SKKN Thắp sáng tình yêu văn học dân gian qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

SKKN Thắp sáng tình yêu văn học dân gian qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Không có kế hoạch nào lớn lao, quan trọng và cao quí cho bằng kế hoạch trồng người. Quản Tử đã nói lên ý nghĩa đó như sau: “Nhất niên chi kế mạc như thọ cốc; thập niên chi kế mạc như thọ mộc; chung thân chi kế mạc như thọ nhân”[3], nghĩa là: kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa; kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây; kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người. Kế hoạch trồng người quan trọng như vậy, nhưng hiện nay điều mà ai cũng nhận thấy đó là nền giáo dục của chúng ta đang gặp phải những trở ngại nhất định. Trong đó, chỉ riêng việc dạy học Ngữ văn cũng đang phải đối mặt với những “bề bộn” do lối dạy cũ, thụ động, thiếu sáng tạo và tư duy đọc chép. Nếu có đổi mới cũng chỉ dừng lại ở hình thức, chưa thực sự mạnh mẽ. Hệ quả là, học sinh “ngại” học, “ngán” học văn, nhất là đối với văn học dân gian – một bộ phận văn học ra đời từ rất sớm nhưng lại giữ một vị thế quan trong trong chương trình văn học ở trường phổ thông.

Chúng ta vẫn quan niệm, một giờ dạy học phải được tiến hành ở trên lớp, với khung thời gian là 45 phút (ở bậc THPT). Trong khoảng thời gian và không gian ấy, giáo viên phải truyền tải đến học sinh đầy đủ nội dung của bài dạy bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều này đã được thừa nhận như một pháp lệnh. Tuy nhiên, đôi khi cái “khung” thời gian, không gian ấy lại trở thành một cản trở đối với tâm lý tiếp nhận của học sinh vì sự đơn điệu, nhàm chán và gò bó. Makarenco – nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga, cũng đã nói: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước ta Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp.”[4]. Chính vì thế, đem bài dạy đến một không gian, thời gian rộng lớn hơn bên ngoài lớp học một cách phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tích cực.

 

doc 23 trang thuychi01 9164
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thắp sáng tình yêu văn học dân gian qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THẮP SÁNG TÌNH YÊU VĂN HỌC DÂN GIAN 
QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 Người thực hiện: Lê Thị Thanh Thuỷ
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA, 2017
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU	1
1. Lý do chọn đề tài	1
2. Mục đích nghiên cứu	2
3. Đối tượng nghiên cứu	2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................... 2
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	3
1. Cơ sở lí luận	3
2. Thực trạng	4
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện	6
3.1. Giải pháp	6
3.2. Tổ chức thực hiện	13
4. Hiệu quả của SKKN	17
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	....18
1. Kết luận	18
2. Kiến nghị	19
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Không có kế hoạch nào lớn lao, quan trọng và cao quí cho bằng kế hoạch trồng người. Quản Tử đã nói lên ý nghĩa đó như sau: “Nhất niên chi kế mạc như thọ cốc; thập niên chi kế mạc như thọ mộc; chung thân chi kế mạc như thọ nhân”[3], nghĩa là: kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa; kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây; kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người. Kế hoạch trồng người quan trọng như vậy, nhưng hiện nay điều mà ai cũng nhận thấy đó là nền giáo dục của chúng ta đang gặp phải những trở ngại nhất định. Trong đó, chỉ riêng việc dạy học Ngữ văn cũng đang phải đối mặt với những “bề bộn” do lối dạy cũ, thụ động, thiếu sáng tạo và tư duy đọc chép. Nếu có đổi mới cũng chỉ dừng lại ở hình thức, chưa thực sự mạnh mẽ. Hệ quả là, học sinh “ngại” học, “ngán” học văn, nhất là đối với văn học dân gian – một bộ phận văn học ra đời từ rất sớm nhưng lại giữ một vị thế quan trong trong chương trình văn học ở trường phổ thông.
Chúng ta vẫn quan niệm, một giờ dạy học phải được tiến hành ở trên lớp, với khung thời gian là 45 phút (ở bậc THPT). Trong khoảng thời gian và không gian ấy, giáo viên phải truyền tải đến học sinh đầy đủ nội dung của bài dạy bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều này đã được thừa nhận như một pháp lệnh. Tuy nhiên, đôi khi cái “khung” thời gian, không gian ấy lại trở thành một cản trở đối với tâm lý tiếp nhận của học sinh vì sự đơn điệu, nhàm chán và gò bó. Makarenco – nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga, cũng đã nói: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước ta Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp.”[4]. Chính vì thế, đem bài dạy đến một không gian, thời gian rộng lớn hơn bên ngoài lớp học một cách phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tích cực.
Văn học dân gian là lời ăn tiếng nói, điệu hồn của dân tộc, là cội nguồn văn hóa, nó có ưu thế và sức mạnh riêng trong việc bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ của đất nước. Tuy nhiên, dạy học văn học dân gian để đem lại niềm hứng khởi, sự thích thú, say mê lại không hề đơn giản. Việc kết hợp tổ chức dạy học văn học dân gian trong HĐGDNGLL có thể xem như một phương pháp dạy học tích cực, đem đến hứng thú cho cả người dạy lẫn người học. Đó là động lực để chúng tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến đề xuất về “Thắp sáng tình yêu văn học dân gian qua hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nội dung của sáng kiến được triển khai trong phạm vi phần văn học dân gian Việt Nam của chương trình Ngữ văn 10 và một số tác phẩm văn học dân gian ngoài chương trình có liên quan. Hình thức tổ chức: sân khấu hóa, trong thời lượng một buổi sáng. 
- Như tiêu đề, mục đích trước hết của sáng kiến này là nhằm bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê đối với văn học dân gian. 
- Nâng cao hiểu biết của học sinh về văn học dân gian qua các hoạt động ôn tập. Làm rõ và khắc sâu thêm kiến thức về đặc trưng, một số thể loại của văn học dân gian và cách tiếp cận tác phẩm văn học dân gian.
- Rèn luyện những kĩ năng quan trọng: kĩ năng trình bày, kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lãnh đạo, tổ chức.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phần văn học dân gian có thời lượng hơn 10 tiết, nằm trong chương trình Ngữ văn 10, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của sáng kiến dành cho giáo viên và toàn bộ học sinh cả ba khối: 10, 11, 12 trường THPT Đặng Thai Mai – Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.
Phương pháp phỏng vấn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được hiểu như sau: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh”[1].
Như vậy, HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
1.2. Vai trò, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc bồi dưỡng tình yêu với văn học dân gian
1.2.1. Vai trò
Thắp sáng tình yêu văn học dân gian quan HĐGDNGLL nhằm để phát triển năng lực học sinh thông qua việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học. Đến với hình thức dạy học văn học dân gian này, học sinh không chỉ khám phá cái hay, cái đẹp của sáng tác nghệ thuật ngôn từ mà còn thu thập được vốn hiểu biết về văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt dân gian của dân tộc. Nói cách khác, hoạt động này sẽ “sống lại” những tác phẩm văn học dân gian, đưa các em trở về với nguồn cội để tìm hiểu những nét đẹp văn hóa đã được chắt lọc, mài giũa qua không gian, thời gian. 
Việc nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất quan trọng đối với việc tạo hứng thú cho các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng trong đó có văn học dân gian, góp phần nuôi dưỡng cảm xúc, bồi dưỡng tình yêu, rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học dân gian, bồi dưỡng tình yêu đối với di sản văn học truyền miệng vốn đã dần trở nên yếu thế trong sự tiếp nhận của thế hệ trẻ.
 Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh, góp phần rèn luyện những kĩ năng mềm cho học sinh: Kĩ năng tổ chức, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng diễn xuất 
1.2.2. Nhiệm vụ 
1.2.2.1. Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức
HĐGDNGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức về văn học dân gian đã được học trên lớp; giúp cho các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội. 
HĐGDNGLL phải tạo cho học sinh những hứng thú và lòng ham muốn hoạt động từ đó tạo hứng thú với việc tiếp nhận Văn học dân gian. Vì vậy, đòi hỏi nội dung, hình thức và qui mô hoạt động phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, lôi cuốn các em tự giác tham gia để đạt được hiệu quả giáo dục. 
HĐGDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào những giá trị mà các em phải vươn tới, đó là niềm tin vào một xã hội tốt đẹp. Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trường, của lớp, của quê hương mình, mong muốn vươn lên trở thành con ngoan, trò giỏi để trở thành công dân có ích cho xã hội mai sau. 
HĐGDNGLL bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng, qua đó giúp các em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét và đấu tranh với cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp. 
1.2.2.2. Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng 
- HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh những kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, những thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và trong các hoạt động khác. 
- HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản, trong đó có kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kĩ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. 
- HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh các kĩ năng giáo dục, tự điều chỉnh, kĩ năng hòa nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô hoặc tập thể giao cho.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.1. Thuận lợi
Việc tổ chức HĐGDNGLL đã và đang được áp dụng rộng rãi tại các trường phổ thông trong cả nước, tạo được niềm say mê, hứng thú đối với học sinh. Hoạt động này đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học, hướng đến mục tiêu phát triển con người toàn diện.
Đối với trường THPT Đặng Thai Mai, trong những năm vừa qua, nhà trường thường xuyên tổ chức các HĐGDNGLL theo chủ đề, phù hợp với từng thời điểm. Kết quả thu được từ các hoạt động như vậy là khá tốt, tạo được sự hứng khởi trong học tập của học sinh. Học sinh mong muốn nhà trường tổ chức nhiều hơn nữa các HĐGDNGLL để các em được tham gia trải nghiệm và nâng cao chất lượng học tập.
2.2. Khó khăn
	2.2.1. Về phía giáo viên:
- Văn học dân gian được coi là cội nguồn của văn hóa, văn học dân tộc. Nhưng thời lượng dành cho bộ phận văn học này cũng không nhiều (khoảng trên 10 tiết). Mặt khác, nhiều giáo viên cũng ít chú trọng đến bộ phận văn học này. Vì thế, đa phần là giảng dạy có tính chất qua loa đại khái, chưa truyền lửa đến cho học sinh yêu thích những tác phẩm này, đặc biệt phương pháp dạy học đọc chép vẫn còn khá phổ biến trong những giờ dạy học tác phẩm văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng, dẫn đến sự thụ động trong tiếp nhận, tình trạng “ngán” học văn cũng từ đó mà ra.
 - Nhiều giờ dạy còn đơn giản hóa tác phẩm văn học dân gian mà biểu hiện thường thấy là diễn xuôi một các khô khan, nhạt nhẽo bài ca dao; hoặc chia các nhân vật cổ tích thành hai tuyến chính nghĩa và gian tà rồi phân tích một các sơ lược theo lối kể tóm lại sự việc.
- Một cách dạy khác đó là dạy theo lối tầm chương trích cú, nhấm nháp hình ảnh ngôn ngữ, làm cho học sinh “thấy cây mà không thấy rừng”; hoặc viện dẫn quá xa, lam man ra ngoài tác phẩm.
2.2.2. Về phía học sinh 
Trường THPT Đặng Thai Mai thuộc huyện Quảng Xương, nằm trong khu vực tuyển sinh khá khó khăn do học sinh phần lớn xuất thân từ gia đình nông dân, không có nhiều điều kiện học tập, trải nghiệm các hoạt động xã hội. Hơn nữa, điểm đầu vào thấp so với các trường trong huyện, năng lực tư duy và trình bày còn nhiều hạn chế, việc tiếp thu trong các giờ Ngữ văn nói chung và giờ văn học dân gian nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. 
Bên cạnh đó, thực trạng học sinh nói chung và học sinh trường THPT Đặng Thai Mai nói riêng ngày càng xa rời với môn văn, đặc biệt là với văn học dân gian và văn học trung đại. Phải chăng do xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên toàn cầu đã và đang in rất đậm dấu ấn của nó trong tâm lý và tính cách của học sinh. Tầm vóc văn hóa cũng như năng lực tư duy của học sinh càng ngày càng hiện đại, và chịu ảnh hưởng rất lớn của nền công nghiệp. Lối tư duy cũ của nền văn minh cây lúa nước, văn minh lũy tre làng phải nhường bước cho lối tư duy điện tử, điện toán. Đó là thực trạng đau lòng.
Mặt khác do chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của văn học dân gian nên dẫn đến nhiều em có thái độ xem nhẹ bộ phận văn học này, học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. 
Để làm rõ hơn nữa thực trạng vấn đề tổ chức giờ dạy văn học dân gian trên lớp (khi chưa được tham gia HĐGDNGLL về văn học dân gian) chúng tôi đó tiến hành khảo sát đối với 368 học sinh ở cả ba khối lớp trường THPT THPT Đặng Thai Mai, kết quả thu được như sau:
 Mức độ
Không hứng thú
Có hứng thú
Rất hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
368 học sinh
259
70,5
87
23,6
22
5,9
Từ thực trạng trên, việc “Thắp sáng tình yêu văn học dân gian qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” diễn ra tại trường THPT Đặng Thai Mai thực sự đã đem lại hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn trên.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
	3.1. Giải pháp
3.1.1. Nâng cao nhận thức của học sinh và các lực lượng giáo dục về tâm quan trọng, mục tiêu và nhiệm vụ của HĐGDNGLL trong việc dạy học văn học dân gian
Trước hết cần thấy rằng, để việc thắp sáng tình yêu văn học dân gian qua HĐGDNGLL thực sự đem lại hiệu quả cao, cần phải nâng cao nhận thức của không chỉ học sinh mà còn là nhận thức của tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đầu tiên, là sự chỉ đạo sát sao của cấp quản lí, đưa HĐGDNGLL nói chung và “Thắp sáng tình yêu văn học dân gian” vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, triển khai cụ thể đến tất cả các tổ, nhóm chuyên môn, các cá nhân đóng vai trò chủ đạo. Có kế hoạch chi tiết, kết hợp với việc định hướng cho giáo viên Ngữ văn trong các tiết dạy văn học dân gian.
Công tác nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thắp sáng tình yêu văn học dân gian qua HĐGDNGLL cho học sinh trong nhà trường cần được tiến hành qua các HĐGDNGLL trước đó để học sinh được trải nghiệm trực tiếp và dần dần các hoạt động đó trở thành nhu cầu và thói quen của học sinh, tạo tâm thế hứng khởi để các em bước vào hoạt động trải nghiệm này. Qua đó, các em sẽ tự nhận ra vị trí, vai trò của HĐGDNGLL lớp rất quan trọng, thấy rằng nó chính là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp. Đó là sự chuyển hoá giữa giáo dục với tự giáo dục. Tuy nhiên, muốn vậy các hoạt động này phải có nội dung và hình thức hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của học sinh và giáo viên.
Nâng cao nhận thức cho học sinh và các lực lượng giáo dục trong nhà trường về vai trò của HĐGDNGLL trong việc thắp sáng tình yêu văn học dân gian cũng cần xuất phát từ đặc trưng cơ bản của bộ phận văn học này: tính truyền miệng, tính tập thể và tính diễn xướng. Trong đó, cần đặc biệt nhấn mạnh tính diễn xướng. Bởi lẽ, còn gì dễ hiểu, dễ tiếp cận và thú vị hơn những tác phẩm văn học dân gian được diễn xướng trên sân khấu. Ở đó học sinh có cơ hội được tham gia trực tiếp trong vai trò của “người trong cuộc”. Hiệu quả giáo dục sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ ngồi để nghe và tưởng tượng trong tâm thế của những “người ngoài cuộc”, tình yêu với văn học dân gian vì thế sẽ càng lớn hơn.
3.1.2. Xác định mục đích và hình thành ý tưởng
3.1.2.1. Xác định mục đích của hoạt động
Đây là khâu quan trọng định hướng cho mọi hoạt động. Trước khi lựa chọn nội dung, hình thức của hoạt động cần trả lời câu hỏi: “Tổ chức hoạt động này để làm gì ?”
- Kiến thức: Nắm vững kiến thức văn học dân gian về các phương diện nội dung, đặc trưng cơ bản, thể loại
- Kĩ năng: rèn luyện các kỹ năng cần thiết (làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức, kỹ năng đóng vai)
- Thái độ: bồi dưỡng tình yêu với văn học dân gian, ý thức tập thể, tích cực tham gia các HĐGDNGLL khác.
3.1.2.2. Hình thành ý tưởng
- Cơ sở lý luận: Xuất phát từ lý luận về tổ chức HĐGDNGLL trong nhà trường phổ thông.
- Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, thực tiễn dạy và học văn học dân trong nhà trường, nhu cầu được trải nghiệm của học sinh. 
 Hình thành ý tưởng cho HĐGDNGLL là khâu rất quan trọng. Ý tưởng sẽ mở dần cho người thiết kế HĐGDNGLL thắp sáng tình yêu văn học dân gian có thể giúp học sinh ôn tập và vận dụng kiến thức đã học khi tham gia hoạt động. Từ đó, giáo viên có thể kiểm tra đánh giá được lượng kiến thức về văn học dân gian mà các em đã lĩnh hội trong chương trình Ngữ văn 10.
Ý tưởng về việc tổ chức HĐGDNGLL thắp sáng tình yêu văn học dân gian được tiến hành như một giờ dạy trên lớp, có các hoạt động, có đánh giá, cho điểm, có người dạy (người dẫn dắt chương trình), có người học (các đội chơi và khán giả). Tất nhiên thời gian tổ chức sẽ dài hơn một tiết học trên lớp.
Hình thức tổ chức đa dạng, vận dụng sáng tạo các trò chơi được yêu thích trên truyền hình vừa không gây cảm giác lạ lẫm, bất ngờ, vừa tạo hứng thú tham gia cho học sinh.
Trong quá trình hình thành ý tưởng có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và học sinh để việc tổ chức được hiệu quả hơn.
3.1.3. Lập kế hoạch tổ chức đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, khả thi
Việc lập kế hoạch được xem là giải pháp quan trọng nhất của HĐGDNGLL thắp sáng tình yêu văn học dân gian. Bởi lẽ, sự thành công hay thất bại của hoạt động này đều xuất phát từ khâu lập kế hoạch có khoa học, cụ thể, thực tiễn và khả thi hay không. Sau đây là các bước cụ thể của việc lập kế hoạch cho chương trình thắp sáng tình yêu văn học dân gian qua HĐGDNGLL đã được áp dụng và đạt hiệu quả cao tại trường THPT Đặng Thai Mai:
* Bước 1: Bám sát vào kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, bám sát phân phối chương trình Ngữ văn 10 để tham mưu, xin ý kiến Ban giám hiệu về kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL.
* Bước 2: Thành lập Ban tổ chức và phân công nhiệm vụ. Được coi là trung tâm đầu não của hoạt động, Ban tổ chức được thành lập phải là những người có năng lực tổ chức HĐGDNGLL, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt về văn học dân gian. Phân công nhiệm vụ phải phù hợp với năng lực và sở trường của từng thành vên.
Ban tổ chức hoạt động bao gồm:
- Trưởng ban: Thầy Nguyễn Ngọc Hồng – Hiệu phó phụ trách chuyên môn – chỉ đạo chung
- Phó ban 1: thầy Lê Đình Khanh – Bí thư đoàn trường, giáo viên Ngữ văn giàu kinh nghiệm - Chịu trách nhiệm hình thành kịch bản chương trình, triển khai kế hoạch đến từng khối lớp và các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các tiểu ban hoàn thành kế hoạch theo đúng tiến độ.
- Phó ban 2: cô Lê Thị Thanh Thủy – Phó ban HĐGDNGLL, giáo viên Ngữ văn nhiều kính nghiệm tổ chức, sáng tạo – chịu trách nhiệm hình thành kịch bản sân khấu và chỉ đạo tập luyện.
- Ủy viên: Cô Lê Thị Hòa – Giáo viên Toán – chịu trách nhiệm hướng dẫn học sinh luyện tập văn nghệ, đóng kịch, dự trù kinh phí cho hoạt động.
- Ủy viên: cô Hoàng Thị Mai – Giáo viên Tin học – chịu trách nhiệm về kỹ thuật máy tính, thiết kế slide.
- Ủy viên: Nguyễn Hữu Hội – Giáo viên Vật lý – chịu trách nhiệm âm thanh, ánh sáng, maket chương trình.
*Bước 3: Xác định thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia
- Thời gian: Căn cứ vào phân phối chương trình Ngữ văn 10, bài “Ôn tập văn học dân gian”[2] là bài cuối cùng khép lại phần văn học dân gian, nằm ở tiết thứ 30, tiết này được tiến hành dạy vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11/2016. Vì vậy, để học sinh và các lực lượng giáo dục có thời gian luyện tập thì hoạt động này nên được tiến hành vào đầu tháng 12/2016.
- Địa điểm: Sân khấu lớn của nhà trường
- Đối tượng tham gia: ba đội chơi đại diện cho ba khối lớp, khán giả (học sinh không nằm trong ba đội chơi).
*Bước 4: Xây dựng nội dung cho từng hoạt động của chương trình
Nội dung của chương trình được hiện thực hóa chính là những nội dung cơ bản của các tiết dạy về văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 [2] như: các đặc trưng của văn học dân gian, các thể loại, nội dung của các tác phẩm văn học dân gian (truyện cười, ca dao, truyện cổ tích). Ngoài ra, HĐGDNGLL này cũng kết hợp đưa vào một số thể loại (chèo) và tác phẩm không được học trong chương trình (Thầy đồ liếm mật, các bài ca dao có chung mô tuýp với những bài ca dao được học trong chương trình) nhằm mở rộng kiến thức cho học sinh.
*Bước 5: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục
HĐGDNGLL thắp sáng tình yêu văn học dân gian là một hoạt động lớn, trọng tâm của năm học, đây hoàn toàn không phải là hoạt động của riêng cá nhân, mà là hoạt động tập thể. Để hoạt động đạt hiệu quả cao, ban tổ chức cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục như: 
- Tổ chuyên môn Ngữ văn: Giúp ban tổ chức trong việc tham mưu nội dung, hình thức tổ chức hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm của các khối lớp: đây là lực lượng rất quan trọng, giúp ban tổ chức phát hiện nhân tố, theo dõi quá trình luyện tập một cách sát sao nhất.
- Ban lao động: giúp cho Ban tổ chức trong các khâu chuẩn bị sân khấu, phân công 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thap_sang_tinh_yeu_van_hoc_dan_gian_qua_hoat_dong_giao.doc