SKKN Thiết kế bài học sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong chương trình Địa lí 12 THPT hiện nay theo dạy học phân hóa

SKKN Thiết kế bài học sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong chương trình Địa lí 12 THPT hiện nay theo dạy học phân hóa

Trong Chiến lược giáo dục của Bộ GD&ĐT Việt Nam, giai đoạn 2009 - 2020 đã nêu rõ: “Giáo dục phải chú trọng nhiều hơn đến cơ hội lựa chọn trong học tập cho mỗi người học. Các chương trình và các phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho người học những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình ”

Quả đúng như vậy, trong giáo dục việc quan tâm tới từng cá nhân người học là hết sức cần thiết. Bởi mỗi học sinh trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau về nhận thức, tư duy, năng khiếu, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, nếp sống gia đình, hoàn cảnh học tập Thêm vào đó, trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có những điểm giống nhau về nhân cách người lao động, lại vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng.

Vì thế, “Giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả nếu không đồng nhất với tất cả mọi đối tượng”, nhà trường không chỉ cần trang bị cho học sinh những tri thức phổ thông nền tảng, cốt lõi; mà đồng thời còn có nhiệm vụ giúp mỗi học sinh phát triển tối đa tiềm năng cá nhân của mình, nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường lao động, nguồn học sinh cho giáo dục ĐH, CĐ cũng như các trường nghề đáp ứng được yêu cầu đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực khoa học hoặc ngành nghề, góp phần đáp ứng yêu cầu phân công lao động trong xã hội.

Bởi vậy, dạy học phân hóa là xu thế tất yếu, là một đòi hỏi khách quan, giúp giáo dục có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu trên. Ngoài ra, dạy học phân hóa giúp phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập; học sinh chủ động, tích cực, hứng thú hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

 

doc 21 trang thuychi01 7151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế bài học sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong chương trình Địa lí 12 THPT hiện nay theo dạy học phân hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ BÀI HỌC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 THPT HIỆN NAY THEO DẠY HỌC PHÂN HÓA
Người thực hiện: Trịnh Thị Bích Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Mai Anh Tuấn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong Chiến lược giáo dục của Bộ GD&ĐT Việt Nam, giai đoạn 2009 - 2020 đã nêu rõ: “Giáo dục phải chú trọng nhiều hơn đến cơ hội lựa chọn trong học tập cho mỗi người học. Các chương trình và các phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho người học những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình”
Quả đúng như vậy, trong giáo dục việc quan tâm tới từng cá nhân người học là hết sức cần thiết. Bởi mỗi học sinh trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau về nhận thức, tư duy, năng khiếu, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, nếp sống gia đình, hoàn cảnh học tậpThêm vào đó, trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có những điểm giống nhau về nhân cách người lao động, lại vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng. 
Vì thế, “Giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả nếu không đồng nhất với tất cả mọi đối tượng”, nhà trường không chỉ cần trang bị cho học sinh những tri thức phổ thông nền tảng, cốt lõi; mà đồng thời còn có nhiệm vụ giúp mỗi học sinh phát triển tối đa tiềm năng cá nhân của mình, nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường lao động, nguồn học sinh cho giáo dục ĐH, CĐ cũng như các trường nghề đáp ứng được yêu cầu đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực khoa học hoặc ngành nghề, góp phần đáp ứng yêu cầu phân công lao động trong xã hội. 
Bởi vậy, dạy học phân hóa là xu thế tất yếu, là một đòi hỏi khách quan, giúp giáo dục có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu trên. Ngoài ra, dạy học phân hóa giúp phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập; học sinh chủ động, tích cực, hứng thú hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Thành viên ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; Trưởng ban xây dựng chương trình Ngữ văn mới – đã trao đổi với báo Giáo dục và Thời đại: “Trong giáo dục phổ thông, tích hợp và phân hóa là hai yêu cầu không thể không chú ý và cần thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất trên cả 4 phương diện: Thiết kế chương trình; Biên soạn sách giáo khoa; Tổ chức dạy học và Kiểm tra, đánh giá. Buông lỏng hoặc không chú ý một trong bốn phương diện trên đều dẫn tới những hạn chế trong chất lượng và hiệu quả giáo dục”.
	Tuy nhiên, thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THPT vẫn còn tình trạng giáo viên chưa quan tâm tới sự khác biệt của HS về năng lực nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm trí tuệ, động cơ học tập, nhân cách, thể chất,... Giáo viên thường thiết kế hoạt động dạy học đồng loạt cho tất cả học sinh trong lớp làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn và hạn chế kết quả dạy học. 
	Dạy học phân hóa trong môn Địa lí và trong dạy học nói chung cho phép GV lập kế hoạch dạy học một cách có chủ đích và hệ thống nhằm phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mỗi HS về năng lực nhận thức, kiểu trí tuệ, phong cách học tập và hứng thú học tập. Tổ chức hướng GV tới việc điều chỉnh phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng cá nhân HS giúp các em hứng thú học tập và tiến bộ mỗi ngày.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế bài học sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong chương trình Địa lí 12 THPT hiện nay theo dạy học phân hóa” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng tiết học Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói riêng và môn Địa lí ở trường THPT nói chung, bỗi dưỡng và nâng cao hơn nữa những năng lực vốn có của từng học sinh.
1. 2. Mục đích nghiên cứu: 
	Đề xuất quy trình thiết kế bài học theo dạy học phân hóa bài Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong chương trình địa lí 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát huy năng lực của từng học sinh trong quá trình học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Học sinh khối 12 trường THPT Mai Anh Tuấn, Nga Sơn, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiên tôi sử dụng các phương pháp tiêu biểu như: Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thống kê; PP thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
a. Quan điểm về dạy học phân hóa:
Dạy học phân hóa đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình đổi mới giáo dục không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam đều có những nhận định về dạy học phân hóa:
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Phân hóa là một hoạt động mà ở đó cần phải phân loại và chia tách các đối tượng, từ đó tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả cao. 
Dạy học phân hóa là định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh. 
Như vậy có thể thấy dạy học phân hóa là quan điểm dạy học mà ở đó người giáo viên thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với năng lực, sở trường, phong cách học tập  của từng học sinh nhằm phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân.
b. Các cơ sở khoa học của quan điểm dạy học phân hóa: 
- Cơ sở triết học: Theo quan điểm triết học Macxit thì con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Mặt tự nhiên được quy ước bởi các yếu tố sinh học tạo nên các cấu trúc sinh thể đa dạng không đồng nhất cho các cá thể người. Theo đó, mỗi con người là một thế giới tự nhiên khác biệt nhau về tố chất, thể chất, trí tuệ, tính cách. Mặt xã hội, làm nên chất người, được tạo thành bởi hệ thống các mối quan hệ xã hội, các quan hệ đó được chế ước bởi những hoàn cảnh xã hội cụ thể.
- Cơ sở tâm lí học: Nhân cách của con người được thể hiện phụ thuộc vào các loại thần kinh qua đặc tính của các đối tượng hành vi. Căn cứ vào đó, các nhà tâm lí chia thành hai loại nhân cách: hướng nội và hướng ngoại. Những HS thuộc hai loại nhân cách hướng nội và hướng ngoại có kiểu phản ứng khác nhau về cường độ và tốc độ.
- Cơ sở giáo dục học: Xuất phát từ chức năng giáo dục, chính là chức năng phát triển. Và mục tiêu của giáo đều nhất quán nguyên tắc “tính phù hợp” đối tượng cho các hoạt động giáo dục và dạy học
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
	Như phần mở đầu đã nói, thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THPT nói chung, dạy học Địa lí 12 nói riêng vẫn còn tình trạng giáo viên chưa quan tâm tới sự khác biệt của HS về năng lực nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm trí tuệ, động cơ học tập, nhân cách, thể chất,... Giáo viên thường thiết kế hoạt động dạy học đồng loạt cho tất cả học sinh trong lớp làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn và hạn chế kết quả dạy học. HS có trình độ trung bình bị quá tải về kiến thức, trong khi HS khá, giỏi không có cơ hội tìm hiểu sâu hơn kiến thức của bài học. Ngay cả khi bản thân tôi đã cố gắng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhưng chưa chú ý phân hóa học sinh mà mới thiết kế bài giảng theo lối chung chung của bài học “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên”, thì kết quả thu được vẫn chưa cao.
Cụ thể kết quả:
	Năm học 2016-2017 tôi giảng dạy và kiểm tra chất lượng của 2 lớp 12C và 12D , kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
12 C
45
5 %
27 %
64 %
4 %
12 D
42
4 %
23 %
67 %
6 %
- Trong giờ học chủ yếu tôi vẫn chú trọng vào cung cấp kiến thức cơ bản, hạn chế về phát triển năng lực cho học sinh, không khí lớp học tương đối nặng nề, học sinh ít hứng thú, tích cực trong quá trình học.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
* Quy trình Dạy học phân hóa Địa lí 12 nói chung và bài gồm:
- Bước 1: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy
- Bước 2: Lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài học từ việc phân tích đặc điểm cá nhân và nhu cầu của HS. Tổ chức hoạt động dạy học phân hóa: trong giờ dạy, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học và các đối tượng học sinh.
- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức và hình thành kỹ năng ở học sinh.
* Cụ thể như sau:
Bước 1: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy
GV sử dụng các phiếu khảo sát kết hợp với quan sát và tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để xác định năng lực nhận thức, sở trường, năng khiếu, hoàn cảnh gia đình, của từng HS. Đối với mỗi bài học cần có phiếu điều tra tìm hiểu nhu cầu của mỗi cá nhân học sinh về các đơn vị kiến thức của bài học đó. Đối với bài Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong chương trình địa lí 12, ngoài việc xác định được năng lực nhận thức, năng lực học tập của từng học sinh theo phiếu điều tra đầu năm và kết quả các năm học trước, tôi còn làm 1 số phiếu điều tra trước khi vào tổ chức hoạt động dạy học.(Phụ lục 1 và phụ lục 2)
Bước 2: Lập kế hoạch và thiết kế bài học theo dạy học phân hóa.
Việc lập kế hoạch và tổ chức DHPH được tiến hành theo các bước sau: 
1) Xác định mục tiêu dạy học theo các mức độ kiến thức, kỹ năng khác nhau
2) Thiết kế nội dung dạy học: cần lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung và năng lực, sở trường của từng học sinh.
3) Đánh giá kết quả giáo dục.
Các bước đều hướng tới giúp cho tất cả các học sinh có thể làm chủ được kiến thức, kĩ năng của bài học.
Cụ thể với việc thiết kế và tổ chức bài học:
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh đạt được:
Mức độ 1: Nhận biết
Mức độ 2: Thông hiểu
Mức độ 3: Vận dụng
- Hiểu rõ tình trạng suy thoái tài nguyên rừng đa dạng sinh học, đất của nước ta.
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên đất.
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh vật, đất và các tài nguyên khác.
2. Về kĩ năng
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
- Có kĩ năng phân tích bảng số liệu về sự biến động diện tích rừng và sự suy giảm số lượng loài động, thực vật, từ đó rút ra nhận xét.
- Có kĩ năng khai thác Atlat.
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm
- Tư duy, phát hiện mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên, kỹ năng so sánh, liên hệ thực tế ...
- Thiết kế được các sản phẩm liên quan đến hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3. Về thái độ
- Yêu thiên nhiên đất nước. 
- Có ý thức, hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 
- Học cách chung sống và hạn chế tối thiểu tác động đến tự nhiên, có trách nhiệm bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững.
- Phát huy các giá trị sống của học sinh: hòa bình, tôn trọng, yêu thương, hợp tác, trách nhiệm, đoàn kết...
4. Phát triển các năng lực của HS
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt của môn Địa lí: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng tranh ảnh địa lí, video clip ...
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, video clip
- Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm 
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, phiếu học tập.
- Tranh ảnh, video clip về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: máy chiếu, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Atlat Địa lí Việt Nam
- Các nhóm chuẩn bị phần việc đã được phân công.
- Các HS có năng lực hội họa vẽ tranh cổ động, lập báo tường về các nội dung liên quan đến bài học.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Định hướng bài học: 2’
- GV Chiếu video clip về TNTN
- GV trao đổi với HS để thống nhất mục tiêu bài học.
Tạo hóa đã ban tặng cho đất nước ta một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và giàu có. Nhưng việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên để đảm bảo sự phát triển bền vững đang là một câu hỏi lớn đặt ra đối với chúng ta. Tại sao phải sử dụng hợp lí? Làm thế nào để bảo vệ tài nguyên? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. 
2. Tiến trình học 
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
25’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
(Tùy theo nhu cầu và năng lực của từng cá nhân học sinh phân công tìm hiểu trước ở nhà theo nhóm.)
Mục tiêu của hoạt động:
+ Mức độ nhận biết: Nêu hiện trạng suy thoái tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
+ Mức độ thông hiểu: Tính được BSL 14.1, 14.2 SGK, bản đồ tự nhên, tranh ảnh, video  về tài nguyên rừng để phân tích hiện trạng, đưa ra được nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta.
+ Mức độ vận dụng: thấy được hiện trạng tài nguyên rừng ở địa phương, đưa ra được các giải pháp nhằm sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh vật ở địa phương nói tiêng và cả nước nói chung.
+ Học sinh có kĩ năng: tính diện tích rừng, tính số loài sinh vật bị tuyệt chủng và suy giảm.
Hình thức: Thảo luận nhóm
GV giao nhiệm vụ cho HS
- Nhóm 1 và nhóm 3: Tìm hiểu về tài nguyên rừng.
Nhiệm vụ: Dựa vào bảng 14.1 (SGK), bản đồ tự nhiên, tranh ảnh, video clipvề tài nguyên rừng, hãy phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng, nguyên nhân, hậu quả và đưa ra các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng.
 (Phiếu học tập số 1)
- Nhóm 2 và nhóm 4: Tìm hiểu về đa dạng sinh học
Nhiệm vụ: Dựa vào bảng 14.2 (SGK), Atlat trang thực vật, động vật, các thông tin khai thác được từ internet,  báo cáo về hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học của nước ta. Phân tích nguyên nhân, hậu quả và đưa ra biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
(Phiếu học tập số 2 ).
- GV tổ chức:
Đối với HS trung bình, yếu sau khi yêu cầu các nhóm HS trình bày kết quả tìm hiểu theo nhóm ở nhà (kèm theo phiếu nhật ký hoạt động cá nhân của từng học sinh trong nhóm); GV yêu cầu các HS ở các nhóm theo dõi, nhận xét.
Đối với HS khá, giỏi: yêu cầu bổ sung thực trạng rừng và đa dạng sinh học ở địa phương và giải pháp sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở địa phương.
- GV tổng kết, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển ý.
1.Hiện trạng sử dụng và bảo vệ sinh vật
a. Tài nguyên rừng
(Phụ lục)
b. Đa dạng sinh học
(Phụ lục)
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
Mục tiêu của hoạt động:
+ Mức độ nhận biết: Nêu hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta
+ Mức độ thông hiểu: phân tích biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2005, kết hợp kiến thức trong SGK, hình ảnh, video .. về hiện trạng sử dụng và suy thoái tài nguyên đất để phân tích hiện trạng, đưa ra được nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên đất ở nước ta.
+ Mức độ vận dụng: thấy được hiện trạng tài nguyên đất ở địa phương, đưa ra được các giải pháp nhằm sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở địa phương nói tiêng và cả nước nói chung.
+ Học sinh có kĩ năng: phân tích biểu đồ, atlat địa lí, thu thập thông tin trên Internet
- Hình thức : Cặp đôi
GV: 
- Đối với HS trung bình, yếu: đọc kênh chữ trong SGK phần sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất trình bày hiện trạng sử dụng, biểu hiện suy thoái đất của nước ta.
- Đối với HS khá: Dựa vào biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2005, kết hợp kiến thức trong SGK, hình ảnh, video hãy:
+ Bằng số liệu cụ thể minh họa thêm trạng sử dụng đất và biểu hiện suy thoái tài nguyên đất của nước ta.
+ Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở nước ta.
-Đối với HS giỏi: 
+ Liên hệ những biểu hiện sử dụng đất không hợp lí ở địa phương em.
- Vì sao phải sử dụng các biện pháp bảo vệ đất khác nhau giữa đồng bằng và miền núi?
HS trả lời, GV nhận xét.
Hs trả lời, GV nhận xét.
GV chuyển ý.
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.
a, Hiện trạng sử dụng:
- 12.7tr ha đất có rừng (38,4%).
- 9.4tr ha đất nông nghiệp (28,4%).
- Bình quân đất nông nghiệp: 0.1 ha/người (128 TG).
- 5.3tr ha đất chưa sử dụng (16%), khả năng mở rộng thấp.
- Diện tích đất suy thoái lớn. 9,3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa.
b, Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với trung du miền núi: chống xói mòn đất bằng cách sử dụng tổng hợp các biện pháp thủy lợi, canh tác, bảo vệ rừng, định canh, định cư.
- Đối với đồng bằng: cải tạo đất bạc màu, mở rộng diện tích, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống ô nhiễm đất.
5’
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện trạng sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
Mục tiêu của hoạt động:
+ Mức độ nhận biết: Nêu hiện trạng suy thoái tài nguyên nước, khoáng sản, du lịch..
+ Mức độ thông hiểu: Hiểu được nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước, khoáng sản, du lịch 
+ Mức độ vận dụng: thấy được hiện trạng tài nguyên nước ở địa phương, đưa ra được các giải pháp nhằm sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở địa phương nói tiêng và cả nước nói chung.
Hình thức: Cá nhân
- Đối với HS trung bình, yếu: GV yêu cầu đọc kênh chữ phần Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác trong SGK, trình bày ngắn gọn về hiện trạng sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản, du lịch.
- Đối với HS khá, giỏi: GV yêu cầu Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam và sự hiểu biết của bản thân kết hợp quan sát các hình ảnh về hiện trạng sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản, du lịchphân tích thêm về hiện trạng sử dụng, nguyên nhân và đưa ra biện pháp để bảo vệ các tài nguyên nước, khoáng sản, du lịch.
- GV chiếu các hình ảnh về hiện trạng sử dụng các loại tài nguyên nước, khoáng sản, du lịch
HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, quan sát hình ảnh, kiến thức SGK trả lời độc lập.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
a. Tài nguyên nước
- Hiện trạng:
Sử dụng chưa hợp lí: 
Chưa khai thác hết tiềm năng, mực nước ngầm bị hạ thấp. Ô nhiễm nước, thiếu nước ngọt..
- Biện pháp: sử dụng hiệu quả, chống gây ô nhiễm nước.
b. Khoáng sản
- Hiện trạng: Nhiều khoáng sản nhưng trữ lượng nhỏ, phân bố phân tán khó khai thác; khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường
- Biện pháp: Quản lí chặt chẽ việc khai thác. Xử lí các hành vi vi phạm,..
c. Tài nguyên du lịch
- Nhiều cảnh quan du lịch bị suy thoái do ô nhiễm môi trường.
- Cần phải có biện pháp bảo tồn, tôn tạo các giá trị du lịch, phát triển du lịch sinh thái,..
3’
Hoạt động 4: Tổng kết, củng cố
Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp
Chuẩn bị bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Nhóm 1: Tìm hiểu về bão
Nhóm 2: Tìm hiểu về ngập lụt
Nhóm 3: Tìm hiểu về lũ quét
Nhóm 4: Tìm hiểu về hạn hán 
(Các nhóm tự nghiên cứu, chuẩn bị nội dung, tiết học sau sẽ báo cáo)
Kết thúc tiết học.
Bước 3: Đánh giá tiết học: Sau mỗi bài học, GV thu thập tất cả các thông tin về quá trình dạy của GV và quá trình học của HS để đánh giá, phát hiện những vấn đề cần phải điều chỉnh để hoạt động dạy học hiệu quả ngày càng cao.
2.4. Hiệu quả của SKKN:
Qua qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y bé m«n tõ n¨m 2006 ®Õn nay nhÊt lµ năm học 2017 - 2018 t«i ®· chó träng thiết kế bài giảng và giảng dạy theo kinh nghiệm trên đã phần nào đạt kết quả theo mong đợi, cụ thể đối chứng sau: 
§èi chøng:
* N¨m häc 2016-2017: 
T«i ®­îc ph©n c«ng d¹y 2 líp 12 C, 12 D. Lóc nµy ®· c¶i c¸ch gi¸o dôc, bé m«n còng tiÕn hµnh ®ång thêi c¶i c¸ch. T«i còng vËn dông theo chØ ®¹o cña chuyªn m«n vµ thu ®­îc kÕt qu¶ theo b¶ng sè liÖu sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
12 C
45
5 %
27 %
64 %
4 %
12 D
42
4 %
23 %
67 %
6 %
Với kết quả trên tôi nhận thấy kết quả giờ học chưa cao, học sinh đạt điểm khá giỏi còn thấp, học sinh yếu kém vẫn còn. Một số học sinh không nhiệt tình tham gia các hoạt động dạy học trong tiết học.
* 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_bai_hoc_su_dung_va_bao_ve_tai_nguyen_thien_nhi.doc