SKKN Tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống thông qua dạy học môn Sinh học ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi

SKKN Tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống thông qua dạy học môn Sinh học ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi

Giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm nội dung được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học phổ thông nói chung và trường THPT Nguyễn Thị Lợi nói riêng. Trong những năm học qua thầy và trò trường THPT Nguyễn Thị Lợi đã cụ thể hóa việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh một cách toàn diện và đa dạng.

Trong cuộc sống hiện nay, học sinh trung học phổ thông đang phải đối mặt với biết bao thách thức và nguy cơ: lối sống vô tâm, ích kỷ, khép mình, xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, dễ sa ngã trước những cám dỗ của đồng tiền, lối sống không lành mạnh, nhiều tệ nạn xã hội. Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức, cuộc sống hiện đại (về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuật, môi trường khí hậu,. ) vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ là người dân tộc không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về tri thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới và góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.

 Hiện nay, lãnh đạo ngành giáo dục cũng như lãnh đạo Nhà trường, các tổ, nhóm bộ môn trường THPT Nguyễn Thị Lợi đã bắt đầu nhìn nhận lại sự thiếu hụt đó của học sinh. Việc coi trọng giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống biểu hiện cụ thể ở các hoạt động như: Lồng ghép giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống vào tất cả các môn học, coi đây là nhiệm vụ bắt buộc của các giáo viên đứng lớp ở mọi cấp học, nhằm giúp học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, giáo dục nhân cách, các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề cụ thể của cuộc sống. Đồng thời cũng tổ chức các hoạt động bổ trợ ngoài giờ lên lớp nhằm cung cấp cho học sinh thông tin về nghề nghiệp, định hướng và tư vấn nghề nghiệp; Tăng cường tổ chức các diễn đàn trao đổi về một số kỹ năng hay nhóm kĩ năng sống chủ yếu: giao tiếp, ứng xử văn hoá và quan hệ với mọi người; Kỹ năng tư duy tích cực và có được quyết định đúng đắn; Kỹ năng ứng phó trong mọi tình huống và biết kiềm chế. Giúp các em biết xây dựng kế hoạch; bảo vệ và tự bảo vệ tính mạng và sức khoẻ trước những hiểm hoạ về tai nạn, về ma tuý, về bạo lực, về xâm hại đời sống tinh thần và thể chất .

 

doc 30 trang thuychi01 9899
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống thông qua dạy học môn Sinh học ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC Trang 
A - MỞ ĐẦU 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Xuất phát từ sự cần thiết giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống ở trường phổ thông ...................................................................................... 2
2. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông .............. 2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................... 3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
B – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận................................................................................................ 4
2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 6
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ (THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI SKKN)
1. Đặc điểm và thực trạng sử dụng sách giáo khoa Sinh học trong hoạt động dạy học ............................................................................................................. 6
2. Vấn đề lồng ghép giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống trong dạy học Sinh học .............................................................................................. 6
3. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................................ 7
4. Đưa giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống vào giờ học bộ môn.. 7
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các nguyên tắc tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống ... 8
2. Phương pháp tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống ...... 9
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Nội dung thực nghiệm sư phạm . 18
2. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................... 18
C - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận ...................................................................................................... 21
2. Đề xuất ....................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................... ............................................... 23
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 24
A - MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Xuất phát từ sự cần thiết giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống ở trường phổ thông
Giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm nội dung được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học phổ thông nói chung và trường THPT Nguyễn Thị Lợi nói riêng. Trong những năm học qua thầy và trò trường THPT Nguyễn Thị Lợi đã cụ thể hóa việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh một cách toàn diện và đa dạng. 
Trong cuộc sống hiện nay, học sinh trung học phổ thông đang phải đối mặt với biết bao thách thức và nguy cơ: lối sống vô tâm, ích kỷ, khép mình, xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, dễ sa ngã trước những cám dỗ của đồng tiền, lối sống không lành mạnh, nhiều tệ nạn xã hội... Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức, cuộc sống hiện đại (về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuật, môi trường khí hậu,... ) vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ là người dân tộc không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về tri thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới và góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.
 	Hiện nay, lãnh đạo ngành giáo dục cũng như lãnh đạo Nhà trường, các tổ, nhóm bộ môn trường THPT Nguyễn Thị Lợi đã bắt đầu nhìn nhận lại sự thiếu hụt đó của học sinh. Việc coi trọng giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống biểu hiện cụ thể ở các hoạt động như: Lồng ghép giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống vào tất cả các môn học, coi đây là nhiệm vụ bắt buộc của các giáo viên đứng lớp ở mọi cấp học, nhằm giúp học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, giáo dục nhân cách, các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề cụ thể của cuộc sống. Đồng thời cũng tổ chức các hoạt động bổ trợ ngoài giờ lên lớp nhằm cung cấp cho học sinh thông tin về nghề nghiệp, định hướng và tư vấn nghề nghiệp; Tăng cường tổ chức các diễn đàn trao đổi về một số kỹ năng hay nhóm kĩ năng sống chủ yếu: giao tiếp, ứng xử văn hoá và quan hệ với mọi người; Kỹ năng tư duy tích cực và có được quyết định đúng đắn; Kỹ năng ứng phó trong mọi tình huống và biết kiềm chế. Giúp các em biết xây dựng kế hoạch; bảo vệ và tự bảo vệ tính mạng và sức khoẻ trước những hiểm hoạ về tai nạn, về ma tuý, về bạo lực, về xâm hại đời sống tinh thần và thể chất ... 
2. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông 
Phát huy tinh thần đổi mới giáo dục của Nghị quyết 4 - khoá VII, Nghị quyết 2 - khoá VIII; hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương đảng khoá IX (2002) định hướng: “Phải đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp và các bậc học, kết hợp tốt học với hành, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh những năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Định hướng trên đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục phổ thông tháng 12 năm 1998 và được khẳng định lại ở quyết định số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức; vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. 
Đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm là một hướng đi nhằm tăng cường lồng ghép giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống trong trường học: Sử dụng giáo án điện tử, giáo cụ trực quan sinh động, các hình thức tổ chức thảo luận, chơi trò chơi vận động ngoài trời... các em sẽ tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học. Các em sẽ được học các giá trị cơ bản trước, sau đó sẽ học các kỹ năng dựa trên các giá trị này. Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập với cộng đồng đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình. 
Xuất phát từ lí do trên tôi lựa chọn đề tài SKKN: “Tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống thông qua dạy học môn Sinh học ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp và quy trình tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống thông qua dạy học môn Sinh học ở trường trung học phổ thông.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các phương pháp, biện pháp và quy trình tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho các bài giảng sinh học 10, 11 và 12. 
2. Phạm vi nghiên cứu: Việc tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa  tuổi, giới tính ... Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong lứa THPT (15 – 18 tuổi), vì đây là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, và cũng vì đây là đối tượng chủ yếu trong  nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi. Trường được đặt trên đất du lịch sầm uất nhất cả nước – Biển Sầm Sơn, học sinh phải đối mặt với nhiều thách thức, phức tạp trong cuộc sống.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí thuyết: Tổng hợp các tài liệu liên quan, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 
- Điều tra thực tiễn: Thiết kế và sử dụng các phiếu điều tra học sinh, thăm dò ý kiến giáo viên để tìm hiểu các thực trạng.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm lí, thực trạng về giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống của học sinh tại nhà trường.
- Quan sát sư phạm: Dự giờ, nghiên cứu giáo án, sổ điểm, bài kiểm tra và vở ghi của học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Thống kê toán học.
B – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận 
1.1. Giá trị sống và định hướng giá trị sống
1.1.1. Giá trị sống
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả trong tài liệu tập huấn về giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho giáo viên trung học phổ thông đã đưa ra các định nghĩa như sau:
Giá trị sống là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống đã trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. Giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Có người cho rằng “ tiền bạc là trên hết”. Có người cho rằng tình yêu thương mới là điều quý giá nhất trên đời. Có người coi trọng sự trung thực, hay sự bình yên......
Giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong mối quan hệ của con người với con người. Giá trị sống về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận. Giá trị sống là quy tắc, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Những giá trị phổ biến của đạo đức thể hiện trong các khái niệm: thiện ác, lẽ phải, công bằng, văn minh, lương tâm trách nhiệm...
1.1.2. Định hướng giá trị sống 
* Nếu căn cứ vào ý nghĩa xã hội hay cá nhân của những mục đích mà con người hướng tới, nhóm các tác giả thuộc trường Đại học giáo dục khi nghiên cứu về giá trị sống đã phân chia ra làm 2 loại:
- Định hướng giá trị xã hội: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân trong quan hệ với xã hội như lòng thương người, chấp hành luật pháp, lịch sự nơi công cộng, biết ơn các thế hệ trước.
- Định hướng giá trị cá nhân: là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị trong mối quan hệ với bản thân như lòng trung thực, sự khiêm tốn, vị tha, yêu cầu cao, chấp nhận thử thách.
* Nếu căn cứ vào đối tượng của sự định hướng thì chia giá trị sống như sau:
- Định hướng giá trị vật chất: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân hướng tới các giá trị vật chất như tiền bạc, của cải, cách làm giàu...
- Định hướng giá trị tinh thần: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân hướng tới các giá trị tinh thần như sự thanh thản, tình yêu nghệ thuật, yêu thương con người.
Trong phạm vi của đề tài tôi chủ yếu chú trọng vào cách phân chia thứ nhất: Định hướng giá trị xã hội và định hướng giá trị cá nhân cho các em học sinh ở bậc trung học phổ thông, với đối tượng cụ thể là học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi.
1.2. Kỹ năng sống
- Theo WHO (1993) “ Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này. Đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.”
- Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là:
+ Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sang tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả
+ Học để làm: gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đạt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
+ Học để cùng chung sống: gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông
+ Học làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức,tự tin
Như vậy, kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần có giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn. Có hàng trăm kỹ năng sống khác nhau. Tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà người ta cần dạy cho học sinh những kỹ năng thiết yếu khác nhau. Ví dụ: học sinh ở gần sông nước cần được dạy kỹ năng bơi lội, đi xuồng, ghe Hơn là kỹ năng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Các em đường phố cần được dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục, kỹ năng từ chối (khi được mời thử ma túy, bỏ học).
1.3. Điểm giống nhau giữa giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống 
	- Mục đích: Đều nhằm định hướng, giáo dục học sinh về nhân sinh quan và thế giới quan duy vật biện chứng, có cách nhìn toàn diện hơn về thế giới vô cơ và hữu cơ, chống mê tín dị đoan, yêu thiên nhiên, biết sử dụng năng lượng bền vững và chính các em sẽ là những chủ nhân trong chiến dịch chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Đồng thời thông qua đó giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện. 
- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp đổi mới trong giáo dục theo phương châm của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với học sinh THPT “Lấy học sinh làm trung tâm”, các bài học thiết kế với tính tương tác cao, tập trung vào sự tư duy tích cực của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh khi thu nhận kiến thức và lĩnh hội các giá trị sống và hình thành kỹ năng sống cơ bản.
2. Cơ sở thực tiễn
Tôi đã tiến hành khảo sát trên tất cả các lớp khối tôi dạy tại năm học: 2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016. Tất cả các thầy cô giáo trong tổ, nhóm bộ môn đều tham gia dự giờ, góp ý vào đề tài này nên thống nhất cao về giáo án lên lớp cũng như các phần tích hợp. Kết hợp ý kiến đánh giá của giáo viên chủ nhiệm các lớp, trao đổi trực tiếp với học sinh, đồng thời sử dụng các phiếu điều tra, phiếu thăm dò ý kiến học sinh để thu thập các thông tin, số liệu cần thiết làm cơ sở thực tiễn cho đề tài này.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ (THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI SKKN)
1. Đặc điểm và thực trạng sử dụng sách giáo khoa Sinh học trong hoạt động dạy học
Sách giáo khoa Sinh học phổ thông ở cả hai ban đều được nhóm tác giả viết sách nghiên cứu, chắt lọc các khái niệm, quy luật về trao đổi chất, năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng - phát triển và sinh sản ở cấp độ tế bào, cấp độ cơ thể, cấp độ trên cơ thểcác thành phần cấu trúc phù hợp với chức năng sinh học, các quy luật di truyền, tiến hóa, sinh thái học Mặc dù sách giáo khoa được viết theo hình thức trình bày rất phong phú, nhiều hình ảnh minh họa, có các lệnh trong sách giáo khoa nhưng do lượng kiến thức quá lớn mà thời lượng cho một tiết giảng quá ít nên các kiến thức khoa học trong sách giáo khoa được trình bày cô đọng, không lý giải đầy đủ các thông tin khoa học, thiếu thông tin bổ sung, rất ít yếu tố hướng dẫn nên gây khó khăn cho học sinh khi độc lập nghiên cứu sách giáo khoa để lĩnh hội kiến thức mới và ôn tập kiến thức cũ. Chính vì vậy để phát huy tối đa khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, vừa có tác dụng giáo dục giá trị sống và kết hợp rèn luyện kỹ năng sống cơ bản người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh biến những kiến thức rất cơ bản của sách giáo khoa thành kiến thức triển khai sâu rộng, áp dụng được vào đời sống thực tế, đồng thời cũng giúp các em từ những kiến thức cơ bản, khao học đó xây dựng được thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn qua mỗi tiết học.
2. Vấn đề lồng ghép giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống trong dạy học Sinh học.
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, kết hợp giữa lý thuyết và tư duy lôgic nghiên cứu một cách có hệ thống về các vật sống và giải thích về sự sống trên Trái Đất. Theo tác giả Ngô Văn Hưng trong cuốn “ Sinh học phổ thông trình bày theo lối mới” của nhà xuất bản Hà Nội năm 2006 thì việc học môn Sinh học giúp chúng ta hiểu về bản thân chúng ta và những hoạt động của cơ thể. 
Nghiên cứu các quá trình sống của thế giới vi sinh vật, về sự phản ứng với một số chất hóa học và cách thức hoạt động của vi sinh vật, con người học được cách để đẩy lùi hệ lụy do vi sinh vật gây ra. Vì vậy giáo viên cần giáo dục cho học sinh cách thức bảo vệ cơ thể chống bệnh tật theo phương thức khoa học, không mê tín dị đoan.
Nghiên cứu về thực vật, động vật con người tìm ra giá trị chữa bệnh của rất nhiều loài. Việc nghiên cứu về sinh sản và sự gia tăng dân số sẽ giúp cho con người nhận biết được rằng sự ổn định dân số là một sự cần thiết và trách nhiệm của giáo viên là phải giúp mọi học sinh cùng nhận thức được điều đó.
Nghiên cứu về sự phát triển của sinh vật giúp tạo ra cho học sinh một thế giwois quan duy vật biện chứng. Sự phát sinh và phát triển của sự sống là do sự vận động của các vật chất chứ không phải do thượng đế tạo ra và sắp đặt. Từ đó giúp các em có mọt cách nhìn và đánh giá sự vật một cách khách quan. 
Học sinh học cũng giúp con người kiểm soát dịch bệnh, có những kiến thức nhất định về bảo quản nông sản, thực phẩm, giảm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. Nhờ sinh học con người còn tạo được các giá trị thẩm mĩ như kĩ thuật bon sai, bể thủy sinh, trồng cây trong công viên, trên đường phố.... Hơn tất cả sinh học giúp cho chúng ta hiểu về bản thân mình và thế giới mà chúng ta sống trong đó để thay đổi về sự nhận thức trong hệ tư tưởng và trong hành động với thực tế thiên nhiên và môi trường, mỗi học sinh sẽ tự tạo ra cho mình những kỹ năng ứng phó cần thiết với những biến đổi của tự nhiên.
Trong xu thế phát triển chương trình và đổi mới quan niệm về sách giáo khoa của giáo dục phổ thông trong khu vực và trên thế giới, từ năm 2001 bộ giáo dục và đào tạo nước ta đã thực hiện triển khai việc đổi mới chương trình sách giáo khoa cho các bậc học từ tiểu học đến trung học phổ thông. Luật giáo dục sửa đổi tháng 5/2005 quy định về chương trình giáo dục phổ thông với cách hiểu đầy đủ và phù hợp với xu thế chung của thế giới nên chương trình sách giáo khoa Sinh học trung học phổ thông cũng có nhiều thay đổi cả về mục tiêu và nội dung tri thức khoa học. 
3 Nguyên nhân của thực trạng
Mặc dù việc đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đã được quan tâm, nhân rộng trong những năm qua, nhưng việc tích hợp giữa dạy kiến thức và giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống vẫn còn bị xem nhẹ do sức ép về chương trình, thời gian và không gian của lớp học, thiết bị và phương tiện dạy học nên giáo viên chỉ lo làm sao truyền tải được hết nội dung kiến thức của bài dạy, còn các hoạt động khác vẫn mang tính hình thức, đối phó. 
4. Đưa giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống vào giờ học bộ môn
Mặc dù đây là vấn đề đang được xã hội và các cấp bộ ngành quan tâm song trên thực tế mỗi giờ giảng của giáo viên là 45 phút phải đảm bảo chuẩn kiến thức bộ môn, nhiều bài quá nặng về kiến thức, có bài nhiều nội dung khác nhau. Số học sinh trên mỗi đơn vị lớp học là quá lớn, vì vậy rất khó cho giáo viên đảm bảo vừa dạy sâu kiến thức bộ môn vừa tích hợp tốt giáo dục giá trị sống. Như vậy, nhiệm vụ tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn kỹ năng sống phụ thuộc rất nhiều vào sự vững vàng về kiến thức và việc vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy của  giáo viên bộ môn.
Ngoài những khó khăn chung như các bộ môn khoa học khác, bộ môn sinh học có nhiều thuận lợi khi tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống trong giảng dạy vì: 
Môn sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm gần gũi với thiên nhiên và môi trường, có nhiều kiến thức thực tế và gắn với tất cả các bộ môn khoa học cơ bản cũng như các bộ môn khoa học xã hội nên việc gắn môn sinh học với thực tiễn sẽ tạo thêm hứng thú cho các em học sinh tiếp thu bài học và yêu thích bộ môn. 
Kết luận 1
Để nâng cao chất lượng lĩn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_gia_tri_song_va_ren_luyen_ki_nang_son.doc