Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các kiến thức hóa học cơ bản để xác định công thức chất vô cơ

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các kiến thức hóa học cơ bản để xác định công thức chất vô cơ

Nêu lên tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

 "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần công lớn công học tập của các cháu".

 . Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.

 Phân môn hoá học trong trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới , con người thông qua các bài học, giờ thực hành.của hoá học. Học hoá để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học. đồng thời khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người.

 

doc 22 trang thuychi01 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng các kiến thức hóa học cơ bản để xác định công thức chất vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT 3 CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: 
VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC HÓA HỌC CƠ BẢN ĐỂ XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CHẤT VÔ CƠ
 Người thực hiện: Hà Thanh Tâm
 Chức vụ: Giáo viên
 Sáng kiến kinh nghiệm môn: Hóa
THANH HÓA NĂM 2018
Phụ lục
Nội dung
 Trang
A- Mở đầu
I- Lí do chọn đề tài
II- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
 2
III- Phạm vi nghiên cứu
IV- Phương pháp nghiên cứu
B- Nội Dung
 2
C- Giải quyết vấn đề
 4
D- Phần ví dụ minh họa
I- Phương pháp xác định tên nguyên tố dựa vào khối lượng mol
Bài tập minh họa
 5
Bài tập áp dụng
II- Phương pháp xác định tên nguyên tố dựa vào vị trí trong BTH
 9
Bài tập minh họa
 10
Bài tập áp dụng
 12
III- Phương pháp xác định tên nguyên tố trong hợp chất.
Dạng 1 Dựa vào BTĐS
 14
Bài tập minh họa
 15
Dạng 2 Dựa vào tính chất hóa học
 16
Bài tập áp dụng
E- Kết quả nghiên cứu
 18
F- Kết quả đối chứng
G- Kết luận
H- Kiến nghị đề xuất
 18
A. MỞ ĐẦU.
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	. Nêu lên tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
 "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần công lớn công học tập của các cháu".
	. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
	Phân môn hoá học trong trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới , con người thông qua các bài học, giờ thực hành...của hoá học. Học hoá để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học... đồng thời khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. 
 Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh "Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để xác định công thức chất vô cơ " với mục đích giúp học sinh học hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với nguyên tố hóa học hơn và lôi cuốn học sinh khi tiếp cận với ”Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học ”... Để hoá học luôn là môn khoa học đầy hứng thú và sáng tạo.
II.MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.Mục tiêu:
 Mục tiêu của đề tài này là giúp cho học sinh biết cách xác định công thức các chất vô cơ , đây là phần nội dung mà học sinh thường gặp phải khó khăn khi gặp bài toán này , đồng thời giúp học sinh nắm chắc lý thuyết hóa học vận dụng vào thực hành nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản của bộ môn hóa học, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa học góp phần giải tỏa , xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm hại đến đời sống, tinh thần con người...
2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để xác định công thức các chất vô cơ.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Trong khuôn khổ một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ dừng lại nghiên cứu những vần đề sau:
 - Dùng phương pháp giải toán để tiến hành các bước giải một bài tập hóa học .
 - Một số phương pháp áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron để giải 
 - Cách sử dụng Bảng Tuần Hoàn để xác định tên nguyên tố hóa hoc. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp chủ đạo : Tổng kết kinh nghiệm , tổng hợp
 - Phương pháp hổ trợ : Phân tích , đánh giá
 B.NỘI DUNG
I.Thực trạng của việc dạy hoá học ở các trường phổ thông
	Trước tình hình học hoá học phải đổi mới phương pháp dạy đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẻ, đảm bảo: Tính khoa học - hiện đại, cơ bản, tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp, tính hệ thống sư phạm.
	Tuy nhiên mỗi tiết học không nhất thiết phải hội tụ nhất thiết những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng , đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không thống nhất. 
Việc vận dụng phương pháp xác định công thức chất vô cơ phụ đạo cho học sinh vừa củng cố và tái hiện lại kiến thức hóa học đồng thời giúp học sinh vận dụng thành thạo bảng hệ thống tuần hoàn vì đây là tài liệu luôn đồng hành cùng học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 10 . 
 II.Thực tế giảng dạy cho thấy: 
	Môn hoá học trong trường phổ thông là một môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học.
	Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức với đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học. Hãy "thắp sáng ngọn lửa " chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh, đừng biến học sinh thành "cái bình đựng kiến thức" vô thức, xa rời thực tiễn.
	Việc học sinh nhớ được tên, ký hiệu của mỗi nguyên tố là một vấn đề mà đa số học sinh thường gặp phải khó khăn khi nhắc tới. Vẫn đề đó lại trở nên khó khăn hơn khi học sinh cần phải xác định tên nguyên tố hóa học. Nên việc giảng giải cho học sinh khi gặp với dạng bài tập này thường gặp phải bế tắc vì học sinh chứa biết phương pháp giải.
 Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên để việc giảng dạy môn hóa học đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn đề cập thêm phương pháp xác định công thức chất vô cơ nhằm phụ đạo thêm cho học sinh lóp 10 THPT sau khi học xong bài Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học. 
- Trong phạm vi đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn để có thể để nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPTmà chỉ mạnh dạn đưa ra một số phương pháp xác định công thức các chất vô cơ để độc giả và quý thầy cô có thể nghiên cứu và ứng dụng cho đối tượng sư phạm của mình . Đề xuất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua một số ví dụ minh họa, với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp dạy hóa học hiệu quả qua các bài giảng hóa học.
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học tôi đã thấy rằng:"Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải một bài tập hóa học là niềm say mê sáng tạo và sự hứng thú trong dạy học Hoá học " nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải các bài toán hóa học, khơi dậy niềm đam mê, học sinh hiểu được những bí ẩn của nguyên tố hóa học và cấu tạo của bảng tuần hoàn. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ cấu tạo bảng tuần hoàn, tính chất hóa học của nguyên tố và hợp chất vô cơ.
Hình thành giáo án theo hướng phát huy tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hòa, nhẹ nhàng, đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hóa học. 
I. Các giải pháp thực hiện: 
1.Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải một bài toán hóa học và một số phương pháp phân tích định tính để xác định thành phần nguyên tố hóa học . 
2. ."Vận dụng các kiến thức Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học" . Để xác định tên nguyên tố hóa học và tính chất của các nguyên tố hóa học để dự đoán loại hợp chất mà mình nghiên cứu.
3. Vận dụng quy luật hóa trị các nguyên tố kim loại để biện luận xác định nguyên tử khối của nguyên tố và tìm công thức của nguyên tố.
4.Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản hóa học trong việc lập công thức phân tử hợp chất để đặt được công thức tổng quát của hợp chất vô cơ
5. Sử dụng quy tắc đường chéo và phương trình phản ứng để xác định số mol của nguyên tố cần xác định 
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
 Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: Bằng lời giải thích, bằng phương trình minh họa, thí nghiệm nêu hiện tượng xảy ra,  có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếu điều này cần phụ thuộc vào giáo viên ở mỗi trường THPT, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa vì hiệu quả giáo dục với nội dung đề tài này, có những kinh nghiệm có thể áp dụng cho nhiều người, nhưng có những phong cách không thể áp dụng cho giáo viên khác. Vì phong cách dạy “ nó như tính cách của mỗi con người không thể ai cũng giống ai” nhưng đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình. Tôi nói như vậy không có nghĩa người giáo viên không đổi mới phương pháp giảng dạy mà mỗi giáo viên luôn phải tìm cách đổi mới trong phong cách dạy của mình theo yêu cầu của thực tiễn hiện hành. Có thể nói “người giáo viên như một đạo diễn cho tiết dạy của mình”.
D. PHẦN VÍ DỤ MINH HOẠ
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CHẤT VÔ CƠ
 I. Phương pháp xác định tên nguyên tố dựa vào khối lượng mol:
 Phương pháp giải : 
B1 Gọi M là kí hiệu hóa học nguyên tố cần xác định, với hóa trị tương ứng là n ( nếu bài toán không cho biết hóa trị nguyên tố đó)
B2 Viết phương trình phản ứng, từ phương trình phản ứng xác định số mol nguyên tố M
B3 Lập biểu thức tính nguyên tử khối nguyên tố M theo công thức :
 (*) (trong đó m là khối lượng chất pư , x là số mol tương ứng)
 + Đối với bài toán cho biết hoá trị của kim loại thì ta dựa vào ptpư và công thức*
 “Tìm được trực tiếp M.”=> tên nguyên tố cần xác định
 + Đối với bài toán chưa cho biết hoá trị của nguyên tố thì dựa vào ptpư và công thức* 
 “Tìm được phương trình toán học dạng f(n) và biện luận tìm M theo số hoá trị của nguyên tố (với M là kim loại thì n = 1 , 2, 3 còn với M là phi kim thì n = 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7).
 + Đối với bài toán xác định hỗn hợp hai kim loại thì sử dụng khối lượng mol trung bình , hoặc dựa vào khoảng biến thiên khối lượng mol để xác định tên nguyên tố. Khi đó khối lượng mol nguyên tử tìm được dựa vào biểu thức (*) là khối lượng mol nguyên tử trung bình của hai nguyên tố cần xác định 
Bài tập minh họa :
Bài 1 : Cho 0,3 gam kim loại M có hoá trị không đổi tác dụng hết với nước được 168ml H2 (đktc) . Xác định nguyên tố R
Hướng dẫn : Ta có 
Gọi n là hóa trị của kim loại M cần xác định (với n = 1 , 2 hoặc 3) ta có
ptpư 2M + 2nH2O -> 2M(OH)n + nH2
 2mol - - - - - - - - - - - - - - - - - - -n mol
 x mol ß----------------------------- 0,0075mol
dựa vào * ta có được phương trình 
và biện luận tìm M theo n = 1 , 2 , 3 thì chỉ có n = 2 và M = 40 (u). Kim loại M là Ca.
Bài 2 : Cho 8,8 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kỳ liên tiếp và đều ở nhóm IIA trong HTTH tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 6,72 lit H2 (đktc). Hai kim loại đó là 
A. Ca và Mg B. Be và Mg C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Hướng dẫn : 
Ta có 
Gọi M là kim loại chung thay thế cho hai kim loại nhóm IIA 
Ta có ptpư : M + 2HCl à MCl2 + H2
 1 mol - - - - - - - - - - - - -1 mol
 x mol <- - - - - - - - - - - - 0,3 mol
ta có hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp nhóm IIA là Mg (M = 24) và Ca (M = 40).
Bài 3 : Cho 3,25 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một kim loại M’ có hoá trị II tan hoàn toàn vào nước tạo thành dung dịch D và có 1,1088 lit khí thoát ra ở 27,30C và 1 atm . Chia dung dịch D thành hai phần bằng nhau :
- Phần 1 đem cô cạn thu được 2,03 gam chất rắn A
- Phần 2 Cho tác dụng với 100ml dung dịch HCl 0,35M tạo ra kết tủa B.
1- Xác định kim loại M , M’ và tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban đầu
2- Tính khối lượng kết tủa B (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Hướng đẫn : Do dung dịch sau phản ứng tác dụng với HCl tạo kết tủa nên M’ là kim loại lưỡng tính
Ta có các ptpư : 
2M + 2H2O -> 2MOH + H2	(1)
2MOH + M’ -> M2M’O2 + H2	(2)
1- Theo bài ra ta có 
từ pư 1 và 2 ta có khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch D là MOH và M2M’O2. dung dịch D gồm theo bài ra thì khi cô cạn ½ dung dịch D thu được 2,03 gam chất rắn. Vậy khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch D là 4,06 gam.
	Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng 1 và 2 ta có :
 .
 Theo pư 1 ta có => số mol H2 ở pư 2 bằng .
Vậy ta có : Theo pư 1 thì , theo pư 2 thì . . Chỉ có M = 39 và M’ = 65 thoả mãn => Kim loại M là Kali (K) và kim loại M’ là kẽm (Zn)
2- Cho HCl vào có pư : 
KOHdư + HCl -> KCl + H2O	(3)
K2ZnO2 + 2HCl -> 2KCl + Zn(OH)2	(4)
ta tìm được mB = 0,0125x99 = 1,2375 gam
Bài 4 : Cho một lượng kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được gấp 3,555 lần khối lượng M đem dùng . Nếu dùng 0,02 mol kim loại M cho tác dụng với H2SO4 loãng dư thì thu được 0,672 lit khí ở đktc . Xác định tên kim loại M ?.
Hướng đẫn : Đổi 
Gọi n là hóa trị của kim loại M cần xác định ta có pư :
	2M + nH2SO4 --> M2(SO4)n + nH2
	2 mol - - - - - - - - - - -- - - - - - -n mol
 Vậy 0,02 mol - - - - - - - - - - - - - - 0,03 mol => n = 3 nên pư với dung dịch CuSO4 được viết 
	2M + 3CuSO4 --> M2(SO4)3 + 3Cu
theo pư ta có 2M gam kim loại M pư sinh ra (3x64= 192 gam) Cu 
 Kim loại M là nhôm (Al)
Bài tập áp dụng 
Bài 1: Khi cho H2SO4 loãng dư tác dụng với hỗn hợp hai kim loại thì thu được 2,24 lít H2 (đktc) đồng thời khối lượng hỗn hợp đó giảm đi 6,5 gam . Khi hoà tan phần kim loại còn lại là 1g trong H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 112ml khí SO2 (đktc)
Xác định tên hai kim loại ? DS : Zn và Hg
 Bài2 : Nhúng thanh kim loại X hoá trị II vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05% . Mặt khác cũng lấy thanh kim loại như trên nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng lên 7,1 %. Biết số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia hai trường hợp bằng nhau. Kim loại X là :
A. Zn B. Al C. Fe D. Cu
Bài 3 : Khi cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hi chu kỳ liên tiếp tác dụng hết với nước ta thu được 1,12 lit H2(đktc) . Xác định hai kim loại kiềm.
A. Li và Na B. Na và K C. K và Rb D. Rb và Cs.
Bài 4 : cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng với H2SO4 dư thu được 4,48 lit H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp là.
A. Mg chiếm 37,5% và Ca chiếm 62,5% B. Ca chiếm 40% và Mg chiếm 60%
C. Ca chiếm 37,25% và Ba chiếm 62,5% D. Ca chiếm 40% và Ba chiếm 60%
Bài 5 : Hoà tan hoàn toàn 1,08 gam kim loại A bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,344 lit một chất khí ở 00C ; 1 atm. 1 – Kim loại A là :
a. Nhôm b. Kẽm c. Sắt d. Crôm (đáp án a)
 2- Lấy 6,84 gam muối sun fát kim loại A cho tác dụng vừa đủ với 0,2 lit dung dịch KOH thấy tạo ra một chất kết tủa . Lọc kết tủa rửa sạch và đem nung tới khối lượng không đổi thu được 1,53 gam một chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch KOH là : (biết các pư xảy ra hoàn toàn).
a. 0,6M b. 0,65M c. 0,15M d. 0.3M (đáp án b)
II. Phương pháp xác định tên nguyên tố dựa vào vị trí trong BTH
 Nguyên tắc : Dựa vào số hiệu nguyên tử để xác định tên nguyên tố.
 Cơ sở áp dụng để xác đinh số hạt của nguyên tử : 
1. Cấu tạo của nguyên tử gồm ba loại hạt cơ bản là proton (p); notron(n)và electron(e) 
 Trong đó : 
- Số p = số e = Z (số hiệu nguyên tử)
- Hạt proton và electron mang điện còn hạt notron không mang điện nên ta có : 
Trong một nguyên tử
Tổng số các hạt p, n , e là 
P + n + e = 2p + n
Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là
(p + e) – n = 2p - n
Số khối A bằng
P + n
2. Cấu tạo bảng tuần hoàn : Với hai nguyên tố ở hai chu kỳ kế tiếp nhau và thuộc cùng một nhóm A ta có : 
 + Tổng số hạt proton trong hai nguyên tử hai nguyên tố X , Y là PX + PY.
 + Trong nguên tử có P = Z nên
- Nếu hai nguyên tố thuộc các chu kì nhỏ 2 , 3 , 4 ( có ) ta có 
ZX – ZY = 8
 PX - PY = 8
- Nếu Nguyên tố thuộc các chu kỳ lớn 4 , 5 , 6 (có ) ta có
ZX – ZY = 18
3. Kí hiệu nguyên tử : trong đó X là ký hiệu hóa học của nguyên tố, A là số khối
Bài tập minh họa .
 Bài 1: Nguyên tử X có số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là :
A. 45 B. 25 C. 10 D. 35 
Hướng dẫn : Dựa vào ký hiệu nguyên tử X ta có ZX = 35 , AX = 80 => nX = 80 – 35 = 45
 Vậy số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 2p – n = 35x2 – 45 = 25.
(B đúng)
 Bài 2: Nguyên tử R có tổng số các hạt là 115 và số khối là 80. Suy ra điện tích hạt nhân nguyên tử R là:
A. 35 B. 65 C. 40 D. 195. 
Hướng dẫn : do p = Z nên điện tích hạt nhân của R = 35 .
(A đúng)
 Bài 3: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các hạt là 82. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22. Nguyên tử khối của X là 
A. 40 B. 56 C. 26 D. 29. 
Hướng dẫn : Vậy A = p + n = 56 (B đúng)
 Bài 4: Một hợp chất MX3 trong đó.
 Có tổng số các hạt là 196, Số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 60
 Nguyên tử khối của X lớn hơn M là 8
 Tổng số các hạt trong X nhiều hơn trong M là 12..
 Hãy xác định số hiệu nguyên tử của M và X , công thức phân tử
 Hướng dẫn : gọi p , n , e là số các hạt proton, notron, electron của X và p’, n’ , e’ là số các hạt của nguyên tố M ta có
vậy số hiệu nguyên tử của X có ZX = 19 là Kali (K), của M có ZM =15 là phốt pho . CTPT K3P
Bài 5 : Có hợp chất X2Y3 có tổng số các hạt là 296, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 88. Số khối của X nhiều hơn số khối của Y là 20. Số p của Y, số e của X số khối của Y theo thứ tự lập thành cấp số cộng .
 a. Xác định công thức X2Y3.
 b. Cho X2Y3 vào dung dịch NaOH dư viết phương trình phản ứng xảy ra:
 Hướng dẫn : ta có 
 2(2p + n) + 3(2p’ + n’) = 296 => 8p + 12p’ =384
 2(2p - n) + 3(2p’ + n’) = 88 => 2p + 3p’ = 96 (*)
P + n - p’ - n’ = 20 (**)
Và p’, e, (p’ + n’) lập thành cấp số cộng với công sai là a 
Vậy ta có ghệ phương trình
 X là Cr và Y là S. Công thức phân tử Cr2S3
b. Cho Cr2S3 vào dd NaOH có pư:
 Cr2S3 + 6NaOH -> 3Na2S + 2Cr(OH)3
 Cr(OH)3 + NaOH -> NaCrO2 + 2H2O.
Bài 6 : Tổng số hạt electron trong ion AB32- là 42 . Trong hạt nhân của A cũng như B số proton bằng số notron. Số khối của A & B lần lượt là :
A. 32 & 16 B. 27 & 19.
 C. 39 & 14 D. 23 & 36 
Hướng Dẫn : Gọi p , p’ lần lượt là số proton của A và B bằng số notron tương ứng
 P + 3P’ + 2 = 42 => p + 3p’ = 40. Có p’ < 40/3 = 13,33 là nguyên tố ở chu kỳ 2 nên p’ nhận các giá trị 7 , 8 , 9 (do tạo được ion mang điện tích âm nên A & B là các nguyên tố phi kim). Vậy ta có bảng sau
P’
7
8
9
p
19
16
13
Ion AB32-
KN3- (loại)
SO32- (nhận)
AlF32- (loại)
Vậy số khối của A và B là 2.16 = 32 và 2.8 = 16 Đáp án A
Bài tập áp dụng
 Bài 1: Viết ký hiệu nguyên tử X có số e bằng số e của S2- và số notron lớn hơn số p của S2- hai đơn vị. (đáp án Ar)
 Bài 2: Nguyên tử X có Z = 24. Viết cấu hình electron của X
 A. 1s22s22p63s23p64s23d4 B. 1s22s22p63s23p64s13d5
 C. 1s22s22p63s23p63d6 D. 1s22s22p63s23p54s2

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_cac_kien_thuc_hoa_hoc_co_ban.doc