SKKN Một số biện pháp kĩ thuật ôn tập hiệu quả thi trắc nghiệm phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975 ở trường trung học phổ thông Trung An năm 2017 – 2018
Lịch sử nói chung và giáo dục môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông nói riêng giữ một vai trò vô cùng quan trọng, môn Lịch sử không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc, phát triển tưu duy cho học sinh mà còn góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của các thế hệ trẻ Việt Nam.
Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. nhất là trong năm 2017 Bộ giáo dục quyết định chuyển hình thức thi từ tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan cho hầu hết các môn học, trong đó có môn Lịch sử. Theo chủ trương chung của Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thì năm học 2018 hình thức thi không thay đổi môn Lịch sử vẫn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan nội dung thi năm 2018 bao gồm chương trình lớp 12 và cả lớp 11, nhưng tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12.
Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều, chỉ cần đọc sách giáo khoa, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thành tốt bài thi, việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan vào môn Lịch sử, có thể sẽ giúp cho học sinh có điểm cao hơn, do chỉ cần nhớ ý chính của câu hỏi, nhìn vào câu trả lời gợi ý là học sinh sẽ có thể biết được đâu là câu trả lời chính xác. Do vậy năm học 2017 – 2018 trường Trung học phổ thông Trung An có tới 234/348 em học sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội trong đó có bộ môn Lịch sử chiếm tỉ lệ 67,2% tổng số học sinh khối 12 của trường. Tuy nhiên đa số học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng, “học vẹt”, không nắm sâu được kiến thức vì thế sẽ mau quên kiến thức cũ. Đa số các em chọn bài thi Khoa học Xã hội chỉ để xét tốt nghiệp nên học lực chủ yếu ở mức trung bình, mà bài thi trắc nghiệm đòi hỏi các em phải chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa, chia từng thời kỳ ra để học và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện và hiểu nó chứ không chỉ thuộc lòng một cách máy móc theo sách giáo khoa. Số học sinh đăng ký thi môn Lịch sử phần lớn có học lực trung bình, yếu vì vậy khả năng tư duy tiếp thu kiến thức trong học tập môn Lịch sử còn nhiều hạn chế từ đó dẫn đến kết quả tỉ lệ điểm trên trung bình (>5) của khối 12 trong làm bài kiểm tra giữa học kì I của trường không cao chỉ đạt 53,4%. Với kết quả này chưa tưng xứng với công sức giảng dạy và học tập vất vả của các em học sinh.
Mẫu 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ. 1. Tên sáng kiến:“MỘT SỐ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT ÔN TẬP HIỆU QUẢ THI TRẮC NGHIỆM PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1975 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRUNG AN NĂM 2017 – 2018 ” 2. Quyết định: Công nhận sáng kiến của Trường THPT Trung An số 28/QĐ-THPTTA ngày 02 tháng 04 năm 2018 của Hiệu trưởng trường THPT Trung An. 3. Tác giả sáng kiến: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác Trình độ chuyên môn 1 Phạm Duy Đông 30/06/1987 Giáo viên Trường THPT Trung An ĐHSP Cử nhân khoa học Lịch sử 4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Năm học 28/08/2017 –15/03/2018 5. Nội dung sáng kiến Lịch sử nói chung và giáo dục môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông nói riêng giữ một vai trò vô cùng quan trọng, môn Lịch sử không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc, phát triển tưu duy cho học sinh mà còn góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của các thế hệ trẻ Việt Nam. Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.... nhất là trong năm 2017 Bộ giáo dục quyết định chuyển hình thức thi từ tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan cho hầu hết các môn học, trong đó có môn Lịch sử. Theo chủ trương chung của Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thì năm học 2018 hình thức thi không thay đổi môn Lịch sử vẫn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan nội dung thi năm 2018 bao gồm chương trình lớp 12 và cả lớp 11, nhưng tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12. Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều, chỉ cần đọc sách giáo khoa, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thành tốt bài thi, việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan vào môn Lịch sử, có thể sẽ giúp cho học sinh có điểm cao hơn, do chỉ cần nhớ ý chính của câu hỏi, nhìn vào câu trả lời gợi ý là học sinh sẽ có thể biết được đâu là câu trả lời chính xác. Do vậy năm học 2017 – 2018 trường Trung học phổ thông Trung An có tới 234/348 em học sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội trong đó có bộ môn Lịch sử chiếm tỉ lệ 67,2% tổng số học sinh khối 12 của trường. Tuy nhiên đa số học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng, “học vẹt”, không nắm sâu được kiến thức vì thế sẽ mau quên kiến thức cũ. Đa số các em chọn bài thi Khoa học Xã hội chỉ để xét tốt nghiệp nên học lực chủ yếu ở mức trung bình, mà bài thi trắc nghiệm đòi hỏi các em phải chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa, chia từng thời kỳ ra để học và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện và hiểu nó chứ không chỉ thuộc lòng một cách máy móc theo sách giáo khoa. Số học sinh đăng ký thi môn Lịch sử phần lớn có học lực trung bình, yếu vì vậy khả năng tư duy tiếp thu kiến thức trong học tập môn Lịch sử còn nhiều hạn chế từ đó dẫn đến kết quả tỉ lệ điểm trên trung bình (>5) của khối 12 trong làm bài kiểm tra giữa học kì I của trường không cao chỉ đạt 53,4%. Với kết quả này chưa tưng xứng với công sức giảng dạy và học tập vất vả của các em học sinh. Từ thực tế học sinh học tập bộ môn Lịch sử chưa đạt hiệu quả ở trường Trung học phổ thông Trung An, đồng thời với sự thay đổi về nội dung chương trình, về hình thức thi, kiểm tra, đánh giá của môn Lịch sử. Từ đó đặt ra yêu cầu cho các giáo viên giảng dạy, ôn tập môn Lịch sử phải có phương pháp giảng dạy, ôn tập môn Lịch sử một cách có hiệu quả nhất nhằm giúp học sinh có thể nắm vững kiến thức của toàn bộ chương trình lịch sử của lớp 12 và cả lớp 11, đặc biệt nhất là phần lịch sử Việt Nam trong các giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1975 do đây là phần có nội dung kiến thức với rất nhiều các sự kiện, chủ trương, sách lược của Đảng, các Hội nghị, các Đại hội, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng tháng Tám 1945, của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975).Vì vậy khi giảng dạy, ôn tập môn Lịch sử trong các giai đoạn này giáo viên cần giúp các em tiếp thu nắm vững kiến thức để các em không bị nhầm lẫn giữa các sự kiện của các các giai đoạn lịch sử với nhau, bên cạch đó cần trang bị cho các em kĩ năng để các em vận dụng một cách tốt nhất kiến thức đã học để giải quyết các dạng câu hỏi có trong đề thi trắc nghiệm, để khi làm bài các em sẽ đạt kết quả tôt nhất. Là một giáo viên trẻ hiện đang công tác tại trường Trung học phổ thông Trung An được phân công trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử khối 12, do vậy tôi luôn băn khoăn – trăn trở với các câu hỏi: Làm thế nào để học sinh có thể nắm vững nền tảng kiến thức cơ bản môn Lịch sử? Làm gì để giảng dạy, ôn tập môn Lịch sử có hiệu quả nhất, để các mốc thời gian, sự kiện không trở lên khô cứng, nhàm chán đối với các em trong tiết ôn tập? Để giải quyết những băn khoăn, trăn trở đó, tôi đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu các biện pháp ôn tập tích cực nhằm giúp các em học sinh trong học tập, ôn tập môn Lịch sử có hiệu quả tốt nhất. Tôi xin được mạnh dạn chia sẻ qua đề tài “Một số biện pháp kĩ thuật ôn tập hiệu quả thi trắc nghiệm phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975 ở trường Trung học phổ thông Trung An năm 2017 – 2018” Đề tài này tôi đã nghiên cứu trong khoảng thời hai tháng từ tháng 8 đến tháng 9 để phục vụ cho việc giảng dạy, ôn tập một cách khoa học, ngắn gọn nhằm giúp học sinh tiếp thu nắm vững những kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa tránh phải học thuộc lòng ghi nhớ máy móc quá nhiều sự kiện, ngày tháng, con số, đồng thời hướng dẫn cho các em một số kĩ năng làm bài thi trắc môn Lịch sử thông qua các biện pháp như: Sử dụng bảng hỏi theo kĩ thuật dạy học “KWLH” và thảo luận nhóm theo kĩ thuật “XYZ” trong mỗi chủ đề. Với bảng hỏi kĩ thuật dạy học ở mỗi cột giáo viên đặt ra các câu hỏi: Ở cột K Em đã biết gì về chủ đề? Cột W em có mong muốn đề xuất khi học tập, ôn tập chủ đề? Cột L em đã biết thêm những gì khi học tập, ôn tập xong chủ đề? Cột L em có thể liên hệ, vận dụng những kiến thức đã học của vào giải quyết những vần đề thực tiễn hiện nay? Với kĩ thuật thảo luận nhóm XYZ nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm trong đó X là số lượng thành viên của mỗi nhóm, Y là ý kiến của mỗi thành viên trong nhóm đưa ra, Z khoảng thời gian của các nhóm thảo luận. Vận dụng Công thức “5W 1 How” trong tìm hiểu học tập, ôn tập một sự kiện lịch sử qua các từ để hỏi What? (Sự kiện gì đã diễn ra?) When? (Diễn ra khi nào?) Where? (Diễn ra ở đâu?) Who? (Gắn liền với nhân vật lịch sử nào?) Why? (Tại sao lại diễn ra?) How? (Như thế nào?) Nhằm đánh giá, nhận xét, bình luận tác động của sự kiện.. Xác định mối liên hệ giữ lịch sử thế giới ảnh hưởng tới lịch sử Việt Nam ở cùng thời điểm. Lịch sử Việt Nam là một bộ phận của lịch sử thế giới do vậy lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau bổ sung cho kiến thức cho nhau do vậy khi ôn tập giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những sự kiện lớn của lịch sử thế giới tác động, ảnh hưởng như thế nào tới Việt Nam ở cùng thời điểm và ngược lại những sự kiện trọng đại của lịch sử Việt Nam cũng tác động đến lịch sử thế giới. Xác định các “dạng công thức” thường gặp trong học tập lịch sử, việc xác định các “ dạng công thức” trong học tập lịch sử có một điểm rất hay sẽ giúp học sinh hệ thống kiến thức một cách khoa học, có trật tự, không bị nhầm lẫn kiến thức của các sự kiện trong các giai đoạn lịch sử ví dụ khi tìm hiểu ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, biến cố lịch sử lớn như: Cách mạng T8/1945, kháng chiến chống Pháp, Kháng chiến chống Mĩ đều có một công thức chung là: Kết thúc cái gì? Mở ra các gì? Tác động ảnh hưởng tới , cổ vũ cái gì? Vận dụng phương pháp học theo “sơ đồ tư duy” kết hợp với “từ khóa”. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, nhằm biến những bài viết dài thành những từ khóa ngắn gọn tránh gây nhần lẫn các sự kiện kiến thức. Tuy nhiên vấn đề là xây dựng sơ đồ tưu duy như thế nào? Để giúp các em khi học tập, ôn tập tốt phần Lịch sử Việt Nam không nhớ sai, nhầm lẫn, bỏ sót ý ảnh hưởng tới khi làm bài trắc nghiệm Nắm vững các “cụm từ khóa” và “tên thuật ngữ cốt lõi”, việc xác định “từ khóa” và “tên thuật ngữ” lịch sử giáo viên cần giúp các em hiểu rõ bản chất của vấn đề nắm vững kiến thức xác định các từ khóa trong câu hỏi và hiểu được các từ khóa yêu cầu các em trả lời vấn đề gì? Từ đó giúp các em học sinh đưa ra phương án trả lời chính xác nhất. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975 có thể nêu một vài từ khóa thường gặp trong các giai đoạn lịch sử như: Quan trọng nhất, quyết định nhất, nòng cốt nhất, cơ bản, bắt đầu, bước đầu chấm dứt, chấm dứt hoàn toàn Lập sơ đồ hóa kiến thức, bảng thống kê theo chủ đề, trong học tập ôn tập phần lịch sử Việt Nam giáo viên cần hướng dẫn học sinh không học một cách máy móc mà biến các “con số, con chữ, các sự kiện, các giai đoạn lịch sử” dài của nhiền trang giấy thành một sơ đồ ngắn gọn khoa học dễ nhớ. Một số phương pháp giúp học ghi sinh nhớ các sự kiện lịch sử: Nhớ qua hình ảnh: để học sinh nhớ sâu, nhớ kĩ các sự kiện lịch sử thì việc giáo viên cần sử dụng khai thác hợp lí tối đa đồ dùng trực quan như tranh ảnh, bản đồ, đồ dùng dạy học là rất cần thiết, quan điểm của V. I. Lê – nin về con đường biện chứng của nhận thức chân lý là “từ trực quan sinh động tới tuy duy trừu tượng và từ tưu duy trừu tượng tới thực tiễn”. Nhớ qua xúc cảm: Khi giảng dạy sự kiện lịch sử có liên quan tới các nhân vật anh hùng giáo viên cần cung cấp thêm thông tin cho học sinh, thông qua những việc làm, những chiến công của các anh hùng dân tộc các em học sinh sẽ rất xúc động, từ xúc động đó học sinh sẽ nhớ rất lâu những kiến thức lịch sử mà giáo viên cung cấp cho học sinh trên lớp. Nhớ qua các từ ngữ lịch sử chẳng hạn: “Ngàn cân treo sợi tóc” để nói về khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám, hay “Con nhím khổng lồ rừng núi Tây Bắc” để nói về bố phòng về cứ điểm Điện Biên Phủ từ đó học sinh sẽ dễ nhớ, nhớ lâu và hiểu bài. Nắm vững các sự kiện thông qua phương pháp đơn giản hóa: Giáo viên hướng dẫn học sinh biến những con số phức tạp thành đơn giản, biến những con số xa lạ thành gần gũi, quen thuộc quan trọng trong cuộc sống mà mình không thể quên, chẳng hạn như ngày sinh nhật của bản thân, bạn bè, ngày lễ Tết, ngày kỉ niệm của cha mẹ Đối chiếu gắn kết sâu chuỗi những sự kiện lịch sử, những nội dung đã học với nhau từ một sự kiện lịch sử giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhớ được 2,3,4 sự kiện với nhiều sự kiện chỉ cần xâu chuỗi chúng lại với nhau theo một sợi dây chung nhất. Ví như một số sự kiện được nêu ra dưới đây: Ngày 1/9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nồ à1/9/1858 pháp xâm lược Việt Nam Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòaà Đảo lại ta có ngày 9/2/1930 diễn ra cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái. Hai chín mười tám 18/8/1965 quân ta giành chiến thắng Vạn Tường. Giúp học sinh làm quen các mức độ câu độ câu hỏi có trong đề thi với bốn mức độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử và kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử hiệu quả. Hiểu biết được kiến thức nhưng học sinh không xác định được các dạng câu hỏi thường gặp và cách thức trả lời từng dạng câu hỏi một như thế nào thì các em sẽ rất dễ bị mất điểm một cách đáng tiếc do đó giáo viên cần hướng dẫn để học sinh làm quen, luyện thành thạo các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử là việc rất cần thiết trong ôn luyện. Với một số các biện pháp trên tôi đã nghiên cứu trong khoảng thời gian hai tháng là (tháng 8, tháng 9 ) và áp dụng thực nghiệm ở lớp 12C1 với 33 học sinh từ (tháng 10 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018) qua một thời gian áp dụng biện pháp giảng dạy, ôn tập lớp 12C1 đã có nhiều học sinh tiến bộ trong học tập được thể hiện rõ nét trong tỉ lệ trên trung bình của các đợt kiểm tra và thi học kì, tôi xin được so sánh với tập thể lớp 12C8 với 40 học sinh là lớp chưa áp dụng biện pháp kĩ thuật ôn tập. Dưới đây là bảng thống kê số lượng học sinh đạt các mức điểm kiểm tra, tỉ lệ %, điểm số của hai lớp trước khi áp dụng biện pháp kĩ thuật ôn tập với cột kiểm tra đầu năm Lớp Sĩ số Điểm số < 5 5 – 6.3 6.5 – 7.8 8 - 10 Số học sinh Tỉ lệ% Số học sinh Tỉ lệ% Số học sinh Tỉ lệ% Số học sinh Tỉ lệ% 12C1 lớp thực nghiệm 33 16 49% 9 27% 6 18% 2 6% 12C8 lớp đối chứng 40 18 45% 11 27.5% 8 20% 3 7.5% Qua bảng thống kê cho thấy tỉ lệ % trên trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau: lớp thực nghiệm 12C1 đạt điểm trên trung bình chiếm tỉ lệ là 51%, lớp đối chứng đối chứng 12C8 đạt điểm trên trung bình chiếm tỉ lệ 55%. Sau ba tháng áp dụng biện pháp kĩ thuật ôn tập tích cực ở lớp 12C1 (từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017) ta thu được kết quả trong bài thì học kì I của Sở Giáo dục Lớp Sĩ số Điểm số < 5 5- 6.3 6.5 – 7.8 8-10 Số học sinh Tỉ lệ% Số học sinh Tỉ lệ% Số học sinh Tỉ lệ% Số học sinh Tỉ lệ% 12C1 lớp thực nghiệm 33 8 25% 11 33% 9 27% 5 15% 12C8lớp đối chứng 40 17 42.5 11 27.5% 10 25% 2 5% Như vậy qua áp dụng phương pháp kĩ thuật ôn tập tích cực lớp thực nghiệm 12 C1 đã có kết quả tiến bộ hơn hẳn so với lớp đối chứng. Tỉ lệ đạt điểm khá giỏi của lớp thực nghiệm chiếm tới 43 % và tỉ lệ đạt điểm trên trung bình lên tới 75 % qua ba tháng áp dụng biện pháp kĩ thuật ôn tập tích cực trong học kì I cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Một điều đáng lưu ý là khi áp dụng biện pháp kĩ thuật ôn tập tích cực càng lâu (từ tháng 10 đến tháng 03) quá trình tiếp thu nắm vững, bao quát kiến thức của học sinh lớp 12C1 càng tốt được thể hiện qua điểm kiểm tra trên trung bình giữa học kì II cao hơn so với tỉ lệ điểm trên trung bình học kì một và giữa học kì I khi chưa áp dụng biện pháp kĩ thuật ôn tập. Lớp Tỉ lệ kiểm tra giữa học kì I Tỉ lệ kiểm tra học kì I Tỉ lệ kiểm tra giữa học kì II 12C1(lớp thực nghiệm) 51% 75% 89,7% 12C8 (lớp đối chứng) 55% 57.5% 59,5% Để sáng kiến có thể đạt kết quả tốt việc sử dụng bảng hỏi theo kĩ thuật dạy học “KWLH” và kĩ thuật dạy học XYZ trong ôn tập giáo viên cần lưu ý kĩ thuật ôn tập này khó thực hiện ở lớp có sĩ số học sinh quá đông, phải thực hiện nhiêu lần học sinh mới quen, phải thực hiện trong một thời gian dài, tốn nhiều công sức mới hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử, năng lực nhận xét, đánh giá, liên hệ rút ra bài học từ các sự kiện hiện tượng lịch sử trong tiết ôn tập môn Lịch sử. 6. Tính hiệu quả Với các biện pháp kĩ thuật dạy học, ôn tập phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 1975 mà tôi xây dựng nhằm hệ thống hóa, cô đọng kiến thức một cách ngắn ngọn, khoa học giúp các em thiếp thu nắm vững kiến một cách hiệu qủa nhất, tiết kiệm được nhiều thời gian công sức học sinh trong giai đoạn “nước rút” ôn tập chiếm lĩnh kiến thức môn Lịch sử. Đặc biệt với biện pháp kĩ thuật ôn tập tích cực đã hình thành các năng lực cho học sinh như: Qua biện pháp sử dụng bảng hỏi theo kĩ thuật “KWLH” và kĩ thuật dạy học thảo luận nhóm XYZ trong mỗi chủ đề giáo viên có thể xác định những kiến thức các em đã biết, những kiến các em chưa biết để xoáy sâu ôn tập kiến chức các em chưa biết tránh dạy lại gây nhàm chán thụ động trong tiết ôn tập. Đồng thời với việc thảo luận nhóm theo kĩ thuật XYZ hình thành năng lực năng lực hợp tác và làm việc nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử, năng lực nhận xét, đánh giá, liên hệ rút ra bài học từ các sự kiện hiện tượng lịch sử trong tiết ôn tập môn Lịch sử. Việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với “từ khóa”, lập bảng thống kê, lập sơ đồ hóa kiến thức, sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức biến những bài viết dài thành những từ khóa ngắn gọn, biến các con số, con chữ phức tạp của nhiều trang giấy thành một sơ đồ ngắn gọn, và việc xây dựng hệ thống bảng biểu, xác định các dạng công thức thường gặp trong học tập môn Lịch sử sẽ giúp học sinh hạn tránh nhầm lẫn các sự kiện nhân vật lịch sử của một giai đoạn hay một chuỗi kiến thức trải dài đã hình thành năng lực sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề. Lịch sử không phải là những sự kiện rời rạc, đơn lẻ mà nó liên quan tới nhau, nó diễn ra ở một thời gian cố định, không gian cụ thể nó có mối liên hệ mật thiết với các sự kiện diễn ra trước và sau nó do vậy khi tìm hiểu ôn tập môn Lịch sử việc sử dụng công thức “5W 1 How” xác định mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam ở cùng thời điểm từ đó học sinh đưa ra nhận xét, đánh giá, liên hệ, vận dụng các sự kiện lịch sử với vấn đề ngày nay với biện pháp này đã hình thành năng lực tái hiện, khái quát sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, năng lực so sánh, phân tích, phản biện. Trong ôn tập việc tìm ra được phương pháp ghi nhớ những sự kiện kiến thức cơ bản của môn Lịch sử tránh nhớ một cách máy móc, “học vẹt” những sự kiện con số là rất quan trọng do vậy các thủ thuật nhớ các sự kiện này cách đơn giản hóa kiến thức, đối chiếu, xâu chuỗi các sự kiện (nhớ 1 được 2, 3, 4 sự kiện khác), nhớ sự kiện qua hình ảnh, qua xúc cảm, qua các từ ngữ lịch sử từ đó hình thành năng lực sáng tạo, năng lực tư duy khái quát hóa các sự kiện hiện tượng lịch sử. Đổi mới phương pháp kĩ thuật ôn tập nhằm cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản cho học sinh là rất cần thiết vì khi học sinh nắm vững kiến thức sẽ là chìa khóa để các em hoàn thành tốt bài thi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử, tuy nhiên cũng cần phải cho các em làm quen xác định được các dạng câu hỏi thường gặp có trong đề thi và cách thức trả lời từng dạng câu hỏi để hình thành kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử là rất cần thiết trong ôn tập. Việc nắm vững các dạng câu hỏi và mức độ câu hỏi các em có thể tìm kiếm xử lí tài liệu mạng internet một cách chính xác hiệu quả tránh việc mua nhiều sách, tài liệu trắc nghiệm trên mạng không đạt hiệu quả gây tốn kém cho gia đình. Qua áp dụng các biện pháp kĩ thuật ôn tập tích cực có rất nhiều học sinh đạt điểm kiểm tra trên trung bình (>5), tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi cũng tăng lên đáng kể, các em đã có nhiều tiến bộ trong học tập, không những vậy nhiều học sinh trước đây chưa có ý thức còn có tinh thần học tập thờ ơ với môn học Lịch sử, qua một thời gian áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy, ôn tập của giáo viên và sự hợp tác của học sinh đa phần các em học sinh có được thái độ đúng đắn, hứng thú hơn trong học tập, ôn tập môn Lịch sử. Với các biện pháp kĩ thuật ôn tập theo chủ đề sử dụng bảng hỏi kĩ thuật dạy học “KWLH” và kĩ thật dạy học “XYZ”, sử dụng sơ đồ tư duy, lập bảng thống kê, lập sô đồ hóa kiến thức, vận dụng công thức “5W, 1 How” không chỉ ôn tập hiệu quả môn Lịch sử của khối 12 mà còn áp dụng rất hiệu quả ở khối 11, khối 10 và các môn Khoa học Xã hội khác kể cả môn khoa học Tự nhiên. 7. Phạm vi ảnh hưởng Sáng kiến này rất dễ thực hiện với tất cả các giáo viên giảng dạy môn Lịch sử trong phạm vi trường Trung học phổ thông Trung An và cũng có thể áp dụng để giảng dạy rộng rãi ở tất cả các trường lân cận trên địa bàn thành phố Cần Thơ có điều kiện cơ sở vật chất và trình độ học sinh giống trường Trung An, tuy theo điều kiện cụ thể mỗi giáo viên cần áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện của trường, đặc điểm đối tượng học sinh của mình giúp cho các tiết ôn tập phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1975 thêm sinh động hơn, hiệu quả hơn giúp các em tiếp thu nắm vững kiến và hình thành kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử có hiệu quả nhằm giúp các em đạt điểm cao vượt qua kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Cần Thơ,ngày 25 tháng 03 năm 2018 Người mô tả sáng kiến (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Duy Đông
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ki_thuat_on_tap_hieu_qua_thi_trac_nghi.docx