SKKN Tạo hứng thú học tập bằng cách sử dụng slide có sơ đồ động kết hợp kỹ thuật khăn phủ bàn để dạy mục I. Chu trình nhân lên của virut (Tiết 32 – Sinh học 10 cơ bản) nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh

SKKN Tạo hứng thú học tập bằng cách sử dụng slide có sơ đồ động kết hợp kỹ thuật khăn phủ bàn để dạy mục I. Chu trình nhân lên của virut (Tiết 32 – Sinh học 10 cơ bản) nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh

- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Giáo d ục - đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công ngh ệ thông tin và truyền thông , sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm cho kh ối lượng tri thức của nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này, giáo dục cần phải có sự đổi mới để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII, Đảng ta xác định: “Đổi mới phương pháp d ạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo ”. Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì giáo dục đào tạo phải đổi mới về nội dung, phương pháp, phương tiện và thiết bị dạy học.

- Xuất phát từ vị trí, vai trò của phương tiện dạy học và kỹ thuật khăn phủ bàn trong dạy học Sinh học.

Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn sinh học, tôi luôn trăn trở làm thế nào để mỗi tiết dạy của mình thật sự hiệu quả, tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, đặc biệt những kiến thức về quá trình sinh học là phần kiến thức khó. Tuy nhiên sách giáo khoa Sinh học nói chung và sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản nói riêng, nhìn chung ở nội dung về cơ chế của các quá trình có khá nhiều hình ảnh, màu sắc khá đa dạng, nhưng lại chỉ là những hình ảnh tĩnh, chưa tạo được hứng thú học tập cho phần lớn học sinh vì để phát hiện ra kiến thức đòi hỏi học sinh phải tư duy trừu tượng về mối quan hệ giữa nhiều yếu tố tham gia trong nhiều giai đoạn của quá trình. Do đó để tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao kết quả học tập, phát triển cho học sinh một số kỹ năng cơ bản trong bộ môn như kỹ năng: quan sát, mô tả, tư duy trừu tượng, kỹ năng hợp tác nhóm và kỹ năng trình bày tôi đã sử dụng “Slide có sơ đồ động kết hợp với kỹ thuật khăn phủ bàn”.

 

docx 20 trang thuychi01 7624
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập bằng cách sử dụng slide có sơ đồ động kết hợp kỹ thuật khăn phủ bàn để dạy mục I. Chu trình nhân lên của virut (Tiết 32 – Sinh học 10 cơ bản) nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. 
Giáo d ục - đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công ngh ệ thông tin và truyền thông , sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm cho kh ối lượng tri thức của nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này, giáo dục cần phải có sự đổi mới để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII, Đảng ta xác định: “Đổi mới phương pháp d ạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo”. Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì giáo dục đào tạo phải đổi mới về nội dung, phương pháp, phương tiện và thiết bị dạy học.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của phương tiện dạy học và kỹ thuật khăn phủ bàn trong dạy học Sinh học.
Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn sinh học, tôi luôn trăn trở làm thế nào để mỗi tiết dạy của mình thật sự hiệu quả, tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, đặc biệt những kiến thức về quá trình sinh học là phần kiến thức khó. Tuy nhiên sách giáo khoa Sinh học nói chung và sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản nói riêng, nhìn chung ở nội dung về cơ chế của các quá trình có khá nhiều hình ảnh, màu sắc khá đa dạng, nhưng lại chỉ là những hình ảnh tĩnh, chưa tạo được hứng thú học tập cho phần lớn học sinh vì để phát hiện ra kiến thức đòi hỏi học sinh phải tư duy trừu tượng về mối quan hệ giữa nhiều yếu tố tham gia trong nhiều giai đoạn của quá trình. Do đó để tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao kết quả học tập, phát triển cho học sinh một số kỹ năng cơ bản trong bộ môn như kỹ năng: quan sát, mô tả, tư duy trừu tượng, kỹ năng hợp tác nhóm và kỹ năng trình bày tôi đã sử dụng “Slide có sơ đồ động kết hợp với kỹ thuật khăn phủ bàn”.
 	Từ những lí do trên tôi chọn “Tạo hứng thú học tập bằng cách sử dụng slide có sơ đồ động kết hợp kỹ thuật khăn phủ bàn để dạy mục I. Chu trình nhân lên của virut ( Tiết 32 – Sinh học 10 cơ bản ) nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018 - 2019, với mong muốn được trao đổi với đồng nghiệp và tiếp tục rút kinh nghiệm để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tạo được hứng thú cho học sinh khi học tập môn Sinh học .
- Nâng cao được kết quả học tập môn Sinh học cho học sinh.
- Góp phần nâng cao được hiệu quả sử dụng phương tiện trực quan và kỹ thuật khăn phủ bàn trong dạy học môn Sinh học. 
- Nâng cao hiệu của việc áp dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài học.
- Góp phần thay đổi được thực trạng về sử dụng phương tiện dạy học môn Sinh học ở trường THPT hiện nay.
- Rèn luyện, nâng cao được một số kĩ năng Sinh học cho học sinh như: kỹ năng quan sát sơ đồ, kỹ năng mô tả chính xác diễn biến các giai đoạn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy tổng hợp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 4 lớp thuộc ban khoa học cơ bản của Trường THPT Triệu Sơn 3, cụ thể:
 - Lớp thực nghiệm: 10E1(năm học 2017 – 2018), 10E35 (năm học 2018 – 2019)
 - Lớp đối chứng: 10E3 ( năm học 2017 – 2018), 10G35 (năm học 2018 – 2019)
 Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập của học sinh, đặc biệt là năng lực học tập môn Sinh học trước khi tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài li ệu có liên quan tới dạy học theo kỹ thuật khăn phủ bàn, ứng dụng công nghệ thông tin và dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh để nâng cao hi ệu quả trong quá trình dạy học.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhận thông tin từ các lớp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Dùng để thống kê kết quả, xử lí số liệu trong quá trình nghiên cứu. 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận.
 “Để có 1 tiết học sinh động, hiệu quả, cần phải tăng cường sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học, kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực” nhằm tạo được hứng thú học tập, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức theo nguyên lí:“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học.
 Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng
 trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức. 
 Khăn phủ bàn là một kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức trong tất cả các bài học, môn học, cấp học. Trong kĩ thuật khăn phủ bàn đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Từ đó, các cuộc thảo luận thường có sự tham gia của tất cả các thành viên và các thành viên có cơ hội chia sẽ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian của tiết học.
Vậy để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập thông qua hệ thống hình ảnh sinh động kết hợp với sử dụng hợp lí kỹ thuật khăn phủ bàn nói riêng, các kỹ thuật dạy học tích cực khác nói chung đã gây hứng thú học tập cho học sinh, việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Phương tiện trực quan đóng vai trò là nguồn kiến thức để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác. Nếu thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học và các kỹ thuật dạy học thì việc tổ chức các hoạt động của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thì kết quả học tập cũng khó đạt được theo ý muốn.
Vì vậy việc “Sử dụng Slide có sơ đồ động kết hợp với kỹ thuật khăn phủ bàn” để dạy học về cơ chế của các quá trình nói chung và chu trình nhân lên của virut nói riêng là một việc làm cần thiết ”.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng về kiến thức:
 + Kiến thức về cơ chế của các quá trình là kiến thức đòi hỏi tư duy tổng hợp về mối quan hệ giữa các thành phần tham gia. Nhiều sự kiện khô khan và dễ nhầm lẫn.
 + Tranh trong sách giáo khoa là tranh tĩnh, học sinh khó nhận biết, khó tư duy logic để xác định tuần tự các sự kiện trong cơ chế.
Do đó học sinh thấy phức tạp, khó mô tả, khó phân tích, không hứng thú dẫn tới ngại học, ngại khám phá.
2.2.2. Thực trạng về sử dụng và hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học. 
 Phương tiện sử dụng chủ yếu là tranh trong sách giáo khoa phóng to hoặc sử dụng phần mềm PowerPoint cho việc trình chiếu Slide tranh về cơ chế các quá trình dạng tĩnh. Học sinh khó quan sát, khó xác định rõ mối quan hệ giữa các yếu tố tham gia quá trình nếu giáo viên không khéo léo trong việc định hướng quan sát hoặc nếu định hướng học sinh quan sát tốt thì đòi hỏi học sinh đó phải có khả năng tư duy tổng hợp tốt thì mới nắm bắt được bản chất của quá trình. Do đó chưa khích lệ được học sinh say mê học tập, chất lượng dạy và học bộ môn còn có những hạn chế nhất định. Giáo viên đã cố gắng đưa ra hệ thống các câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh tìm hiểu các vấn đề nêu ra, học sinh tập trung đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, tích cực suy nghĩ, phát hiện và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của câu hỏi. Tuy kết quả là học sinh thuộc bài, nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng, kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao, đặc biệt sau một thời gian không thường xuyên ôn tập hoặc khi tiếp tục học thêm các nội dung tiếp theo thì học sinh không còn nắm vững được các kiến thức đã học trước đó.
2.2.3. Thực trạng về sử dụng và hiệu quả sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực. 
 Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. Đa số giáo viên chưa tìm được “chỗ đứng” của mỗi kỹ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ chức dạy học. Phần lớn giáo viên khi sử dụng đều lo sợ mình sẽ “cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong quá trình dạy học. Vì vậy dù đã cố gắng nhưng khi sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực chưa thực sự tổ chức được các hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh, tăng cường học tập cá nhân và học tập nhóm.
 Sau khi học tập huấn, nhà trường khuyến khích các thầy cô giáo tăng cường sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả tiết dạy. Tuy nhiên do đặc thù học sinh của trường THPT Triệu sơn 3 có tới 8 xã là học sinh miền núi nên phương pháp học tập của các em còn quen với cách học thụ động tiếp nhận kiến thức, kỹ năng tự học, hợp tác nhóm hay kỹ năng kình bày còn mới lạ. Bên cạnh đó sĩ số lớp học thường là hơn 40 em, phương tiện hỗ trợ cho dạy học còn hạn chế. Do đó việc sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực gặp khó khăn, hiệu quả chưa cao.
2.2.4. Thực trạng về hứng thú, thái độ học tập của học sinh:
Sau khi dạy xong bài có kiến thức về cơ chế của các quá trình ở sinh học bài Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, Hô hấp tế bào ( Sinh học 10 cơ bản). Tôi đã tiến hành khảo sát hứng thú của học sinh đối với kiến thức về cơ chế của các quá trình ở 5 phút sau tiết dạy.
 	2.2.4.1. Về hứng thú học tập của học sinh: 
 Lớp 10E1, 10E3 năm học: 2017 – 2018 và 10G35, 10E35 năm học:
 2018-2019
Lớp
Sĩ số
Mức độ hứng thú
Rất thích
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
10E1
43
7
16,2
18
41,9
18
41,9
10E3
43
6
13,9
18
41,9
19
44,2
10G35
42
8
19,0
16
38,1
18
42,9
10E35
 43
7
16,2
18
41,9
18
41,9
Tổng
171
28
16,4
70
40,9
73
42,7
Như vậy, tổng số học sinh được điều tra ở 4 lớp là học sinh, kết quả điều tra cho thấy: chỉ 16,4% tổng số học sinh được điều tra là rất có hứng thú khi học các kiến thức về cơ chế của các quá trình; trong khi đó có tới 42,7% tổng số học sinh được điều tra không thích học. Từ việc không thích học các kiến thức về cơ chế của các quá trình - phần kiến thức liên quan trực tiếp đến việc hình thành, rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho học sinh khi học tập bộ môn, tư duy kiến thức liên môn. Đặc biệt là kỹ năng tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thu nhận và xử lý thông tin, năng lực tự học và hợp tác nhóm.
2.2.4.2. Nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa hứng thú với tiết học về cơ chế các quá trình.
Lớp 
Sĩ số
Nguyên nhân
Do tiết học buồn tẻ, không lôi cuốn
Do kiến thức sách giáo khoa còn khô khan, trừu tượng.
Do đó là môn học không chọn để xét tốt nghiệp, đại học
Ý kiến khác
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10E1
43
20
46,5
16
37,2
05
11,6
02
4,7
10E3
43
18
41,7
17
39,5
07
16,4
01
2,4
10G35
42
19
45,2
14
33,3
06
14,3
03
7,1
10E35
 43
21
48,8
12
27,9
06
14
04
9,3
Tổng
171
78
45,6
59
34,5
24
14
10
5,9
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh chưa có hứng thú học tập với bộ môn nói chung và các kiến thức về cơ chế của các quá trình do nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân chủ yếu nhất (chiếm tới 45,6% tổng số học sinh được điều tra) là do tiết học buồn tẻ giáo viên sử dụng phương tiện và kỹ thuật dạy học chưa phù hợp, do đó không đủ sức gây được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học.
Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức về diễn biến của các quá trình một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy bộ môn phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến mong muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT. Chính vì vậy năm học 2017 - 2018, năm học 2018-2019, tôi vận dụng kỹ thuật khăn phủ bàn kết hợp với thiết kế slide có sơ đồ động để giảng dạy nhiều bài về quá trình sinh học ở khối 10, khối 11, khối 12 đã thu được những tín hiệu tích cực từ học sinh, các em đã hào hứng chờ đợi các tiết học Sinh học.
 	Từ thực trạng trên cho thấy: Việc sử dụng Slide về cơ chế sự nhân lên của virut dạng sơ đồ động kết hợp với kỹ thuật khăn phủ bàn để giải quyết tình huống có vấn đề sẽ tạo được hứng thú, ham mê học tập cho học sinh và chắc chắn kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng lên, góp phần phát triển năng lực cho học sinh.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Giải pháp thực hiện.
2.3.1.1. Đối với lớp đối chứng:
 Tôi thiết kế bài dạy theo hướng sử dụng tranh dạng tĩnh và học sinh hoạt động cá nhân, định hướng học sinh khai thác kiến thức trong các lệnh hoạt động của sách giáo khoa và hệ thống câu hỏi.
- Về phương tiện dạy học: Hình 30 Sự nhân lên của virut ( Sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản) phóng to khổ A0.
2.3.1.2. Đối với lớp thực nghiệm:
2.3.1.2.1. Đối với giáo viên
 	- Thiết kế Slide có sử dụng sơ đồ động từ nguồn tư liệu Sinh học 10. 
 Tôi sử dụng nguồn tư liệu Sinh học 10 kết hợp với phần mềm PowerPoint để thiết kế Slide có sơ đồ động. 
 Slide 1:Diễn biến các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut.
 Slide 2: Diễn biến giai đoạn hấp phụ.
 Slide3: Diễn biến giai đoạn xâm nhập.
 Slide 4: Diễn biến giai đoạn sinh tổng hợp.
 Slide 5: Diễn biến giai đoạn lắp ráp.
Slide 6, 7: Diễn biến giai đoạn phóng thích.
Slide 8: Đáp án phiếu học tập.
 - Hướng dẫn học sinh cách thực hiện các hoạt động học tập theo kỹ thuật khăn phủ bàn ( Tôi hướng dẫn lại học sinh cách học tập theo kỹ thuật khăn phủ bàn ở mục dặn dò ở tiết trước)
- Chia học sinh thành các nhóm : khoảng 9 ->12 nhóm, Mỗi nhóm khoảng 2-4 học sinh. Mỗi nhóm cử một học sinh làm trưởng nhóm để phân công chuẩn bị, điều hành thảo luận và chốt kết quả chung của nhóm.
Ví dụ: Nhóm 1: 4 em gồm em Khôi, em Trường, em Lan Anh, em Kiên, nhóm trưởng là em Khôi điều hành hoạt động nhóm, thư ký là em Lan Anh có nhiệm vụ ghi chép kết quả thảo luận của nhóm. 
- Khi tiến hành hoạt động học, học sinh làm việc như sau:
 Bước 01: Làm việc cá nhân
 Học sinh làm việc cá nhân trên phiếu học tập trên tờ A4 được phát sau đó dùng băng dính 2 mặt dán vào góc cá nhân ( Vì cách sắp xếp bàn ghế học sinh khó ngồi xoay tròn) 
 Bước 02: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến. Nhóm trưởng hoặc một thành viên đại diện cho nhóm viết từng nội dung thống nhất vào phần chính giữa “khăn trải bàn”. 
 Bước 03: Đại diện nhóm trình bày hoặc nhận xét kết quả của nhóm khác.
- Thiết kế Phiếu học tập cho mục I. Chu trình nhân lên của virut.
 Để thực hiện được mục tiêu của nội dung bài học và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tôi thiết kế 01 phiếu học tập để tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tổ chức của kỹ thuật khăn phủ bàn khi quan sát sơ đồ động, cụ thể như sau: 
 PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh.Nhóm.......( Thời gian: 10 phút)
Hãy quan sát sơ đồ động về cơ chế nhân lên của virut kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa, làm việc cá nhân sau đó thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Tên giai đoạn
Diễn biến
1.Hấp phụ
.
2. Xâm nhập
.
3. Sinh tổng hợp
.
4. Lắp ráp
.
5. Phóng thích
.
.
2.3.1.2.2. Đối với học sinh
 	Học sinh học bài cũ ( Bài 29 - Cấu trúc các loại virut ), học sinh chuẩn bị bài học như sau:
- Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy Ao có kẻ khung phiếu học tập vào giữa, trừ 4 góc để viết hoặc dán kết quả làm việc cá nhân.
 Viết ý kiến cá nhân (1) 
 Viết ý kiến cá nhân (1) 
 Viết ý kiến cá nhân (3) 
Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
Viết ý kiến cá nhân (2)
Viết ý kiến cá nhân (4)
- Bút viết để hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu sau khi theo dõi Slide.
- Mỗi học sinh được giao nhiệm vụ nghiên cứu sách giáo khoa theo định hướng là các câu hỏi trong lệnh hoạt động.
2.3.2. Biện pháp thực hiện.
2.3.2.1. Đối với lớp đối chứng:
2.3.2.1.1. Nêu mục tiêu:
 - Về kiến thức: Mô tả được diễn biến chính của chu trình nhân lên của virut.
 - Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, mô tả.
2.3.2.1.2. Giới thiệu tranh vẽ phóng to:
 Treo hình 30 phóng to khổ A0 lên bảng để giới thiệu về điểm giới hạn của các giai đoạn, lưu ý tên các thành phần tham gia và mối quan hệ của chúng.
 Hình 30. Chu trình nhân lên của virut
2.3.2.1.3. Tổ chức thực hiện ( Thời gian 25 phút )
 Thực hiện các hoạt động dạy học bình thường sử dụng tranh vẽ, định hướng học sinh làm việc cá nhân bằng các câu hỏi sau:
Câu 1. Quan sát hình 30 và sách giáo khoa cho biết chu trình nhân lên của virut gồm những giai đoạn nào?
Câu 2. Dựa vào hình 30 và sách giáo khoa cho biết: hấp phụ có đặc điểm gì? Tại sao mỗi loại virut chỉ hấp phụ và bám được vào bề mặt tế bào vật chủ này mà không bám được vào tế bào vật chủ khác?
Câu 3. Dựa vào hình 30 và sách giáo khoa nêu đặc điểm của pha xâm nhập?
Câu 4. Dựa vào hình 30 và sách giáo khoa nêu đặc điểm của pha sinh tổng hợp?
Câu 5. Dựa vào hình 30 và sách giáo khoa nêu đặc điểm của pha lắp rắp?
Câu 6. Dựa vào hình 30 và sách giáo khoa nêu đặc điểm của pha phóng thích?
Câu 7. Phân biệt chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan?
2.3.2.2. Đối với lớp thực nghiệm.
2.3.2.2.1. Nêu mục tiêu:
- Về kiến thức: Mô tả được diễn biến của quá trình nhân lên của virut?
- Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả, tư duy trừu tượng, kỹ năng hợp tác nhóm và kỹ năng trình bày.
2.3.2.2.2. Bố trí sơ đồ lớp học:
Nhóm 10
Nhóm 11
Nhóm 2
Nhóm 1
Nhóm 6
Nhóm 5
Nhóm 4
Nhóm 3
Nhóm 7
Nhóm 9
Nhóm 8
Nhóm 12
Cửa vào
BẢNG
Ti vi
Bàn giáo viên
Duy
(Tổ trưởng)
Bảo Linh
Kim Hoàng
Thúy Hồng
Trúc Loan
Phương Linh
Cẩm Vân
Bích Trâm
Vũ Linh
Cường
BÀN
GIÁO VIÊN
Số nhóm tùy theo số học sinh của lớp. Mỗi nhóm tôi sắp xếp tối đa 4 học sinh, tối thiểu 2 học sinh.
 2.3.2.2.3. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh:
- Yêu cầu tất cả các nhóm để giấy Ao và bút viết đã chuẩn bị để giáo viên kiểm tra.
2.3.2.2.4. Giới thiệu về sơ đồ mô tả quá trình nhân lên của virut: 
Giáo viên trình chiếu Slide toàn bộ cơ chế nhân lên của virut để hướng dẫn, định
 hướng học sinh quan sát tên sơ đồ, các thành phần. 
2.3.2.2.5. Hướng dẫn và phân công học sinh hoàn thành phiếu học tập:
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- Quan sát Slide do giáo viên trình chiếu.
- Lần lượt điền các thông tin vào phiếu học tập theo yêu cầu.
 2.3.2.2.6. Tổ chức thực hiện: ( Thời gian 25 phút )
 Để thực hiện đúng, đủ các yêu cầu về nội dung, đảm bảo thời gian, tôi đã sử dụng hình ảnh sơ đồ động về quá trình nhân lên của virut từ nguồn tư liệu Sinh học 10 và tiến hành thực hiện nội dung dạy học thông qua các thao tác sau: 
Thao tác 1: ( 1 phút) GV trình chiếu slide1 và giới thiệu cho học sinh về thành phần tham gia quá trình, biến biến của cả quá trình để học sinh quan sát, định hướng quá trình học tập. 
Thao tác 2: (2 phút) GV trình chiếu Slide 2: Sơ đồ động giai đoạn hấp phụ (Phụ lục 1) 
( Ảnh chụp các sự kiện trong sơ đồ động của giai đoạn hấp phụ )
 (1) (2)
 (3) (4)
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát lần lượt các sự kiện trong giai đoạn hấp phụ.
Bước 2: Học sinh xác định lần lượt các sự kiện trong giai đoạn hấp phụ.
Bước 3: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoàn thành nội dung 1 của phiếu
 học tập.
Thao tác 3: (2 phút) Trình chiếu Slide 3: Sơ đồ về sự xâm nhập của virut vào trong tế bào ( Phụ lục 1)
( Ảnh chụp các sự kiện trong giai đoạn xâm nhập của virut)
 (5)
(6) (7)
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát lần lượt các sự kiện trong giai đoạn xâm nhập.
Bước 2: Học sinh xác định lần lượt các sự kiện trong giai đoạn xâm nhập.
Bước 3: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoàn thành nội dung 2 của phiếu học tập.
Thao tác 4: (2 phút) Trình chiếu slide 4: Sơ đồ động giai đoạn sinh tổng hợp (Phụ lục 1) 
( Ảnh chụp các sự kiện trong sơ đồ độn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_bang_cach_su_dung_slide_co_so_do_d.docx
  • docBia sang kien kinh nghiem.doc
  • docxMục lục.docx
  • pptPhụ lục 1.ppt
  • docxPhụ lục 2.docx