Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học ở trường Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học ở trường Trung học Phổ thông

Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

 a. Mục đích của giải pháp:

 Mục đích của đề tài mà tôi nghiên cứu nhằm thay đổi lối dạy và học

“ Thầy đọc, trò chép ” học sinh rời khỏi sự hướng dẫn của thầy thì không còn biết xử lí kiến thức như thế nào, hậu quả của sự “ bị động” ấy là học sinh mất đi tính sáng tạo, tính logic trong học tập

 Sách giáo khoa viết theo chương trình mới hiện nay hàm chứa một hệ thống kiến thức và kĩ năng đòi hỏi học sinh phải đạt được qua kênh hình, kênh chữ và các lệnh khá rõ ràng, điều đó tạo thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp nhưng đồng thời cũng đòi hỏi người dạy phải tìm tòi, sáng tạo trong cách dạy.

 Từ những trăn trở trên và qua thực tế giảng dạy để nhằm nâng cao khả năng tư duy, khả năng lập luận và kĩ năng trình bày của học sinh, cùng với đặc thù bộ môn có lượng kiến thức phong phú với nhiều quá trình và cơ chế như môn Sinh học, để học sinh có thể nắm vững và đầy đủ kiến thức thì rất khó, nên việc hướng dẫn học sinh có thể hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, qua đó học sinh sẽ nhìn được tổng thể kiến thức một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, rút ngắn được thời gian ôn tập củng cố và ghi nhớ bài nhanh hơn. Đồng thời dễ dàng cho giáo viên trong việc kiểm tra khả năng tư duy của học sinh, khả năng nắm vững kiến thức của học sinh.

 

doc 5 trang cuonglanz2a 6301
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Ở TRƯỜNG THPT
Mã số: .
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
a. Giải pháp đã và đang áp dụng tại nhà trường: 
	Trong nhà trường đã và đang có những sáng kiến kinh nghiệm thiết thực nhằm tăng hứng thú học tập của học sinh và nâng cao hiệu quả của giờ học như:
	- Nguyễn Thị Phương ( 2013 ): Sử dụng câu hỏi trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông.
	- Vũ Thị Hạt ( 2013 ): Phương pháp giải bài tập liên kết gen, hoán vị gen.
	- Hoàng Thị Thúy Mai ( 2013 ): Phương pháp giải bài tập tích hợp các quy luật di truyền. 
 Còn lại hoạt động dạy học chủ yếu vẫn tuân theo quy định, mang tính định hướng chung chưa thành giải pháp.
b. Ưu khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại cơ quan đơn vị.
* Ưu điểm: Các giải pháp đã, đang được áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn Sinh học tại trường vẫn phát huy được ưu điểm truyền thống đó là:
- Đảm bảo chức năng của môn học: nhận thức, giáo dục kỹ năng sống, tích hợp bảo vệ môi trường.
- Cung cấp đầy đủ của kiến thức kỹ năng của bộ môn đảm bảo cho việc thi cử của học sinh.
- Đã tạo được sự hứng thú trong giờ học của học sinh.
* Khuyết điểm: Những giải pháp trên chủ yếu áp dụng trong khung thời gian của một tiết học kiến thức mới hoặc tiết bài tập. Việc khơi gợi hứng thú cũng như tư duy độc lập sáng tạo của học sinh chưa trọn vẹn, học sinh chỉ học thuộc bài nhưng chưa có khả năng tư duy và tổng hợp kiến thức.
Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần thiết thực trong việc nâng cao hứng thú, lòng say mê môn Sinh học bản thân tôi đã suy nghĩ có ý tưởng tiếp tục cải tiến sáng kiến “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học ở trường THPT ”.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
 a. Mục đích của giải pháp: 
 Mục đích của đề tài mà tôi nghiên cứu nhằm thay đổi lối dạy và học 
“ Thầy đọc, trò chép ” học sinh rời khỏi sự hướng dẫn của thầy thì không còn biết xử lí kiến thức như thế nào, hậu quả của sự “ bị động” ấy là học sinh mất đi tính sáng tạo, tính logic trong học tập 
 Sách giáo khoa viết theo chương trình mới hiện nay hàm chứa một hệ thống kiến thức và kĩ năng đòi hỏi học sinh phải đạt được qua kênh hình, kênh chữ và các lệnh khá rõ ràng, điều đó tạo thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp nhưng đồng thời cũng đòi hỏi người dạy phải tìm tòi, sáng tạo trong cách dạy. 
 Từ những trăn trở trên và qua thực tế giảng dạy để nhằm nâng cao khả năng tư duy, khả năng lập luận và kĩ năng trình bày của học sinh, cùng với đặc thù bộ môn có lượng kiến thức phong phú với nhiều quá trình và cơ chế như môn Sinh học, để học sinh có thể nắm vững và đầy đủ kiến thức thì rất khó, nên việc hướng dẫn học sinh có thể hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, qua đó học sinh sẽ nhìn được tổng thể kiến thức một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, rút ngắn được thời gian ôn tập củng cố và ghi nhớ bài nhanh hơn. Đồng thời dễ dàng cho giáo viên trong việc kiểm tra khả năng tư duy của học sinh, khả năng nắm vững kiến thức của học sinh.
b. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng.
Kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy khác biệt so với phương pháp dạy học truyền thống đó là giúp học sinh và giáo viên:
- Tìm hiểu về sơ đồ tư duy.
- Làm quen với sơ đồ tư duy.
- Nắm được một số kỹ năng về phương pháp thiết kế trên bản đồ tư duy.
- Vận dụng của sơ đồ tư duy trong một số trường hợp khác nhau cụ thể như: trong dạy kiến thức mới, trong củng cố, ôn tập.
- Có thể vận dụng tốt hơn phương pháp dạy học này vào các tiết dạy: kiến thức mới, ôn tập chương, ôn thi tốt nghiệp.
 - Đồng thời làm tư liệu tham khảo cho quá trình dạy học môn Sinh học ở trường THPT.
	- Qua sử dụng sơ đồ tư duy học sinh có thể hình thành lối tư duy mạch lạc, hiểu biết về vấn đề một cách sâu sắc, có tính logic, khoa học.
	- Giáo viên có thể sử dụng các từ khóa để kiểm tra kiến thức qua từng phần, từng chương qua cách học sinh trình bày qua sơ đồ tư duy. Đồng thời nhận xét được khả năng tư duy của từng học sinh.
c. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
	 Sáng kiến dựa trên nghiên cứu lý luận chung về phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trog dạy học theo tài liệu của Tony Buzan và Ađam Khoo. 
	 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của các phương pháp dạy học Sử dụng sơ đồ tư duy có nhiều ưu điểm so với các phương pháp dạy học truyền thống.
 Từ đó rút ra nhận xét, đánh gía góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Sinh học.
 	Nội dung của sáng kiến: Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến bao gồm 4 phần:
	1. Cơ sở lý luận: 
	Sáng kiến dựa trên cơ sở lý luận chung về sơ đồ tư duy theo Tony Buzan và Ađam Khoo. 
	Sáng kiến đề cập đến các đặc điểm của sơ đồ tư duy, cách sử dụng sơ đồ tư duy, đối tượng áp dụng của sơ đồ tư duy trong giảng dạy kiến thức mới và trong củng cố kiến thức và ôn tập ở trường THPT số 2 Bảo Thắng.
	2. Giải quyết vấn đề: Sáng kiếm đã chỉ rõ: 
	- Giới thiệu về sơ đồ tư duy.
	- Phương pháp lập sơ đồ tư duy.
	- Các trường hợp vận dụng cụ thể.
	- Bài làm của học sinh.
Việc áp dụng sơ đồ tư duy với các giờ ôn tập kiến kiến thức mới, củng cố kiến thức, ôn tậpgiúp học sinh nắm được kiến thức một cách khoa học, có khả năng vận dụng kiến thức và khắc sâu kiến thức sâu hơn.
 	Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập giúp cho học sinh tránh được những nhàm chán trong học tập, đồng thời chủ động tự kiểm tra kiến thức của bản thân.
3. Kết quả thực hiện:
Tác giả cũng đã chứng minh cho tính khả thi và hiệu quả của giải pháp bằng một số bài làm và kết quả cụ thể.
Sau cùng là phần phân tích đánh giá hiệu quả của giải pháp áp dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học trong giảng dạy kiến thức mới, củng cố, ôn tập. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá góp phần nâng cao công tác giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT số 2 Bảo Thắng. 
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
- Giải pháp có tính thiết thực, tính khả thi cao, dễ áp dụng, phù hợp với nhiều dạng bài học, nhiều đơn vị kiến thức như áp dụng trong dạy bài mới, củng cố kiến thức, giờ ôn tập. 
- Kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học có thể áp dụng trong tất cả các khối lớp và trên tất cả các đối tượng từ lớp 10 đến lớp 12 ngoài ra có thể ứng dụng cho nhiều môn khác, áp dụng cho tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
 Từ việc kiểm chứng so sánh tôi nhận thấy những học sinh được học theo chuyên đề có kết quả tốt hơn hẳn biểu hiện ở số học sinh đạt điểm số cao tăng lên rõ rệt chất lượng được cải tiện rõ rệt. 
 Mặt khác, khi giáo viên có được kĩ năng xây dựng chủ đề, hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ, đạt các câu hỏi khai thác sơ đồ theo mục tiêu cụ thể tạo được cho học sinh lối tư duy nhanh nhạy mà chặt chẽ và tiếp thu kiến thức sinh học rất hiệu quả.
 Học sinh được rèn luyện kiến thức, kĩ năng qua những sơ đồ, những câu hỏi liên quan đến sơ đồ ở các mức độ khác nhau thì học sinh trong một lớp sẽ lần lượt trả lời theo năng lực của mình, giáo viên bao quát được học sinh và đánh giá được hiệu quả giờ học từ đó khơi gợi ở học sinh hứng thú với môn Sinh học.
 	Qua trao đổi, quan sát sư phạm, phân tích nội dung bài làm của học sinh, sản phẩm của học sinh tôi thấy đa số học sinh có kiến thức cơ bản của phần nhưng các em chưa có kĩ năng tổng hợp để tích hợp lại. Phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy giúp các em tổng hợp được kiến thức và cũng góp phần nào vào việc định hướng khi làm bài cho học sinh.
 	Qua những kết quả thử nghiệm và quan sát sư phạm tôi thấy rằng: Kinh nghiệm : Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học ở trường THPT đã thể hiện nhiều dấu hiệu về triển vọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt trong lĩnh vực ôn tập thi tốt nghiệp và ôn thi Đại học. 
5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản mền ( File điện tử ) nội dung sáng kiến 01bản, bản tóm tắt báo cáo hiệu quả sáng kiến 01 bản.
- Bản giấy có đóng bìa báo cáo tóm tắt sáng kiến 01 bản.
 Bảo Thắng, ngày 17 tháng 05 năm 2014 
 Người báo cáo 
 Hoàng Thị Thúy Mai

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_sin.doc
  • docMẫu BC thành tích.doc
  • docMẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.doc