SKKN Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí 10 và 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các quan hệ giữa họ với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân.
Trải nghiệm là trải qua, kinh qua. Hoạt động trải nghiệm là một hệ thống những việc làm được trải qua, kinh qua nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.
Khái niệm sáng tạo có nghĩa chung là "sự sản xuất, tạo ra, sinh ra một cái gì đó mà trước đây chưa hề có, chưa tồn tại".
Theo nghĩa chung nhất: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phấm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lựccần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng”.
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................1 1. Lời giới thiệu:..........................................................................................................3 2. Tên sáng kiến...........................................................................................................4 3. Tác giả sáng kiến: ...................................................................................................4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: .................................................................................4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:..................................................................................4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ...................................4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:...............................................................................4 7.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn địa lí lớp 10 và 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh ................................4 7.2. Thiêt kế các hoạt dộng trải nghiệm sáng tạo trong dạy học địa lí 10 và 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh ....................................................................15 7.2.1. Quy trình thiết kế hoạt động TNST trong dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ........................................................................................15 7.2.2. Xác định nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí lớp 10 và 12 theo hướng phát triển năng lực học sinh.....................................................................17 7.2.3. Thiết kế một số hoạt động TNST trong dạy học Địa lí 10 và 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.............................................................................21 7.3. Thực nghiệm sư phạm .........................................................................................38 7.3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................................38 7.3.2. Đối tượng thực nghiệm.....................................................................................38 7.3.3. Phương pháp thực nghiệm................................................................................38 7.3.4. Kết quả thực nghiệm.........................................................................................38 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):.....................................................40 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:...................................................41 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: ............................................42 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): ......................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................44 PHỤ LỤC ..................................................................................................................45 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngành giáo dục nước ta đang “đổi mới căn bản, toàn diện”. Theo đó, giáo dục Việt Nam chuyển từ “tiếp cận nội dung” sang “tiếp cận năng lực”; giúp người học phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực. Để thực hiện được hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới thì giáo dục thực hiện đúng đắn nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với cuộc sống, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người do tính hiệu quả mà nó đem lại. Học tập trải nghiệm là một quá trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần gắn thực tiễn nhà trường với xã hội, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra. Tuy nhiên hiện nay hầu như chỉ mới tiến hành dạy lí thuyết, các hoạt động thực hành chưa triển khai được do thiếu thời gian, khó khăn về kinh phí. Do đó, kiến thức Địa lí của học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức Địa lí cho học sinh còn nhiều hạn chế. Địa lí được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Thực tế cho thấy, bộ môn Địa lí khác với các môn khoa học tự nhiên khác ở chỗ: đối tượng nghiên cứu của nó rất rộng, trải dài trên nhiều lãnh thổ và mỗi 3 “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”, cần xuất phát từ các thuật ngữ "hoạt động”, “trải nghiệm”, “sáng tạo” và mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các quan hệ giữa họ với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân. Trải nghiệm là trải qua, kinh qua. Hoạt động trải nghiệm là một hệ thống những việc làm được trải qua, kinh qua nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội. Khái niệm sáng tạo có nghĩa chung là "sự sản xuất, tạo ra, sinh ra một cái gì đó mà trước đây chưa hề có, chưa tồn tại". Theo nghĩa chung nhất: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phấm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng”. Hoạt động TNST có thể có nhiều cách hiểu, cách diễn dạt khác nhau nhưng đều có các đặc trưng sau: + Tính tham gia trực tiếp của học sinh vào từng hoạt động; + Tính tự chủ của học sinh trong kế hoạch và hành động của cá nhân; + Tính tập thể của học sinh; + Tính tiếp cận với môi trường cuộc sống trong và ngoài nhà trường; + Tính sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị mới cho bàn thân; + Tính trọn vẹn của hoạt động thực tiễn; + Tính công dân có trách nhiệm khi đặt người học vào các tình huống mới; + Học sinh được khẳng định giá trị bản thân qua huy động kinh nghiệm và năng lực của mình; 5 - Hoạt động TNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm,...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật... Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. - Hoạt động trải nghiệm mang tính sáng tạo. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bèTừ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. - Hoạt động TNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội. - Hoạt động TNST giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được. Học sinh được rèn luyện óc quan sát, cách miêu tả hay cách phỏng vấn các chủ đề. Các em làm quen với phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin, trình bày bằng các hình thức đa dạng như triển lãm, thuyết trình, báo tường, kịch nóicác kết quả tìm hiểu của mình hay của nhóm mình. Sự đam mê, chủ động khám phá sẽ dẫn các em đến sự sáng tạo. Thông qua hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo, các em sẽ được rèn luyện nhiều kĩ năng sống mà không một phương pháp dạy học nào có thể đạt được. 7.1.1.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng 7 không nhồi nhét, chạy theo khối lượng kiến thức. Coi trọng đánh giá trong suốt quá trình dạy - học và bằng nhiều hình thức khác nhau. 7.1.1.4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí trong trường THPT - Ý nghĩa + Cung cấp những kiến thức thực tiễn, số liệu thống kê cách chân thực, cụ thể vì các em được trực tiếp trải nghiệm. Gắn kiến thức địa lí trong sách vở với thực tiễn làm cho kiến thức địa lí trở nên gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu. + Hình thành khái niệm, hiểu được bản chất và những mối liên hệ bên trong của các hiện tượng địa lí từ đơn giản đến phức tạp. + Giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức địa lí, hình thành các mối liên hệ của địa lí: không gian, thời gian, kiến thức địa lí với lịch sử, và liên hệ thực tế xã hội. + Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo góp phần phát triền khả năng quan sát, tìm tòi suy nghĩ, đặc biệt là khả năng tư duy đến cao độ. + Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn luôn gắn liền với thực tiễn chính vì thế nó nâng cao tính cộng đồng, tập thể, có thể coi đây là hoạt động đời thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi không gian lớp học. Thông qua trải nghiệm, học sinh có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi những cá nhân khác có sự biểu hiện kỹ năng tốt hơn mình. + Trải nghiệm sáng tạo góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đó là lòng yêu quê hương, đất nước và con người. + Hình thành cho học sinh lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, khắc phục chủ quan, tự mãn, ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực cho người học, cho học sinh quen với việc làm có tính hệ thống. + Hình thành những phẩm chất: sống yêu thương, tự chủ, sống trách nhiệm. + Dạy học trải nghiệm sáng tạo trong môn địa lí tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên ngành, tạo điều kiện cho dạy học liên môn phát triển. Nội dung học tập trải nghiệm rất phong phú và đa dạng mang tính tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực, phát huy được thế mạnh của 9
Tài liệu đính kèm:
skkn_thiet_ke_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_trong_day_hoc_d.docx
035802_97202014.pdf