SKKN Thiết kế chuyên đề ôn thi Trung học phổ thông quốc gia “Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai”

Tác động của những nghị quyết trên đối với châu Á
- Theo nghị quyết trên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai các nước thực dân Âu - Mĩ lần lượt quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ của mình ở châu Á:
+ Thực dân Anh tiếp tục cai trị Ấn Độ, nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành đôc lập,
+ Ở Đông Nam Á: Anh quay trở lại xâm lược Mã Lai, Miến Điện, Brunây; Mĩ xâm lược Philippin, Hà Lan xâm lược Inđônêxia; riêng ba nước Đông Dương, từ bắc vĩ tuyến 16 do quân Trung Hoa dân quốc chiếm đóng, từ nam vĩ tuyến 16 do quân Anh chiếm đóng nhằm thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật. Thực chất Anh tạo điều kiện cho quân Pháp quay trở lại xâm lược các nước Đông Dương.
- Cũng theo nghị quyết của hội ghị Ianta và thỏa thuận của ba cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô đã ảnh hưởng trực tiếp tới số phận của các nước châu Á: một số nước bị lực lượng đồng mình chiếm đóng sau Chiến tranh.
+ Mĩ chiếm đóng Nhật Bản ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, không thể phủ nhận vai trò kiến thiết của lực lượng Đồng Minh (Mĩ) đối với đất nước này từ sau năm 1945: Hiến Pháp mới được ban hành (1947), phủ nhận vai trò của Thiên Hoàng, Nhật Bản theo chế độ dân chủ tư sản đại nghị, Nhật cam kết không duy trì quân đội thường trực...
+ Triều Tiên bị quân đội Mĩ và Liên Xô chiếm đóng lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Sự can thiệp của Mĩ và Liên Xô đã dẫn tới sự ra đời hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Những năm gần đây, đề thi Trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) của Bộ giáo dục và đào tạo được xây dựng với hình thức thi trắc nghiệm theo 4 mức độ nhận thức là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong đề thi có nhiều câu hỏi theo hướng mở, phát triển các năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Nhưng thực tế, nhiều học sinh có năng lực tư duy (năng lực tái hiện, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá) còn rất hạn chế. Việc học tập và giải các câu hỏi ở các mức độ, nhất là mức độ vận dụng và vận dụng cao còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xây dựng và giảng dạy theo các chuyên đề trong ôn thi THPTQG có ý nghĩa rất quan trọng, giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và có kĩ năng giải bài tập theo các mức độ kiến thức một cách tốt nhất. Trong chương trình lịch sử phổ thông hiện hành, chúng ta có thể xây dựng nhiều chuyên đề khác nhau về Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam theo các giai đoạn lịch sử hoặc theo các vấn đề, nội dung lịch sử. Cụ thể, trong chương trình Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử thế giới có thể thiết kế các chuyên đề: “Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai”, “Các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai”, “Các nước Á, Phi, Mĩ latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai”, “Cuộc cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX”..., phần Lịch sử Việt Nam có thể thiết kế các chuyên đề: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 - 1930)”, “Cuộc vận động giải phóng dân tộc (1930 - 1945)”, “Cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân, toàn diện (1945 - 1954)”, “Cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)”, “Công cuộc đổi mới từ 1986 đến năm 2000”... Mỗi một chuyên đề Lịch sử sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức đầy đủ, rõ ràng, toàn diện nhất, đồng thời nhận được các dạng câu hỏi liên quan đến chuyên đề, từ đó có thể giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng trả lời đúng các câu hỏi ở từng mức độ nhận thức. Trong chương trình lịch sử lớp 12, phần kiến thức về Châu Á nằm trong hai chương: Chương III “Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 -2000)”, gồm bài 3 “Các nước Đông Bắc Á” (01 tiết); bài 4 “Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ” (02 tiết), và Chương IV “Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)” gồm bài 8 “Nhật Bản” (01 tiết). Theo bố cục sách giáo khoa, kiến thức về các nước châu Á được phân thành hai mảng: ở Chương III trình bày về thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển của các nước châu Á sau khi giành độc lâp, ở Chương IV, Nhật Bản được bố cục trong phần kiến thức về sự phát triển của các nước tư sản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cách bố cục kiến thức như trên đã tách rõ hai mảng kiến thức: thứ hất là thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự phát triển của các quốc gia châu Á mới giành độc lập; thứ hai là sự phát triển siêu cường Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng như các nước Đông Bắc Á, các nước Đông Nam Á và Ấn Độ đều nằm trong khu vực địa lí - lịch sử - chính trị là khu vực châu Á. Do đó, các nước này có những điểm tương đồng về bối cảnh lịch sử, về xu hướng phát triển và 1 Cấp độ thấp Cấp độ cao Nội dung Những nhân Nêu được Hiểu được tác Đánh giá được tố tác động những nhân tố động của những mối quan hệ đến châu Á chủ quan và nhân tố chủ giữa các nhân sau Chiến khách quan quan và khách tố chủ quan và tranh thế giới tác động đến quan đối với khách quan đối thứ hai châu Á sau châu Á sau với sự phát Chiến tranh Chiến tranh thế triển của châu thế giới thứ giới thứ hai. Á sau Chiến hai. Hiểu được tranh thế giới những biến đổi thứ hai. của châu Á có ý nghĩa to lớn đối với từng nước trong khu vực và thế giới. Biến đối của Trình bày Giải thích được Phân tích Đánh giá được châu Á sau được những những biểu hiện được nguyên tác động những chiến tranh biến đổi của chung và riêng nhân dẫn đến biến đổi về kinh thế giới thứ châu Ấ sau của các quốc gia biến đổi của tế, chính trị, hai Chiến tranh trong khu vực châu Á sau quan hệ đổi thế giới thứ châu Á về con Chiến tranh ngoại của châu hai về chính đường phát đấu thế giới thứ Á sau Chiến trị, kinh tế và tranh giành độc hai. tranh thế giới quan hệ đối lập, định hướng thứ hai đối với ngoại. phát triển của khu vực và thế từng nước. giới. C. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề 1. Những nhân tố tác động đến châu Á sau Chiên tranh thế giới thứ hai 1.1. Nghị quyết của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc Mĩ, Anh , Liên Xô * Nghị quyết của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc về châu Á Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, các nước trụ cột trong phe Đồng Minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã triệu tập hội nghị Ianta (2/1945), nhằm thúc đẩy kết thúc chiến tranh nhanh chóng đồng thời phân chia thành 3 khiếp của Chiến tranh lạnh. Trong thời kì Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc xung đột quân sự hoặc chiến tranh xảy ra ở châu Á đều liên quan tới sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ: chiến tranh Triều Tiên (1950 -1 953); chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954), chiến tranh Việt Nam (1954- 1975), nội chiến ở Campuchia từ sau 1975 kéo dài đến 1993, khi chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề Campuchia mới thực sự được giải quyết. 1.3. Sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc ở các nước châu Á Đây là nhân tố quyết định chi phối con đường và thắng lợi của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 1.4. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước thực dân phương Tây đều suy yếu, đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Biến đổi của châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai 2.1. Về chính trị 2.1.1. Một loạt quốc gia dân tộc dân chủ được hình thành ở châu Á - Ngay thời điểm tháng 8/1945, một số nước Châu Á tuyên bố độc lập (Việt Nam, Lào, Inđônêxia), các nước khác giải phóng phần lớn lãnh thổ: Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. - Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt quốc gia dân tộc dân chủ ra đời ở châu Á: + ở Trung Quốc sau cuộc nội chiến (1946- 1949) giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản dẫn tới sự ra đời của nhà nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa ngày 1/10/1949. Nhưng đất nước này vẫn chưa được toàn vẹn lãnh thổ: Đài Loan chịu ảnh hưởng của Mi, Hồng Kông và Ma Cao vẫn là thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha, cho đến cuối những năm 90 thế kỉ XX mới trở về thuộc chủ quyền của Trung Quốc (Hồng Kông năm 1997, Ma Cao năm 1999). + Ở Ấn Độ: Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân Ấn Độ bằng phương pháp ôn hòa, kết quả thực dân Anh buộc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ: nước Cộng hòa Ấn Độ ra đời ngày 26/1/1950. + Ở Đông Nam Á: từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh giành độc lập và lần lượt giành thắng lợi: Năm 1954 ba nước Đông Dương kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Inđônêxia (1949), Mĩ công nhận độc lập của Philippin (1946), Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (1948), Mã Lai (1957), Xingapo (1959). Việt Nam, Lào, Campuchia sau kháng chiến chống Pháp lại tiếp tục kháng chiến chống Mĩ đến 1975 mới giành độc lập hoàn toàn. Brunây độc lạp năm 1984, Đông Timo năm 2002. + Nhật Bản: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng Minh (Mĩ) chiếm đóng nước này, đã thực hiện một loại cải cách dân chủ. Năm 1947, Hiến pháp mới được ban hành, quy định Nhật Bản đi theo thế chế dân chủ tư sản đại nghị, vẫn duy trì Thiên Hoàng, quyền lực mang tính chất tượng trưng. + Sự ra đời hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. 5 + Thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Về kinh tế: Sau 20 năm (1979 - 1998) tiến hành cải cách, Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm đạt trên 8%. Năm 2000 thu nhập quốc dân vượt qua ngưỡng cửa 1000 tỉ USD. Cơ cấu kinh tế có thay đổi lớn: từ chỗ lấy nông nghiệp là chủ yếu, thì đến năm 2000, nông nghiệp chỉ chiếm 16%, công nghiệp và xây dựng chiếm 51%, dịch vụ chiếm 33%. Thu nhập bình quân đầu người(1978 - 1997) tăng ở nông thôn từ: 133 lên 2090 nhân dân tệ, ở thành thị từ 343 lên 5160 nhân dân tệ. Về Văn hóa - khoa học kĩ thuật - giáo dục: Năm 1964, Trung Quốc chế tạo thành công bom nguyên tử; từ 1999 đến 4/2003 Trung Quốc phóng thành công 4 tàu Thần Châu tự động lái, đến 15/10/2003 phóng tàu Thần Châu 5 đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian. Trung Quốc là nước thứ 3 có khả năng phóng tàu vũ trụ có người lái vào không gian. - Nhật Bản: vươn lên từ đống đổ nát bởi chiến tranh, Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh chóng và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới (cùng với Mĩ và các nước Tây Âu). + Từ 1952 - 1960 kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh chóng đặc biệt từ 1960 - 1973 gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”: năm 1968 kinh tế Nhật Bản vượt qua Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Canađa trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,8% (1960 - 1969). + Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới cùng với Mĩ và Tây Âu. Về khoa học - kĩ thuật: Nhật coi trọng đầu tư cho giáo dục và khoa học kĩ thuật, tìm cách đẩy nhanh sự phát triển thông qua việc mua bằng phát minh sáng chế (chỉ bằng 1/20 việc đầu tư nghiên cứu trong nước). Khoa học - công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng: Ngoài các sản phẩm công nghiệp dân dụng nổi tiếng thế giới (tivi, tủ lạnh, ôtô) Nhật còn đóng tàu chở dầu trọng tải trên 1 triệu tấn, xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối đảo Hônsu và Hôcaiđô, cầu đường bộ dài 9,4 km nối Hônsu với Sicôư. + Từ nửa sau thập niên 80 của thế kỉ XX trở đi, Nhật vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, trữ lượng vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 1,5 CHLB Đức. Nhật là chủ nợ lớn nhất thế giới. + Từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX kinh tế Nhật có suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới(kinh tế Nhật chiếm 1/10 tỉ trọng trong nền sản xuất thế giới). Khoa học - kĩ thuật Nhật Bản tiếp tục phát triển ở trình độ cao, tập trung ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất phục vụ nhu cầu dân dụng. Trong công cuộc chinh phục vũ trụ, đến 1992, Nhật đã phóng thành công 49 vệ tinh và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế. - Ấn Độ: Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đạt thành tựu quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. 7
Tài liệu đính kèm:
skkn_thiet_ke_chuyen_de_on_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia.docx
bia.docx
MỤC LỤC.docx