SKKN Thiết kế một số trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 5
Đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hai quốc sách hàng đầu để đưa đất nước tiến lên như Đảng ta đã xác định đó là: Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng như khoa học công nghệ. Trong đó, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Cũng chính vì vậy mà Đảng đã rất sáng suốt trong vấn đề đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển, là đầu tư có hiệu quả nhất.
Để chuẩn bị nguồn nhân lực để đáp ứng sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hóa, giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có lòng yêu nước, có ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước, bản sắc dân tộc phải được thắm đượm trong con người Việt Nam. Xuất phát từ việc chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỉ XXI, cần phải đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó phải nói đến đổi mới, chương trình – sách giáo khoa và đặc biệt là phải đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm: “Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học.”
Hiện nay khi mục tiêu giáo dục đã xác định rõ ràng, chương trình – sách giáo khoa tương đối ổn định về nội dung thì phương pháp dạy học càng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, thể hiện rõ quan điểm “học sinh là trung tâm của dạy học” nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì thế phải nói rằng việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng là việc làm cần thiết theo hướng phát huy các phương pháp tích cực. Vì vậy, để việc dạy học môn Lịch sử lớp 5 đạt hiệu quả cao hơn, tôi đã mạnh dạn“ Thiết kế một số trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 5”
1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hai quốc sách hàng đầu để đưa đất nước tiến lên như Đảng ta đã xác định đó là: Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng như khoa học công nghệ. Trong đó, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Cũng chính vì vậy mà Đảng đã rất sáng suốt trong vấn đề đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển, là đầu tư có hiệu quả nhất. Để chuẩn bị nguồn nhân lực để đáp ứng sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hóa, giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có lòng yêu nước, có ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước, bản sắc dân tộc phải được thắm đượm trong con người Việt Nam. Xuất phát từ việc chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỉ XXI, cần phải đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó phải nói đến đổi mới, chương trình – sách giáo khoa và đặc biệt là phải đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm: “Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học.” Hiện nay khi mục tiêu giáo dục đã xác định rõ ràng, chương trình – sách giáo khoa tương đối ổn định về nội dung thì phương pháp dạy học càng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, thể hiện rõ quan điểm “học sinh là trung tâm của dạy học” nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì thế phải nói rằng việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng là việc làm cần thiết theo hướng phát huy các phương pháp tích cực. Vì vậy, để việc dạy học môn Lịch sử lớp 5 đạt hiệu quả cao hơn, tôi đã mạnh dạn“ Thiết kế một số trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 5” 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trong những năm gần đây việc học Lịch sử ở một số nơi chưa được coi trọng, có rất nhiều bài thi môn Lịch sử đạt điểm yếu kém. Đó cũng là xuất phát từ việc giáo dục ở các nhà trường chưa tạo cho các em yêu thích môn Lịch sử nên chưa nhớ được các mốc thời gian hay sự kiện lịch sử... Người Việt Nam mà không hiểu lịch sử Việt nam thì quả là một vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chính vì thế mà ngay từ cấp Tiểu học chúng ta cần chú trọng đến việc dạy và học phần Lịch sử trong các nhà trường nói chung mà cụ thể ở lớp 4, 5 nói riêng. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, các em luôn hiếu động, thích hoạt động vui chơi giải trí. Các em thích được khen, không muốn bị chê bai, hay tò mò và ham hiểu biết. Ở lứa tuổi này các em luôn có nhu cầu học mà chơi, chơi mà học. Các em xem người lớn, đặc biệt là các thầy cô giáo là một chân lí, là một tấm gương để các em luôn soi mình vào đó. Lời thầy cô nói ra là một chân lí không ai hơn được thầy cô, không nghe ai bằng nghe lời thầy cô. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này các em đã có những đánh giá sơ khai, có sự phản ứng trở lại và biết nhận thức được cái đúng cái sai. Để các em yêu thích môn học này, trong quá trình giảng dạy bản thân người giáo viên phải nắm được tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh để tổ chức các hình thức dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em. Điều hết sức chú ý dạy Lịch sử ở Tiểu học là phải biết tổ chức các trò chơi phong phú để đáp ứng nhu cầu học mà chơi, chơi mà học như việc giải các ô chữ, các trò chơi về sự kiện lịch sử gắn với các mốc thời gian hay ghép tranh nhằm gây hứng thú học tập cho các em, tạo cho các em say mê và thích thú học môn Lịch sử. Hoạt động vui chơi trong dạy học còn góp phần tác động đến việc phát triển trí tuệ, rèn luyện trí thông minh, nhanh trí của các em, làm cho tâm hồn của các em phong phú hơn, cuộc sống của các em vui tươi, lành mạnh hơn. Mặt khác, trò chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động học tập trên lớp, làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu, giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng. Chính vì vậy, việc vận dụng trò chơi học tập một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đề tài này nghiên cứu thiết kế tổ chức trò chơi học tập phần Lịch sử lớp 5. Trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi đã vận dụng dạy học và kết quả học tập của học sinh sau một tiết học Lịch sử thu được cũng đáng khả quan. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng trên cơ sở dạy học Lịch sử trong nhà trường Để thực hiện được mục tiêu giáo dục có hiệu quả đã có nhiều phương pháp phục vụ cho việc giảng dạy như: + Phương pháp thảo luận nhóm. + Phương pháp đóng vai. + Phương phấp vấn đáp Tuy nhiên các phương pháp trên vẫn chưa giúp học sinh hoàn toàn hứng thú học tốt phần Lịch sử. Chính vì thế việc tổ chức trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng Lịch sử lớp 5 là rất cần thiết, giáo viên chú trọng những vấn đề sau: - Giáo viên phải nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đặc biệt là phân môn Lịch sử. - Giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng đơn thuần mà phải có hiểu biết nhất định về lịch sử Việt Nam trong chương trình giáo dục Tiểu học. - Truyền tải kiến thức bài học và thông qua trò chơi giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử thông qua bài dạy của mình. - Củng cố kiến thức bài học qua trò chơi học tập. - Thông qua trò chơi học tập tạo hứng thú, tính tò mò ham hiểu biết cho các em. - Nhằm lôi cuốn các em tạo niềm vui, giúp cho giờ học nhẹ nhàng, không áp đặt, thoải mái để đạt hiệu quả cao nhất. 1.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế học Lịch sử đạt hiệu quả Qua khảo sát thực tế ở trường học, để giờ học Lịch sử đạt hiệu quả cao học sinh cần: - Chú ý nghe giáo viên giảng bài, phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Học bài, làm bài tập ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp. - Chuẩn bị bài học của ngày mai. - Tích cực, chủ động trong học tập. - Ham học hỏi và yêu thích môn học để thích ứng và lĩnh hội những kiến thức mới. 1.4.3. Phương pháp thống kê xử lí để trò chơi có hiệu quả + Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu phổ cập ( vừa sức, dễ thực hiện)có nghĩa là: - Đa số các bài tập trong trò chơi phải có mức độ vừa phải, đủ để học sinh có thể giải quyết được trong một khoảng thời gian ngắn và nhiều học sinh được tham gia. - Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong các mạch kiến thức nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, kích thích học sinh tham gia chơi. - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. - Trò chơi phải dễ thực hiện, gần gũi, sát thực với nội dung bài học cũng như đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Tổ chức trò chơi không cầu kì, phức tạp. - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (khoảng 3 đến 5 phút) và phải có sức hấp dẫn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho học sinh. + Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu khai thác và thực hành: - Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu khai thác hoặc củng cố nội dung bài học. - Phải sử dụng triệt để phương tiện, đồ dùng sẵn có của môn học, của nhà trường, của giáo viên và học sinh. - Các đồ dùng làm được, giáo viên khai thác từ những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền(từ các phế liệu như: vỏ hộp bánh, đầu gỗ, nắp chai, giấy bìa..). Song phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ và tính giáo dục. + Trò chơi phải có yếu tố sáng tạo: - Trong trò chơi nên có một bài tập hoặc có một ý trở lên có nội dung sáng tạo. Để giải quyết những bài tập này, học sinh phải vận dụng những kiến thức một cách có hệ thống hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn. 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP PHẦN LỊCH SỬ LỚP 5 Giáo viên phải xác định trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các kiến thức của các em nhằm phát triển năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động học tập trên lớp, làm không khí lớp học sôi nổi giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, tự nhiên phù hợp tâm sinh lí học sinh tiểu học là “ học mà chơi, chơi mà học”. Giáo viên cần thiết kế bài dạy và lồng ghép trò chơi học tập vào kế hoạch bài học. Cấu trúc của việc tổ chức trò chơi học tập phải đảm bảo: + Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu khai thác và thực hành: - Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu khai thác hoặc củng cố nội dung bài học. - Phải sử dụng triệt để phương tiện, đồ dùng sẵn có của môn học, của nhà trường, của giáo viên và học sinh. - Các đồ dùng làm được, giáo viên khai thác từ những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền (từ các phế liệu như : vỏ hộp bánh, đầu gỗ, nắp chai, giấy, bìa..). Song phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ và tính giáo dục. + Trò chơi phải có yếu tố sáng tạo: - Trong trò chơi nên có một bài tập hoặc có một ý trở lên có nội dung sáng tạo. Để giải quyết những bài tập này, học sinh phải vận dụng những kiến thức một cách có hệ thống hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn. + Trò chơi phải đảm bảo 3 phần: mục đích; chuẩn bị; cách tiến hành. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHẦN LỊCH SỬ LỚP 5 * Thực trạng việc dạy học phần Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Hiện nay một số giáo viên cũng đã vận dụng các trò chơi học tập vào các hoạt động dạy học. Nhưng các trò chơi học tập đa số chỉ dược vận dụng ở các lớp 1, 2 ,3. Vì lẽ ở lớp 1, 2, 3 có lượng kiến thức đơn giản, nội dung các hoạt động ngắn gọn hơn nên có nhiều thời gian hơn để tổ chức các trò chơi. Còn ở lớp 4, 5 lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ thời gian để truyền tải kiến thức nên các trò chơi thường bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng nề. Do đó đôi khi có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức chứ chưa xem trọng các trò chơi học tập nhằm phát huy năng lực tư duy của học sinh. Chưa thông qua các trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện để học sinh trình bày những suy nghĩ của mình. Đây là vấn đề cần xem lại, nhất thiết phải xác định cụ thể mục đích, tác dụng, cách tổ chức các trò chơi học tập trong giảng dạy sao cho thật sự là một hình thức dạy học đạt hiệu quả. Giúp học sinh có điều kiện phát triển năng lực mà vẫn đảm bảo học sinh là chủ thể mọi hoạt động học tập. Nhìn chung, ở trường Tiểu học nào cũng thực sự trăn trở tới chất lượng dạy và học các bộ môn văn hoá nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Thực trạng việc dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học Đông Thọ về cơ bản thì đã đổi mới về phương pháp dạy học, nhưng chưa thực sự phát huy được vai trò của người học cũng như tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em. Mặt khác, phần Lịch sử ở lớp 5 mang nặng kiến thức hơn cả so với lớp 4 ở bậc Tiểu học, vì thế thời gian tổ chức trò chơi rất hạn hẹp. Cho nên một số giáo viên chỉ thiết kế và áp dụng trò chơi vào dạy học trong những giờ thao giảng, không thường xuyên liên tục. Học sinh chưa yêu thích học môn Lịch sử. * Thực trạng của việc thiết kế trò chơi trong việc dạy Lịch sử lớp 5: Xuất phát từ yêu cầu của cấp học, của ngành học. Từ yêu cầu chung của xã hội hiện nay, Đảng và Nhà nước ta hết sức chăm lo đến ngành giáo dục. Chính vì vậy mà trách nhiệm của mỗi nhà trường phải hết sức chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong những năm gần đây, bậc Tiểu học đã và đang thực hiện việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học sao cho giờ dạy được nhẹ nhàng, thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Một trong những hình thức tổ chức dạy học theo xu hướng đổi mới đó là tổ chức các trò chơi học tập. Là một giáo viên Tiểu học, được phân công giảng dạy ở lớp 5, bản thân tôi nhận thấy: Để nâng cao chất lượng dạy- học môn Lịch sử nói chung, môn Lịch sử lớp 5 nói riêng, người giáo viên không những nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, kích thích được tính tò mò ham hiểu biết của các em, tạo hứng thú học tập cho các em trong khi học và học các môn học khác, giúp cho giờ học được nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt hiệu quả cao hơn. * Thực trạng của vấn đề chất lượng dạy học phần Lịch sử lớp 5 Trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi đã điều tra kết quả học tập của học sinh sau một tiết học Lịch sử cụ thể: Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế, với cách dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa đưa trò chơi học tập vào tiết dạy, tôi tiến hành khảo sát học sinh lớp 5A với nội dung: Câu hỏi: Em hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế. Kết quả Lớp Hoàn thành Chưa hoàn thành 5A 35 em = 87,5 % 5 em = 12,5 % Từ kết quả trên, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy phần Lịch sử chưa cao, học sinh chưa tích cực, chủ động và hứng thú trong học tập. Diễn biến thuật lại còn lẫn lộn, thiếu chi tiết, các em còn nhìn sách để nêu...Từ thực trạng đã nêu trên, để việc dạy học phần Lịch sử lớp 5 đạt hiệu quả cao hơn, tôi đã mạnh dạn “ Thiết kế một số trò chơi học tập phần Lịch sử – Lớp 5”. 2.3. THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP PHẦN LỊCH SỬ - LỚP 5 Trong quá trình giảng dạy phần Lịch sử tôi nhận thấy: Phần Lịch sử là phân môn khó trong các phân môn ở Tiểu học vì lượng kiến thức khá phong phú, nhiều ngày tháng, nhiều diễn biến lịch sử, học sinh khó nắm vững kiến thức. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập nhiều học sinh còn thụ động, lười suy nghĩ, có những học sinh còn sợ thầy cô gọi phát biểu, hoặc có phát biểu cũng chỉ đọc trong sách mà không xác định rõ yêu cầu của câu hỏi. Một vấn đề đáng lưu tâm là hầu hết học sinh kể cả học sinh có khả năng tiếp thu tốt, học đến bài nào thì nắm kiến thức của bài đó mà chưa biết liên kết, sâu chuỗi các kiến thức đã học để vận dụng vào giải thích các kiến thức ở bài sau. Là giáo viên tôi mong muốn có một phương pháp hữu hiệu để thay đổi tình trạng học tập trên. Nhận thấy ưu điểm tổ chức trò chơi học tập trong dạy học nói chung đặc biệt là môn lịch sử nói riêng, tôi đã mạnh dạn ứng dụng vào dạy phần lịch sử lớp 5. Khi áp dụng các trò chơi này tôi nhận thấy rất hiệu quả đối với kiểm tra bài cũ, củng cố bài học hoặc dạy những bài ôn tập. Việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học phần lịch sử lớp 5 mang nhiều lợi ích cho học sinh và giáo viên, cụ thể như sau: * Đối với học sinh: - Trò chơi học tập trong dạy học phần Lịch sử sẽ hình thành cho học phương pháp tự học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển được tư duy. - Trò chơi học tập giúp học sinh học thuộc bài tại lớp, khắc sâu kiến không bị nhầm lẫn giữa các sự kiện lịch sử. - Một số kết quả nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm những gì mình tự nghĩ ra hay được thực hành. Vì vậy trò chơi học tập giúp học sinh học tập một cách tích cực, từ đó các em nhớ bài học lâu và sâu sắc hơn. - Trò chơi học tập giúp học sinh phát triển khả năng thuyết trình ý kiến của mình, qua đó giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống. * Đối với giáo viên: - Tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy giúp giáo viên thiết kế một bài giảng sinh động, sáng tạo với việc kết hợp sử dụng hình ảnh, ngôn từ, sẽ thu hút học sinh học sôi nổi mà không thấy nhàm chán với những con số, hay các sự kiện lịch sử khô khan. - Tổ chức trò chơi học tập rất phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học. - Tổ chức trò chơi học tập trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt”. - Tổ chức trò chơi học tập có thể vận dụng trong bất kì điều kiện hoàn cảnh nào của nhà trường mà không phụ thuộc vào cơ sở vật chất, có thể viết trực tiếp lên bảng, có thể viết vào giấy, có thể viết vào bìa cứng, Qua tìm hiểu thực tế và vận dụng trong dạy học nói chung và phần lịch sử nói riêng, bản thân tôi đã thực hiện các giải pháp để sử dụng trong dạy học phần Lịch sử lớp 5. Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã áp dụng khi dạy lịch sử thấy có kết quả tương đối tốt. 2.3.1. Trò chơi: Nhanh mắt, nhanh tay (Dùng cho bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế ) * Mục đích:- Giúp học sinh củng cố kiến thức lịch sử về phong trào Cần Vương. - Luyện khả năng nói và phản xạ nhanh, chính xác. * Chuẩn bị: - Cúc nam châm. - Phiếu học tập trên khổ giấy lớn A3, số lượng phiếu tùy thuộc vào số nhóm. Nội dung phiếu: Hãy nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thành một câu hoàn chỉnh để nói về cuộc phản công ở kinh thành Huế. A B 1. Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885 a) Giết người, cướp của và tàn phá nhà cửa. 2. Tôn Thất Thuyết cho các đạo quân b) và gần đến sáng thì đánh trả lại. 3. Nhờ có ưu thế vũ khí, quân Pháp ra sức cố thủ c) bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời. 4.Giặc Pháp tiến công vào kinh thành d) Lên vùng rừng núi Quảng Trị 5.Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng e) Tấn công đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp. * Cách tiến hành: - Thời gian chơi: 3 đến 5 phút. - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm. - Cử Ban giám khảo. - Phát cho mỗi nhóm một phiếu đã ghi nội dung như trên. - Giáo viên phổ biến cách chơi: + Khi giáo viên hô: “ Bắt đầu!” các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến. + Nối thông tin trong phiếu của nhóm mình. + Các nhóm cử đại diện nhanh chóng gắn kết quả của nhóm mình lên bảng lần lượt từ trái sang phải. + Ban giám khảo theo dõi thời gian, đánh giá kết quả của các nhóm, nhóm nào nhanh, đúng là nhóm thắng cuộc. Lưu ý: Trò chơi có thể thực hiện thay thế phần củng cố kiến thức bài học. Đáp án: 1- c ; 2- e ; 3- b ; 4- a ; 5- d. 2.3.2 Trò chơi : Ghép ảnh (Dùng cho bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước). * Mục đích: Giúp học sinh: - Ghi nhớ địa danh nơi Bác Hồ bắt đầu cuộc hành trình cứu nước. - Rèn trí nhớ và kĩ năng quan sát. * Chuẩn bị: 2 ảnh bến Nhà Rồng, 2 ảnh tàu La- tu- sơ Tơ - rê- vin (phóng to, mỗi ảnh cắt thành 6 phần không bằng nhau). Bến Nhà Rồng – Di tích lịch sử Bảo tàng Hồ Chí Minh Con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin * Cách tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử ra 2 người tham gia chơi. - Bầu Ban giám khảo theo dõi thời gian và đánh giá kết quả của các đội. - Phát cho mỗi đội 1 bộ ảnh đã cắt (12 miếng). - Giáo viên hướng dẫn cách chơi: + Mỗi đội có 1 người lựa chọn ảnh, 1 người ghép. + Khi nào có hiệu lệnh: “ Bắt đầu!”, người chơi lựa chọn và ghép ảnh sao cho thành ảnh bến Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tê-rê-vin. + Thời gian ghép ảnh là 3 phút, mỗi miếng ghép đúng được tính 10 điểm, mỗi ảnh có số điểm tối đa là 60 điểm. + Các thành viên cổ vũ cho đội của mình. + Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép ảnh và cho điểm, đội nào nhiều điểm và đúng thời gian là đội thắng cuộc. 2.3.3. Trò chơi : Ô chữ kì diệu ( Dùng cho bài 11: Ôn tập ) * Mục đích: Giúp học sinh : - Ghi nhớ một số mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. - Sử dụng vốn hiểu biết của mình vào học tập; phát triển tư duy ngôn ngữ. * Chuẩn bị: - Giáo viên soạn hệ thống câu hỏi và gợi ý trả lời cho các ô chữ. - 3 chuông nhỏ để báo tín hiệu xin trả lời. - Kẻ ô trống gồm 12 hàng ngang sau lên bảng phụ. * Cách tiến hành: - Giáo viên chọn 9 học sinh chia làm 3 đội chơi, mỗi đội 3 học sinh. - Cử Ban giám khảo theo dõi thời gian, đáp án và ghi điểm. - Giáo viên hướng dẫn cách chơi: + Khi giáo viên đọc câu gợi ý trả lời của hàng ngang thứ nhất, đội nào có tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời. + Nếu trả lời đúng được tính điểm và chuyển sang hàng ngang thứ hai; nếu không đúng quyền trả lời thuộc về hai đội còn lại. + Cả 3 đội không có câu trả lời đúng, Quyền trả lời thuộc về khán giả. + Trả lời đúng ở lần thứ nhất được 30 điểm; lần 2: 20 điểm; lần 3: 10 điểm. + Hết 12 câu hàng ngang sẽ tìm ô chữ hàng dọc hoặc trong quá trình chơi đội nào tìm ra ô chữ hàng dọc trước sẽ được quyền trả lời, nếu đúng được cộng 40 điểm. - Kết thúc cuộc chơi xếp nhất, nhì, ba theo số điểm của các đội. - Khán giả nào có câu trả lời đúng được cả lớp khen. Lưu ý: Kết thúc trò chơi có thể hỏi ý nghĩa của ô chữ hàng dọc. Sau đây là gợi ý trả lời cho 12 ô hàng ngang: 1. Tháng này diễn ra Tổng khởi nghĩa năm 1945.(gồm 8 chữ cái) 2. Tên của người được nhân dân tôn là
Tài liệu đính kèm:
- skkn_thiet_ke_mot_so_tro_choi_hoc_tap_mon_lich_su_lop_5.doc