SKKN Thiết kế hoạt động học đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) theo hướng tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm giáo dục phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh
Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học từ phổ thông đến Đại học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội. Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8, khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [1]. Đồng thời Nghị quyết cũng xác định mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [1].
Vấn đề “đổi mới phương pháp dạy học luôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức thiết, một động lực cho sự phát triển của nhà trường phổ thông, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo con người” [9]. Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người, khi hệ thống giáo dục đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức hoạt động học, tích hợp lại được đặt ra một cách cấp thiết. Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Trong thiết kế dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp và tổ chức hoạt động học không chỉ chú trọng nội dung kiến thức mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống thao tác nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước chiếm lĩnh nội dung bài học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng biệt.
MỤC LỤC Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6 2.3. Thiết kế hoạt động học đoạn trích Đất Nước theo hướng tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm giáo dục phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh 7 2.4. Hiệu quả của việc thiết kế hoạt động học đoạn trích Đất Nước theo hướng tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm giáo dục phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh 16 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 3.1. Kết luận 17 3.2. Kiến nghị 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 21 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học từ phổ thông đến Đại học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội. Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8, khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [1]. Đồng thời Nghị quyết cũng xác định mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [1]. Vấn đề “đổi mới phương pháp dạy học luôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức thiết, một động lực cho sự phát triển của nhà trường phổ thông, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo con người” [9]. Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người, khi hệ thống giáo dục đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức hoạt động học, tích hợp lại được đặt ra một cách cấp thiết. Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Trong thiết kế dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp và tổ chức hoạt động học không chỉ chú trọng nội dung kiến thức mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống thao tác nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước chiếm lĩnh nội dung bài học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng biệt. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công văn 1951/SGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2018 của Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc tiếp tục triển khai sử dụng Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh" từ lớp 2 đến lớp 12 trong giảng dạy ở nhà trường phổ thông, là giáo viên Ngữ văn, tôi nhận thức được môn Ngữ văn có nhiều nội dung có thể lồng ghép, tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tích hợp nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có thể bằng cách kể chuyện, nêu sự kiện, hay những câu nói, lời huấn thị của Bác mang tính đúc kết. Qua đó giáo dục đạo đức, tình yêu quê hương, đất nước; xây dựng khát vọng, hoài bão cho thế hệ trẻ; quan tâm thực hiện di huấn của Người: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [4]. Theo hướng tich hợp, một trong những phương pháp dạy học được lựa chọn là tổ chức hoạt động học. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên Ngữ văn ở nhà trường phổ thông phải nỗ lực tiếp cận những lí thuyết và phương pháp dạy học mới để xây dựng, thiết kế các giờ dạy theo hướng tổ chức hoạt động học của học sinh. Từ suy nghĩ đó, khi giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 12 ở Trường THCS&THPT Thống Nhất, tôi chọn đề tài Thiết kế hoạt động học đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) theo hướng tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm giáo dục phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh làm sáng kiến kinh nghiệm để tiếp tục đi sâu nghiên cứu phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh ở nhà trường phổ thông. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học đoạn trích Đất Nước (Mặt đường khát vọng) nói riêng. - Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn và phát triển các phẩm chất, năng lực. - Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn, hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Lí thuyết về dạy học tích hợp, dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, kĩ thuật tổ chức hoạt động học. - Thiết kế bài dạy Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) theo hướng tổ chức hoạt động học, tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Biện pháp tổ chức hoạt động học khi dạy đoạn trích Đất Nước theo hướng tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Thiết kế hoạt động học đoạn trích Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) theo hướng tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm giáo dục phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, Phương pháp so sánh, đối chiếu, Phương pháp liên ngành. Những phương pháp đó không phải được sử dụng một cách độc lập, mà trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khi thực hiện đề tài này giúp người nghiên cứu có cái nhìn hệ thống về đối tượng nghiên cứu để từ đó đánh giá khách quan, khoa học. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động học của học sinh Khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lí sao cho học sinh tự chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên- học sinh và tư liệu hoạt động dạy học. Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, thảo luận với nhau và trao đổi thảo luận với giáo viên. “Hành động học của học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình” [2]. Sự trao đổi tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tăng cường sự hỗ trợ từ phía giáo viên và những học sinh khác trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi đó, giáo viên thu được những thông tin phản hồi cần thiết để có các giải pháp hỗ trợ hoạt động học của học sinh một cách hợp lí và hiệu quả. Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, hỗ trợ trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau. Tiến trình dạy học phải thể hiện chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với phương pháp dạy học tích cực được vận dụng. Tiến trình này được thực hiện theo các bước: Đề xuất vấn đề, Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề, Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề, Trình bày, đánh giá kết quả. 2.1.2 Kế hoạch bài học Trong mỗi bài học, các hoạt động được thiết kế gồm: Hoạt động khởi động, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng, Phát triển ý tưởng sáng tạo. Hoạt động khởi động là hoạt động thay thế cho việc kiểm tra bài cũ – một hoạt động có thể gây ức chế, căng thẳng cho lớp học ngay từ ban đầu. Muốn đạt mục đích ấy, tình huống khởi động phải tạo sự kết nối tri thức với bài mới và có thể nêu ra bằng cách đặt câu hỏi hoặc giao một nhiệm vụ, tổ chức một trò chơi,... Chẳng hạn, khi dạy Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có thể đặt câu hỏi: Vì sao cuối tác phẩm, An Dương Vương lại chém Mị Châu? Hành động đó là đúng hay sai? Với câu hỏi này, học sinh có thể bộc lộ quan điểm nhưng giáo viên không chốt kiến thức mà chỉ định hướng cho học sinh thấy được rằng, muốn trả lời được câu hỏi này, cần phải giải quyết từng vấn đề khi tìm hiểu nội dung bài học, tức là bước hình thành, kiến tạo tri thức mới. Hình thành, kiến tạo tri thức mới. Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, để học sinh hoạt động, thành thục thao tác, tránh cảm giác nhàm chán. Trong quá trình hình thành tri thức mới, học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đó là (giáo viên) giao – (học sinh) nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập; làm việc với tư liệu học tập; tạo ra sản phẩm, báo cáo kết quả; phản biện, bổ sung lẫn nhau; giáo viên chốt kiến thức hoặc định hướng tiếp nhận. Trong bước này, mỗi nhiệm vụ học tập đều phải rõ ràng để học sinh biết mình phải làm gì, làm như thế nào, sử dụng tư liệu học tập nào, sản phẩm là gì và báo cáo dưới hình thức nào. Với mỗi nhiệm vụ học tập, giáo viên phải lường trước tình huống có thể xảy ra, quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng. Học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng vừa học được để giải quyết nhiệm vụ học tập tương tự. Thông qua đó, giáo viên củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Chẳng hạn, sau khi học xong một tác phẩm văn học, học sinh sẽ được luyện tập, củng cố những kiến thức về chính tác phẩm ấy. Các nhiệm vụ học tập được sắp xếp theo cấp độ từ dễ đến khó, từ nhận diện thông tin, tái hiện kiến thức đến giải thích, cắt nghĩa các nội dung kiến thức theo quan điểm cá nhân. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên có thể giao những nhiệm vụ đảm bảo vừa sức giúp học sinh thuần thục kĩ năng, hiểu sâu hơn về những tri thức vừa chiếm lĩnh. Mặt khác cũng cần thiết kế những bài tập nâng cao nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh và chuẩn bị cho các bước tiếp theo của bài học [10]. Vận dụng kiến thức đã học vào tình huống cụ thể. Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. Điều này sẽ khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực học tập. Trong đọc hiểu văn bản, có thể thiết kế “các nhiệm vụ học tập vận dụng kiến thức vể thể loại để hướng dẫn học sinh đọc hiểu một văn bản mới hoặc vận dụng những kiến thức trong bài đọc hiểu tại lớp để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống” [3]. Với phân môn Làm văn và Tiếng Việt, “có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tạo lập các văn bản theo yêu cầu của cuộc sống” [3]. Chẳng hạn, sau khi học về kĩ năng viết văn thuyết minh, học sinh chọn giới thiệu một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh,... của địa phương với mục đích quảng bá hình ảnh địa phương với du khách,... Phát triển ý tưởng sáng tạo. Học sinh tiếp tục mở rộng những ý tưởng sáng tạo dựa trên những kiến thức, kĩ năng đã học được, tạo cho học sinh phát huy khả năng liên tưởng, trí tưởng tượng. Để làm được điều này, có thể thiết kế những nhiệm vụ học tập mang tính gợi mở, hướng dẫn học sinh sử dụng nhiều loại tư liệu học tập. 2.1.3. Các bước tổ chức một hoạt động học Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Giáo viên xác định nội dung thảo luận, nhiệm vụ học tập, yêu cầu hình thức trình bày, thời gian cho thảo luận. Việc chuyển giao nhiệm vụ học tập đòi hỏi phải tường minh, ngắn gọn, không gây hiểu lầm. Thực hiện nhiệm vụ học tập. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ (nhiệm vụ đó có thể thực hiện cá nhân, cặp đôi, nhóm). Đối với hoạt động nhóm, trong quá trình các nhóm thảo luận, giáo viên quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần. Trong quá trình thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe và tôn trọng, tránh để xảy ra tranh cãi căng thẳng; những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả của bài tập được giải đáp kịp thời; thời gian làm bài tập phải phù hợp với khả năng làm việc của học sinh và yêu cầu của bài tập. Khi quan sát, nếu thấy một hoặc một số thành viên trong nhóm có biểu hiện khó khăn khi tiếp nhận nhiệm vụ, giáo viên cần hướng dẫn những thành viên đã hiểu giải thích, hỗ trợ. Nếu một trong số các nhóm đã hoàn thành trước, có thể đề nghị thành viên trong nhóm hỗ trợ các nhóm khác hoặc giao thêm nhiệm vụ cho nhóm [10]. Báo cáo kết quả và thảo luận. Khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên hoặc một học sinh được giao nhiệm vụ tổ chức thảo luận chỉ định các nhóm báo cáo kết quả. Trong thảo luận nhóm phải tránh tình trạng một cá nhân trình bày ý kiến của riêng mình (chứ không phải ý kiến cả nhóm). Để phát huy tiềm năng cá nhân, giáo viên có thể cho học sinh bổ sung ý kiến cá nhân sau khi đã trình bày kết quả thảo luận của cả nhóm. Tiếp đó dành một khoảng thời gian cho các nhóm nhận xét, trao đổi, phản biện. Thông qua đó góp phần hình thành cho học sinh những kĩ năng phản biện và tư duy phản biện [10] Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Sau khi các nhóm đã trình bày xong kết quả, giáo viên nhận xét, chốt kiến thức và mở ra những hướng suy nghĩ tiếp theo đối với học sinh. Trong trường hợp, với những nhiệm vụ học tập mang tính mở, các ý kiến có thể không giống nhau. Khi ấy vai trò giáo viên là định hướng cho học sinh suy nghĩ và nhìn nhận đánh giá vấn đề từ nhiều góc độ. Thậm chí, có thể hướng dẫn, đề nghị học sinh thử suy nghĩ và lập luận về vấn đề từ quan điểm đối lập với mình. Trên cơ sở đó gợi mở cho học sinh những ý tưởng mới trong việc tiếp nhận kiến thức [10] 2.1.4. Dạy học Ngữ văn với việc hình thành phẩm chất cho học sinh Môn Ngữ văn là một trong những môn học trực tiếp hình thành và phát triển cả 5 phẩm chất chủ yếu cho học sinh. Các phẩm chất này được môn Ngữ văn hình thành và phát triển cho học sinh chủ yếu thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học. Từ việc hướng dẫn đọc hiểu các văn bản văn học đặc sắc, môn Ngữ văn tạo cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học tình yêu đối với quê hương, đất nước, con người; tình yêu tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; giúp học sinh thấy rõ vai trò và tác dụng của môn học đối với đời sống con người, có thói quen và nhu cầu đọc sách, có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức và tác phong của một công dân toàn cầu. Các phẩm chất đó là: Yêu nước: biết yêu thiên nhiên, yêu đất nước với những biểu hiện phong phú trong cuộc sống cũng như trong văn học; yêu quý và tự hào về truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước; kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với đất nước; biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp; giới thiệu và giữ gìn các giá trị văn hoá, các di tích lịch sử; có lí tưởng sống và có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và tương lai của dân tộc. Nhân ái: biết quan tâm đến những người thân, tôn trọng bạn bè, thầy cô; biết nhường nhịn, vị tha; biết xúc động trước những con người và việc làm tốt, giữ được mối quan hệ hài hoà với người khác; biết cảm thông, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương đối với những người xung quanh cũng như đối với các nhân vật trong tác phẩm; tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh và văn hoá, biết tha thứ, độ lượng với người khác. Chăm chỉ: chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, siêng năng trong công việc gia đình, nhà trường; yêu lao động, có ý chí vượt khó; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai. Trung thực: sống thật thà, ngay thẳng, thành thật với bản thân và người khác; yêu lẽ phải, trọng chân lí; thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình. Trách nhiệm: biết giữ lời hứa, dám chịu trách nhiệm về lời nói, hành động và hậu quả do công việc mình đã làm; có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung nơi công cộng; có ý thức sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân; biết giữ gìn tư cách, bản sắc của công dân Việt Nam; đồng thời, biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng ở nhà trường phổ thông đã được chứng minh trong thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện nhiều giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng, mà khâu then chốt là không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Xét một cách tổng thể, “nhiều vấn đề về lí thuyết dạy học đã được phổ biến, rút kinh nghiệm, song đôi lúc chưa phù hợp ở một số địa phương” [9]. Mối quan tâm đối với giáo viên Ngữ văn ở nhà trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập, định hướng phát triển năng lực, phẩm chất, tích hợp kiến thức, kĩ năng để học sinh có thể vận dụng vào thực tiễn, có thái độ và cách ứng xử giao tiếp tích cực. Thế nhưng, đã nhiều thập kỉ nay, “không ngớt lời than phiền về thái độ lạnh nhạt thờ ơ của học sinh trước những bài văn, ngay cả những bài văn hay. Lời giảng bình say sưa của thầy cô về một câu thơ, một ý văn hay, có khi bị đáp lại bằng những tiếng “đế” rất lạc lõng” [7]. 2.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chung theo hướng tích hợp, tổ chức hoạt động học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh đang đặt ra nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, tổng kết đánh giá. Đó là công việc chung của cả một hệ thống, nhưng quan trọng nhất là giáo viên. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động học đoạn trích Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) theo hướng tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm giáo dục phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh được đúc rút với mong muốn xâydựng kế hoạch bài học theo hướng tổ chức hoạt động học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần quan trọng vào đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất. 2.2.3. Để tổ chức hoạt động học cho học sinh khi dạy đoạn trích Đất Nước theo hướng tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm giáo dục phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh, bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu thu thập, xử lý tài liệu, xây dựng kế hoạch bài học, sử dụng thiết bị dạy học đến xây dựng các nhiệm vụ học. Mỗi khâu trong quá trình tổ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_thiet_ke_hoat_dong_hoc_doan_trich_dat_nuoc_nguyen_khoa.doc