.
Bài 16: Hô hấp tế bào
*Nội dung tích hợp
I. Khái niệm
- Quá trình hô hấp tế bào có liên quan đến quá trình trao đổi khí của sinh vật và con người. Khi nhiệt độ trái đất nóng lên có thể làm tăng quá trình trao đổi khí.
- Chặt phá rừng, đô thị hoá làm hẹp đất nông nghiệp dẫn tới hạn chế khả năng hấp thu khí ở cây xanh, các khí thải độc hại tích tụ càng nhiều, gây nên các bệnh lý ở sinh vật và con người.
- Cần có ý thức bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh xung quanh nơi mình sinh sống.
Bài 17: Quang hợp
* Nội dung tích hợp: tích hợp cả bài
- Quá trình quang hợp sử dụng khí CO2, giải phóng O2. Có tác dụng điều hoà không khí và góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.
- Chặt phá rừng, đô thị hoá thu hẹp đất nông nghiệp, dẫn tới hạn chế khả năng hấp thụ khí ở cây xanh. Đồng thời làm cho các khí thải độc hại tích tụ càng nhiều, gây nên các hiện tượng hiệu ứng nhà kính và mưa axit.
- Cần có ý thức bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh xung quanh nơi mình sinh sống, tuyên truyền cho mọi người về vai trò của việc trồng cây xanh để tạo ra bầu khí quyển trong lành.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc thêm về vai trò của Quang hợp đối với sinh giới, từ đó có những hành động đúng trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
( Hình ảnh minh hoạ nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính [4]
Bài 25: Sự sinh trưởng của vi sinh vật
* Nội dung tích hợp: cả bài
- Công nghệ sinh học cần phải vận dụng sự sinh sản của vi sinh vật(VSV) theo cấp số mũ để sản xuất Protein, các chất hoạt tính sinh học nhằm giải quyết những nhu cầu ngày càng tăng nhanh của con người và bảo vệ sự bền vững của môi trường sống. Tốc độ sinh trưởng, sinh sản và tổng hợp vật chất ở VSV cao, đa dạng trong trao đổi chất giúp phân giải các chất bền vững, các chất độc hại trong môi trường góp phần lớn giảm ô nhiễm môi trường.
- VSV phân giải xác động vật - thực vật, thực hiện các quá trình chuyển hoá trong đất, làm cho đất giàu mùn - cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây, góp phần làm sạch môi trường.
- Sự phân giải của VSV là cơ sở chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón. Vì vậy cần phân loại rác thải ngay từ sớm để tách riêng các loại rác hữu cơ, rác tái chế ( giấy, túi nilon, thuỷ tinh...) và rác kim loại.
- Vệ sinh nơi ở để mầm bệnh do VSV gây ra không có điều kiện phát triển.
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật
* Nội dung tích hợp: cả bài
- Sử dụng các sản phẩm, bao bì từ nguyên liệu dễ phân huỷ, hạn chế sử dụng những sản phẩm khó phân huỷ, tồn tại lâu trong môi trường như sản phẩm làm từ nhựa plastic, túi nilon...
- Căn cứ vào các chất hoá học có vai trò ức chế sinh trưởng của VSV đẻ có thể ức chế sự sinh trưởng hoặc tiêu diệt các loài VSV có hại.
- Bảo vệ sự bền vững của môi trường bằng cách tạo điều kiện dinh dưỡng thuận lợi cho VSV có lợi phát triển theo cấp số mũ để tăng năng suất, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người, từ đó giảm bớt sự lệ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
Bài 31: Virut gây bệnh và ứng dụng của virut
* Nội dung tích hợp:
II. Ứng dụng của virut trong thực tiễn
- đặc tính xâm nhập và lây lan của virut vào côn trùng là cơ sở để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, thay thế thuốc trừ sâu hoá học, giảm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Vì vậy phải tăng cường nghiên cứu và sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh.
3.2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỘNG ĐỒNG
- Xây dựng nội dung cho buổi ngoại khoá với nhiều chủ đề.
- Đối tượng ngoại khoá: học sinh lớp 10
- Thời gian: 1 buổi ( tương ứng với 3 tiết học)
- Quy mô nhóm: 1 lớp học
* Chủ đề 1: Tai hoạ từ trên trời
-Mục đích: Học sinh hiểu được rằng: thiên tai không phải từ phía tự nhiên mà còn do cả chính con người mang đến.
-Phương pháp: Thí nghiệm, thảo luận
-Bối cảnh: +Mưa axit là thuật ngữ chỉ sự lắng đọng ( dưới dạng khô hoặc ẩm) của chất gây ô nhiễm Điôxit Sunfat(SO2), Ôxit Nitrogen(NO2) và gốc Clorit dưới dạng axit. Trong khói thải của các loại nhiên liệu, chất đốt có nguồn gốc hoá thạch, có chứa SO2, NO2. . Các chất này khi gặp và kết hợp với hơi nước trong bầu khí quyển trở thành axit sunfuric, nitric và các muối rồi rơi xuống đất theo nước mưa. Học sinh có thể gặp trong thực tế ở các trận mưa to, mưa xám ( màu nước đen, xám) hoặc vị chua của nước mưa. Nếu độ pH của nước mưa nhỏ hơn 5,5 thì đó là mưa axit.
+Mưa axit gắn chặt với nơi có nền công nghiệp cao, chất thải khí lớn và ở nơi có nhu cầu về năng lượng, xe ô tô, than đá rẽ tiền...
Mưa axit có tác hại rất lớn đến nhà cửa, cây cối, đất đai, hồ nước, tôm cá, thuỷ sịnh vât..
-Thời gian thực hiện chủ đề: 30 phút
- Khung cảnh: ngoài trời
- Chuẩn bị: 1 lốp xe đạp hoặc xe máy phế thải, ống nhựa, nước máy, chậu nước.
- Hoạt động:
+Cho một nhóm HS đến gần hàng cây, đốt lốp xe đạp phế thải ở phía dưới đất, sau đó dùng nước máy xả lên thân và lá cây, dùng thau hứng lấy nước từ lá cây rơi xuống.
Cho HS nhận xét về kết quả thí nghiệm này.
+Giáo viên cùng HS thảo luận về kết quả thí nghiệm.
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao nước có màu? Trong nước có bụi? Khi đốt cháy cao su thì chất nào thải ra? Chúng kết hợp với hơi nước thì sẽ tạo ra hợp chất gì?
+ Giáo viên cùng HS phân tích cơ chế tạo thành mưa axit, nguồn tạo ra và dấu hiệu nhận biết.
+Giáo viên cùng HS thảo luận: Làm gì để kiểm soát được mưa axit?
* Chủ đề 2: Vì môi trường xanh - sạch - đẹp hay vì lợi ích kinh tế.
-Mục đích: Học sinh hiểu được quá trình đô thị hoá đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.
-Phương pháp: Đóng vai tranh luận và ủng hộ.
-Bối cảnh: Ở Việt Nam nói chung và khu vực nam Tĩnh Gia nói riêng, sự đô thị hoá nhanh chóng và những hệ luỵ của nó đã và đang tạo ra thách thức to lớn trong việc đảm bảo bền vững về môi trường và xã hội.
Ở Việt Nam, đô thị hoá một cách không kỉêm soát và thiếu hợp lý là một trong những nguyên nhân gây áp lực cho môi trường, cụ thể đó là: vấn đề ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Và mới đây là các vấn đề như là ô nhiễm ánh sáng và tạo ra các mối đe doạ đến con người và sinh vật. Tất cả những tác động tiêu cực đó được thể hiện bởi các mặt sau đây:
+ Tài nguyên đất được khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra ngập úng.Quá trình bê tông hoá đã và đang làm giảm lượng nước thấm vào đất gây suy giảm nguồn nước ngầm.
+ Mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, đất rừng làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia, suy giảm đa dạng sinh học cũng như gia tăng các nguy cơ về thiên tai.
-Thời gian thực hiện chủ đề: 30 phút
- Khung cảnh: trong phòng học
- Chuẩn bị: kịch bản.
- Hoạt động:
+ Kịch bản: Trong quy hoạch phát triển của một khu đô thị, hầu hết quỹ đất được tận dụng để xây các công trình nhà ở và dịch vụ, phục vụ nhu cầu nhà ở tăng cao của nhân dân. Nhân dân thì lại mong muốn phải có nhiều khoảng trống để trồng cây xanh và trồng các vườn hoa. 
+ Chia lớp thành 2 nhóm:
* Nhóm 1: Đại diện cho cán bộ quy hoạch
* Nhóm 2: Đại diện cho nhân dân 
+ Nhóm đại diện cho cán bộ quy hoạch và nhóm đại diện cho nhân dân cùng tranh luận với nhau để cùng tìm ra giải pháp chung thoả mãn cả hai phía vì môi trường sống trong lành.
+ Mỗi nhóm phải đưa ra những lý lẽ, lập luận để bảo vệ ý kiến ủng hộ hay phản đối của nhóm mình.
Và cuối cùng phải đi đến được thống nhất: đảm lợi ích kinh tế và đảm bảo được môi trường trong sạch
-Sau khi thực hiện xong 2 chủ đề, giáo viên cho học sinh xem một số tờ chiếu về các tác động của con người với môi trường và những hậu quả của việc tác động đó và hình ảnh của một số nhà máy thải khói vào bầu khí quyển gây ô nhiễm không khí và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
Tờ chiếu 1: Mối quan hệ giữa con người, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
 Nhu cầu tiêu dùng và 
phát triển
Công cụ và phương Con người Sinh thái và môi trường
 thức sản xuất 	 	 
	 Tài nguyên thiên nhiên	 
Tờ chiếu 2: Phân loại những chất gây ô nhiễm môi trường nước và nguồn phát sinh.[5]
Loại ô nhiễm
 Bản chất
 Nguồn gốc
Ô nhiễm điện
Nước thải nóng
Nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử.
Ô nhiễm phóng xạ
Chất đồng vị phóng xạ
Những thiết bị hạt nhân.
Chất hữu cơ lên men
Protein, lipit, gluxit
Nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp...
Phân bón hoá học
Nitrat, photphat
Sự rửa trôi phân bón.
Những kim loại và á kim độc
Thuỷ ngân, canxi, chì,nhôm, acxenic
Kĩ nghệ, công nghiệp, mưa axit.
Chất tẩy rửa
Tác nhân điện hoạt
Nước thải sinh hoạt
Thuốc trừ sâu, diệt cỏ
Thuốc trừ sâu, trừ nấm, diệt cỏ
Nông nghiệp, công nghiệp.
Hiđrocacbua
Dầu thô và những dẫn xuất
Công nghiệp dầu lửa, giao thông.
 Khói thải ra từ nhà máy xi măng. [6] 
Khói thải ra từ nhà máy gạch. [7] Khói thải ra từ nhà máy nhiệt điện [8]
* Giáo viên cho học sinh làm bài thu hoạch ngay tại lớp:
- Em hãy kể tên các nhà máy, công ty sản xuất hàng gia dụng, công ty chế biến thuỷ hải sản... đóng trên huyện Tĩnh gia đã và đang đi vào vào hoạt động? Quá trình hoạt độ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ung_pho_voi_bdkh_cho_hoc_sinh_thpt_thong_qua_m.doc