SKKN Tích hợp bảo vệ môi trường trong việc dạy học môn Ngữ Văn lớp 8, nhằm nâng cao hiệu quả giaó dục ở trường THCS Vạn Thiện – Nông Cống

SKKN Tích hợp bảo vệ môi trường trong việc dạy học môn Ngữ Văn lớp 8, nhằm nâng cao hiệu quả giaó dục ở trường THCS Vạn Thiện – Nông Cống

Như chúng ta đã biết bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Mà con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiếu thiên nhiên.

 Và môi trường còn là nơi sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ. Nhưng một thực trạng đáng buồn hiện nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Vì thế bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu.

 Ở nước ta, việc bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nhiều nghị quyết của Đảng, quyết định và chỉ thị của chính phủ về bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững của một đất nước. Theo quan điểm của Đảng và nhà nước ta thì công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết về ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc 18 trang thuychi01 26273
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp bảo vệ môi trường trong việc dạy học môn Ngữ Văn lớp 8, nhằm nâng cao hiệu quả giaó dục ở trường THCS Vạn Thiện – Nông Cống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
STT
Nội dung
Trang
PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
1
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2
2
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
3
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
4
IV . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
5
I .CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
4
6
II.THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5
7
III. CÁC GIẢI PHÁP 
7
8
IV. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
8
9
V. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
15
PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN
10
I. KẾT LUẬN 
16
11
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ,KIẾN NGHỊ 
16
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
17
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
 I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 	Như chúng ta đã biết bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Mà con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiếu thiên nhiên.
	Và môi trường còn là nơi sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ. Nhưng một thực trạng đáng buồn hiện nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Vì thế bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. 
 	 Ở nước ta, việc bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nhiều nghị quyết của Đảng, quyết định và chỉ thị của chính phủ về bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững của một đất nước. Theo quan điểm của Đảng và nhà nước ta thì công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết về ý thức bảo vệ môi trường.
 	Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung bảo vệ môi trường vào các môn học trong hệ thống giáo dục bằng con đường tích hợp nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường, từ đó hình thành kỹ năng sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên cho học sinh.
 	 Qua thực tế làm công tác quản lí và trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Vạn Thiện , bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi và tham khảo các tài liệu, đúc rút ra một số giải pháp. 
 	Vì vậy , tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “ Tích hợp bảo vệ môi trường trong việc dạy học môn Ngữ Văn lớp 8, nhằm nâng cao hiệu quả giaó dục ở trường THCS Vạn Thiện – Nông Cống ” để thực nghiệm. 
II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
 Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống. Nó luôn hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống đã được nhà văn chọn lọc phản ánh. Vì vậy, môn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng : Nó truyền cảm hứng và có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm của con người , nó bồi đắp cho con người trở nên trong sáng , phong phú và sâu sắc hơn. Đồng thời nó là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Vì thế nó có vị thế đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS. 
 Để giáo dục môi trường cho học sinh, môn Ngữ Văn là môn khoa học có khả năng rất cao. Bởi:
 Môn Ngữ Văn có nhiều nội dung phong phú để giáo dục môi trường cho học sinh qua những giờ dạy trên lớp.
 Việc thay đổi chương trình sách giáo khoa mới cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường trung học cơ sở, môn Ngữ Văn đã mang tính cập nhật hơn, thời sự hơn, gắn với thực tế cuộc sống và tạo điều kiện cho học sinh thâm nhập vào cuộc sống hơn. 
 Các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, đặc biệt là chuyên đề tích hợp “ Giáo dục môi trường trong môn Ngữ Văn ” cho thấy: tích hợp giáo dục môi trường là một nội dung kiến thức bắt buộc, nội dung chính khóa trong chương trình dạy học môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
 Vì vậy , làm thế nào để giúp các em thấy được vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người ? Làm thế nào để cho các em có ý thức , trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường ?...Chính vì thế tôi chọn vấn đề nghiên cứu này để trao đổi cùng đồng nghiệp.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
 - Đề tài tập trung khảo sát học sinh khối 8 ở trường THCS Vạn Thiện – Nông Cống – Thanh Hóa 
 IV . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
 - Tổng hợp tài liệu tham khảo,SGK Ngữ văn lớp 8.
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. 
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 
 - Phương pháp quan sát,điều tra , nghiên cứu thực địa.
 - Phương pháp đàm thoại .
PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I . Cở sở lí luận của vấn đề
 1. Khái niệm và tác dụng của môi trường
 a. Khái niệm.
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật(Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường – Năm 2005). Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất các các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Theo nghĩa hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như: diện tích nhà ở, điều kiện vui chơi, giải trí, chất lượng bữa ăn
 b. Các chức năng cơ bản của môi trường.
 Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật; là nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người; là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất; là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
 2. Mục tiêu giáo dục môi trường trong môn Ngữ văn 8.
 a. Về kiến thức: giúp học sinh 
 Hiểu được vấn đề sử dụng bao nilon và rác thải có ảnh hưởng đến môi trường; ảnh hưởng của việc thuốc lá đối với môi trường; mối quan hệ giữa môi trường có ảnh hưởng tới sức khỏe con người; vấn đề bùng nổ dân số tác động đến môi trường ; các biện pháp bảo vệ môi trường.
 b. Về thái độ, tình cảm: giúp học sinh
 Có tinh thần yêu quí, tôn trọng thiên nhiên; có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hóa; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hoạt động trước vấn đề môi trường nảy sinh; có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống cá nhân, gia đình, cộng đồng ; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước, không khí; giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.
 c. Về kĩ năng, hành vi: giúp học sinh
 Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với vấn đề môi trường nảy sinh; có hành động cụ thể bảo vệ môi trường; Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
 3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn ngữ văn 8.
 a. Các nguyên tắc tích hợp
 Chỉ tích hợp những bài thực sự có liên quan môi trường, không gượng ép, không tích hợp tràn lan, không tích hợp những bài không có liên quan hoặc ít liên quan tới môi trường, đảm bảo khai thác nội dung giáo dục môi trường một cách tự nhiên, hợp lí đạt hiệu quả cao.
 Đảm bảo được đặc trưng bộ môn, không biến giờ học thành giờ phổ biến giáo dục môi trường, giáo dục môi trường chỉ là nội dung tích hợp một cách tự nhiên, hòa đồng với kiến thức chuyên môn.
 Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương tiện về môi trường cần nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận và gia công về cách thức dẫn dắt liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về môi trường, vừa có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho gia đình, cho xã hội .
 Chia nhỏ, rãi đều vấn đề môi trường vào các bài hợp lý; những vấn đề bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường ở môn học chỉ tích hợp ở một số khía cạnh mà thôi; đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường (Tạo sân chơi, sáng tác, tham quan thực tế).
b. Phương thức giáo dục: dựa theo 03 mức độ
 - Mức độ toàn phần: Mục tiêu, nội dung bài học hoặc chương trình phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
 - Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
 - Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ logic, ngoài ra còn có các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp (như trồng cây, tham quan, điều tra, khảo sát, thi tìm hiểu môi trường ...)
 c. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường:
 Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, bảo vệ môi trường sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có phương pháp đặc thù. Vì vậy ngoài những phương pháp chung như: thảo luận, trò chơi... Giáo dục bảo vệ môi trường thường sử dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa; khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục; phương pháp hoạt động thực tiễn (thói quen bảo vệ môi trường: trồng cây, gom rác...); giải quyết vấn đề cộng đồng; phương pháp học tập theo dự án (cụ thể các em thực hiện đúng việc bảo vệ môi trường); tiếp cận kĩ năng sống, bảo vệ môi trường (Khả năng ứng xử tích cực về bảo vệ môi trường); phương pháp nêu gương.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 1. Thực trạng của vấn đề.
 Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tích hợp giáo dục môi trường vào các môn: Lí, Hóa, Sinh, Ngữ Văn, Địa , GDCD Đây là những môn học có nhiều nội dung để thực hiện việc tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh.
 Là cán bộ quản lí và là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn học là vô cùng cần thiết. Bởi đây là môn học dễ tác động tới tư tưởng, nhận thức và hành động của học sinh.
 Qua tìm hiểu trong quá trình dạy học tại trường THCS Vạn Thiện và tham khảo một số trường bạn trong huyện cho thấy nội dung này đã được Ban giám hiệu các nhà trường, các tổ chuyên môn và từng giáo viên triển khai cụ thể, sâu rộng trong kế hoạch chuyên môn theo tháng, tuần. Hầu hết ở các bộ môn, đặc biệt ở bộ môn Ngữ văn, dù ở những mức độ khác nhau, song mỗi giáo viên đều đã thể hiện được tinh thần tích cực trong việc hưởng ứng thực hiện tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh. Ngoài ra các hoạt động ngoại khóa do đoàn thanh niên, đội thiếu niên trường tổ chức cũng tuyên truyền và định hướng giáo dục cho học sinh biết rõ bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng - là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Song trên thực tế, chúng ta có thể nhận thấy còn có những giáo viên, tuy rất tâm huyết và tích cực nhưng còn lúng túng trong nội dung và phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học nên hiệu quả thực hiện công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong nhà trường còn hạn chế. Nhận thức và ý thức việc thực hiện bảo vệ môi trường của học sinh còn khá mờ nhạt và chưa tạo thành thói quen tự giác trong học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, sự hiểu biết của học sinh về bảo vệ môi trường còn ít ỏi và khá mơ hồ, thậm chí một số học sinh còn chưa có ý thức . 
 2. Kết quả của khảo sát đầu năm học 2017 - 2018.
 Qua khảo sát đầu năm học 2017- 2018 đối với học sinh khối 8 về sự hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường, tôi nhận được kết quả như sau:
Nội dung 
khảo sát
 Mức độ
Có hiểu biết
Không hiểu biết
Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường 
Không có ý thức và hành động bảo vệ môi trường 
Tổng số học sinh được khảo sát: 67 học sinh
18/67
(25,2%)
49/67
(74,8%)
19/67
(26,6%)
48/67
(73,4%)
 3. Nguyên nhân 
 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều song theo tôi, do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
 3.1. Đối với giáo viên
 Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh chưa được giáo viên thực hiện liên tục, đồng bộ, đều tay, chưa gắn với thực tế. Phương pháp giáo dục đôi khi cứng nhắc, nặng tính giáo điều, chưa đi vào thực tế bài dạy, thực tế cuộc sống. Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến nội dung tích hợp này nên thực hiện qua loa, đại khái mang tính hình thức. Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế hứng thú học tập, khả năng tư duy khám phá và tự nhận thức của học sinh. Bộ giáo dục chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào giúp giáo viên có những định hướng giáo dục đúng chuẩn và đúng lúc, đúng chỗ.
 3.2. Đối với học sinh 
 Một số học sinh chưa có ý thức và nhận thức đúng đắn đối với các vấn đề của cuộc sống, đặc biệt là vấn đề môi trường. Đa số các em còn lười hoặc không bao giờ suy nghĩ, liên tưởng, so sánh, suy luận nội dung tri thức gắn với cuộc sống khi đọc sách, kể cả văn bản trong SGK cũng như các loại sách báo và các kênh thông tin khác. Đa số các em là con em sống ở nông thôn, ít được đi tham quan mở rộng tầm hiểu biết, điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, thông tin về vấn đề môi trường còn hạn chế. 
III. các giải pháp 
 1. Giải pháp chung.
 1.1. Sự chuẩn bị của giáo viên 
 Đối với giáo viên dạy học nói chung, giáo viên dạy môn Ngữ văn nói riêng việc chuẩn bị là vô cùng cần thiết. Khi nhận chuyên môn, giáo viên cần có cái nhìn tổng thể toàn bộ chương trình. Ngoài việc xác định mục đích yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy, giáo viên còn phải dự kiến dạy mục nào, kiến thức của từng mục ra sao, dự kiến sử dụng đồ dùng dạy học gì. Đối với những tiết liên quan tới việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên cần xác định rõ chñ ®Ò tÝch hîp, mục đích tích hợp, mức độ tích hợp, thời điểm tích hợp, phương pháp tích hợp nội dung bảo vệ môi trường trong bài học một cách cụ thể và rõ ràng. Bởi vì tri thức về môi trường là vô cùng rộng, có nhiều nội dung, nhiều khía cạnh, giáo viên cần phải chọn lọc, linh hoạt vận dụng một nội dung, một khía cạnh nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Ở nội dung này, hiện nay đã có tài liệu hướng dẫn do đó giáo viên có thể căn cứ vào tài liệu để chuẩn bị song đối với những tiết dạy khác ngoài tài liệu hướng dẫn, giáo viên cần linh động và sáng tạo xác định cho bài học.
 1.2. Sự chuẩn bị của học sinh.
 Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa Ngữ Văn 8; sưu tầm các tài liệu về bảo vệ môi trường: tranh ảnh về thiên nhiên, môi trường; các bài thơ, bài văn viết về đề tài thiên nhiên; phiếu điều tra.
 2. Các giải pháp cụ thể
 2.1. Đối với giáo viên:
 Lựa chọn những bài học trong chương trình có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở chương trình Ngữ Văn 8 THCS:
STT
Tên bài
Văn bản
Tiếng Việt
Tập làm văn
Mức độ và nội dung
Tập 1:
1
Bài : Trường từ vựng
x
Liên hệ. Tìm các trường từ vựng có liên quan đến môi trường.
2
Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
x
Liên hệ. Khuyến khích viết về môi trường.
3
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
x
Trực tiếp khai thác trực tiếp về đề tài môi trường: vấn đề bao bì ni lông và rác thải.
4
Câu ghép
x
Liên hệ. Đặt câu liên quan đến môi trường.
5
Ôn dịch thuốc lá
x
Trực tiếp khai thác trực tiếp về đề tài môi trường: vấn đề hạn chế và bỏ thuốc lá.
6
Bài toán dân số
x
Liên hệ. Môi trường và sự gia tăng dân số.
7
Tập làm thơ 7 chữ
x
Liên hệ. Sáng tác những bài thơ liên quan đến chủ đề môi trường
Tập 2:
8
Nhớ rừng
x
Liên hệ. Môi trường sống của chúa sơn lâm
9
Đi bộ ngao du (trích Ê-min hay về giáo duc)
x
Liên hệ. Môi trường và sức khỏe.
10
Chương trình địa phương phần văn
x
Liên hệ các vấn đề môi trường.
11
Viết bài TLV số 7 – Văn nghị luận (làm tại lớp)
x
Liên hệ. Đề bài nghị luận về vấn đề môi trường.
 2.2. Đối với học sinh:
 Học sinh về nhà cần đọc sách giáo khoa, soạn bài đầy đủ; sưu tầm tài liệu, liên quan đến việc tích hợp giáo dục môi trường trong bài học như: tranh ảnh, các bài viết của những nhà chuyên môn nhất là tài liệu Lịch sử địa phương.
IV. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
 1. Chuẩn bị.
 Trước hết phải có tài liệu chuyên đề và tham gia tập huấn, giúp cho giáo viên có thêm cơ sở tham khảo, nắm vững hơn về những chức năng, vai trò của môi trường; những nội dung, địa chỉ tích hợp, mức độ tích hợp. Bên cạnh tài liệu chuyên đề, cũng rất cần tuyển lựa, đưa một số sách tham khảo, tư liệu bằng hình ảnh, các tác phẩm văn học vào quá trình giảng dạy. Bởi vì tính xác thực của tư liệu là một yếu tố có sức thuyết phục nhất, phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh phổ thông ( thiên về trực quan sinh động )...
 Giáo viên soạn và giảng thử một bài có nội dung tích hợp để tổ bộ môn đánh giá, góp ý; học hỏi đồng nghiệp. Từ thực tế đó, cần rút ra kinh nghiệm cho các tiết học sau.
 2. Tiến hành tích hợp trong các tiết học:
 Đối với việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Ngữ Văn 8 có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy cụ thể, có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, câu hỏi mang tính chất tổng kết khái quát.
 2.1. Khi dạy bài “ Trường từ vựng ” – Tiết 07:
 Khi dạy bài này, giáo viên cần xác định rõ mức độ tích hợp chỉ là liên hệ. Vì vậy, sau khi hình thành khái niệm về trường từ vựng cho học sinh, giáo viên cho học sinh tìm một trường từ vựng liên quan đến môi trường. Việc này vừa giúp học sinh củng cố phần lí thuyết, vừa giúp các em có ý thức tìm hiểu về môi trường.
 Ví dụ: Giáo viên có thể cho học sinh tìm trường từ vựng về thành phần của môi trường. Từ việc tìm hiểu trường từ vựng này, học sinh nhận thức được thành phần của môi trường gồm: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, sinh quyển.
 2.2. Khi ra đề cho bài “ Viết tập làm văn số 2” – Tiết 35, 36.
 Khi chuẩn bị ra đề, giáo viên cần xác định, đây là kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, vì vậy mức độ tích hợp ở bài này là liên hệ. Giáo viên ra đề cần hướng các em viết về môi trường. Chẳng hạn, giáo viên có thể ra đề phần tự luận như sau:
 Đề bài: Hãy kể lại chuyến thăm quan ( cảnh quan thiên nhiên hoặc di tích lịch sử, văn hóa) mà em nhớ nhất.
 Để làm được đề bài trên, học sinh không chỉ sử dụng phương thức tự sự để kể mà còn phải sử dụng phương thức miểu tả và biểu cảm để tả và biểu cảm ngắn gọn về hình ảnh thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa mà mình vừa tham quan. 
 Như vậy, đề bài này vừa đảm bảo về kiểu bài tự sự, kĩ năng kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, vừa khắc sâu hình ảnh thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa cho học sinh.
 2.3 Bài “ Thông tin về trái đất năm 2000 ” – Tiết 39.
 Đây là bài mà giáo viên có thể trực tiếp khai thác đề tài môi trường. Cụ thể là vấn đề sử dụng bao nilon và rác thải có ảnh hưởng đến suy thoái môi trường. Ở bài này, trước hết giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy rõ được: việc khởi xướng Ngày Trái Đất là nhằm bảo vệ môi trường. Môi trường sống của nhân loại ngày càng bị đe dọa cho nên nhiều nước đã tham gia vào hoạt động tổ chức này nhằm cứu lấy “ ngôi nhà chung ” của tất cả chúng ta. Chủ đề của ngày trái đất là “ Một ngày không sử dụng bao nilon”.
 Thứ hai, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu về thực trạng việc sử dụng bao nilon ở Việt Nam là vô cùng lớn, mỗi ngày thải ra hàng triệu bao nilon. Điều đáng lo ngại là chúng ta chỉ thu gom được một phần nhỏ. Phần lớn bao nilon bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, sông , ao hồ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_bao_ve_moi_truong_trong_viec_day_hoc_mon_ngu_v.doc