SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019 tại trường THPT Cầm Bá Thước

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019 tại trường THPT Cầm Bá Thước

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định “Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu”, có nhiệm vụ : nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Điều 23- Luật Giáo dục năm 2005 cũng xác định: “ Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”.

Nghị quyết hội nghị TW2 Khoá VIII đã đề ra: “ Tăng cường Giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, tư tưởng, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa việc giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học”.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Giáo dục Công dân ( GDCD) là môn học rất quan trọng trong việc hình thành nên những thế hệ công dân tương lai. Thông qua đó, không chỉ trang bị cho các em tri thức đạo đức, khoa học, pháp luật mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen, kĩ năng thực hiện quan hệ hành vi, quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Những năm trước đây, môn GDCD được coi là một môn học phụ, không liên quan đến kì thi tốt nghiệp hay thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học , do vậy học sinh khối 12 dường như rất thờ ơ, học theo kiểu đối phó, dành sự quan tâm cho các môn học chính và môn khối thi đại học của mình. Năm học 2016- 2017 , Bộ Giáo dục và đào tạo đã thay đổi hình thức thi THPT Quốc gia, trong đó có điểm mới là thi trắc nghiệm các môn trừ môn Ngữ văn, môn GDCD đã được đưa vào tổ hợp xã hội để cho học sinh lựa chọn. Kể từ đó đến nay, vị thế của bộ môn trong chương trình giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi và dành được sự quan tâm nhiều hơn từ phía xã hội, thầy cô và các em học sinh.

Làm thế nào để nâng cao chất lượng đại trà cho môn học này trong kì thi THPT Quốc gia là một trong những băn khoăn, trăn trở của các thầy cô bộ môn GDCD nói chung và của các giáo viên dạy môn GDCD trường THPT Cầm Bá Thước nói riêng. Xuất phát từ những trăn trở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019 tại trường THPT Cầm Bá Thước” làm đề tài nghiên cứu.

 

doc 18 trang thuychi01 13211
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019 tại trường THPT Cầm Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định “Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu”, có nhiệm vụ : nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Điều 23- Luật Giáo dục năm 2005 cũng xác định: “ Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”.
Nghị quyết hội nghị TW2 Khoá VIII đã đề ra: “ Tăng cường Giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, tư tưởng, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa việc giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học”.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Giáo dục Công dân ( GDCD) là môn học rất quan trọng trong việc hình thành nên những thế hệ công dân tương lai. Thông qua đó, không chỉ trang bị cho các em tri thức đạo đức, khoa học, pháp luật mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen, kĩ năng thực hiện quan hệ hành vi, quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. 
Những năm trước đây, môn GDCD được coi là một môn học phụ, không liên quan đến kì thi tốt nghiệp hay thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học , do vậy học sinh khối 12 dường như rất thờ ơ, học theo kiểu đối phó, dành sự quan tâm cho các môn học chính và môn khối thi đại học của mình. Năm học 2016- 2017 , Bộ Giáo dục và đào tạo đã thay đổi hình thức thi THPT Quốc gia, trong đó có điểm mới là thi trắc nghiệm các môn trừ môn Ngữ văn, môn GDCD đã được đưa vào tổ hợp xã hội để cho học sinh lựa chọn. Kể từ đó đến nay, vị thế của bộ môn trong chương trình giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi và dành được sự quan tâm nhiều hơn từ phía xã hội, thầy cô và các em học sinh.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng đại trà cho môn học này trong kì thi THPT Quốc gia là một trong những băn khoăn, trăn trở của các thầy cô bộ môn GDCD nói chung và của các giáo viên dạy môn GDCD trường THPT Cầm Bá Thước nói riêng. Xuất phát từ những trăn trở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019 tại trường THPT Cầm Bá Thước” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài đánh giá được thực trạng chất lượng của công tác giáo dục đạo đức, tri thức. Qua đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD giúp học sinh có kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Là học sinh lớp 12 trường THPT Cầm Bá Thước năm học 2018- 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát: Quan sát sự chú ý của học sinh trong các tiết học GDCD lớp 12, đồng thời nhìn nhận lại thực trạng cũng như chất lượng dạy học bộ môn. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh khối 12 trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng để thu thập ý kiến của học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện với học sinh nhằm đánh giá định tính học sinh.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Dùng để phân tích các dữ liệu có trong đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Điều 2, Luật Giáo dục có ghi: “ Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”. Do vậy môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh- của con người Việt Nam trong thời kì Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy môn GDCD là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Ngày 28/09/2016, sau một thời gian lầy ý kiến, kì thi THPT Quốc gia 2017 chính thức được công bố bởi Bộ GD& ĐT và có nhiều điểm mới thay đổi so với các kì thi trước đó. Điểm nổi bật trong kì thi 2017 là thay đổi hình thức thi và đưa môn GDCD vào môn thi tổ hợp xã hội. Thông tư 04/2017-BGDĐT ngày 25/01/2017 đã ban hành quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp. Kể từ đó đến nay, môn GDCD được dư luân xã hội, thầy, cô giáo , phụ huynh học sinh và các em quan tâm nhiều hơn. 
	Ở trường THPT, môn GDCD góp phần cho học sinh có được những kiến thức phổ thông cơ bản, hình thành cho các em thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng. Các em được trang bị những kiến thức cơ bản của Triết học, đạo đức, kinh tế , chính sách xã hội và đặc biệt là giáo dục pháp luật cho các em ở chương trình 12. Từ đó mà nó hình thành cho các em những phẩm chất, năng lực và tình cảm để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Về tư tưởng: Có tư tưởng và lập trường vững vàng , đúng đắn, có ý thức tự chủ, độc lập trong quan hệ giao tiếp.
Về tình cảm, đạo đức: Có lòng khoan dung , độ lượng, tương thân, tương ái, có lòng tin yêu vào con người.
Về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng ứng xử khôn khéo, năng động, hòa nhập. Từ đó góp phần xây dựng một con người mới phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách, đạo đức.
Đối với học sinh lớp 12, các em được trang bị kiến thức cơ bản của pháp luật, biết được nội dung cơ bản của một số luật, quyền và nghĩa vụ của một người công dân, có kiến thức để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm hạiKhi đã có kiến thức, các em sẽ trở thành một công dân sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội theo mục tiêu: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Thuận lợi.
- Trường THPT Cầm Bá Thước là một trong những trường có quy mô lớn của cụm Miền núi Tỉnh Thanh Hoá, nhà trường có bề dày lịch sử dạy và học hơn 50 năm, một ngôi trường ghi nhận sự nỗ lực và cố gắng của biết bao thế hệ thầy và trò. Hơn nữa, trường THPT Cầm Bá Thước lại nằm ở trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá và là ngôi trường có quy mô lớn nhất của huyện Thường Xuân. Vì vậy, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện cũng như từ phía phụ huynh học sinh.
- Trong thời gian gần đây, môn GDCD đã nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, của cơ quan ban ngành và của các cấp chính quyền. Đặc biệt, Bộ giáo dục đã có văn bản chỉ đạo các trường quan tâm và có giải pháp hữu hiệu trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, đồng thời đã đưa môn GDCD vào môn thi tổ hợp xã hội trong kì thi THPT Quốc gia. Đây là một bước ngoặt lớn, một tin vui đối với các giáo viên dạy bộ môn GDCD.
- Đa phần học sinh trường THPT Cầm Bá Thước thích học bộ môn GDCD vì nó trang bị kiến thức tổng quát của đời sống, giáo dục cho các em hành vi, thái độ, việc làm đúng đắn. Đây là những trang bị cơ bản cho các em bước vào cuộc sống để trở thành những công dân tốt cho xã hội. Qua kì thi THPT quốc gia các năm, đa phần học sinh chọn tổ hợp xã hội để thi, riêng năm học 2018- 2019 có 8/ 10 lớp của nhà trường chọn tổ hợp này ( tổng số học sinh tham gia thi tổ hợp xã hội là 309 học sinh/ 374 học sinh toàn khối).
- Mặc dù nhóm giáo viên trong trường môn GDCD có 3 người nhưng tất cả đều yêu nghề, quan tâm tới việc hình thành nhân cách , giáo dục tri thức, đạo đức của học sinh, các giáo viên đều không ngừng tự học để nâng cao trình độ. Hơn nữa, nhóm chuyên môn luôn có sự thống nhất cao về phương pháp đến cách thức giáo dục học sinh cũng như nhận được sự quan tâm, tin tưởng của Ban giám hiệu nhà trường. Đây là một trong những nhân tố cơ bản để nâng cao chất lượng bộ môn của nhà trường.
Nhìn lại những chặng đường lịch sử mà nhà trường đã đi qua, có biết bao sự nỗ lực của thầy và trò được đền đáp bằng những minh chứng cụ thể qua kết quả của các kì thi HSG cấp Tỉnh, kết quả thi THPT Quốc gia, thi đại học và tỉ lệ tốt nghiệp của nhà trường.
2.2.2. Khó khăn.
Mặc dù thuận lợi là tương đối nhiều nhưng do đặc thù là trường THPT 
của huyện miền núi, phần lớn học sinh xa nhà, phải đi học trọ nên sự sát xao, quan tâm đến việc học của phụ huynh dành cho học sinh còn chưa thường xuyên và chưa có hiệu quả.
Quan niệm của xã hội, của phụ huynh và học sinh đối với môn học này còn lệch lạc, chưa quan tâm, thậm chí là thờ ơ, coi là môn học phụ.
Một số học sinh chưa đủ bản lĩnh để không bị ảnh hưởng bởi các trò chơi trên internet, các quán game nên ý thức tự giác trong học tập của các em chưa cao.
Số tiết phân phối chương trình cho bộ môn ít ( 1tiết/ tuần) nên việc giáo dục học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng và giáo dục đạo đức học sinh gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, số buổi dành cho việc ôn luyên thi THPT Quốc gia chưa nhiều ( chỉ 0,5 buổi / tuần) nên việc ôn luyện lại kiến thức cho học sinh là điều không dễ dàng. Tài liệu tham khảo đặc thù dành cho bộ môn chưa nhiều, chưa phong phú, chưa phổ biến thậm chí chưa thay đổi kịp với xu hướng của xã hội.
Chương trình lớp 12 chủ yếu là phần pháp luật, các bài học thường dài và khó, nội dung luật thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống, hầu hết các em đều thiếu kiến thức về pháp luật.
Đa phần học sinh các lớp thi tổ hợp xã hội là lớp có học lực trung bình, chủ yếu các em thi tốt nghiệp nên quyết tâm trong học tập chưa cao.
Trong quá trình giảng dạy, thuận lợi và khó khăn luôn đan xen, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và tìm ra các giải pháp phù hợp để khắc phục mọi khó khăn trong giảng dạy. Với kinh nghiệm dạy học hơn mười năm, tôi xin đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh khối 12 ở bộ môn GDCD trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới..
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD trong kì thi THPT Quốc gia năm học 2018- 2019 tại trường THPT Cầm Bá Thước.
Năm học 2018- 2019, khối 12 có 10 lớp với 374 học sinh, có 02 lớp thi khoa học tự nhiên còn 08( với 309 em) lớp thi tổ hợp khoa học xã hội, bản thân tôi dạy 5 lớp 12( 12A1, A2, A6, C1, C2) chủ yếu là các lớp đại trà và lớp yếu. Môn GDCD ở các lớp tôi dạy là môn các em lựa chọn tổ hợp thi tốt nghiệp ( tỉ lệ 100%). Từ thực tế kinh nghiệm ôn luyện của các kì thi THPT Quốc gia của hai năm trước, trong quá trình giảng dạy chính khoá và ôn luyện cho học sinh, bản thân tôi đã sử dụng một số các giải pháp cụ thể sau:
2.3.1. Xây dựng bầu không khí học tập tích cực.
Môn GDCD thường bị coi là môn học phụ, đặc biệt với học sinh lớp 12 với tâm lí “ học gì thi nấy” và chỉ thi tốt nghiệp, các em ít dành sự quan tâm cho bộ môn GDCD, nếu trong quá trình giảng dạy người giáo viên không biết linh hoạt khi sử dụng các phương pháp sẽ dễ gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Xây dựng một bầu không khí học tập tốt có nghĩa trạng thái tinh thần của cô- trò đều hưng phấn, hứng khởi thì mọi người làm việc sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn.Vì vậy, tạo hứng thú cho học sinh để các em thích học bộ môn là việc làm khó, không phải giáo viên nào cũng có thể làm được. Với đặc thù những lớp tôi dạy chủ yếu là lớp đại trà thì lại càng khó khăn hơn.
Không khí tại lớp 12A1 trước giờ GDCD
Trong quá trình giảng dạy chính khoá trên lớp, để tạo hứng thú cho các em, bản thân tôi đã thường xuyên sử dụng một số biện pháp như sau:
+ Thứ nhất: Nghiên cứu kĩ bài học và thiết kế các phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải quan tâm, nắm bắt được đặc thù của từng đối tượng học sinh ở các lớp dạy.
Ví dụ: Lớp 12A6 của trường Cầm Bá Thước là lớp tập trung học sinh có lực học yếu nhất của cả khối, đối tượng học sinh có 30/36 em là người dân tộc vùng cao, nhận thức cũng như hiểu biết xã hội, pháp luật của các em còn hạn chế. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải hướng dẫn từ những bài tập nhỏ nhất, dạy có trọng tâm nhất cho các em dễ nhớ đồng thời phải luôn quan tâm và động viên các em. Hơn nữa, bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A6 nên tôi thường tận dụng mọi thời gian rãnh ở lớp nếu có thể để dạy, theo phương châm “mưa dầm thấm lâu” và khuyến khích các em học bài tự giác bằng điểm số phù hợp. 
+ Thứ hai: Phân công nhiệm vụ cho học sinh trong tiết học. Do đặc thù chương trình lớp 12 là phần pháp luật rất gần gủi với thực tế cuộc sống nên có thể đưa tình huống cho học sinh nhập vai. 
Ví dụ 1: Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Phần 1b. nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Giáo viên xây dựng tình huống về bình đẳng giữa vợ và chồng: Người chồng bán chiếc xe ô tô là tài sản chung của vợ và chồng đang làm ăn mà không bàn với người vợ. Học sinh tự viết lời thoại, diễn trước lớp và đưa ra câu hỏi cuối của tình huống (Thời gian 3 phút diễn)
 Học sinh tự nêu câu hỏi: Theo các bạn, người vợ có quyền gì trong việc bán xe không? Vì sao? .
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào nội dung bài học.
Hình ảnh lớp 12C1 xây dựng tình huống cho bài số 4
Ví dụ 2: Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
Trong phần 2a. Nội dung pháp luật dung cơ bản của pháp luật về kinh tế khi nói về phần quyền tự do kinh doanh của công dân.
Giáo viên có thể đưa ra tình huống sau:
Bạn Nam rủ bạn Anh mang sim thẻ đến trường bán vì nhà bạn Anh kinh doanh mặt hàng điện thoại, nhưng bạn Anh không đồng ý vì cho rằng mình chưa đủ tuổi theo quy định để kinh doanh.
Học sinh tự xây dựng lời thoại và diễn trước lớp trong vòng 3 phút. Yêu cầu lời thoại có tính hài hước nhưng phải mang nội dung trọng tâm vào bài học. Kết thúc vai diễn bạn Anh đặt ra câu hỏi cho lớp như sau: Theo các bạn, tôi chưa có quyền quyền kinh doanh là đúng hay sai? Vì sao? 
Ví dụ 3: Khi dạy bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật.
Giáo viên đưa ra tình huống: Nga và Kiều là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trường đại học Sư phạm. Hai bạn có điểm số thi bằng nhau nhưng do Kiều là người dân tộc thiểu số nên đã đậu nguyện vọng 1 còn Nga thì không đậu.
Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc : Mọi Công dân đều bình đẳng trước pháp luật không? Vì sao?
GV sử dụng quy chế tuyển sinh Đại học để giải thích cho học sinh.
Điều 7, quy chế tuyển sinh Đại học và cao đẳng có quy định riêng đối với con em dân tộc thiểu số và theo đó nếu học sinh là người dân tộc thiểu số sẽ được cộng điểm ưu tiên vùng và con em dân tộc.
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: Con em dân tộc thiểu số có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn hơn, cư trú ở vùng sâu, vùng xa. Để khắc phục sự chênh lệch, rút ngắn khoảng cách tạo điều kiện để phát triển nên nhà nước có những chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc. Mục đích tạo nên khối đoàn kết thống nhất, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ và đây chính là bình đẳng giữa các dân tộc về cơ hội học tập trong giáo dục.
+ Thứ ba: Vì chương trình lớp 12 chủ yếu là phần pháp luật, để tránh nhàm chán trong việc tiếp cận kiến thức pháp luật và tạo hứng thú cho các em tiếp cận luật nên giáo viên có thể sử dụng chuyện kể pháp luật để đưa học sinh vào nội dung bài học. Hơn nữa, pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống và quay trở về phục vụ thực tiễn đời sống xã hội nên phải có minh chứng rõ ràng. Sử dụng các câu chuyện pháp luật ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp hiệu quả để tạo được ở các em ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc và sự hứng thú trong học tập. Muốn tạo sự hấp dẫn trong tiết học bằng các câu chuyện pháp luật, đòi hỏi người giáo viên cần:
Một là: Chuẩn bị các câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với bài học. Sau đó giáo viên phải tóm tắt được nội dung các câu chuyện đó sao cho ngắn gọn, dễ hiểu để dẫn dắt vào nội dung bài học.
Hai là : Sau cuối mỗi câu chuyện, giáo viên nên đưa câu hỏi gắn liền với nội dung của bài học.
Ba là : Giáo viên phải lắng nghe, phân tích, tổng hợp ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận nội dung có liên quan đến bài học.
Sau đây là một số ví dụ mà tôi đã vận dụng các câu chuyện pháp luật trong các bài dạy của mình.
Ví dụ 1 : Dạy bài 2: Thực hiện pháp luật trong phần 2c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Giáo viên có thể kể mẫu chuyện có thật về vụ án Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang gây trấn động dư luận năm 2011.
“Không có tiền chuộc xe máy mượn của ông chủ đã đem cầm cố, Luyện mua hung khí tìm cơ hội ăn trộm. Rạng sáng ngày 24/08/2011, Luyện đột nhập tiệm vàng Ngọc Bích (Phố Sàn). Vô hiệu hệ thống camera và chuông báo động, hắn leo lên tầng đâm chết vợ chồng chủ tiệm. Hai đứa trẻ trong nhà hắn cũng không tha vì muốn diệt khẩu. Bé gái lớp 3 bị hắn chém đứt lìa tay. Tưởng nạn nhân đã tử vong hắn quay sang cướp đi mạng sống của em bé 18 tháng tuổi đang ngủ say trên giường. Vơ 200 chỉ vàng ta, 153 chỉ vàng tây trong tủ trưng bày tầng 1(tổng giá trị 1,27 tỉ đồng), Luyện chui qua song cửa rồi bỏ trốn. Sau 6 ngày lẫn trốn, Luyện bị bắt tại Lạng Sơn. Tang vật được tìm thấy trong hố sau vườn nhà hắn. Hơn 4 tháng sau, Luyện bị đưa ra xét xử. Dù tội ác quá dã man, giết nhiều người nhưng do chưa đủ 18 tuổi, Luyện bị phạt tối đa 18 năm tù ”. (Trích báo Pháp luật, Thứ 6, ngày 21/12/2012.)
Giáo viên đặt câu hỏi:
Hành vi của Luyện là vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào? Việc tòa án xét xử mức án 18 năm tù giam dành cho Luyện có thỏa đáng không? Vì sao?
Giáo viên giải thích hành vi của Luyện là vi phạm pháp luật hình sự ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng và phải chịu trách nhiệm hình sự. Tòa án xét xử với mức án 18 năm tù giam đối với Lê Văn Luyện là hoàn toàn thỏa đáng vì theo quy định của pháp luật, khung hình phạt cao nhất dành cho người chưa thành niên phạm tội là 18 năm tù giam, không kết án chung thân hoặc tử hình bởi Lê Văn Luyện phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi.
Qua câu chuyện trên, học sinh sẽ nhận thấy được thế nào là vi phạm hình sự và trách nhiệm pháp lí mà công dân phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật( độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí). Vì vậy, việc tiếp cận phần nội dung kiến thức này sẽ dễ dàng và tạo hứng thú hơn với học sinh. Tùy vào nội dung từng bài học mà giáo viên tìm, đọc và đưa ra các dẫn chứng có thật cho học sinh được biết. Kiến thức sách vở được vận dụng vào thực tiễn sẽ trở nên sinh động, có sức hút và không còn khô khan nữa.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 4, mục 1b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, với phần bình đẳng giữa vợ và chồng, giáo viên có thể đưa ra câu chuyện pháp luật “Trần Thị Thúy Liễu đốt chồng”.
“Bà Liễu bị cáo buộc có quan hệ tình cảm với ông Nguyễn Văn Tâm ( nguyên đội trưởng đội quản lí thị trường số 5 thuộc Chi cục Quản lí thị trường Long An) nên cuộc sống vợ chồng rạn nứt. Năm 2010, bà thường xuyên cùng người tình sang Campuchia đánh bài và thua nợ dẫn tới mâu thuẫn gia đình căng thẳng. Bà nhiều lần đòi chồng bán nhà trả nợ không được nên kiếm chuyện gây gỗ. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, bà mua xăng đốt chồng. Rạng sáng ngày 19/01/2011, lợi dụng lúc chồng ngủ say tại phòng làm việc ở lầu 1, bà đã quăng can xăng và phóng hỏa. Ông Hùng chồng bà tử vong sau 10 ngày do bị thương nặng. Tháng 3, TAND Tỉnh Long An tuyên phạt bị cáo mức án tù chung thân do bà đã ra đầu thú và các con xin giảm án cho mẹ”. (Trích báo Pháp luật, Thứ 6, ngày 21/12/2012.)
Hành vi của bà Liễu đã vi phạm nội dung nào trong quan hệ giữa vợ và chồng? Theo em, việc tòa án xét xử với mức án chung thân cho bà Liễu có thỏa đáng không? Vì sao?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên co thể đưa ra kết luận giải thích: Hành vi của bà Liễu đã vi phạm quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng( vì bà không chung thủy với chồng, không chăm lo cho gia đình), ngoài ra bà còn vi phạm vào pháp luật hình sự về tội cố ý giết người. Mức án chung thân là hình phạt phù hợp mà tòa án xét xử dành cho bà bởi bà đã ra đầu thú và có đơn xin giảm án của các con.
Sau khi đưa các câu chuyện pháp luật vào bài học, giáo viên có thể phát phiếu thăm dò xem thái độ của học sinh như thế nào ( đồng tình hay phản đối) để kịp thời uốn nắn các em v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_dai_tra_mon_gdcd_t.doc
  • docbìa SKKN 2019.doc
  • docMỤC LỤC SKKN 2019.doc
  • docxPHỤ LỤC SKKN 2019 (2).docx