SKKN Thái độ sống và cách ứng xử của các nhà văn, nhà thơ thời trung đại

SKKN Thái độ sống và cách ứng xử của các nhà văn, nhà thơ thời trung đại

Trong chương trình ngữ văn lớp 10, 11 dung lượng tác phẩm văn học trung đại chiếm tỉ lệ lớn. Mỗi nhà văn, nhà thơ có một một quan niệm khác nhau trong sáng tác, song những tác phẩm của họ đều có một điểm chung là: Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến và thể hiện được thái độ sống, cách ứng xử của mình trong hoàn cảnh xã hội rối ren, dâu bể và khi đất nước có giặc ngoại xâm.

 Đề tài này, sẽ bước đầu rèn luyện cho học sinh tiếp cận với dạng đề có câu hỏi liên hệ với những tác phẩm khác trong phần nghị luận văn học, theo cấu trúc đề thi Ngữ văn THPT quốc gia của bộ giáo dục và đào tạo. Mặt khác, khi chọn đề tài này, tôi mong muốn góp phần vào việc giảng dạy văn học trung đại được tốt hơn khi mỗi giáo viên và học sinh đều có cái nhìn khái quát về “ thái độ sống và cách ứng xử của các, nhà thơ, nhà văn” đối với cuộc sống.

 

doc 13 trang thuychi01 8220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thái độ sống và cách ứng xử của các nhà văn, nhà thơ thời trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1.Mở đầu ............................................................................................................ 2 
1.2 Lí do chọn đề tài......................................................................................... ....2
1.3 Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. ....2 
1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................... .2
2.Nội dung sáng kiến.............................................................................................2
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.........................................................2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.........................3
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...............................................4
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................10 
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................11
Tài liệu tham khảo...............................................................................................13
1. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình ngữ văn lớp 10, 11 dung lượng tác phẩm văn học trung đại chiếm tỉ lệ lớn. Mỗi nhà văn, nhà thơ có một một quan niệm khác nhau trong sáng tác, song những tác phẩm của họ đều có một điểm chung là: Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến và thể hiện được thái độ sống, cách ứng xử của mình trong hoàn cảnh xã hội rối ren, dâu bể và khi đất nước có giặc ngoại xâm.
 Đề tài này, sẽ bước đầu rèn luyện cho học sinh tiếp cận với dạng đề có câu hỏi liên hệ với những tác phẩm khác trong phần nghị luận văn học, theo cấu trúc đề thi Ngữ văn THPT quốc gia của bộ giáo dục và đào tạo. Mặt khác, khi chọn đề tài này, tôi mong muốn góp phần vào việc giảng dạy văn học trung đại được tốt hơn khi mỗi giáo viên và học sinh đều có cái nhìn khái quát về “ thái độ sống và cách ứng xử của các, nhà thơ, nhà văn” đối với cuộc sống.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Trong môn ngữ văn, ngoài việc giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản trong từng văn bản thì mỗi giáo viên cần giúp học sinh biết cách khái quát các vấn đề chung để dễ nhớ, dễ thuộc, vận dụng một cách linh hoạt khi phân tích hay cảm thụ một tác phẩm của văn học trung đại. Từ đó rèn luyện và phát triển cho các em tư duy lôgic, thể hiện kiến thức và kĩ năng trong làm văn.
 Nếu cảm thụ, phân tích ...một văn bản cụ thể các em thường có một cách nhớ máy móc những kiến thức trên lớp, thì khi gặp một đề bài “rộng” năng lực khái quát và đánh giá chung các em không làm được. Để một bài văn đạt điểm cao thì phần cuối của thân bài học sinh phải đánh giá khái quát, mở rộng và nâng cao vấn đề. Vì vậy, đề tài này vừa rèn luyện và phát triển cho các em tư duy lôgic , vừa rèn luyện năng lực khái quát cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Trên cơ sở tiếp cận giữa lí luận và thực tiễn công tác, đề tài này hướng tới nghiên cứu, khái quát cách thức thực hiện để có một cái nhìn toàn diện về “ thái độ sống và cách ứng xử của các nhà văn, nhà thơ thời trung đại”. Đối tượng áp dụng là: Học sinh các lớp 11B1, 11B2, 11B9 trường THPT Tĩnh Gia 4.
1.4. Phương pháp nhiên cứu:
- Phương pháp quan sát sư phạm: Qua quá trình giảng dạy của giáo viên, quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, khảo sát học sinh để đánh giá
-Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào giảng dạy ngữ văn lớp 10, 11, trường THPT Tĩnh Gia 4.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. Cơ sở lí luận:
 Theo từ điển tiếng Việt thì “Thái độ” được hiểu theo hai nghĩa.
Nghĩa thứ nhất: Thái độ là tổng thể nói chung được biếu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ ,lời nói, hành động) của ý nghĩ , tình cảm đối với ai đó, với sự vật nào đó.
Nghĩa thứ hai: Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn,cách hành động theo một xu hướng nào đó, trước một vấn đề, một tình huống nào đó.
 Ứng xử: Là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử sự một tình hống nào đó của cuộc sống.
 Những nhà văn thời trung đại, khi đứng trước xã hội có nhiều kẻ nịnh thần, triều đình mục nát, nhu nhược, những người có tài năng, trung thực, thẳng thắn bị đè nén, chèn ép, thì họ đã có cách nghĩ, cách nhìn, cách hành động khéo léo để giữ vững khí tiết thanh cao, liêm khiết. Qua thơ văn, họ vừa thể hiện được quan niệm sống của mình, vừa phê phán xã hội phong kiến bất công, vừa đồng cảm với hoàn cảnh của nhân dân lao động. Nhìn chung, thái độ và cách ứng xử của các nhà văn, nhà thơ trung đại được thể hiện qua các tác phẩm đã góp phần tiếp nối hai dòng chảy của văn học Việt Nam là: truyền thống yêu nước và tinh thần nhân đạo.
 Môn Ngữ văn là một môn rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc hình thành, định hướng, phát triển nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học phép ứng nhân xử thế trong cuộc sống. Đây cũng là môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sáng tạo của người học. Việc dạy học đi từ cụ thể đến khái quát, từ khái quát soi chiếu vào từng vấn đề cụ thể ... giúp nâng cao hiệu quả của tiết dạy học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống thầy đọc trò chép, là phương pháp không phát triển được tư duy người học . Vì thế, dạy học theo hướng đi từ tư duy cụ thể đến khái quát, từ khái quát đến cụ thể là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hóa các hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và logic. 
 Về ưu điểm: Dạy học theo chủ đề và liên hệ với nhiều tác giả, tác phẩm giúp học sinh có điều kiện hoạt động theo nhóm, và những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học, thêm vào đó học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang lại không khí thân thiện, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét cân nhắc cẩn thận, do đó khắc phục được tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động đặc biệt là giữa giáo viên và học sinh. 
 Về hạn chế: Mặc dù có sự cố gắng trong việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học, nhưng việc theo chủ đề nếu chưa chủ động sẽ dẫn đến bài dạy khô cứng, gượng ép. Nếu không bao quát hết thì một bộ phận học sinh còn ham chơi, hoặc học theo kiểu chạy theo các môn học thời thượng, sẽ nắm kiến thức một cách hời hợt , lúng túng trong việc liên hệ với các tác phẩm, tác giả khác..
 Trước khi áp dụng đề tài, học sinh lớp 10, 11, trường THPT Tĩnh Gia 4 rất ngại học văn học trung đại, và không nắm được những vấn đề cơ bản trong tác phẩm. Khi giáo viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến cách ứng xử và thái độ sống của các tác giả thì các em chưa trả lời rõ ràng, có em chỉ trả lời được vài ý nhỏ, có em chép lại nguyên một đoạn văn, đoạn thơ...
 Ví dụ những câu hỏi sau:
Hãy nêu nét giống và khác nhau trong thái độ sống và cách ứng xử của tác giả Nguyễn Khuyến và tác giả Nguyễn Công Trứ?
Phân tích đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh” để thấy được thái độ sống và cách ứng xử của Lê Hữu Trác trước sự cám dỗ của danh lợi? Liên hệ với tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “ Nhàn”, từ đó rút ra vẻ đẹp tâm hồn của hai nhà văn, nhà thơ?
Chữ “trung” trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát có gì khác so với chữ “trung” trong “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê HữuTrác? Vì sao có sự khác nhau đó?
 Thống kê về thực trạng của học sinh làm bài như sau:
Lớp
Số học sinh
Từ 8 điểm trở lên
Từ 6,5 đến 7,9 điểm
Từ 5 đến 6,4 điểm.
Dưới 5 điểm
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
11B1
39
1
2,6
3
7,7
10
25,6
25
64,1
11B2
39
0
0
2
5,1
7
17,9
30
77
11B9
40
0
0
0
0
6
15,3
34
84,7
2.3. Giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Khái quát một vài nét về đặc điểm của xã hội Việt Nam thời trung đại.
 Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Dân tộc thoát khỏi ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã ra sức xây dựng đất nước theo tinh thần độc lập tự chủ, theo hình thái xã hội phong kiến. Quyền lợi của giai cấp thống trị và của nhân dân cơ bản là thống nhất. Vì thế những nhà văn - nhà nho cống hiến hết mình cho đất nước.
 Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Đất nước không còn giặc ngoại xâm, dù nguy cơ bị xâm lược vẫn còn. Kinh tế phát triển nhưng khủng hoảng chính trị bắt đầu xuất hiện. Nội bộ giai cấp phong kiến bắt đầu mâu thuẩn, gây chiến tranh và chia cắt lãnh thổ (chiến tranh Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn). Mâu thuẩn giữa nhân dân và giai cấp thống trị ngày càng rõ rệt.Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra vào những năm 30- 40 của thế kỉ XVIII. 
 Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến nủa đầu thế kỉ XIX: Chế độ phong kiến đằng trong, đằng ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng và có nguy cơ sụp đổ. Phong trào nông dân khởi nghĩa mạnh như vũ bão, tiêu biểu là phong trào Tâp Sơn, ...thống nhất được đất nước nhưng cuối cùng thất bại. Đất nước đã rơi vào hiểm họa xâm lăng của thực dân Pháp.
 Từ nửa cuối thế kỉ XIX: Pháp xâm lược Việt Nam. Xã hội Chuyển dần từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến.
2.3.2. Thái độ sống và cách ứng xử của các nhà văn, nhà thơ trong nền văn học trung đại.
a. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)
 Ông từng thi đỗ trạng nguyên và ra làm quan dưới triều Mạc. Khi làm quan ông dâng sớ chém mười tám tên lộng thần, nhà vua không nghe nên ông cáo quan về ở ẩn. Ở quê nhà 44 năm nhưng lòng không ngày nào quên đời, cái ưu thời mẫn thế lúc nào cũng lộ rõ trong thơ. Thơ ông vừa ca ngợi chữ “nhàn”, vừa tố áo hiện thực thối nát của cuộc đời.
 Vì “mùi thế gian nhiều mặn nhạt”, đường công danh còn nhiều bon chen nên tác giả muốn lánh đục về trong, để giữ gìn nhân cách. Ông tìm đến sự tiêu dao tiên phật, bởi chỉ có ở đó ông mới không bị ràng buộc bởi danh hoa phú quí, không bị khuất phục bởi thế lực gian tà, và ông tìm về với con đường đại ẩn: 
Ông ca tụng cảnh nhàn với những thú vui riêng: “Một mai một cuốc một cần câu”, đây là cái nhàn của tầng lớp sĩ phu yêu nước. Ẩn dật nhưng lúc nào cũng lo cho dân, cho nước, vẫn giữ được chữ “ trung” của một trang nam tử:
“Nghĩa cả luống quên tôi chúa cũ”
“Ơn chúa đã nhiều chưa báo đáp
Lòng còn canh cánh ắt khôn nài”
 Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có nội dung phê phán hiện thực sâu cay, ở đó có cảnh chém giết tranh giành quyền thế của các triều đại:
“Có thuở được thời mèo đuổi chuột
Đến khi thất thế kiến tha bò”
Tác giả tỏ ra khôn ngoan từng trải, một người chọn con đường lánh đục về trong, ông suy nghĩ rất nhiều về thời thế, về lẽ lui, tới và chú trọng về đường cư xử của đồng loại. Cụ rất hiểu tâm địa của người đời.
“Được thời thân thích chen chân đến
Thất thế lư hương ngoảnh mặt đi”
“Người của lấy cân ta nhắc thử
Mới hay rằng của nặng hơn người”
“Thớt có tanh tao ruồi mới đậu
Gan không mật mỡ kiến bò chi”
Và ông đã chọn cho mình một lối sống an nhàn, thanh cao, giản dị nơi quê nhà.
“Trong sạch ai là thiên hạ sĩ
An nhàn ta chính địa trung tiên »
b. Lê Hữu Trác: (1724 -1791 ).
Là một người học rộng tài cao nhưng ông không ra làm quan để được hưởng danh lợi mà suốt đời gắn bó với ghề y để chữa bệnh cho dân. Cuộc đời thầy thuốc của ông gắn liền với quê ngoại ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.
 Sinh ra trong thời buổi nhiễu nhương, chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, vua Lê mất hết quyền lực ở trong tay, chúa Trịnh lộng quyền, cho nên ông không muốn thể hiện cái danh của mình trên con đường hoạn lộ. Ông ẩn dật nơi quê nhà để giữ cho lòng mình liêm khiết.
 Ông đã nhiều lần được chúa Trịnh vời vào cung chữa bệnh cho thế tử - Trịnh Cán. Qua những lần xem bệnh, ta thấy được cái tài và cái tâm của một người thầy thuốc, đồng thời thấy được cách ứng xử khôn khéo của ông trước sự cám dỗ của danh lợi. Không ham danh lợi, không đồng tình với lối sống xa hoa nơi phủ chúa, nhưng đứng trước cảnh đẹp thì Lê Hữu Trác cũng thốt lên:
“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt
Cả trời Nam sang nhất là đây
Lầu tầng gác vẽ tung mây
Rèm châu hiên ngọc bóng mai ánh vào
Hoa cung thoảng ngọt ngào đưa tới
Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen
Quê mùa cung cấm chưa quen
Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào”
Lời khen của tác giả có một chút mỉa mai châm biếm “bây giờ tôi mới biết cảnh giàu sang nơi phủ chúa thực khác đời thường”. Khi được mời ăn tác giả nhận xét “ mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ, bây giờ tôi mới biết cái phong vị của một nhà đại gia”. Nói về bệnh tình của thế tử ông khẳng định” Vì thế tử ở trong màn che, trướng gấm quá lâu, ăn quá no mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Như vậy, tác giả vẫn khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa song vẫn tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, và không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, nhiều tiện nghi mà thiếu khí trời.
 Lê Hữu Trác còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ, luôn giữ được lòng trung với vua chúa “nếu ta chữa có kết quả ngay thì bị danh lợi nó ràng buộc, chi bằng ta dùng thứ thuốc hòa hoãn, nếu không đúng thì cũng không sai bao nhiêu. Nhưng rồi nghĩ lại: Cha ông mình đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cái lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được”. 
 Ông luôn thường trực ý muốn “về núi”- về quê ở ẩn, để tận hưởng cuộc sống thanh đạm, tự do. Đây là cách xử thế đối nghịch với quan điểm sống của phủ chúa và bọ quan quyền. Nhưng nét đáng quý là, ông không bao giờ quay lưng lại với đất nước và nhân dân, dốc hết tâm lực của mình để truyền bá y học và chữa bệnh cho người nghèo
c. Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)
 Được mệnh danh là “tam nguyên Yên Đổ” vì ông đỗ đầu cả ba kì thi. Làm quan hơn mười năm, lấy cớ đau mắt cáo quan về ở ẩn. Có tài , về quê ở ẩn kiên quyết không hợp tác với giặc để giữ khí tiết thanh cao. Ông là người “thân nhàn nhưng tâm không nhàn”, lúc nào cũng trăn trở băn khoăn về thời thế, thể hiện lòng yêu nước thầm kín.
 Trước cảnh nước mất nhà tan, ông không hoàn toàn siêu thoát và dứt bỏ cuộc đời để đi “câu cá, uống rượu, vịnh thu”, mà trong cái dáng dấp “tựa gối buông cần lâu chẳng được” ta còn cảm nhận được sự nổi loạn bên trong của tâm hồn.
“ Năm canh máu chảy đêm hè vắng.
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ”
“Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông hổ đất ngẩng trông thẹn trời”
Vì chưa làm được gì cho đất nước, chưa đền đáp được ơn vua nên lúc nào ông cũng nghĩ đến chữ “ trung” mà “nhớ, tiếc, hổ thẹn”. Đó là tâm trạng của một người yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc.
 Và cách ứng xử của tác giả là quay về với thôn quê với những người nông dân thuần hậu nhưng chất phác, để cùng họ sống cảnh thanh bạch, nghèo nàn. Ở phương diện này Nguyễn Khuyến luôn đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân, vì họ mà lên tiếng, mà viết ra cảnh mất mùa, lụt lội, nợ nần, gạo đắt thì đây cũng là một thái độ sống, một cách ứng xử cao đẹp trong suy nghĩ của một nhà nho.
“Gạo đắt dễ khôn xoay đủ bữa
Nước sâu thêm lại gặp mưa rào”
“Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa”
“Hàng quán người về nghe xao xác
Nợ nần năm hết hỏi lung tung”
“Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo
Nhân tình trắng thế lại bôi vôi”
 Trong thơ văn của ông, ta còn thấy ông “tự cười mình, hổ thẹn và gớm giếc” cho mình vì mang tiếng đỗ đầu ba kì thi nhưng ông không làm được gì cho đất nước.
“Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già:
“Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng”
Ẩn dật, sống vì dân cảm thông với họ, trăn trở về đất nước là thái độ sống tích cực, là cách ứng xử cao đẹp của một “ tri thức dân tộc, giàu tài năng, sống thanh bạch, đôn hậu, khí tiết, yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc”.
d. Nguyễn Công Trứ: (1778 – 1858).
Ông đã từng quan niệm: “Đã sinh ra ở trong trời đất
 Phải có danh gì với núi sông”
Muốn có được chữ “danh” thì người con trai trong xã hội phong kiến phải học- đi thi- ra làm quan- phò đời giúp nước. Năm 42 tuổi Nguyễn Công Trứ mới đậu giải nguyên và được bổ làm quan, và ông đã có dịp thể hiện tài năng của mình trên con đường hoạn lộ. Cuộc đời làm quan của ông lên xuống đảo điên, lúc làm tổng đốc, lúc bị giáng xuống làm lính thú ở biên thùy, nhưng dù làm việc gì ông cũng làm tròn trách nhiệm của mình, thậm chí còn tham lam một cách ngất ngưởng: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”- tức là ông đã vơ hết mọi việc trong vũ trụ trời đất làm phận sự của mình. Đây là biểu hiện của cái tôi mạnh mẽ trong văn học trung đại, đối lập và thách thức cái ta chung của xã hội..
 Không như những nhà nho khác, cáo quan giữa chừng để về sống ẩn dật. Nguyễn Công Trứ hăm hở trên con đường hoạn lộ. Sống giữa chốn quan trường đầy bon chen, lợi lộc nhưng lúc nào ông cũng giữ được nhân cách của một nhà nho. Tại sao như vậy? Tại vì ông là con người ‘ ngất ngưởng”, sống khác đời khác người , tự tin vào tài năng của mình. Ông luôn khoe tài, khoe danh và tự hào với những năm tháng được thăng quan tiến chức:
“Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông
Lúc bình Tây cờ đại tướng
Có khi về phủ Doãn Thừa Thiên”
 Mặt khác ông còn sống khác đời, khác người, có cách ứng xử đối lập lại với quan niệm của xã hội:
“Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
“Đô môn giải tổ chi niên” là ngày cởi áo quan về hưu, thường có tiệc tiễn, thơ ban và phẩm vật của triều đình để biểu thị sự luyến tiếc, kính trọng. Song Nguyễn Công Trứ lại ngất ngưỡng cưỡi lưng con bò, con bò lại được trang sức bằng đạc ngựa. Một sự kết hợp trái mắt, khập khiễng bất cần lời khen chê của thiên hạ.
 Về hưu, ông thường lên núi, lên chùa đi du ngoạn, cố tạo cho mình dáng vẻ tu hành, từ bi, nhưng bên ông lại nhũng nhẵng một vài cô gái trẻ “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”. Đây là điều cấm kị trong giới tu hành, nhưng tác giải vẫn trêu ngươi, bất cần, khiến cho bụt cũng phải nực cười ông “ngất ngưởng”. Cuộc đời về hưu của ông luôn vui vẻ say sưa trong lời ca tiếng hát, sống thanh thản, thoải mái, không bị ràng buộc vào những tập tục khắt khe của xã hội phong kiến:
“Khi ca khi tửu khi cắc khi tùng
Không phật không tiên không vướng tục”
Tuy sống phá cách nhưng tác giả vẫn giữ được nhân cách của một nhà nho:
“Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây”
“Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
Câu thơ vừa là lời thách thức bọn quan lại a dua, nịnh thần, bạc nhược , vừa là câu hỏi, trong triều này có ai tài năng, trung hiếu vẹn toàn, có ai có thể sống bằng giá trị của mình như Nguyễn Công Trứ. Vừa như vỗ vào mặt đám quan lại, đồng thời khẳng định cá tính đòi hỏi sự tự do, thoát khỏi sự gò bó chật hẹp của chế độ phong kiến.
e. Cao Bá Quát (1809 – 1855).
 Là nho sĩ, Cao Bá quát không tránh khỏi lối mòn xưa cũ: Học – đi thi – ra làm quan – phò đời, giúp nước. Năm 1831 ông thi đỗ cử nhân, và ra làm quan với triều Nguyễn. Nhưng xã hội suy tàn, mục nát và có nguy co tan rã, vì thế ông cũng không mấy tha thiết với công danh và chức tước. Nếu Nguyễn Công Trứ luôn tự hào với những ngày tháng được thăng quan thì Cao Bá Quát lại cảm thấy việc làm quan là con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Ông bất bình với việc thi cử tuyển chọn nhân tài của triều đình nên nhân một lần làm giám khảo trường thi ông đã từng lấy muội đèn chữa cho những bài hay, có chất lượng mà phạm húy, để lấy đỗ. Sự việc bị phát giác ông bị đày ra nước ngoài để lấy công chuộc tội.
 Từ thái độ bắt bình đó, tác giả đã thể hiện rõ sự phê phán trong lối học vô nghĩa của người trí thức và của mình:
“Đời ta lầm lỡ vì cái danh hờ
Hàng nghìn năm chìm đắm trong bút mực”
Vì lưu luyến sự sáng sủa nên học làm quan
Một chút danh mà lận đận mãi chưa thể nhàn được”
Ông đã từng ví “công danh có một sức cám dỗ lớn” như một thứ rượu ngon, ở đó người say thì vô số còn người tỉnh thì rất ít:
“Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số tỉnh bao người”

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thai_do_song_va_cach_ung_xu_cua_cac_nha_van_nha_tho_tho.doc