SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Những trận quyết chiến chiến lược chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc (thế kỷ XI-XVIII) cho học sinh Lớp 10 Trung học Phổ thông

SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Những trận quyết chiến chiến lược chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc (thế kỷ XI-XVIII) cho học sinh Lớp 10 Trung học Phổ thông

Nếu thiết kế là một khâu lên ý tưởng cả về nội dung và hình thức bài dạy thì tổ chức dạy học chính là quá trình cụ thể hóa nội dung bài dạy theo các kĩ thuật và phương pháp dạy học linh hoạt. Tổ chức là một hoạt động có tính mục đích của giáo viên trong tiến trình dạy học trên lớp nhằm điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh. Tiến hành tổ chức một giờ học như thế nào, các hoạt động dạy học ra sao…, tất cả đều phụ thuộc vào sự định hướng, điều khiển của người giáo viên.

Trong một chủ đề có nhiều tiết học thì có thể soạn chung, không phải tách ra theo từng tiết, không phải lặp lại những phần chung (như: mục tiêu chủ đề, yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ... những nội dung này chỉ ghi một lần nhưng đã phản ánh đầy đủ cho cả chủ đề).

Khái niệm “ chủ đề” ( subject) được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực nhất là văn học. Theo từ điển Tiếng Việt, chủ đề là nội dung chủ yếu, nổi bật được đề cập đến. Ở góc độ văn học, chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính của đề tài. Nói cách khác, “ chủ đề là những đề tài được nhà văn soi rọi, tô đậm, nêu lên trong tác phẩm mà nhà văn cho rằng đó là quan trọng nhất”. Chủ đề mang tính thống nhất, thể hiện ở cả nội dung và hình thức. Về nội dung, tính thống nhất thể hiện ở sự mạch lạc, liên kết chặt chẽ giữa các phần, xoay quanh đối tượng để làm rõ ý kiến, cảm xúc. Về hình thức, tính thống nhất thể hiện ở nhan đề, trình tự sắp xếp các phần trong văn bản.

docx 89 trang Mai Loan 16/03/2025 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Những trận quyết chiến chiến lược chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc (thế kỷ XI-XVIII) cho học sinh Lớp 10 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
“NHỮNG TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC CHỐNG
 NGOẠI XÂM TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC
 (THẾ KỶ XI-XVIII)
 CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 Tác giả sáng kiến: Hoàng Thị Hạnh 
 Mã sáng kiến: 57
 Vĩnh Phúc, năm 2020 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích
 GV Giáo viên
 GQVĐ Giải quyết vấn đề
 HS Học sinh
 Nxb Nhà xuất bản
 SGK Sách giáo khoa
 THPT Trung học phổ thông 2.1.1. Vị trí của chủ đề trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 .............36
 2.1.2. Ý nghĩa khi dạy học chủ đề...................................................................37
 2.1.3. Nội dung cơ bản của chủ đề “Những trận quyết chiến chiến lược chống 
 ngoại xâmcủa lịch sử dân tộc ( thế kỉ XI-XVIII)”...........................................39
2.2. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Những 
trận quyết chiến chiến lược chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc (thế kỉ XI- 
XVIII)” ..............................................................................................................42
2.3. Phương pháp thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề“Những trận quyết 
chiến chiến lược chống ngoại xâmcủa lịch sử dân tộc (thế kỉ XI- XVIII)”. 46
 2.3.1. Lí do xây dựng chủ đề............................................................................46
 2.3.2. Mục tiêu dạy học chủ đề.......................................................................46
 2.3.3. Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học khi thực hiện chủ đề.............47
 2.3.4. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học chủ đề “Những trận quyết 
 chiến chiến lược chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc (thế kỉ XI-XVIII)” ....47
2.3.4.1. Hoạt động 1: Khởi động (tạo động cơ học tập, giới thiệu chủ đề, 
mục tiêu bài dạy)..............................................................................................47
2.3.4.2. Hoạt động 2: Chia nhóm HS và giao nhiệm vụ, yêu cầu sản phẩm 
hoạt động ( đầu ra)và tiêu chí đánh giá .........................................................49
2.3.4.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn các nhóm giải quyết, triển khai nhiệm vụ 
được giao 51
2.3.4.4.Hoạt động 4: Tổ chức cho HS báo cáo tiến độ triển khai nhiệm vụ dự án 
và hướng dẫn các nhóm sử dụng một số phần mềm, công cụ để báo cáo .........52
2.3.5. Hoạt động 5: Đánh giá, tổng kết dự án.................................................55
2.3.6. Cách thức đánh giá khi dạy học chủ đề .................................................57
 2.3.6.1. Bảng mô tả các mức độ và công cụ đánh giá được sử dụng trong bài 
 dạy 57
 2.3.6.2.Câu hỏi và bài tập. .............................................................................58
2.4. Thực nghiệm sư phạm................................................................................61
 2.4.1. Mục đích, đối tượng, địa bàn thực nghiệm............................................61
 2.4.2. Nội dung, tiến trình và phương pháp thực nghiệm................................61
*Tiến trình thực nghiệm....................................................................................61 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. LỜI GIỚI THIỆU
 Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đang 
tạo ra những biến đổi về chất chưa từng có trong lực lượng sản xuất, đưa nhân loại 
từng bước quá độ sang một trình độ văn minh mới – văn minh trí tuệ. Với xu thế 
hội nhập và phát triển, nền giáo dục nước nhà đang đứng trước những bước đi đầy 
thách thức. Xu hướng đổi mới giáo dục đòi hỏi một cuộc cách mạng mạnh mẽ và 
táo bạo mới để có thể xây dựng một nền giáo dục đáp ứng nhu cầu của thời đại.
 Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, “coi giáo dục là quốc 
sách hàng đầu”, là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai. Nghị quyết hội nghị Trung 
ương II khóa VIII đã chỉ đạo mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là : “nhằm xây 
dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tôc và 
chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí xây dựng tổ quốc, công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa, giữ gìn và phát huy những giá trị dân tộc, có năng lực tiếp thu 
văn hóa nhân loại, phát huy được tiềm năng dân tộc con người Việt Nam, có ý thức 
cộng đồng và phát huy tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức và công nghệ hiện 
đại, có tư duy sáng tạo, có cá tính, tình cảm, kỉ luật, sức khỏe, là những người kết 
thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” , lại vừa “ chuyên” như lời căn dặn 
của chủ tịch Hồ Chí Minh.[4; 25]
 Gần đây vấn đề thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội đối với ngành giáo 
dục và đào tạo nói chung là việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà; đổi 
mới phương pháp dạy học từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học 
hiện đang trở thành định hướng cơ bản nhất của giáo dục phổ thông nói chung và 
bộ môn Lịch sử nói riêng.
 Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng, là một trong những môn học có 
ưu thế trong việc phát triển con người toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu giáo 
dục ở trường THPT nói chung. Trong nhiều năm qua, đội ngũ giảng dạy ở các 
trường với trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đã có đóng góp quan trọng 
trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, đặc biệt là công tác bồi dưỡng 
phẩm chất, giáo dục nhân cách cho học sinh.
 Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế đáng lo ngại là hiện nay nhiều 
học sinh đang “ thờ ơ”, hay “ quay lưng lại với bộ môn lịch sử”, “ coi môn lịch sử 
là môn học phụ”. Sự yêu thích bộ môn cũng như chất lượng học tập bộ môn đang
 1 xâm từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII. Đây là một nội dung lịch sử quan trọng, không 
chỉ nằm trong nội dung kiến thức cơ bản, ôn tập thi olympic, thi học sinh giỏi mà 
quan trọng hơn, chính lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ XI 
đến thế kỷ XVIII sẽ giúp học sinh định hướng lòng yêu nước, niềm tin, niềm tự hào 
về một quá khứ hào hùng của dân tộc, thông qua đó, học sinh hình thành được 
không chỉ năng lực nhận biết mà còn có năng lực đánh giá, phân tích qua nghệ 
thuật quân sự của cha ông ta, thấy được sự sáng tạo của người Việt trong các cuộc 
đấu tranh chống giặc ngoại xâm, từ đó có những vận dụng cần thiết cho cuộc sống 
hiện tại, góp phần hình thành các năng lực nhận thức cho học sinh.
 2.TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “NHỮNG TRẬN 
QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC CHỐNG NGOẠI XÂM TRONG LỊCH SỬ 
DÂN TỘC (THẾ KỶ XI-XVIII) CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC 
PHỔ THÔNG”.
 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Hoàng Thị Hạnh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự-Lập Thạch-Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0973.938.479. E_mail: hoanghanh25111984@gmail.com
 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Hoàng Thị Hạnh
 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Chương trình lịch sử lớp 10 gồm các bài:
+ Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV
+ Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc 
cuối thế kỉ XVIII
 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG 
THỬ: Tháng 1/2018
 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 3 chính của đề tài. Nói cách khác, “ chủ đề là những đề tài được nhà văn soi rọi, tô 
đậm, nêu lên trong tác phẩm mà nhà văn cho rằng đó là quan trọng nhất”. Chủ đề 
mang tính thống nhất, thể hiện ở cả nội dung và hình thức. Về nội dung, tính thống 
nhất thể hiện ở sự mạch lạc, liên kết chặt chẽ giữa các phần, xoay quanh đối tượng 
để làm rõ ý kiến, cảm xúc. Về hình thức, tính thống nhất thể hiện ở nhan đề, trình 
tự sắp xếp các phần trong văn bản.
 Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị 
kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa 
trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn 
học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung 
từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học 
trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động 
nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
 Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và 
hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến 
thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức 
vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
 Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho 
lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt 
động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội 
dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập 
trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn 
liền với thực tiễn.
 Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết 
những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. 
Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.
 Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện 
được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện 
minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và 
giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người 
hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.
 Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến 
thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào 
nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có
 5 sinh phải tự tìm tòi các kiến thức thực tế liên quan đến nội dung và vận dụng kiến 
thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập.
 Các chủ đề dạy học thường có sự tích hợp liên môn làm cho nội dung học có 
ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến 
thức và vận dụng vào thực tiễn. Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục 
phân hóa sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng. Việc 
giảng dạy các môn khoa học trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại 
của khoa học.
 Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức 
trong học tập không nhằm phát hiện ra những điều loài người chưa biết mà nhằm 
phát hiện lại những tri thức loài người đã tích lũy được. Trong học tập, học sinh 
cũng phải khám phá những hiểu biết mới đối với bản thân thì các em mới ghi nhớ, 
thông hiểu và vận dụng được. Tuy nhiên, hoạt động học tập không phải là quá trình 
mò mẫm tự phát mà là quá trình hoạt động có sự hướng dẫn của giáo viên. Nghệ 
thuật của người giáo viên chính là làm thế nào khi trang bị kiến thức cho học sinh, 
dẫn dắt các em tuần tự đến những nhiệm vụ ngày càng phức tạp thêm và đồng thời 
chuẩn bị cho các em hoàn thành những nhiệm vụ này, nhưng phải tính toán sao cho 
việc giải quyết mỗi nhiệm vụ mới đòi hỏi ở học sinh lao động tự lực và suy nghĩ 
căng thẳng tương đương với khả năng đặc biệt mà lứa tuổi và cá thể của học sinh 
cho phép trong những điều kiện cụ thể của dạy học.
 Đối với bộ môn lịch sử ở trường THPT, bên cạnh những bài học quy định 
trong chương trình sách giáo khoa, rất cần xây dựng các chủ đề nhằm bồi dưỡng, mở 
rộng và nâng cao kiến thức lịch sử ( cả về nội dung và phương pháp) để giúp các em 
tối ưu hóa nhiệm vụ học tập của mình. Nội dung các chủ đề không dừng lại ở biết 
lịch sử mà nâng cao trình độ nhận thức lịch sử, tức là hiểu và vận dụng các kiến thức 
mà các em đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đòi hỏi. Từ đó sẽ góp phần 
phát triển tư duy nói chung, đề cập đến mọi lĩnh vực, đời sống xã hội con người, do 
đó chủ đề lịch sử cũng rất đa dạng, phong phú.
 *Căn cứ vào nội dung, chương trình lịch sử ở trường phổ thông, chúng ta có 
thể phân loại các dạng chủ đề thường gặp như sau:
 Tên chủ đề Ý nghĩa
Chủ đề về các nhân vật lịch Chủ đề thường đi sâu vào cuộc đời, sự nghiệp, 
sử đóng góp của nhân vật, đánh giá về nhân vật –
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_chu_de_nhung_tran_quyet_chi.docx
  • pdf12.57.01.pdf