SKKN Tăng hứng thú học tập và rèn năng lực sáng tạo cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi gắn với thực tiễn trong dạy học sinh học phần: trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật - Sinh học 11
Xu thế phát triển chung của phương pháp dạy học ngày nay là biến chủ thể nhận thức thành chủ thể hành động. Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học với quan điểm thầy thiết kế, trò thi công và quá trình dạy học là dạy cách học chứ không phải dạy kiến thức.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Thực tế cho thấy đối với học sinh phổ thông thì đây là một môn học khó và rất ít học sinh yêu thích. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng và cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm vì vậy để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức sinh học cho đúng với bản chất của nó thì giáo viên cần tích cực thực hiện phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức lý thuyết với thực tiễn đời sống hay “học đi đôi với hành” có như vậy mới phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của học sinh, đồng thời bải giảng mới trở nên sinh động, hấp dẫn được học trò.
Tuy nhiên thực tế giảng dạy ở nhiều trường THPT hiện nay có nhiều giáo viên còn chưa quan tâm đến vấn đề này, giảng dạy còn quá coi trọng kiến thức lý thuyết. Nhiều giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy-học còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, giảng dạy chủ yếu theo lối “thông báo - tái hiện” khiến cho tiết học trở nên nhàm chán. Nguy hiểm hơn là với cách dạy-học đó sẽ biến học sinh trở thành những “cỗ máy” thụ động tiếp nhận kiến thức, trở thành những “chú gà công nghiệp” khi ra ngoài đời sống thực tiễn.
Xuất phát từ những thực tế trên tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến: “Tăng hứng thú học tập và rèn năng lực sáng tạo cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi gắn với thực tiễn trong dạy học sinh học phần: trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật - sinh học 11”.
Mục lục TT Nội dung Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Mục lục 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.5 Những điểm mới của SKKN 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài giảng phần “Trao đổi khoáng và nitơ”- Sinh học 11. 2.3.2. Tổ chức sử dụng câu hỏi gắn với thực tiễn trong dạy học để tăng hứng thú học tập, phát huy và nâng cao năng lực sáng tạo cho học sinh. 2.3.2.1. Những biện pháp sư phạm cần thiết trong tiến trình sử dụng câu hỏi vào dạy học. 2.3.2.2. Các hình thức sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học phần trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận. 3.2. Kiến nghị. 1 2 2 2 3 3 4 4 4 4 5 5 11 11 12 13 13 13 14 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Xu thế phát triển chung của phương pháp dạy học ngày nay là biến chủ thể nhận thức thành chủ thể hành động. Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học với quan điểm thầy thiết kế, trò thi công và quá trình dạy học là dạy cách học chứ không phải dạy kiến thức. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Thực tế cho thấy đối với học sinh phổ thông thì đây là một môn học khó và rất ít học sinh yêu thích. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng và cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học. Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm vì vậy để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức sinh học cho đúng với bản chất của nó thì giáo viên cần tích cực thực hiện phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức lý thuyết với thực tiễn đời sống hay “học đi đôi với hành” có như vậy mới phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của học sinh, đồng thời bải giảng mới trở nên sinh động, hấp dẫn được học trò. Tuy nhiên thực tế giảng dạy ở nhiều trường THPT hiện nay có nhiều giáo viên còn chưa quan tâm đến vấn đề này, giảng dạy còn quá coi trọng kiến thức lý thuyết. Nhiều giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy-học còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, giảng dạy chủ yếu theo lối “thông báo - tái hiện” khiến cho tiết học trở nên nhàm chán. Nguy hiểm hơn là với cách dạy-học đó sẽ biến học sinh trở thành những “cỗ máy” thụ động tiếp nhận kiến thức, trở thành những “chú gà công nghiệp” khi ra ngoài đời sống thực tiễn. Xuất phát từ những thực tế trên tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến: “Tăng hứng thú học tập và rèn năng lực sáng tạo cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi gắn với thực tiễn trong dạy học sinh học phần: trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật - sinh học 11”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học với mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của học sinh. Tại nhiều trường, nhiều giáo viên đã và đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học mới như hoạt động nhóm, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật khăn trải bàn. Với bộ môn sinh học như đã trình bày ở trên là bộ môn khoa học thực nghiệm cho nên ngoài việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới thì quan trọng hơn là bằng phương pháp giảng dạy giáo viên phải giúp học sinh làm chủ được kiến thức của mình, biết vận dụng kiến thức của các em trong đời sống thức tế ở chính gia đình, biết giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em dựa trên kiến thức được học tại trường. Nhưng điều đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi. Vậy nguyên nhân của thực trạng trên là gì? Nó biểu hiện dưới hình thức nào? Có thể kể đến rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên theo tôi nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất phải là nguyên nhân xuất phát từ người thầy. Nhiều giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng khi lên lớp. Giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Đi đôi với cách giảng đó là cách kiểm tra, đánh giá hiện nay ở nhiều trường phổ thông còn chủ yếu tập trung vào việc “tái hiện” kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy việc lúng túng trước các câu hỏi, tình huống thực tiễn của học sinh là điều dễ hiểu. Nguyên nhân thứ hai là yếu tố học sinh: đa số các em chưa có định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Còn một số lượng nhỏ học sinh có định hướng nghề nghiệp thì chủ yếu các em tập chung vào học các môn theo tổ hợp xét tuyển đại học mà không dành sự đầu tư thời gian cho bộ môn sinh học. Mặt khác thực tế hiện nay tôi nhận thấy học sinh đang có biểu hiện mất đi động cơ học tập. Nguyên nhân là vì tình trạng thất nghiệp của rất nhiều sinh viên Đại học, cao đẳng sau khi ra trường. Nhiều học sinh vẫn còn những nhận thức lệch lạc về mục đích, mục tiêu của quá trình học tập, đa số các em cho rằng “học là để thi, để lấy điểm”, nên các em không quan tâm đến việc vận dụng kiến thức được học vào phục vụ cuộc sống. Đây chính là động lực thúc đẩy tôi tiến hành sáng kiến kinh nghiệm này nhằm: gây hứng thú học tập, lòng ham muốn nghiên cứu khoa học và các phẩm chất tốt đẹp khác của học sinh, từ đó cũng nâng cao chất lượng bộ môn học, đồng thời khi sử dụng các câu hỏi vận dụng đó còn có thể phát hiện và bồi dưỡng các em học sinh có nhận thức khá, giỏi để thành lập các đội tuyển học sinh giỏi các cấp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức bộ môn gắn với thực tế để dạy học Sinh học theo hướng dạy học tích cực trong phạm vi dạy học các bài học về “Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật” sinh học 11. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phân tích tài liệu thu được, tập hợp các thông tin liên quan đến vai trò, hình thức, nội dung bài học - Sắp xếp các tài liệu thông tin thu thập được theo hệ thống 1.4.2. Phương pháp điều tra quan sát Trao đổi ý kiến với một số giáo viên, học sinh THPT để đánh giá mức độ thành công của các nội dung thực nghiệm đồng thời tham khảo ý kiến góp ý, tiếp thu ý tưởng và kinh nghiệm phục vụ cho xây dựng nội dung đề tài, tiến hành các hoạt động giảng dạy 1.5. Những điểm mới của SKKN Nội dung các câu hỏi mang tính thực tiễn cao: - Áp dụng phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi gắn với thực tiễn tôi đã xây dựng được hệ thống gồm câu hỏi gắn với thực tiễn phần trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật. Đó là những câu hỏi chứa đựng những nhiệm vụ đòi hỏi học sinh phải giải quyết một cách sáng tạo. Các câu hỏi này có nội dung gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh phải kết nối kiến thức để đề xuất ý tưởng mới nhằm cải tạo thực tiễn. Chúng không chỉ có giá trị cho việc phát triển năng lực sáng tạo của học sinh mà còn phục vụ tốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh. - Các biện pháp sư phạm và các hình thức sử dụng câu hỏi gắn với thực tiễn trong dạy học mà đề tài đề xuất giúp giáo viên có thể dễ dàng áp dụng câu hỏi gắn với thực tiễn trong thực tiễn dạy học, từ đó mà tạo hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Tích hợp các kiến thức của bài học với thực tế cuộc sống, giúp các em áp dụng được kiến thức lý thuyết vào phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày của chính bản thân. Với cách này bài học sẽ trở nên gần gũi, dễ hiểu với học sinh và tự nó sẽ trở nên hấp dẫn với học trò. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng thực hiện giải pháp này, bởi nó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu và rộng, có sự hiểu biết về thế giới xung quanh phong phú. Mặt khác không phải với phần kiến thức nào giáo viên cũng thể tích hợp và liên hệ vào thực tiễn được ngay ở một tiết học. Trong chương trình sinh học 11 cơ bản nhiều giáo viên chỉ tập trung khai thác kiến thức liên hệ thực tế ở phần cảm ứng, sinh sản, còn các phần học khác như phần khác thì ít được giáo viên khai thác tính ứng dụng thực tiễn của nó. Chính vì vậy phần kiến thức này đối với nhiều học sinh nó thật khô khan, nhàm chán vì cấu trúc của các bài học đều tương tự như nhau. Do đó tôi chọn sáng kiến này để góp phần cung cấp một số kinh nghiệm cũng như tài liệu giúp cho giáo viên giảng dạy thành công các bài học trong phần “trao đổi khoáng và ni tơ ở thực vật” (Bài 1, 4, 5, 6 – Sinh học 11 cơ bản). 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Thực ra đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Để gây hứng thú học tập cho học sinh thì có thể kể đến rất nhiều giải pháp. Đầu tiên có thể kể đến là phong cách của giáo viên. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng thực hiện được giải pháp này. Bởi lẽ không phải giáo viên nào cũng có giọng nói nhẹ nhàng truyền cảm.. sự thật cho thấy còn khá nhiều giáo viên có nét mặt chưa được tươi . điều này ít nhiều đã làm mất đi ấn tượng với học trò. Tương tự như vậy là tích cách của người thầy, về phần này thì có thể nói “muôn người muôn vẻ”. Đặc biệt là khi ngày nay áp lực công việc và gia đình ngày càng lớn đã làm cho nhiều giáo viên trở nên nóng nảy, cáu gắt với học sinh. Vì vậy đã làm mất đi sự gần gũi giữa thầy và trò, làm giảm đi hứng thú học tập của các em. Giải pháp thứ hai được nhiều giáo viên trẻ lựa chọn đó là sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho bài học như máy tính, máy chiếu . Bằng cách sử dụng các video, các hình ảnh trực quan sinh động sẽ làm cho học sinh thấy thích thú với tiết học hơn. Tuy nhiên nhiều giáo viên chưa khéo léo khi sử dụng giải pháp này dẫn đến tình trạng lạm dụng các thiết bị dạy học, biến tiết học trở thành những giờ “xem phim” không mang lại hiệu quả giáo dục. Giải pháp thư ba cũng được nhiều giáo viên lựa chọn để tạo nên sự thành công, lôi cuốn của bài giảng chính là phương pháp giảng dạy: Là cách dẫn dắt, là hệ thống câu hỏi mang tính kích thích trí tò mò, khám phá của các em học sinh. Để làm được điều này thì giáo viên phải tích cực bồi dưỡng chuyên môn, đầu tư thời gian công sức cho bài soạn thật chu đáo trước mỗi tiết dạy. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài giảng phần “Trao đổi khoáng và nitơ”- Sinh học 11. Câu 1: Khi gieo trồng người ta đặc biệt quan tâm đên pH môi trường vì pH môi trường có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ khoáng và hệ số sử dụng phân bón của cây. Hãy giải thích rõ vấn đề nêu trên và đưa ra một số biện pháp thông dụng để tạo pH môi trường ở mức phù hợp với cây trồng? Giải thích : + Do pH ảnh hưởng đến sự tích điện trên bề mặt rễ do vậy ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng: Khi độ pH giảm cây khó hấp thu các nguyên tố Na+; K+; Ca++ nhưng lại hấp thu quá nhiều các nguyên tố ion âm( NO3-; Cl-; SO4-- ) và vi lượng (như Fe,Mn, Bo, Zn), dẫn đến cây còi cọc, kém phát triển, và nhiễm kim loại nặng. Và ngược lại pH cao rễ hấp thu mạnh các ion dương ( Na+; K+; Ca++ ) khó hấp thu ion âm( NO3-; Cl-; SO4-- ) + pH quá thấp hay quá cao làm tổn thương mô rễ, do vậy ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất. pH còn ảnh hưởng đến khả năng tích trữ các ion khoáng của đất: đất chua (pH thấp) H+ thay thế các ion dương của keo đất làm các ion này ở dạng tự do dễ bị rửa trôi làm đất nghèo dinh dưỡng. pH còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật đất ( đa số VSV ưa pH trung tính), do vậy ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa phân bón, cố định nito + pH ảnh hưởng tới mức độ hòa tan của phân bón: nhìn chung pH hơi axit tăng độ hòa tan, pH kiềm giảm độ hòa tan. Khi pH thấp, các ion kim loại ở dạng tan (Fe2+, Al3+) tác dụng với photphat (lân) tạo thành các hợp chất không tan. - Biện pháp: Bón phân hữu cơ: Phân hữu cơ có tính đệm, có thể tạo ra môi trường pH ổn định thuận lợi cho quá trình hấp thụ khoán ở rễ.Bón vôi khi đất bị chua để trung hòa và đưa pH về mức phù hợp với cây trồng.Trên đất phèn, khi cải tạo thường sử dụng phân lân để bón cho đất. Áp dụng : Dạy phần sự hấp thụ các ion khoáng Câu 2: Giải thích tại sao cây trồng trên đất chua và đất kiềm đều có khó khăn cho quá trình dinh dưỡng khoáng, còn đất thoáng lại tạo nhiều thuận lợi cho cây hút khoáng. Giải thích : - Đất chua: Trong đất chua có nhiều H+, H+ dễ loại các ion khoáng ra khỏi bề mặt các hạt keo đất, từ đó dễ bị rửa trôi hoặc lắng đọng xuống tầng đất sâu hơn, làm cho đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng khoáng. - Đất kiềm: Trong đất kiềm có nhiều OH , chúng liên kết chặt với các ion khoáng làm cho cây khó sử dụng được khoáng trong đất. - Mặt khác đất chua và đất kiềm đều gây ức chế vi sinh vật đất, làm chậm quá trình chuyển hóa các ion khoáng từ xác động, thực vật. - Đất thoáng khí giàu O2, tạo thuận lợi cho các tế bào dễ hô hấp hiếu khí cung cấp nhiều ATP cho quá trình hút khoáng tích cực. Áp dụng : Dạy phần Sự hấp thụ các ion khoáng Câu 3: Loại phân bón nào thường được sử dụng trong trồng trọt ? Cho biết vai trò của các nguyên tố trong loại phân đó ? Giải thích : - Phân bón NPK - Vai trò : * Nitơ : - Chức năng câu trúc : prôtêin, axit nu, photpholiphit, diệp lục ... - Điều tiết các quá trình trao đổi chất (tao enzim, hoôcnn sinh trưởng, vitanin..) *Photpho : - Chức năng câu trúc (prôtêin, axit nu, photpholiphit, enzim, vitamin..) - Có vai trò trung tâm trong quá trình quang hợp và hô hấp - Thúc đẩy quá trình phát triển. - Tăng khả năng chống chịu. * Kali : - điều tiết, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. - ảnh hưởng tích cực đến tính chịu rét Áp dụng : Dạy phần nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu ở cây trồng, vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây Câu 4: Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật?. b. Để cho cây lúa không bị lốp đổ lúc bông sắp chín, người ta thường bón phân gì? Vì sao phải sử dụng loại phân đó? Giải thích : a. - Vai trò chính của cac nguyên tố vi lượng là tham gia cấu tạo, hoạt hoá các enzim, các hoocmon, mà các thành phần này trong cơ thể thực vật chiếm một tỷ lệ rất nhỏ về khối lượng, vì vậy cơ thể thực vật chỉ cần một lượng rất nhỏ các nguyên tố vi lượng nhưng không thể thiếu. - Hầu hết các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm tỷ lệ <= 0,01% khối lượng khô của cơ thể b. Để cho cây lúa không bị lốp đổ lúc bông sắp chín, người ta thường bón phân có nhiều Kali. Vì Kali giúp tích lũy xenlulôzơ, hemixenlulôzơ và pectin trong vách tế bào thực vật, làm cho tế bào cứng cáp hơn, giúp tăng khả năng chống lốp đổ của lúa. Áp dụng : Dạy phần vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây Câu 5: a.Nêu các vai trò sinh lí của K đối với thực vật. b. Phân K có hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồng nào? Đối với những cây đó nên bón phân K vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất? c. Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ Đậu, nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng chủ đạo và không thể thiếu được? Vì sao? Giải thích : a. Vai trò sinh lý của K đối với cây: Điều chỉnh các đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất. Điều chỉnh sức trương của tế bào, điều chỉnh đóng mở khí khổng. Điều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây. Hoạt hóa nhiều enzym tham gia các quá trình trao đổi chất trong cây, đặc biệt là các enzym quang hợp, hô hấp. Điều chỉnh sự vận động ngủ của một số lá cây. b. Phân K có hiệu quả tốt nhất đối với những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều gluxit như lúa, ngô, mía, khoai, sắnĐối với những cây trồng này, bón K là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao. c. Bón K vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế vì K làm tăng quá trình vận chuyển các chất hữu cơ, tích lũy về cơ quan dự trữ nên sẽ làm tăng năng suất kinh tế. - Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ đậu, Mo là nguyên tố vi lượng chủ đạo và không thể thiếu được. Vì: Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ do nó cấu tạo nên enzym Nitrareductaza, Nitrogenaza. Thiếu Mo gây ức chế sự dinh dưỡng đạm của cây. Áp dụng : Dạy phần vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây Câu 6: a. Nếu thiếu Phôt pho, Kali và Magiê thì gây hậu quả như thế nào đối với cây trồng? b. Khi cây thiếu nguyên tố N hoặc S đều có biểu hiện vàng lá. Sự biểu hiện vàng lá đối với sự thiếu hai nguyên tố này khác nhau thế nào? Giải thích? Giải thích : a. Nếu cây trồng thiếu - Phôtpho: tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp. các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do. - Kali: giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dòng chất đồng hoá từ lá. - Magiê: ức chế quá trình tạo các hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải. Sự hình thành lục lạp bị hư hại. b. – Khi thiếu N, màu vàng biểu hiện trước ở lá già, sau đó đến lá non. Khi thiếu S, màu vàng biểu hiện trước ở lá non, sau đó đến lá già - Giải thích: khi thiếu N, thực vật có thể huy động nguồn N từ các lá già phía dưới để cung cấp cho các phần đang tăng trưởng, đối với S thì không có khả năng di động này. Áp dụng : Dạy phần vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây Câu 7: a. Nêu cơ sở khoa học của câu ca "Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc" b) Nguyên tố khoáng nào thiết yếu cho sinh trưởng của cây họ đậu? Giải thích? Giải thích : a. - Lạc là cây họ đậu có khả năng đồng hóa N2 khí trời nhờ vi khuẩn ở nốt sần nên thỏa mãn về nhu cầu nitơ, nhưng để cố định đạm và tổng hợp các chất nhu cầu về photpho (lân) là rất cao → photpho là nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây lạc. - Canxi tuy không cần cho sinh trưởng của cây lạc, nhưng có tác dụng làm giảm độ chua của đất giúp cây hấp thụ tốt nhiều loại khoáng, đặc biệt trong đó có photpho, do đó trồng lạc đặc biệt phải quan tâm đến photpho và canxi mới có thể có năng suất cao. b. Cây họ đậu là cây có hàm lượng đạm cao nên nguyên tố khoáng thiết yếu cho sinh trưởng của cây họ đậu: -Nito là nguyên tố khoáng thiết yếu đa lượng trong thành phần cấu tạo tế bào, cơ thể và tham gia điều hòa hoạt động trao đổi chất của cây - Molipden (Mo) là nguyên tố khoáng thiết yếu vi lượng tham gia trong các quá trình chuyển hóa, hấp thu nito cho cây Áp dụng : Dạy phần vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây Câu 8: Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi phân tích thành phần hóa học người ta thấy lượng đạm trong đất có tăng hơn so với thời gian đầu mới ngừng canh tác. Giải thích tại sao? Giải thích : * Các cơ chế làm tăng lượng đạm trong đất: - Qua quá trình cố định nitơ theo con đường điện hóa (do có sự phóng tia lửa điện trong không khí khi mưa dông): N2 + 2O2 à NO2- à NO3- - Quá trình cố định nitơ khí quyển bởi các nhóm vi sinh vật (nhờ có hệ enzim nitrogenaza): 2H 2H 2H N=N ---------> HN=NH --------> H2N-NH2 --------> 2NH3. - Quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ bởi các vi sinh vật đất: + Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ (xác, chất thải của sinh vật) nhờ hoạt động của các vi khuẩn mùn hóa và các vi khuẩn khoáng hóa (VK nitrit hóa và nitrat hoá) đã biến nitơ ở dạng hữu cơ thành nitơ dạng vô cơ. +
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tang_hung_thu_hoc_tap_va_ren_nang_luc_sang_tao_cho_hoc.doc
- Bìa SKKN.doc