SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các biện pháp tích cực trong dạy học bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” (Lịch sử 10)

SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các biện pháp tích cực trong dạy học bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” (Lịch sử 10)

 Hiện nay trong toàn ngành giáo dục đang diễn ra phong trào " Đổi mới phương pháp dạy học”, " Lấy học sinh làm trung tâm” , " Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo”. Bởi vậy ở mỗi môn giáo viên (GV) cần có sự chủ động, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.

 Bộ môn Lịch sử - với tư cách là một bộ môn khoa học xã hội, có ưu thế trong việc góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường Việt Nam . Bộ môn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản , có hệ thống về Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, nhằm góp phần xây dựng vốn văn hoá phổ thông không thể thiếu được của mỗi người.Trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, việc giảng dạy ở trương phổ thông cần phải tạo ra được sự chuyển biến căn bản về chất lượng dạy học.

 Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học.

 

doc 29 trang thuychi01 8594
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các biện pháp tích cực trong dạy học bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” (Lịch sử 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU ..	.2
1.1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
2. NỘI DUNG ...........................................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề................................................................................................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...................................................6
2.3.1. Một số yêu cầu.................................................................................................6
2.3.2. Lựa chọn nội dung cần giảng dạy....................................................................6
2.3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện......................................................................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................20
3.1. Kết luận.............................................................................................................20
3.2. Kiến nghị ..........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................22
PHỤ LỤC ................................................................................................................23
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Hiện nay trong toàn ngành giáo dục đang diễn ra phong trào " Đổi mới phương pháp dạy học”, " Lấy học sinh làm trung tâm” , " Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo”. Bởi vậy ở mỗi môn giáo viên (GV) cần có sự chủ động, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.  
 Bộ môn Lịch sử - với tư cách là một bộ môn khoa học xã hội, có ưu thế trong việc góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường Việt Nam . Bộ môn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản , có hệ thống về Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, nhằm góp phần xây dựng vốn văn hoá phổ thông không thể thiếu được của mỗi người.Trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, việc giảng dạy ở trương phổ thông cần phải tạo ra được sự chuyển biến căn bản về chất lượng dạy học. 
 Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học.
 1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học lịch sử ở Trường trung học phổ thông Cầm Bá Thước, chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc kết hợp các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử. Từ đó, xác định những biện pháp dạy học phù hợp với từng thể loại bài học để có hiệu quả dạy học tốt nhất.
 Với việc nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các biện pháp tích cực trong dạy học bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” (Lịch sử 10), tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học Lịch sử hiệu quả hơn, học sinh yêu thích, hứng thú với tiết học hơn và đặc biệt các em được rèn luyện kĩ năng chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng những kiến thức lịc sử vào giả quyết các vấn đề thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp dạy học tích cực trong tiết học lịch sử “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” (Lịch sử 10 – Cơ bản), 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài này tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu sau: 
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ.
 + Phương pháp phỏng vấn.
 + Phương pháp so sánh, đối chiếu.
 + Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình dạy.
 + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học.
 + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.
 + Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Nghiên cứu về hứng thú, các nhà tâm lí học cho rằng: đây là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại những khoái cảm của cá nhân trong quá trình hoạt động. Nó bểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động. Mặt khác, hứng thú bao giờ cũng dẫn đến một hiện tượng cụ thể hấp dẫn, nó gắn liền với tình cảm con người. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu, làm nảy sinh khát vọng và hành động có sáng tạo. Ngược lại, nếu hứng thú không được thoả mãn sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực.
 Đặc thù học tập lịch sử của bậc THPT là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới từ cổ đến kim, từ cổ đại đến hiện đại. Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế, bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em.
 Theo tôi, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của các em để các em dễ dàng tiếp thu được kiến thức mà không bị gò ép.
II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Về phía giáo viên.
 - Tình hình chung về giảng dạy môn lịch sử ở trường: Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Có những giáo viên có kinh nghiệm nên thông qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp cho bản thân rút nhiều kinh nghiệm quý báu để vận dụng khi lên lớp.
 - Hệ thống lược đồ, bản đồ trong các thư viện trường học tương đối đầy đủ, chất lượng tốt cùng với hệ thống tư liệu trên mạng là kho đồ dùng trực quan đắc lực cho giáo viên khai thác trong quá trình dạy học.
 - Phần mềm tin học hỗ trợ cho giáo viên trong dạy học rất quan trọng nếu giáo viên áp dụng một cách tích cực.
 - Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện trong điều kiện Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai chủ trương đổi mới mạnh mẽ tạo nên luồng không khí mới cho mỗi cán bộ quản lí, giáo viên và cả học sinh.
 - Tuy nhiên, mặc dù đã cải cách chương trình giảng dạy nhưng vẫn còn một số bài quá dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức đối với cả giáo viên truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Giáo viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu để sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng từng kiểu bài và chắt lọc những kiến thức trọng tâm dể bài dạy có hiệu quả. Một số giáo viên chưa thực sự chưa quan tâm đến tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, chưa gây cho học sinh được hứng thú thật sự để nâng cao chất lượng bộ môn.
2.2.2. Về phía học sinh.
 - Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô, có ý thức học tập tốt, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, các sách bài tập lịch sử...
 - Trường THPT Cầm Bá Thước là một trường đóng trên địa bàn huyện miền núi, nhiều em ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, gia đình hoàn cảnh ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập.
 - Đa số các em vẫn còn thói quen học vẹt, thụ động nên không nắm được bản chất của các sự kiện lịch sử vì vậy sẽ mau quên kiến thức đã học, hoặc có nhớ thì cũng không thực sự chính xác, lô-gic các sự kiện lịch sử.
 - Ngoài ra, hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh còn xem nhẹ bộ môn, coi lịch sử là bộ môn phụ, ngại học, ít chú ý đến nên có tư tưởng học đối phó
 Để khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi trên, là giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử hơn 10 năm nay, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề để các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi, góp ý và rút kinh nghiệm: “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các biện pháp tích cực trong dạy học bài “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” (Lịch sử 10 – Cơ bản)”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
 2.3.1. Một số yêu cầu:
 Trong quá trình thực hiện tiết dạy lịch sử, giáo viên cần phải xác định rõ nội dung kiến thức cần truyền tải đến học sinh, đồng thời cần phải sử dụng các phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn. Trong quá trình triển khai kế hoạch tiết học, giáo viên đặc biệt chú trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Giáo viên cần lập kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho các em trong tiết dạy trước đó để các em có hướng chuẩn bị bài học thật hiệu quả. 
2.3.2. Lựa chọn nội dung cần giảng dạy:
 Trong khóa trình lịch sử lớp 10 THPT chương trình cơ bản có 23 bài thuộc kiến thức lịch sử thế giới, 16 bài thuộc kiến thức lịch sử Việt Nam. Trong quá trình giảnh dạy, nhóm chuyên môn thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài dạy cần thống nhất những nội dung dạy cụ thể cho từng từng bài, phương pháp cơ bản cần áp dụng đối với mỗi bài. Trên cơ sở đó, mỗi giáo viên trong nhóm tự xây dựng cho mình kế hoạch triển khai tiết dạy đầy đủ để xây dựng được những tiết học hiệu quả nhất.
 Đối với bài 8 “Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á” (Lịch sử 10 – Cơ bản) – tiết 12 theo chương trình kế hoạch Nhà trường THPT Cầm Bá Thước tôi lựa chọn những kiến thức cơ bản cần truyền tải, hướng dẫn học sinh tiếp thu và khắc sâu sau: 
 - Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự ra đời và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
 2.3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
a. Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử.
* Vận dụng tốt các phương pháp dạy học để biến nội dung bài học thành nguồn hứng thú nhận thức của học sinh.
 Trong thực tế dạy học, tôi thường sử dụng các phương pháp sau để tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh:
- Thông báo kiến thức: Chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh một số sự kiện.
- Kết hợp thông báo với gợi mở vấn đề.
- Nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh phân tích.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
Các phương pháp trên luôn được thay đổi phù hợp với nội dung từng bài, tránh việc đơn điệu, dễ gây nhàm chán đối với học sinh.
* Sử dụng các mẩu chuyện lịch sử nhằm tăng tính hấp dẫn các tiết dạy, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
 Kể chuyện là một biện pháp có tính giáo dục cao, kể chuyện dễ gây cho học sinh những xúc động, làm cho học sinh cảm thấy như là đang được sống lại với những sự kiện lịch sử ấy, nhất là những mẩu chuyện gần gũi với học sinh. Có thể sử dụng các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại và đặc biệt là những mẩu chuyện liên quan đến lịch sử địa phương.
 Yêu cầu kể chuyện phải liên quan đến các sự kiện lịch sử trong bài học, chính xác và tránh những chi tiết li kỳ không có giá trị khoa học, không phù hợp với yêu cầu học tập, không được quá dài làm ảnh hưởng đến thời gian lên lớp.
Sự hứng thú của học sinh không chỉ vì được cung cấp các sự kiện, chi tiết hay, hấp dẫn mà còn vì nội dung giáo dục của câu chuyện.
* Nâng cao hứng thú học tập của học sinh thông qua những lời văn, câu thơ.
 Sử dụng những lời văn, câu thơ trong dạy học lịch sử là biện pháp rất thiết thực đối với bộ môn. Nó giúp cho học sinh tiếp nận kiến thức một cách dễ dàng mà không cảm thấy khô khan, nhàm chán. 
* Sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử.
 Khi đã xây dựng được bản đồ, việc sử dụng như thế nào trong dạy học lịch sử cũng là yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả dạy học. Muốn sử dụng có hiệu quả yêu cầu người giáo viên phải tuân theo quy trình sau:
 - Xác định mục đích của việc sử dụng bản đồ.
 - Hiểu rõ những kiến thức lịch sử, địa lí được thể hiện trên bản đồ: Tên bản đồ, đọc chú giải trên bản đồ để biết được kí hiệu, quy ước, kí hiệu biểu tượng địa lí, lịch sử biểu tượng trên bản đồ.
 - Cách tiến hành bài giảng khi sử dụng bản đồ lịch sử (Chú ý cách treo, cách chỉ bản đồ).
* Sử dụng phần mềm Power Point nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong dạy học lịch sử.
 Hiện nay, công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong trường học nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh ngày càng có hiệu quả hơn. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi thường sử dụng phần mềm Power Point với mục đích chủ yếu là bổ sung thêm nguồn tư liệu (phim, ảnh, tư liệu), đồ dùng trực quan (lược đồ, sơ đồ) giúp học sinh tái hiện phần nào về lịch sử đã trải qua nhằm tăng thêm hứng thú nhận thức cho học sinh. 
 * Sử dụng biện pháp nhập vai nghề tương lai: ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch 
 “Học đi đôi với hành”, “lí thuyết gắn liền với thực tiễn”, đặc biệt trong chương trình giáo dục hiện nay của đất nước, tất cả các nhà trường đều có nhiệm vụ định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh nên đây là trách nhiệm đối với các giáo viên chủ nhiệm và tất cả các giáo viên bộ môn. Việc phát hiện khả năng, năng khiếu của học sinh là rất quan trọng, vì thế trong mỗi tiết dạy, trong quá trình giảng dạy học sinh, giáo viên cần tổ chức một số các hoạt động phù hợp vừa để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, vừa phát hiện năng lực, khả năng của mỗi học sinh để giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
b. Để đưa lý thuyết vào thực tiễn, tôi xin minh hoạ cụ thể bằng một tiết học trong khoá trình lịch sử lớp 10 (Chương trình cơ bản).
Tiết 12. 
BÀI 8. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết được những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự ra đời và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
2. Kỹ năng:
Rèn HS kỹ năng khái quát hóa sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á, kỹ năng lập bảng thống kê về sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á qua các thời kỳ lịch sử.
3. Thái độ:
Nâng cao tình đoàn kết giữa các nước Đông Nam Á và trân trọng những giá trị lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
+Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
+Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái tạo hiện tượng, sự kiện lịch sử.
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh.
- Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử như đánh giá về những thành tựu kinh tế, văn hóa của các vương quốc Đông Nam Á thời kì phát triển
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC
1.Giáo viên:
- Tranh ảnh về con người và đất nước Đông Nam Á thời cổ và phong kiến.
- Lược đồ châu Á, lược đồ về các quốc gia Đông Nam Á.
- Giáo án Power Point.
2. Học sinh
- Nguyên cứu nội dung bài học.
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, đàm thoại, phân tích, miêu tả, tường thuật, so sánh 
- Trong tiết thực nghiệm này, tôi khai thác Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến và sử dụng những tranh ảnh tư liệu trên màn chiếu.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ HOẠT ĐỘNG CHỨC HỌC TẬP
*Ổn định tổ chức lớp.
*Kiểm tra bài cũ.
*Bài mới.
 A. KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu: 
Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực lịch sử địa lý – văn hóa riêng biệt. Trên cơ sở phát triển đồ sắt và kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, từ những thế kỷ đầu của Công nguyên, các vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở Đông Nam Á; tiếp đó khoảng thế kỷ IX – X, các quốc gia Đông Nam Á được xác lập và phát triển thịnh đạt vào thế kỷ X – XV.
2. Phương thức:
 Giáo viên đưa lên màn chiếu Lược đồ các quốc gia Đông Nam Ávà lá cờ biểu tượng của một tổ chức khu vực Đông Nam Á (phụ lục) và hỏi: Em hãy cho biết đây là khu vực nào? Hiện nay khu vực này có bao nhiêu quốc gia, hãy kể tên các quốc gia đó?
 Học sinh trả lời theo hiểu biết sau đó giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài: Đây là khu vực Đông Nam Á – Hiện nay Đông Nam Á là một khu vực phát triển khá thịnh vượng. Tổ chức ASEAN là tổ chức liên kết khu vực đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các nước trong khu vực, sự hưng thịnh của khu vực và thế giới.. Vậy để có Đông Nam Á phát triển hiện nay, chúng ta không thể không biết đến cội nguồn của nó. Hôm nay, cô trò ta sẽ ngược về quá khứ tìm hiểu về Đông Nam Á thời cổ đại và phong kiến xem các nước Đông Nam Á thời xa xưa đã hình thành và phát triển như thế nào nhé. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Sau khi giới thiệu nội dung chính của bài học, giáo viên triển khai kế hoạch bài học:
Mục tiêu và phương thức hoạt động
Gợi ý sản phẩm
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Tìm hiểu sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
* Phương thức:
Hoạt động 1.1. Cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo lược đồ tự nhiên của khu vực Đông Nam Á lên bảng và để triển khai hiệu quả phương pháp liên môn, giáo viên nhờ một giáo viên dạy môn Địa lí lên giới thiệu một vài nét về điều kiện tự nhiên của khu vực. (vì là tiết nghiên cứu bài học nên có sự chuẩn bị trước)
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát lược đồ
- Báo cáo sản phẩm: Giáo viên địa lí giới thiệu dựa trên lược đồ.
Hoạt động 1.2. Cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nêu câu hỏi: Từ phần trình bày của cô giáo, em hãy cho biết điều kiện tự nhiên của khu vực tạo thuận lợi và khó khăn gì đối với cư dân ở đây ?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc SGK, quan sát lược đồ, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Sau đó, Giáo viên trình bày: Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người thời kì đồ đá. Vậy trải qua thời nghuyên thủy họ đã tiến lên xã hội cổ đại như thế nào?
Hoạt động 1.3. Cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nêu câu hỏi: Qua việc chuẩn bị bài, hãy nêu điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời.
- Giáo viên nhận xét, giải thích: Học bài trước, các em biết đồ sắt có tác dụng như thế nào rồi (làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển). Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh về một số các hoạt động kinh tế và Lược đồ các tuyến đường buôn bán của khu vực Đông Nam Á cổ đại (phụ lục) và khẳng định: Sự phát triển kinh tế là cơ sở chính cho sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. 
Giáo viên: Bên cạnh các yếu tố trên, một yếu tố khá quan trọng để hình thành các quốc gia này là sự ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ. Giáo viên yêu cầu học sing nhớ lại kiến thức của bài trước: Văn hóa Ấn Độ phát triển rực rỡ, nó lan tỏa, và ảnh hưởng nhiều nơi, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á như: Phật giáo, Hin-đu giáo, chữ viết, kiến trúcTrên cơ sở ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, các nước Đông Nam Á đã tiếp thu, vận dụng để sáng tạo văn hóa dân tộc mình
Hoạt động 1.4. Cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nêu câu hỏi: Vậy trên những cơ sở đó, các quốc gia cổ đã ra đời trong khoảng thời gian nào? Hãy chỉ trên lược đồ các quốc gia cổ mới ra đời và nêu đặc điểm chính trị của các vương quốc cổ đó?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc SGK, quan sát lược đồ, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời, chỉ lược đồ.
- Giáo viên nhận xét và chốt

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_thong_qua_cac_bien_ph.doc
  • docBÌA SKKN - TRÂM.doc