SKKN Sưu tầm và sử dụng hình ảnh, mẫu vật nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong giờ dạy môn Công nghệ tại trường THCS Nga Thắng

SKKN Sưu tầm và sử dụng hình ảnh, mẫu vật nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong giờ dạy môn Công nghệ tại trường THCS Nga Thắng

Như chúng ta đã biết, môn Công nghệ có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết đơn giản về trồng trọt, chăn nuôi, ăn uống, may mặc, trang trí nhà ở. sẽ giúp các em biết các công việc trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em có thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai và con đường nhận thức ngắn nhất sẽ là con đường “Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Phương tiện hết sức cần thiết để đi được trên “Con đường” nhận thức này chính là các “Hình ảnh trực quan" và mẫu vật trực quan.

Đặc biệt trong hướng dạy học mới hiện nay, “Hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng các “Hình ảnh trực quan", chính vì thế mà “Hình ảnh trực quan" đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh rất dễ nắm bắt.

Trong những năm gần đây, các thành tựu của khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) đang dần dần trở thành công cụ hữu ích đối với tất cả các lĩnh vực trong xã hội, CNTT đã làm thay đổi khá lớn đến hình thức, nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và đời sống xã hội loài người. Ứng dụng của CNTT ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Đối với ngành giáo dục, việc ứng dụng CNTT lại càng có ý nghĩa đặc biệt, góp phần tích cực trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới nền kinh tế tri thức.

 

doc 22 trang thuychi01 6950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sưu tầm và sử dụng hình ảnh, mẫu vật nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong giờ dạy môn Công nghệ tại trường THCS Nga Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1.Chuẩn bị nội dung.
4
2.3.2. Cách sử dụng hình ảnh trực quan có hiệu quả.
7
2.3.3. Sử dụng mẫu vật hoặc mô hình trong giờ dạy
9
2.3.4. Vận dụng đề tài
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3. 1. Kết luận
19
3. 2. Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1. 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, môn Công nghệ có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết đơn giản về trồng trọt, chăn nuôi, ăn uống, may mặc, trang trí nhà ở... sẽ giúp các em biết các công việc trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em có thể định hướng nghề nghiệp trong tương lai và con đường nhận thức ngắn nhất sẽ là con đường “Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Phương tiện hết sức cần thiết để đi được trên “Con đường” nhận thức này chính là các “Hình ảnh trực quan" và mẫu vật trực quan.
Đặc biệt trong hướng dạy học mới hiện nay, “Hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng các “Hình ảnh trực quan", chính vì thế mà “Hình ảnh trực quan" đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh rất dễ nắm bắt.
Trong những năm gần đây, các thành tựu của khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) đang dần dần trở thành công cụ hữu ích đối với tất cả các lĩnh vực trong xã hội, CNTT đã làm thay đổi khá lớn đến hình thức, nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và đời sống xã hội loài người. Ứng dụng của CNTT ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Đối với ngành giáo dục, việc ứng dụng CNTT lại càng có ý nghĩa đặc biệt, góp phần tích cực trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới nền kinh tế tri thức.
Hiện nay các tranh ảnh treo tường của môn Công nghệ được in và phát hành rất ít, nhiều bài khi dạy cần có tranh ảnh nhưng hiện tại nhà trường có rất ít tranh ảnh treo tường, nếu muốn cho học sinh quan sát thì phải sử dụng đến các phương tiện là máy vi tính, máy chiếu và màn chiếu để trình chiếu các hình ảnh trực quan trong quá trình giảng dạy. Chính vì vậy mà tôi đã dùng CNTT để sưu tầm những hình ảnh cần thiết cho từng tiết học và trình chiếu trên bảng phụ nhằm giúp học sinh tiếp cận và khai thác kiến thức có hiệu quả nhất.
Sau hơn 10 năm trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ ở trường THCS Nga Thắng và qua các tiết dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, tôi nhận thấy việc sử dụng “Hình ảnh trực quan” trong giảng dạy là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn bởi vì đối tượng là học sinh THCS thì về mặt thể chất cũng như tinh thần, sự nhận thức, năng lực tư duy của các em đã phát triển ở mức độ cao hơn các em ở bậc Tiểu học và các em ở lớp trên thì cao hơn các em ở lớp dưới. Nếu được khơi dậy đúng mức tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốt nhất cho bản thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào bậc THPT - nơi mà các em sẽ phải có năng lực tư duy và ý thức tự học cao hơn.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Sưu tầm và sử dụng hình ảnh, mẫu vật nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong giờ dạy môn Công nghệ tại trường THCS Nga Thắng ”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ tại trường THCS.
1.2.2. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh ảnh để phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
1.2.3. Tăng hứng thú, tính ham học hỏi của học sinh.
1.2.4. Biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các bài học khối 6, khối 7, khối 9.
- Mẫu vật, mô hình, tranh ảnh có liên quan đến nội dung các bài dạy môn Công nghệ 6,7,9.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Sưu tầm mẫu vật và các hình ảnh có liên quan đến nội dung các bài dạy môn Công nghệ.
1.4.2. Thực nghiệm giáo dục.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Với CNTT giáo viên có thể thu thập rất nhiều những tranh ảnh để minh họa cho bài dạy. Học sinh được quan sát các hình ảnh trực quan sinh động, dễ tiếp thu kiến thức. Do vậy học sinh được lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vững chắc hơn, góp phần giúp các em say mê học tập, phát huy tính tích cực, chủ động tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học.
Xét về tâm lý, đối với các em ở lứa tuổi THCS hầu hết rất thích tìm tòi, học hỏi những điều mới, lạ. Việc đưa vào bài giảng những tranh ảnh minh họa là rất cần thiết nhất là đối với môn Công nghệ vì nó góp phần giúp học sinh tập trung chú ý vào nội dung bài học và cũng đã vận dụng được nguyên tắc dạy học “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nói chung và môn Công nghệ nói riêng, để tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực trong các giờ học giáo viên cần đổi mới nội dung hoạt động bằng nhiều cách như cho học sinh quan sát tranh ảnh, làm thí nghiệm, nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệuTuy nhiên, thực tế số lượng mẫu vật, mô hình hay tranh ảnh hiện có ở trường là ít so với yêu cầu của môn học chỉ đáp ứng được 25%, 70% số bài dạy giáo viên thấy cần thiết phải sưu tầm thêm tranh ảnh hoặc mẫu vật. Chính từ thực tế trên tôi đã sưu tầm và chọn lọc một số hình ảnh minh họa phục vụ cho việc dạy học của bản thân nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng học tập môn Công Nghệ ở học sinh.
2.2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua hơn 10 năm trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ tại trường THCS Nga Thắng tôi nhận thấy:
Việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách cho học sinh quan sát tranh ảnh là rất cần thiết. Bởi lẽ, học lực của đa số các em chỉ ở mức trung bình, hơn nữa các em chưa thực sự tự giác, tích cực học tập. Do đó, giáo viên cần đóng vai trò “điều khiển” học sinh tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.
Chương trình Công nghệ có rất nhiều nội dung kiến thức mới, học sinh phải vận dụng tư duy khoa học để nghiên cứu, tìm hiểu, ghi nhớ và liên hệ thực tế rất nhiều. Song mức độ tập trung tiếp thu bài, năng lực quan sát hình ảnh, phân tích và tổng hợp kiến thức của học sinh còn hạn chế. Trong các tiết học, học sinh thường thụ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng tài liệu để nắm bắt kiến thức. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em biết cách quan sát, nghiên cứu, học tập để phát triển tư duy khoa học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
Thực tế hiện nay nhiều học sinh trong trường THCS vẫn chưa coi trọng môn Công nghệ. Kiến thức môn Công nghệ của các em còn nghèo, hời hợt, chưa biết áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Chính những điều đó đôi khi làm các em hiểu lệnh lạc về môn Công nghệ. Trong khi đó đồ dùng trực quan như tranh ảnh, mô hình, băng đĩa, sơ đồ còn hạn chế. Nhà trường lại không có điều kiện cho các em đi tham quan những trang trại chăn nuôi, mô hình kinh tế mới nên phần nào ảnh hưởng đến hứng thú học tập của các em. Từ lí do trên dẫn đến kết quả học tập môn Công Nghệ không cao điều này được minh chứng qua bảng số liệu sau:
Năm
Học
Khối,
Lớp
Sĩ
số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu + Kém
TB trở lên
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
2015 - 2016
Khối 9
51
13
25,5
19
37,3
19
37,2
0
0
51
100
Khối 7
48
12
25,0
17
35,4
18
37,5
1
2,1
47
97,9
 Khối 6
29
6
20,7
12
41,4
10
34,5
1
3,4
28
96,6
2.3.GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
2.3.1. Chuẩn bị nội dung:
2.3.1.1. Xây dựng thư viên tư liệu.
Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn Công nghệ kho tư liệu là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nhưng hiện nay ở môn học này, các đồ dùng trực quan rất ít, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa không nhiều. Chính vì vậy bản thân giáo viên phải chú trọng xây dựng thư viện tư liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Trước đây tôi xây dựng kho tư liệu bằng cách quan sát thực tế, tham khảo tài liệu, sách, báo rồi cắt hoặc chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tư liệu chuyên môn của mình.
- Hiện nay nhờ ứng dụng CNTT nên tôi xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây. Tôi đã sử dụng CNTT sưu tầm qua mạng Internet, chụp những hình ảnh trong thực tế có liên quan đến những bài dạy rồi xử lý, sắp xếp thành các file dữ liệu có nội dung theo từng phần: Trồng trọt, Thủy sản, Chăn nuôi,Trồng cây ăn quả, May mặc trong gia đình, Nấu ăn trong gia đình, Trang trí nhà ở.... để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng.
Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn :
+ Khai thác hình ảnh từ mạng Internet: tôi vào các trang web của bộ giáo dục và đào tạo, thư viện bài giảng điện tử, Thư viện trực tuyến violet....
+ Khai thác hình ảnh từ tài liệu, sách, báo, tạp chí ...
Trong quá trình tham khảo tài liệu, sách, báo... gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy Scan quét ảnh hoặc dùng iPad, điện thoại để chụp cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính.
Từ các nguồn khai thác trên tôi đã lưu trữ cho mình một thư viện tư liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy.
2.3.1.2. Chuẩn bị hình ảnh trực quan.
Để tiết dạy đạt được mục tiêu, giáo dục tư tưởng và ý thức tốt đẹp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo và xây dựng được các file dữ liệu hình ảnh trực quan minh họa cho các bài dạy trong chương trình Công nghệ theo từng khối . Như vậy, sự chuẩn bị của giáo viên là rất cần thiết trước khi lên lớp giảng dạy. Để bộ hình ảnh sưu tầm đó có nội dung phù hợp, có ý nghĩa giáo dục cao, tránh tình trạng không đúng với chủ đề bài giảng, gây cảm giác tản mạn ở học sinh trong khi sử dụng hoặc làm cho HS khó hiểu, tôi tiến hành các bước như sau:
+ Trước hết tôi rà soát lại toàn bộ nội dung chương trình của từng phần trong mỗi bài ở các khối.
+ Tiếp đó tôi phân loại thành từng nội dung:
- Những nội dung Bộ Giáo dục - Đào tạo có cấp tranh:
Môn Công nghệ 6: Công ty thiết bị giáo dục I có phát hành những tranh sau:
Bài 1 - Các loại vải thường dùng trong may mặc có tranh: Sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên và tranh: Sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi hóa học.
Bài 4 - Sử dụng và bảo quản trang phục có tranh: Kí hiệu giặt là.
Bài 12 - Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa có tranh: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
Bài 13 - Cắm hoa trang trí có tranh: Nguyên tắc cắm hoa trang trí.
Bài 18 - Các phương pháp chế biến thực phẩm có tranh: Các phương pháp chế biến thực phẩm và tranh: Trình bày món ăn.
Môn Công nghệ 7: Công ty thiết bị giáo dục I có phát hành tranh sau: Bài 12 - Sâu, bệnh hại cây trồng có tranh: Dấu hiệu của cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại.
Môn Công nghệ 9: Công ty thiết bị giáo dục I có phát hành tranh: Kĩ thuật nhân giống vô tính cây ăn quả.
- Những nội dung trong Sách Giáo Khoa (SGK) đã có hình thì tôi sử dụng trực tiếp trong quá trình giảng dạy. Ví dụ: Khi dạy Bài 1. Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt (Công nghệ 7). Phần I SGK có in Hình 1 Vai trò của trồng trọt, Tôi yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi câu hỏi trong SGK để khai thác kiến thức của học sinh.
Dựa vào Hình:1 em hãy cho biết trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Qua quan sát các em đã đưa ra được 4 vai trò của trồng trọt tương ứng với 4 hình nhỏ.
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
+ Cung cấp nguyên liệu cho Công nghiệp.
+ Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
- Những nội dung trong SGK đã có hình nhưng chưa phong phú thì tôi đưa thêm 1 số hình ảnh khác qua sưu tầm và trình chiếu để làm rõ thêm nội dung bài học. Ví dụ: Khi dạy bài 31 Giống vật nuôi (Công nghệ 7) trong SGK có in Hình 51, Hình 52, Hình 53 nhưng tôi thấy nên đưa thêm vào một số hình ảnh nữa để học sinh hiểu rõ được khái niệm về giống vật nuôi và biết phân loại giống vật nuôi. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu tôi đã sử dụng Hình 2 trình chiếu cho học sinh quan sát để biết thêm về 1 số giống vật nuôi.
Khi dạy mục1 Thế nào là giống vật nuôi? Tôi chiếu hình 2 yêu cầu học sinh quan sát kết hợp đọc thông tin mục I.1 SGK (trang 83) và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là giống vật nuôi? bằng cách tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống sau. Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm.............. giống nhau, có ............... và....................... như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. Tiếp đó tôi yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi sau: Đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất của những vật nuôi cùng giống thế nào? Học sinh quan sát, suy nghĩ trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung và tôi đưa khái niệm đầy đủ. "Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. Tiếp đến phần 2 Phân loại giống vật nuôi học sinh chỉ cần đọc SKG kết hợp quan sát Hình 2 là có thể xác định căn cứ phân loại giống vật nuôi.
- Những nội dung còn lại tôi sẽ nghiên cứu, tìm hiểu xem nội dung nào cần sử dụng hình ảnh và lựa chọn trong các file tư liệu của mình những hình ảnh phù hợp với từng phần của từng bài. Sau đó tôi xử lý, sắp xếp những hình ảnh đó vào thành 1 file để trình chiếu cho hs hiểu hơn về nội dung bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài 46 Phòng, trị bệnh cho vật nuôi (Công nghệ 7) tôi đã sưu tầm được các Hình 3 và Hình 4 để trình chiếu lên cho HS quan sát.
Khi dạy phần I. Khái niệm về bệnh, tôi chỉ cần đưa ra câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 3, 4 thảo luận và trả lời câu hỏi sau: Em hiểu thế nào là vật nuôi bị bệnh? Cho ví du? Học sinh dễ dàng lấy được ví dụ và nhanh chóng nêu được khái niệm về bệnh. Tiếp theo tôi lại hỏi: Con vật bị bệnh có những đặc điểm như thế nào? Nếu không kịp thời chữa trị thì hậu quả ra sao?
Tương tự như vậy tôi đã sưu tầm và lưu vào trong máy những bộ tranh cho 3 khối 6, 7, 9 để giảng dạy trong các giờ học Công nghệ. Sau đây tôi xin đưa ra một số dẫn chứng minh họa cho đề tài của mình:
Bài 18 Các phương pháp chế biến thực phẩm (Công nghệ 6) tôi đã sưu tầm và chiếu Hình5 lên bảng phụ.
Bài 20 - Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản (Công nghệ 7) tôi sưu tầm và đưa ra Hình 6.
Bài 12 - Sâu bệnh hại cây trồng (Công nghệ 7) tôi đã sưu tầm và chiếu Hình 7 lên bảng phụ để học sinh biết và nêu được khái niệm về côn trùng .
Bài 13 - Phòng trừ sâu, bệnh hại (Công nghệ 7) tôi sưu tầm và trình chiếu Hình 8, 9, 10, 11.
Bài 5 - Thực hành: Chiết cành (Công nghệ 9) tôi đã sưu tầm và chiếu Hình 12 lên bảng phụ;
Bài 6 - Thực hành: Ghép (Công nghệ 9) tôi đã sưu tầm và chiếu Hình 13.
2. 3.2. Cách sử dụng hình ảnh trực quan có hiệu quả:
2.3.2.1. Cách đưa hình ảnh trực quan:
- Đưa tranh ngay ra lúc ban đầu để tạo tâm thế hứng thú, phát triển tư duy ở học sinh.Ví dụ: Khi dạy bài 18 - Các phương pháp chế biến thực phẩm (Công nghệ 6) trước khi vào mục 1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước, tôi cho các em quan sát hình 5 sau đó yêu cầu các em trả lời câu hỏi sau. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước gồm những phương pháp nào? Cho ví dụ? Nêu khái niệm, quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của từng phương pháp? Sau khi quan sát hình 5 các em rất hứng thú với bài học, tích cực phát biểu ý kiến, đặc biệt là các em học lực yếu và trung bình cũng hăng hái phát biểu tiết học trở nên sôi nổi và đầy hào hứng.
- Việc giáo viên trình chiếu những hình ảnh minh họa trong quá trình dạy học nhằm khai thác, bổ sung và khắc sâu kiến thức. Ví dụ: Bài 46 - Phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Khi dạy phần II. Nguyên nhân sinh ra bệnh. Sau khi học sinh đưa được nguyên nhân sinh ra bệnh tôi chỉ vào Hình 4 và hỏi. Các bệnh do yếu tố sinh học gây ra được chia làm mấy loại? Các em dễ dàng nêu được: Bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. tiếp đó tôi lại đưa câu hỏi: Quan sát Hình 4 Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm? Ngoài những ví dụ trên em hãy kể thêm vài bệnh khác mà em biết? Theo em khi vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm ta phải làm gì? Hầu hết các em đều trình bày được bệnh truyền nhiễm là do các vi sinh vật (như vi rút, vi khuẩn) gây ra, lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho nghành chăn nuôi (như bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò, bệnh lợn tai xanh, bệnh dịch tả lợn châu phi, bệnh tụ huyết trùng ở gà, bệnh H5N1, bệnh H7N9...). Bệnh không truyền nhiễm: do điều kiện ngoại cảnh, không lây lan, gây hại trên từng cá thể vật nuôi (như bệnh gà ăn lông, bệnh còi xương, giun chui ống mật...) Rất nhiều em đã đưa được các cách giải quyết khi vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm là (Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe, báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị, tiêu hủy những vật nuôi chết...)
- Cũng có thể đưa tranh khi đã dạy xong bài học để học sinh mở rộng, liên hệ kiến thức bài học với thực tế. Ví dụ: Sau khi học xong bài 20 - Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản ( Công nghệ 7) tôi cho học sinh quan sát Hình 6 và đưa ra 1 số dẫn chứng: Trong thực tế vì lợi nhuận mà một số cơ sở sản xuất không coi trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của con người đã sử dụng 1 số loại hóa chất không cho phép và còn áp dụng quy trình bảo quản, chế biến nông sản không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi thấy các em đều chăm chú quan sát và lắng nghe từ đó giúp các em thận trọng hơn khi sử dụng một số sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hoặc sau khi dạy xong phần lý thuyết Bài 6 – Thực hành: Ghép (Công nghệ 9) tôi cho học sinh quan sát hình 13 để mở rộng và liên hệ với thực tế. Trong lúc học sinh quan sát tôi nhấn mạnh nhờ ứng dụng phương pháp ghép đã giúp cho rất nhiều gia đình cũng như các nhà vườn có thể cải tạo được vườn cây ăn quả của mình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bằng cách sử dụng đoạn cành hoặc mắt của những cây giống mới có năng suất và chất lượng cao ghép vào những cây có phẩm chất kém. Cũng có thể sử dụng một cây gốc ghép để ghép 2 hay nhiều loại quả cùng họ lên. Tôi nhận thấy các em vô cùng ngạc nhiên và mong đợi đến tiết học sau để thực hành.
Nhưng cần lưu ý tránh việc trình chiếu nhiều hình ảnh liên tục làm cho tri thức của học sinh tản mạn. Khi chiếu tranh ảnh cho học sinh quan sát và trả lời xong ý cần khai thác giáo viên phải để máy chiếu ở chế độ sile trống ngay.
2.3.2.2. Sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa nội dung:
- Sử dụng hình ảnh trực quan để diễn tả, thể hiện, khẳng định, chứng minh cho những sự vật hiện tượng mà bằng lời nói không thể mô tả được một cách đầy đủ, các yếu tố nghịch lý, các sự kiện tương phản... không thể hiểu được nếu chỉ giải thích bằng lời nói. Ví dụ: Bài 12 Sâu, bệnh hại cây trồng (Công nghệ 7) tìm hiểu phần 1. Khái niệm về côn trùng tôi chỉ cần cho học sinh quan sát hình là ngay lập tức các em đã hiểu và nêu được khái niệm về côn trùng. Không những thế các em còn lấy được rất nhiều ví dụ về côn trùng. Quan sát hình 7 học sinh sẽ nhận thấy: Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuộc nghành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có hai đôi cánh đầu có 1 đôi râu. Hoặc khi dạy Bài 13 Phòng trừ sâu, bệnh hại. Tôi thấy rất có hiệu quả khi cho học sinh quan sát hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_suu_tam_va_su_dung_hinh_anh_mau_vat_nham_nang_cao_hung.doc