SKKN Thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư Việt Nam – chương trình Lớp 12

SKKN Thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư Việt Nam – chương trình Lớp 12

Yêu cầu và kỹ thuật xây dựng sơ đồ

Mỗi sơ đồ sử dụng trong quá trình dạy học Địa lí cần đảm bảo:

- Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt. Sơ đồ phải sử dụng phù hợp với nội dung, kiểu bài và đối tượng cần nghiên cứu. Sơ đồ phải đảm bảo tính lôgic, chính xác mặt kiến thức.

- Tính sư phạm: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng giữa các đối tượng và hiện tượng Địa lí.

- Tính thẩm mĩ: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức, có thể dùng màu sắc để làm rõ và dùng hình ảnh để minh họa bổ sung thêm cho kiến thức trong sơ đồ.

Khi thiết kế sơ đồ, giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành. Việc xây dựng sơ đồ có thể khái quát qua những bước sau:

- Bước 1: Lựa chọn nội dung, đơn vị kiến thức trong bài học có thể xây dựng sơ đồ phù hợp. Phần kiến thức được chọn phải cơ bản, tối thiểu và vừa đủ, mã hóa các kiến thức đó một cách ngắn gọn, cô đọng, xúc tích nhưng phải phản ánh được nội dung cần thiết (có thể sử dụng hình tượng trưng).

- Bước 2: Thiết lập sơ đồ với những nội dung đã lựa chọn ở bước 1.

- Bước 3: Hoàn thiện, kiểm tra lại tất cả các công việc đã thực hiện. Điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung bài học đảm bảo tính thẩm mĩ và khái quát, dễ hiểu.

doc 53 trang Mai Loan 01/04/2025 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư Việt Nam – chương trình Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nói chung cũng 
như đổi mới PPDH môn Địa lí nói riêng đã được pháp chế hóa trong điều 28, 
Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích 
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng 
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo 
nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình 
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Do đó, việc dạy học 
không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy 
cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức, biết vận dụng vào 
giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống.
 Như chúng ta đã biết, Địa lí là một môn khoa học tổng hợp vừa mang 
tính xã hội, vừa mang tính tự nhiên: nó nghiên cứu những vấn đề phức tạp 
trong không gian lãnh thổ, trong đó các thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau, 
tác động lẫn nhau. Vì vậy trong quá trình học tập bộ môn Địa lí, học sinh 
luôn phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong quá trình 
phát triển và biến đổi không ngừng của chúng. Việc học tập bộ môn Địa lí 
góp phần cho học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò của tự nhiên và con 
người trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên lãnh thổ.
 Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tại trường THPT nhiều năm qua, tôi 
nhận thấy:
  Nhiều giáo viên và học sinh vẫn quan niệm: Địa lí là môn học thuộc 
lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy như các môn học 
khác. Do đó việc dạy của thầy và học của trò thường là giảng giải - ghi chép nên 
chưa tạo được hứng thú cho học sinh, chưa phát huy được khả năng tư duy, sáng 
tạo, chủ động; chưa giúp cho học sinh nắm bắt được bản chất các hiện tượng địa 
lí; đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu.
 1 về phương pháp sử dụng sơ đồ trong giảng dạy bộ môn Địa lí ở các cấp học 
khác nhau. Ví dụ: 
 + “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 12” – luận văn thạc sĩ 
Khoa học giáo dục của Nguyễn Đình Tuấn.
 + “Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí” – Bùi Văn Tiến, 
trường THPT Buôn Mê Thuột.
 Tuy nhiên, các đề tài, bài viết trên chủ yếu đề cập đến những định hướng 
sử dụng sơ đồ trong quá trình dạy học chung của cả một khối, nên còn mang tính 
lí luận, hàn lâm và chung chung, số lượng ví dụ minh họa chưa nhiều, và chưa 
có bài viết nào đi sâu vào riêng chủ đề “Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư Việt Nam” 
của chương trình Địa lí lớp 12. Bản thân tôi xin được tiến hành nghiên cứu một 
cách cụ thể về việc thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Địa lí 12 - chủ đề 
Địa lí tự nhiên và địa lí dân cư. Tôi lựa chọn 2 chủ đề này vì: “Địa lí tự nhiên” là 
nội dung khó, chiếm tới 1/3 lượng kiến thức của chương trình lớp 12, học sinh 
phải tiếp cận chủ đề này ngay từ đầu năm học và nó là nền tảng để nắm được kiến 
thức phần địa lí các ngành và các vùng kinh tế sẽ học ở phần sau; còn “Địa lí dân 
cư” tuy chỉ chiếm thời lượng nhỏ trong chương trình nhưng là phần nội dung có 
tính vận dụng vào thực tiễn cao (đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm – sau này 
mỗi cá nhân học sinh khi bước vào cuộc sống đều phải đối mặt). Việc nắm vững 
kiến thức, kĩ năng khi học hai chủ đề này không chỉ giúp học sinh có cơ sở tốt 
hơn để học tập các chủ đề sau trong chương trình địa lí 12, làm bài thi THPTQG 
được dễ dàng hơn, mà quan trọng hơn nữa, các em còn có khả năng vận dụng giải 
quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
 2. Tên sáng kiến
 “Thiết kế và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên, Địa lí dân 
cư Việt Nam - chương trình lớp 12”. 
 3. Tác giả sáng kiến
 - Họ và tên: Trương Thị Dung
 - Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0986131269
 - Email: truongthidung.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn
 3 - Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố 
và mối quan hệ của chúng trong quá trình vận động.
Ví dụ: Sơ đồ chuyển động của trái đất quanh mặt trời và các mùa ở bắc bán cầu
 - Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian 
của các sự vật - hiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ.
 Ví dụ: Sơ đồ vị trí các khối khí ở Bắc Mĩ
 5 Ví dụ: Sơ đồ tư duy bài “Sóng, thủy triều, dòng biển”
  Phân theo mục đích sử dụng, có thể chia sơ đồ thành các loại như sau:
 - Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích một sự vật/hiện tượng/mối quan 
hệ địa lí nào đó. 
 - Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống kiến thức một 
bài/một chương/ một chủ đề nào đó.
 - Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng 
thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.
  Trong phạm vi của đề tài này, tôi tập trung trọng tâm vào hai loại sơ đồ 
là: sơ đồ cấu trúc – thường được dùng trong quá trình giảng dạy kiến thức mới 
trên lớp, và sơ đồ tư duy – thường được dùng trong quá trình củng cố, tổng kết 
kiến thức cuối bài và quá trình học sinh ôn tập ở nhà.
 7.1.2. Yêu cầu và kỹ thuật xây dựng sơ đồ
  Mỗi sơ đồ sử dụng trong quá trình dạy học Địa lí cần đảm bảo:
 - Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các 
mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng 
sắp đặt. Sơ đồ phải sử dụng phù hợp với nội dung, kiểu bài và đối tượng cần 
nghiên cứu. Sơ đồ phải đảm bảo tính lôgic, chính xác mặt kiến thức.
 - Tính sư phạm: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có 
thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng giữa các đối tượng 
và hiện tượng Địa lí.
 7 - Trong khi thiết kế phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ 
đồ, mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến 
thức trên sơ đồ. 
  Đối với sơ đồ tư duy: 
 - Phù hợp với việc tổng kết nội dung sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi 
chủ đề vì nó có tính khái quát cao hơn so với sơ đồ cấu trúc. Đây là một sơ đồ 
rất mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí hay bản đồ lịch 
sử, người sử dụng có thể thêm hoặc bớt đi các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu. 
Cùng một chủ đề, nhưng mỗi người có thể “thể hiện” sơ đồ tư duy theo cách 
riêng. Do đó, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ phát huy được tối đa năng lực sáng tạo 
của người dạy và người học. 
 - Cách vẽ sơ đồ tư duy: Có thể vẽ sơ đồ tư duy bằng tay hoặc bằng phần 
mềm trên máy vi tính. Nếu vẽ bằng tay thì giáo viên chỉ cần các tờ giấy (khổ to 
nhỏ tùy ý và tùy nội dung muốn thể hiện)/hoặc bảng viết trên lớp, một hộp bút 
màu/phấn màu, kết hợp với trí sáng tạo của mình. Nếu vẽ bằng phần mềm trên 
máy vi tính, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm MindMapping (Freemind, 
ConceptdrawMM profestional 8.0.1, Edraw MM, Mind Manager, iMindMap,) 
với các hình ảnh trung tâm có sẵn trong thư viện hình ảnh của phần mềm hoặc 
tìm kiếm thông tin qua Internet. 
 - Các bước vẽ sơ đồ tư duy:
 + Bước 1: xác định thật rõ chủ đề cụ thể hoặc mục tiêu bạn đang hướng đến 
để giải quyết. Đặt tờ giấy nằm ngang vẽ mục tiêu trọng tâm của sơ đồ tư duy 
ngay giữa trang - điều này sẽ giúp bạn được tự do diễn đạt và không bị bó buộc 
bởi khuôn khổ chật hẹp của trang giấy. Vẽ một hình ảnh giữa trang giấy để biểu 
thị mục tiêu của bạn (không nhất thiết hình vẽ phải đẹp mà chỉ cần dễ nhìn, quan 
trọng là bạn sử dụng hình ảnh này làm điểm bắt đầu của sơ đồ tư duy, bởi hình 
ảnh sẽ khởi động não bằng cách kích hoạt trí tưởng tượng và nâng cao khả năng 
ghi nhớ). Dùng màu sắc ngay từ đầu để thể hiện sự nhấn mạnh, kết cấu, bố cục, 
sáng tạo - nhằm gợi tính trực quan và khắc họa hình ảnh vào não (cố gắng dùng ít 
nhất ba màu và tạo ra hệ thống mã màu riêng của bạn).
 9 như ảnh chụp, rõ ràng, dễ đọc và toàn diện hơn. Mỗi dòng phải có một từ khóa 
nói lên đặc điểm bản chất, quan trọng nhất của nội dung ý đó.
 + Các đơn vị kiến thức cùng cấp, các nhánh sơ đồ cùng cấp phải có kiểu 
chữ, cỡ chữ và màu sắc đồng nhất nhằm thể hiện được mối liên hệ giữa chúng, 
đồng thời không làm cho sơ đồ không bị rối rắm.
 + Vì tư duy sẽ phát sinh ý tưởng nhanh hơn bạn viết ra giấy, nên tốt nhất là 
không để có quãng ngừng. Nếu ngừng lại, có lẽ bạn sẽ thấy cây viết hoặc bút chì 
của mình ngập ngừng trên giấy. Ngay khi nhận biết điều này, bạn hãy trở lại và 
tiếp tục. Đừng bận tâm tới thứ tự hay bố cục vì trong nhiều trường hợp, chúng sẽ 
tự hình thành. 
 - Ý nghĩa của sơ đồ tư duy: sơ đồ tư duy là một kỹ thuật hình họa, với sự 
kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu 
trúc, hoạt động và chức năng của não bộ. Sơ đồ tư duy hoạt động dựa trên hai 
nguyên tắc chủ chốt là tưởng tượng và liên kết. Não bộ của con người rất nhạy 
cảm với hỉnh ảnh nên nó chính là bộ máy phân tích và liên kết các ý tưởng bằng 
sự liên kết tư duy logic. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều 
cần có các mối nối liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một 
thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với 
các thông tin cũ đã tồn tại trước đó. Sơ đồ tư duy có các nhánh rẽ và giữa các 
nhánh rẽ đó có liên kết với nhau, mỗi nhánh được thêm vào sơ đồ tư duy đều 
được liên kết với nhánh trước. Điều này kích thích bộ não hình thành liên kết 
giữa các ý tưởng. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh trong 
sơ đồ tư duy đã kết hợp hoạt động của cả hai bán cầu não trái và phải trong việc 
ghi nhớ. Sơ đồ tư duy liên quan mật thiết với các chức năng của tư duy và có thể 
được dùng trong hầu hết mọi hoạt động liên quan đến tư duy, ghi nhớ, hoạch 
định hay sáng tạo trong kinh doanh, lên ý tưởng và đặc biệt là trong lĩnh vực tự 
học với đầy đủ các chức năng hữu hiệu cho việc nghe và ghi giảng, đến việc ôn 
tập củng cố để khắc ghi đào sâu kiến thức.
 7.1.3. Thiết kế các sơ đồ trong dạy học phần Địa lí tự nhiên và Địa lí dân 
cư Việt Nam – chương trình lớp 12
 11 + Đặc quyền kinh tế.
 + Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
 + Lãnh hải
 + Tiếp giáp lãnh hải
 + Thiên tai
 + Chung sống và hợp tác
 + Cầu nối giữa các lục địa và đại dương lớn.
 + Giao lưu buôn bán với các nước.
 + Thềm lục địa
 + Tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.
 - Cách 2: Giáo viên cung cấp sơ đồ cho học sinh với đầy đủ nội dung như 
dưới đây.
 13

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_va_su_dung_so_do_trong_day_hoc_phan_dia_li_tu.doc
  • docBia chính.doc
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc