SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiếp thu hiệu quả truyền thuyết truyện an dương vương và mị châu, trọng thủy (Ngữ văn 10, tập 1, chương trình cơ bản)

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiếp thu hiệu quả truyền thuyết truyện an dương vương và mị châu, trọng thủy (Ngữ văn 10, tập 1, chương trình cơ bản)

Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương. Thực vậy văn chương là một môn học có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng ta nhận thấy một thực trạng đáng buồn về việc dạy và học Ngữ văn. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học một con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức, vì vậy lên lớp với học sinh như một giờ diễn thuyết. Bên cạnh đó, hiện nay rất ít học sinh biết rung động trước một tác phẩm văn chương hay, lơ là về kiến thức bộ môn, hay suy luận chủ quan, sai kiến thức cơ bản dẫn đến hiện tượng nhiều học sinh chán học môn Ngữ văn, việc tiếp thu bài hạn chế. Phụ huynh học sinh cũng không tha thiết với việc học văn của con em, sắn sàng đầu tư vào những môn Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh, nhưng lại xem thường môn Ngữ văn. Trong xã hội hiện nay, các môn khối C ít được chú trọng, nên tình trạng học văn và chất lượng môn Ngữ văn không cao. Trước tình trạng đó, ở vị trí là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn, bản thân tôi thiết nghĩ cần có sự sáng tạo, đổi mới trong cách giảng dạy, truyền đạt kiến thức đến học sinh.

doc 18 trang thuychi01 12784
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiếp thu hiệu quả truyền thuyết truyện an dương vương và mị châu, trọng thủy (Ngữ văn 10, tập 1, chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TIẾP THU 
HIỆU QUẢ TRUYỀN THUYẾT TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU, TRỌNG THỦY 
(NGỮ VĂN 10, TẬP 1, CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
Người thực hiện: Phạm Hương Diệu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................... 2
	1.2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................... 3
	1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 3
	1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 3
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................. 4
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ....... 5
	2.3. Giải quyết vấn đề ........................................................................... 6
	2.3.1. Biện pháp 1: Tích hợp kiến thức vào giảng dạy ............... 6
	2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng hình ảnh trực quan ........................ 8
	2.3.3. Biện pháp 3: Kiểm tra đánh giá cuối giờ học.................... 9
	2.3.4. Giáo án minh họa .............................................................. 9
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ........................................... 15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	3.1. Kết luận ....................................................................................... 15
 3.2. Kiến nghị ..................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương. Thực vậy văn chương là một môn học có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng ta nhận thấy một thực trạng đáng buồn về việc dạy và học Ngữ văn. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học một con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức, vì vậy lên lớp với học sinh như một giờ diễn thuyết. Bên cạnh đó, hiện nay rất ít học sinh biết rung động trước một tác phẩm văn chương hay, lơ là về kiến thức bộ môn, hay suy luận chủ quan, sai kiến thức cơ bản dẫn đến hiện tượng nhiều học sinh chán học môn Ngữ văn, việc tiếp thu bài hạn chế. Phụ huynh học sinh cũng không tha thiết với việc học văn của con em, sắn sàng đầu tư vào những môn Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh, nhưng lại xem thường môn Ngữ văn. Trong xã hội hiện nay, các môn khối C ít được chú trọng, nên tình trạng học văn và chất lượng môn Ngữ văn không cao. Trước tình trạng đó, ở vị trí là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn, bản thân tôi thiết nghĩ cần có sự sáng tạo, đổi mới trong cách giảng dạy, truyền đạt kiến thức đến học sinh.
	Dòng chảy văn học Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, có thể hình dung từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại. Mỗi nền văn học có đặc điểm, đặc trưng riêng nên cách tiếp cận những tác phẩm thuộc từng thời kỳ văn học đó sẽ khác nhau. Trong sáng kiến kinh nghiêm này, người viết đề cập đến việc giảng dạy văn học dân gian, cụ thể là văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, thuộc thể loại truyền thuyết. Có thể thấy đây là tác phẩm của nghệ nhân dân gian xưa, ra đời từ rất lâu và cách xa cuộc sống hiện tại. Điều này cũng khiến cho học sinh khó tiếp cận văn bản. Vậy phải tổ chức tiết học và giảng dạy như thế nào đề giúp các em tiếp thu bài hiệu quả đồng thời khơi gợi được niềm say mê, rung cảm của học sinh khi dạy văn học dân gian là điều tôi rất quan tâm. 
 	Công cuộc đổi mới đất nước đang diễn ra sôi động trên mọi lĩnh vực của đời sống. Môn Ngữ văn trong nhà trường cũng cần sự đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập của thầy và trò. Việc tích hợp các môn học khác trong việc học Ngữ văn giúp am hiểu hơn sự kì diệu trong mỗi văn bản văn chương. Trong quá trình đó, mỗi người giáo viên cần nắm vững chuyên môn mình dạy, đồng thời cần tích lũy, tìm tòi, học hỏi kiến thức ở những bộ môn khác để bài giảng sáng tạo, thu hút học sinh, giúp học sinh thêm yêu thích môn học. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy là một tác phẩm hay với bài học sâu sắc với độc giả. Hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề khai thác truyền thuyết này theo hướng mới. 
	Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh tiếp thu hiệu quả truyền thuyết “ Truyện An Dương và Mị Châu, Trọng Thủy” (Ngữ văn 10, tập 1, chương trình cơ bản)
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Với đề tài này, người viết muốn chia sẻ cách tiếp cận và giải mã một tác phẩm văn học của cá nhân, bên cạnh đó quá trình nghiên cứu tác phẩm giúp cho người viết học hỏi kiến thức của các môn học khác, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian, cụ thể là tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết, là 1 trong 12 thể loại của văn học dân gian.
	Với việc tìm hiểu truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy từ góc độ lồng ghép, tích hợp các kiến thức Địa lý, Lịch sử, người viết mong muốn đưa ra một cách tiếp mới trong việc đọc hiểu văn bản. Thay vì giảng dạy những kiến thức đơn thuần trong sách giáo khoa, việc tích hợp kiến thức Địa lý, làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội với quần thể di tích lịch sử lâu đời gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu, đền thờ Cao Lỗ, giếng Ngọc, vòng thành Cổ Loa chạy dài trên cánh đồng và lễ hội Cổ Loa hàng năm có ý nghĩa quan trọng, giúp học sinh nắm được sâu hơn, ghi nhớ tốt hơn kiến thức trọng tâm bài học, hiểu thêm về nét văn hóa của dân tộc. Đồng thời việc tích hợp kiến thức Lịch sử về nước Âu Lạc, vua An Dương Vương xây dựng đất nước, giúp học sinh thấy được cốt lõi lịch sử trong câu chuyện truyền thuyết đã khúc xạ qua những hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì.
	Việc tích hợp liên hệ nhiều kiến thức các môn học khác trong bài giúp học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học đều các môn theo đúng xu hướng đổi mới của kì thi THPT Quốc gia.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Sáng kiến kinh nghiệm lấy đối tượng nghiên cứu chính là truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, nhà xuất bản giáo dục năm 2006, chương trình cơ bản.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết (Tham khảo sách, báo, tài liệu, tạp chí có liên quan đến đề tài)
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin (Từ thực tế giảng dạy của bản thân và đi dự giờ đồng nghiệp)
	- Phương pháp thống kê xử lý số liệu 
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lý luận 
	Đã có một dòng sông chảy mãi theo chiều dài đất nước và bất tử cùng tháng năm. Từ cội nguồn thiêng liêng của dân tộc, dòng sông ấy bền bỉ thấm sâu vào lòng đất mẹ, lặng lẽ bồi đắp văn hóa phù sa cho những làng quê đất Việt, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn người Việt. Ấy chính là dòng sông văn học dân gian ngọt ngào, trong sáng, chân chất, dân dã mà thấm đượm ân tình, đạo nghĩa, thủy chung. Và thông qua hình thức truyền miệng, từ đời này nối tiếp đời khác, những sáng tác văn học dân gian ấy đã sống mãi, trường tồn trong sâu thẳm kí ức của mỗi con người chúng ta. 
	Ngay từ rất xa xưa văn học dân gian vốn đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Văn học dân gian; văn hoá dân gian là những sáng tác để định hướng cho mộT nhóm người nào đó và được hình thành theo truyền thống của các nhóm người, các thành viên phản ứng sự chờ đợi, niềm hi vọng của cộng đồng trong những biểu hiện tương ứng với nó về nhận thức xã hội và văn hoá. Các quy tắc giá trị của được truyền đạt qua truyền miệng, mô phỏng bằng các con đường khác. Hình thức của nó là ngôn từ, âm nhạc vũ đạo, trò chơi, thần thoại phong tục nghi lễ, nghề thủ công kiến trúc và các loại nghệ thuật khác. Một trong những thể loại quan trọng của văn học dân gian là truyền thuyết vậy truyền thuyết là gì? Vì sao truyền thuyết lại được sách giáo khoa THPT mới trang trọng đưa vào phần đầu tiên như vây?
	Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiên nhân vật lịch sử được kể. Trong truyền thuyết các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ hay nói cách khác truyền thuyết có “cái lõi là lịch sử” [1]
	Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên [9]
	Thế nào là dạy học "tích hợp, liên môn"?
	Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
	Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông [9]
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Khi tìm hiểu văn học Việt Nam, chúng ta biết rằng VHDG là 1 trong 2 bộ phận hợp thành nền văn học dân tộc: VHDG và văn học viết. Trong chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông, VHDG chiếm thời lượng không nhỏ trong chương trình ngữ văn 10 học kì 1. Tuy nhiên vì VHDG rất phong phú về nội dung, thể loại nên ở trên lớp người giáo viên khó có thể nói hết cái hay cái đẹp của văn học dân gian Việt Nam trong vòng một đến hai tiết học. 
	Thời lượng dành cho mỗi bài học trong chương trình Ngữ văn 10 nói chung và thời lượng dành cho phần văn học dân gian còn hạn chế bởi ngoài tác phẩm văn học, học sinh cần học thêm nội dung Tiếng Việt và các kỹ năng cần thiết để tạo lập văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Để hướng tới phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Để hoàn thành chương trình đúng tiến độ, không cắt xén chương trình, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy phải đảm bảo tuân thủ nghiêm thời gian cho mỗi bài. Chính vì vậy khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, giáo viên chỉ tập trung được vào những nội dung chính, cơ bản nhất để học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức trọng tâm và không đủ thời gian để liên hệ mở rộng so sánh nhiều vấn đề có liên quan đến bài học. Điều này sẽ khiến bài học trở nên đơn điệu, nhàm chán, học sinh dễ mất hứng thú khi tiếp xúc văn bản, cuối cùng dẫn đến tiếp thu bài hiệu quả không cao.
	Theo phân phối chương trình Ngữ văn 10 THPT hiện hành, truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy dạy trong 2 tiết học (tương đương thời gian 90 phút). Đây là văn bản rất quen thuộc với học sinh, tuy nhiên khi đi vào phân tích tác phẩm học sinh tiếp cận tác phẩm chưa sâu sắc. Giáo viên giảng dạy, đôi khi ngại sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài học nên hình thức dạy học chay đã khiến bài học đơn điệu, học sinh không chú ý trong giờ học, chưa nắm vững được nội dung bài học. Cụ thể những kiến thức thiếu hụt, thậm chí sai hoàn toàn của học sinh sau khi học xong văn bản:
	- Không tóm tắt được cốt truyện, ghi nhớ thiếu nội dung, chi tiết quan trọng trong tác phẩm.
	- Nhầm lẫn Vua Hùng Vương và An Dương Vương, nhầm lẫn Mị Châu và Mị Nương
	- Không nắm được cốt lõi lịch sử của truyền thuyết này.
	- Không nắm được nội dung chính của văn bản, ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh trong tác phẩm.
	Chưa hiểu rõ và rút ra được bài học cho bản thân sau khi học xong tác phẩm.
	Từ thực tế trên cho thấy, nếu những văn bản hay có thể liên hệ, tích hợp được nhiều kiến thức mà giáo viên chỉ lên lớp dạy học theo kiểu truyền thống gắn với phấn trắng và bảng đen, học sinh ghi nhớ nội dung bài học sẽ không sâu sắc. Học sinh dễ nhàm chán và không còn hứng thú tìm hiểu khám phá chiều sâu của tác phẩm văn học.
	2.3. Giải quyết vấn đề
	2.3.1. Biện pháp 1: Tích hợp kiến thức vào giảng dạy
	Tích hợp kiến thức Địa lí, cụm di tích làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội; Lịch sử nhà nước Âu Lạc; Giáo dục quốc phòng an ninh và Giáo dục công dân để dạy bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” Dự án tôi thực hiện là một tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10, tập 1 có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện:
	+ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết (là 1 trong 12 thể loại của Văn học dân gian Việt Nam). Thể loại này học sinh đã làm quen trong chương trình Ngữ văn 6 và được củng cố trong bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10), nên bước đầu các em đã nắm được khái niệm và đặc trưng của thể loại.
	+ Trong dự án tôi lồng ghép kiến thức Lịch sử lớp 6 ( Bài 14: Nước Âu Lạc) học sinh đã được học, cùng với đó là nội dung của bài Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (Bài14, Lịch sử 10) học sinh đang học nên sẽ có sự liên hệ, giúp học sinh tránh khỏi sự bỡ ngỡ khi tích hợp kiến thức.
	+ Đối với các môn Địa lý, Quốc phòng an ninh và giáo dục công dân, cũng có những kiến thức liên quan đến việc dựng nước, giữ nước và trách nhiệm của mỗi công dân đối với quốc gia, dân tộc.
	 Theo phân phối chương trình, bài học sẽ diễn ra trong 2 tiết. Tôi sẽ vận dụng, tích hợp kiến thức ở tiết đầu tiên của bài học. Cụ thể gồm 2 hoạt động:
	*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn (Tìm hiểu chung về thể loại truyền thuyết và vài nét khái quát về Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.)
- Ở phần này tập trung vào những nội dung chính sau:
+ Đặc trưng của truyền thuyết
+ Giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết
+ Môi trường sinh thành, biến đổi, diễn xướng của truyền thuyết: các sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân gian như lễ hội, các di tích lich sử - liên quan đến sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử mà truyền thuyết nhắc đến (văn hóa vật chất)
+ Khung không gian, thời gian là bối cảnh ra đời truyền thuyết
+ Tên các văn bản về truyện
+ Tóm tắt nội dung câu chuyện với kết cấu gồm 2 phần: Vua An Dương Vương xây thành và câu chuyện mất nước.
	Lưu ý: Hai ý 1 và 2 là trọng tâm. Ý thứ 3 rất cần thiết để học sinh nhận rõ: mối liên hệ khăng khít giữa văn học dân gian với văn hóa dân gian (văn học dân gian tồn tại và lưu hành trong sinh hoạt văn hóa dân gian). Do tín ngưỡng bản địa tôn thờ các anh hùng, những người có công với đất nước nên để suy tôn An Dương Vương, dân gian đã sáng tạo nhân vật Mị Châu cùng câu chuyện về mối tình nhẹ dạ, mù quáng của nàng, sử dụng câu chuyện đó để làm mờ đi nguyên nhân mất nước thực sự liên quan đến chính An Dương Vương.
- Giáo viên tích hợp kiến thức Địa lý về làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội (Bài 31, Địa lý 12: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch)
+ Huyện Đông Anh, là ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 km về phía Bắc.
+ Di tích thành Cổ Loa cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc và đây là thủ đô thứ 2 của Việt Nam, sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay - là thủ đô thời các vua Hùng) hiện tại đang có tiềm năng về du lịch bởi còn giữ được một quần thể di tích lịch sử văn hóa lâu đời, có giá trị mà truyền thuyết đã nhắc đến: Đó là đền thờ Thục Phán An Dương Vương, am bà Chúa Mị Châu, đường Mèn... (nơi phát hiện ra hàng vạn mũi tên đồng, vũ khí Vua Thục), câu ca dao lưu truyền: 
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa thành cũ khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn ghi.
+ Vua Thục đắp thành ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) rộng đến nghìn trượng, xoáy tròn như hình trôn ốc, nên gọi Loa Thành.
+ Lễ hội Cổ Loa diễn ra từ ngày 6 đến ngày 16 tháng giêng hàng năm.
	* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh Đọc hiểu văn bản 
 	Tìm hiểu nhân vật vua An Dương Vương
- Ở phần này tập trung vào những nội dung chính sau:
+ Ý thức đề cao cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của An Dương Vương trước vận nước (xây thành, chế tạo vũ khí)
+ Sự mất cảnh giác của vua An Dương Vương. 
- Giáo viên tích hợp kiến thức Lịch sử về nước Âu Lạc và vua An Dương Vương (Bài 14, Lịch sử 6: Nước Âu Lạc) và (Bài 14, Lịch sử 10: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam)
+ Vua An Dương Vương tên thật là Thục Phán – thủ lĩnh của bộ tộc Âu Việt, vị vua lập nên nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Niên đại cai trị của vua An Dương Vương từ thế kỉ III TCN (208 TCN) – 179 TCN.
+ Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18 của Văn Lang. Thục Phán đã sát nhập lãnh thổ của Văn Lang và lãnh thổ của bộ tộc mình ( bộ tộc Âu Việt) và hình thành nên nhà nước mới Âu Lạc (Sự kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt). Thục Phán lên ngôi vua lấy Niên hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội). Nhà nước  Âu Lạc được  mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về bộ máy nhà nước như có quân đội mạnh, có vũ khí tốt, và thành Cổ Loa kiên cố  nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược lần thứ 1 của Triệu Đà  năm 179 TCN. 
+ Sau cùng vua An Dương Vương thất bại trước nước Nam Việt của Triệu Đà. Nhà nước Âu Lạc là nhà nước thứ 2 của nước ta, sau nhà nước Văn Lang của Vua Hùng.
Vua Hùng Vương đóng đô ở Việt Trì – Phú Thọ, Vua An Dương Vương chọn Phong Khê (Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội) làm đất đóng đô vì: đây là trung tâm của đất nước, cư dân đông đúc, gần các con sông lớn, thuận lợi cho việc đi lại
- Sau khi kết thúc phần tìm hiểu về vua An Dương Vương, giáo viên tích hợp kiến thức Giáo dục quốc phòng an ninh (Bài 3, lớp 11, Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia; Bài 9, lớp 12: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc) và kiến thức Giáo dục công dân (bài 14, lớp 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc) để giáo dục học sinh về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực thù địch, tích cực phục vụ lợi ích Tổ quốc, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời hội nhập.
	2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng hình ảnh trực quan
	Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã khẳng định: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường nhận thức chân lý, của sự nhận thức khách quan” Các môn khoa học khác đã được xây dựng một cách cơ bản các phương tiện dạy học như: sơ đồ, biểu đồ, các dụng cụ thí nghiệm, thực hành, các phương tiện này đã và đang phát huy tác dụng đối với quá trình dạy học. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp mà trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến các cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt hiệu quả của quá trình dạy học. Trong phương pháp trực quan có nhiều hình thức trực quan khác nhau: tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, băng hình, sử dụng công nghệ thông tin, tham quan, kịch. Vì vậy việc sử dụng phương pháp trực quan là rất cần thiết và không thể thiếu. Sử dụng phương pháp trực quan sẽ: - Làm cho những tri thức phổ biến trong tự nhiên, xã hội, mang tính khái, trừu tượng, lí luận đậm nét được hiện thực hóa. - Giúp học sinh lĩnh hội những thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách chính xác, đầy đủ, mở rộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_tiep_thu_hieu_qua_truyen.doc