Nâng cao hiệu quả phát triển mô hình câu lạc bộ tdtt dành cho học sinh và giáo viên trường THPT DTNT Ngọc Lặc

Nâng cao hiệu quả phát triển mô hình câu lạc bộ tdtt dành cho học sinh và giáo viên trường THPT DTNT Ngọc Lặc

Trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường, học sinh luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sở trường cuả mình về một số lĩnh vực nào đó theo những xu hướng phát triển nhân cách đã hình thành. Nhu cầu muốn khẳng định, muốn thể hiện, muốn khám phá .nhu cầu muốn được đánh giá, được tôn trọng.luôn có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách của học sinh.

Các nhu cầu này được hình thành không chỉ trong các hoạt động chính khóa mà chủ yếu lại qua các hoạt động câu lạc bộ(CLB) tự nguyện ngoài giờ lên lớp(NGLL). Vì vậy, việc tăng cường tổ chức cho học sinh(HS) tham gia các hoạt động CLB là một định hướng rất quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông nói chung, giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống nói riêng, tạo điều kiện để các em thực hành những điều đã học, cũng như phát triển tối đa khả năng, năng khiếu của mỗi cá nhân. Quan trọng hơn, sau những trải nghiệm cùng CLB, giúp học sinh có thêm tự tin với những kiến thức, kỹ năng cần thiết để lựa chọn cho mình hướng đi trong tương lai.

Hoạt động thể dục thể thao (TDTT) luôn gắn liền với sự phát triển của mỗi nhà trường, trong những năm gần đây, mặc dù đội ngũ cán bộ, giáo viên GDTC của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất phục vụ học tập, rèn luyện được bổ xung phong phú hơn, mặt khác sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cũng rất quan tâm đến việc phát triển GDTC của các trường trên địa bàn tỉnh. Song mặt trái của sự hội nhập và phát triển xã hội ảnh hưởng xấu đến hoạt động TDTT nói chung và hoạt động ngoại khóa TDTT nói riêng. Vì vậy để có thể thu hút được đông đảo học sinh tham gia hoạt động TDTT thường xuyên, nhằm giải quyết ngày càng có chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục thể chất(GDTC) thì bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa TDTT thì cần chuẩn bị và xây dựng các điều kiện cần thiết để thành lập các CLB TDTT trong nhà trường.

Nhằm phát huy hiệu quả các mô hình học tập của các câu lạc bộ (CLB), từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019 trường THPT DTNT Ngọc Lặc đã cho học sinh đăng ký tham gia các CLB thể dục thể thao(TDTT) theo sở thích của từng học sinh. Vì vậy các CLB TDTT lần lượt được thành lập như: CLB bóng bàn, CLB bóng rổ, CLB bóng chuyền, CLB bóng đá, CLB cầu lông. Sự ra đời của các CLB đã đáp ứng được nhu cầu, sở thích, nguyện vong của học sinh trong nhà trường và việc lựa chọn môn học được linh hoạt bảo đảm thời gian học tập phù hợp với từng học sinh.

 

doc 3 trang thuychi01 18851
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả phát triển mô hình câu lạc bộ tdtt dành cho học sinh và giáo viên trường THPT DTNT Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NGỌC LẶC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ TDTT DÀNH CHO HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN 
TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC
Người thực hiện: Phạm Tuấn Dũng
Chức vụ: Nhóm trưởng TD - GDQP.AN
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường, học sinh luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sở trường cuả mình về một số lĩnh vực nào đó theo những xu hướng phát triển nhân cách đã hình thành. Nhu cầu muốn khẳng định, muốn thể hiện, muốn khám phá ...nhu cầu muốn được đánh giá, được tôn trọng...luôn có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách của học sinh.
Các nhu cầu này được hình thành không chỉ trong các hoạt động chính khóa mà chủ yếu lại qua các hoạt động câu lạc bộ(CLB) tự nguyện ngoài giờ lên lớp(NGLL). Vì vậy, việc tăng cường tổ chức cho học sinh(HS) tham gia các hoạt động CLB là một định hướng rất quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông nói chung, giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống nói riêng, tạo điều kiện để các em thực hành những điều đã học, cũng như phát triển tối đa khả năng, năng khiếu của mỗi cá nhân. Quan trọng hơn, sau những trải nghiệm cùng CLB, giúp học sinh có thêm tự tin với những kiến thức, kỹ năng cần thiết để lựa chọn cho mình hướng đi trong tương lai.
Hoạt động thể dục thể thao (TDTT) luôn gắn liền với sự phát triển của mỗi nhà trường, trong những năm gần đây, mặc dù đội ngũ cán bộ, giáo viên GDTC của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất phục vụ học tập, rèn luyện được bổ xung phong phú hơn, mặt khác sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cũng rất quan tâm đến việc phát triển GDTC của các trường trên địa bàn tỉnh. Song mặt trái của sự hội nhập và phát triển xã hội ảnh hưởng xấu đến hoạt động TDTT nói chung và hoạt động ngoại khóa TDTT nói riêng. Vì vậy để có thể thu hút được đông đảo học sinh tham gia hoạt động TDTT thường xuyên, nhằm giải quyết ngày càng có chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục thể chất(GDTC) thì bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa TDTT thì cần chuẩn bị và xây dựng các điều kiện cần thiết để thành lập các CLB TDTT trong nhà trường. 
Nhằm phát huy hiệu quả các mô hình học tập của các câu lạc bộ (CLB), từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019 trường THPT DTNT Ngọc Lặc đã cho học sinh đăng ký tham gia các CLB thể dục thể thao(TDTT) theo sở thích của từng học sinh. Vì vậy các CLB TDTT lần lượt được thành lập như: CLB bóng bàn, CLB bóng rổ, CLB bóng chuyền, CLB bóng đá, CLB cầu lông. Sự ra đời của các CLB đã đáp ứng được nhu cầu, sở thích, nguyện vong của học sinh trong nhà trường và việc lựa chọn môn học được linh hoạt bảo đảm thời gian học tập phù hợp với từng học sinh.
Trường THPT DTNT Ngọc Lặc là một trường đặc thù, với 95% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số đóng trên địa bàn miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây được coi như ngôi nhà thứ hai của các em, mọi sinh hoạt, học tập và rèn luyện cảu học sinh(HS) đều phải tuân thủ theo những quy định. Vì vậy quá trình tham gia hoạt động GDTC thông qua hình thức sinh hoạt CLB sẽ giúp các em đoàn kết, hiểu biết nhau giữa học sinh trong trường, từ đó có sự 

Tài liệu đính kèm:

  • docnang_cao_hieu_qua_phat_trien_mo_hinh_cau_lac_bo_tdtt_danh_ch.doc