SKKN Sử dụng tranh, ảnh tư liệu nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh lớp 12 Trường THPT Hậu Lộc 4 về chiến tranh biên giới Tây Nam

SKKN Sử dụng tranh, ảnh tư liệu nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh lớp 12 Trường THPT Hậu Lộc 4 về chiến tranh biên giới Tây Nam

Trong dạy học lịch sử, cũng như các bộ môn khác ở nhà trường phổ thông, ngoài việc tiến hành bài học nội khoá - hình thức dạy học cơ bản, còn có các hoạt động giáo dục ngoài lớp. Hoạt động ngoại khoá có tác dụng tích cực đối với việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, góp phần quan trọng cùng với các bài học lên lớp, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bộ môn. Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao hiểu biết lịch sử cho học sinh nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức, định hướng cho việc phát triển phát triển con người toàn diện là rất quan trọng. sử dụng phương tiện dạy học tranh ảnh tư liệu cùng hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục tư tưởng, những tố chất của con người Việt Nam với tình yêu quê hương đất nước. Con đường, phương pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh ngày càng thờ ơ với quá khứ lịch sử. Đã vậy do hạn chế số trang sách giáo khoa phần lịch sử chiến tranh biên giới của nước ta trong khi nội dung cần truyền đạt nhiều nên thông tin sự kiện được viết ngắn gọn, chưa thỏa mãn được cả những nhà viết sách sử, thầy cô giáo và học sinh. Vì vậy phải sử dụng đồ dùng trực quan, cụ thể là tranh ảnh tư liệu lịch sử. Hơn nữa, việc sử dụng tranh ảnh tư liệu lịch sử là một biện pháp rất hiệu quả, vì đặc trưng sự kiện lịch sử là không tái hiện lại được, không thể trực tiếp tiếp xúc, cũng không thể thí nghiệm, tranh ảnh sẽ tạo cho bài giảng thêm phong phú và hấp dẫn, giờ hoạt động ngoại khóa sẽ sinh động, hiệu quả cao hơn. Sử dụng tranh ảnh lịch sử, tư liệu tạo nên sự sôi nổi, hứng khởi trong giờ học lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất các sự kiện lịch sử, hình thành ở các em những hiểu biết cặn kẽ lịch sử nước mình từ đó có cái nhìn trân trọng, giáo dục lòng yêu quê hương, tự hào với vùng đất mình đang sinh sống. “Trăm nghe không bằng một thấy”, tranh ảnh tư liệu gây nên hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhớ kĩ, hiểu rõ về tranh ảnh điều ấy đồng nghĩa với việc các em nắm vững kiến thức lịch sử. Cùng với việc trong thực tế chưa có bộ sách giáo khoa mới, chưa có nội dung giảng dạy về chiến tranh biên giới Tây Nam. Thêm vào đó trong những năm gần đây sách giáo khoa lịch sử 12 giảm tải bài 25 nên cuộc chiến tranh biên giới học sinh càng ít biết đến. Vì vậy, Bộ Giáo dục khuyến khích các trường học, tổ bộ môn sử đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới, hải đảo vào bài giảng, hoặc có thể là hoạt động ngoại khóa, chuyên đề. Tôi mạnh dạn đưa một số kiến thức về chiến tranh biên giới cho học sinh trường THPT Hậu Lộc 4. Để qua đó các em có cái nhìn chân thực về lịch sử. Từ đó giáo dục các em tình yêu quê hương và có thái độ trách nhiệm bảo vệ quê hương vùng biển đảo quê nhà. Xuất phát từ suy nghĩ đó bản thân tôi đã tiến hành tìm tòi và thử nghiệm đề xuất vấn đề: “Sử dụng tranh, ảnh tư liệu nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh lớp 12 Trường THPT Hậu Lộc 4 về chiến tranh biên giới Tây Nam”.

doc 20 trang thuychi01 6260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng tranh, ảnh tư liệu nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh lớp 12 Trường THPT Hậu Lộc 4 về chiến tranh biên giới Tây Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng vấn đề
3
2.3
Giải quyết vấn đề
5
a
Hoàn cảnh
6
b
Chủ trương của ta
7
c
Diễn biến.
8
d
Đánh giá
16
2.4
Kết quả
18
3
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong dạy học lịch sử, cũng như các bộ môn khác ở nhà trường phổ thông, ngoài việc tiến hành bài học nội khoá - hình thức dạy học cơ bản, còn có các hoạt động giáo dục ngoài lớp. Hoạt động ngoại khoá có tác dụng tích cực đối với việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, góp phần quan trọng cùng với các bài học lên lớp, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bộ môn. Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao hiểu biết lịch sử cho học sinh nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức, định hướng cho việc phát triển phát triển con người toàn diện là rất quan trọng. sử dụng phương tiện dạy học tranh ảnh tư liệu cùng hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục tư tưởng, những tố chất của con người Việt Nam với tình yêu quê hương đất nước. Con đường, phương pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh ngày càng thờ ơ với quá khứ lịch sử. Đã vậy do hạn chế số trang sách giáo khoa phần lịch sử chiến tranh biên giới của nước ta trong khi nội dung cần truyền đạt nhiều nên thông tin sự kiện được viết ngắn gọn, chưa thỏa mãn được cả những nhà viết sách sử, thầy cô giáo và học sinh. Vì vậy phải sử dụng đồ dùng trực quan, cụ thể là tranh ảnh tư liệu lịch sử. Hơn nữa, việc sử dụng tranh ảnh tư liệu lịch sử là một biện pháp rất hiệu quả, vì đặc trưng sự kiện lịch sử là không tái hiện lại được, không thể trực tiếp tiếp xúc, cũng không thể thí nghiệm, tranh ảnh sẽ tạo cho bài giảng thêm phong phú và hấp dẫn, giờ hoạt động ngoại khóa sẽ sinh động, hiệu quả cao hơn. Sử dụng tranh ảnh lịch sử, tư liệu tạo nên sự sôi nổi, hứng khởi trong giờ học lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất các sự kiện lịch sử, hình thành ở các em những hiểu biết cặn kẽ lịch sử nước mình từ đó có cái nhìn trân trọng, giáo dục lòng yêu quê hương, tự hào với vùng đất mình đang sinh sống. “Trăm nghe không bằng một thấy”, tranh ảnh tư liệu gây nên hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhớ kĩ, hiểu rõ về tranh ảnh điều ấy đồng nghĩa với việc các em nắm vững kiến thức lịch sử. Cùng với việc trong thực tế chưa có bộ sách giáo khoa mới, chưa có nội dung giảng dạy về chiến tranh biên giới Tây Nam. Thêm vào đó trong những năm gần đây sách giáo khoa lịch sử 12 giảm tải bài 25 nên cuộc chiến tranh biên giới học sinh càng ít biết đến. Vì vậy, Bộ Giáo dục khuyến khích các trường học, tổ bộ môn sử đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới, hải đảo vào bài giảng, hoặc có thể là hoạt động ngoại khóa, chuyên đề. Tôi mạnh dạn đưa một số kiến thức về chiến tranh biên giới cho học sinh trường THPT Hậu Lộc 4. Để qua đó các em có cái nhìn chân thực về lịch sử. Từ đó giáo dục các em tình yêu quê hương và có thái độ trách nhiệm bảo vệ quê hương vùng biển đảo quê nhà. Xuất phát từ suy nghĩ đó bản thân tôi đã tiến hành tìm tòi và thử nghiệm đề xuất vấn đề: “Sử dụng tranh, ảnh tư liệu nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh lớp 12 Trường THPT Hậu Lộc 4 về chiến tranh biên giới Tây Nam”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài đề xuất một suất một số nguyên tắc sử dụng tài liệu, tranh ảnh và phương pháp hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử về “Chiến tranh biên giới Tây Nam” cho học sinh lớp 12 ở trường trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong nhà trường nói chung và về Chiến tranh biên giới nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là quá trình sử dụng tài liệu tranh ảnh trong tiết dạy ngoại khóa về Chiến tranh biên giới Tây Nam lịch sử 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu lí luận mà đi sâu vào việc sử tư liệu tranh ảnh trong dạy bài ngoại khóa “Chiến tranh biên giới Tây Nam”.
Phân tích, tổng kết, trình chiếu hình ảnh, cung cấp tài liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
- Tài liệu:
Tài liệu là những dữ liệu cho ta những thông tin về sự việc đã xảy ra được ghi bằng chữ viết qua các kênh thông tinh khác nhau. Nguồn tài liệu này chiếm số lượng lớn và đặc biệt quan trọng trong nguồn sử liệu. Do đặc thù của môn lịch sử, học sinh không thể quan sát những sự kiện xảy ra trong quá khứ và lịch sử cũng không thể dùng thí nghiệm để tái hiện lại. Chính vì vậy tài liệu chính là chỗ dựa cho việc tái tạo lại quá khứ lịch sử, là giai đoạn nhận thức của bản tính để đi đến nhận thức lí tính của học sinh trong việc học tập lịch sử.
Các nguồn tài liệu thì phong phú đa dạng: Từ sách báo, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu chuyên khảo sử học đến Internet...
- Tranh ảnh:
Tranh ảnh lịch sử là loại đồ dùng trực quan tạo hình được vẽ lại, chụp lại để mô tả lại các sự kiên, hiện tượng, nhân vật lịch sử giúp học sinh quan sát và rút ra kết luận về các sự kiện được phản ánh trong tranh ảnh. Do đó tranh ảnh không chỉ là phương tiện minh họa nội dung bài học mà quan trọng hơn là nó chính là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho nội dung bài học dưới dạng trực quan, là một dạng kiến thức ẩn mà giáo viên cần khai thác trong quá trình dạy học.
Tranh ảnh có nhiều loại: Từ có sẵn trong sách giáo khoa đến tranh ảnh do giáo viên học sinh sưu tầm. Tranh ảnh được chụp lại, vẽ lại lúc sự kiện đang diễn ra, hoặc được vẽ lại do các nhà nghiên cứu căn cứ nội dung lịch sử mô phỏng lại. 
Vì vậy tranh ảnh vừa có chức năng mô phỏng minh họa vừa là nguồn tri thức. Tranh ảnh chính là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại.
2.2. Thực trạng vấn đề:
Thực trạng dạy học môn lịch sử ở Trường THPT Hậu Lộc 4:
a. Thuận lợi:
* Về phía giáo viên: Đại đa số giáo viên đều cố gắng tìm hiểu đưa ra những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, lập niên biểu, vấn đáp,  Thông qua trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử; giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, so sánh, giải thích một cách tích cực. Giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất, vai trò và ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ sách giáo khoa, hiện vật, phim, máy chiếu,  từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử.
* Về phía học sinh: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung tìm hiểu, suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra theo sự chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi ở cuối mục trong bài, quan sát tranh ảnh, tập vẽ và trình bày diễn biến trên lược đồ cho nên khi học các em luôn chú ý để hiểu nội dung bài dạy, tích cực thảo luận nhóm, đưa ra các tình huống có vấn đề và tìm cách giải quyết. Trong quá trình lĩnh hội kiến thức học sinh đang cố gắng học hỏi lẫn nhau để nắm bắt kiến thức cơ bản thông qua hoạt động thảo luận, vấn đáp, đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ, tranh ảnh,  các em đã mạnh dạn trình bày diễn biến trên lược đồ, lập niên biểu lên bảng, trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
b. Khó khăn:
Trong công cuộc đổi mới giáo dục việc sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng đang ngày càng trở thành vấn đề quan trọng nhằm giúp các em học tập tốt hơn, qua đó phát triển các năng lực nhận thức bộ môn. Tranh ảnh thuộc nhóm đồ dùng trực quan tạo hình “có khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật, biến cố lịch sử, sự kiện lịch sử một cách chân thực”. Nhưng tranh, ảnh lịch sử được sử dụng trong dạy học lịch sử phản ánh hiện thực khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng tiếp nhận và cần phải được vận dụng tối đa những mặt ưu điểm để đạt hiệu quả tối ưu của bài học. Thực tế hiện nay ở các trường THPT, phần lớn phương pháp của giáo viên là thuyết trình, dạy theo lối cổ truyền: Thầy giảng, trò nghe, giáo viên chủ động truyền dạy mọi kiến thức, ghi bảng, diễn giải và cho học sinh ghi chép, học sinh thì tiếp thu một cách thụ động. Bên cạnh đó giờ học trên lớp khuôn khổ nhàm chán nhưng để tổ chức thực tế lịch sử lại tốn kém trong khi học sinh ở vùng khó khăn ít có điều kiện thực hiện. Vì học lý thuyết quá nhiều sẽ tạo nên thái độ học tập miễn cưỡng, uể oải. Học sinh thấy nhàm chán và học theo kiểu đối phó. Hiện nay, với môn lịch sử, học sinh chỉ học khi có nội dung cần làm bài kiểm tra, thậm chí chỉ học phần giáo viên giới hạn và sau giờ kiểm tra học sinh không còn nhớ được gì dù đó là sự kiện thật cơ bản hay gần gũi với mình. Chính vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đến thực tiễn giáo dục, đưa ra những biện pháp hợp lý. Sử dụng tranh ảnh lịch sử, tư liệu tạo nên sự sôi nổi, hứng khởi trong giờ học lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất các sự kiện lịch sử, hình thành ở các em những hiểu biết cặn kẽ lịch sử nước mình từ đó có cái nhìn trân trọng, giáo dục lòng yêu quê hương, tự hào với vùng đất mình đang sinh sống. “Trăm nghe không bằng một thấy”, tranh ảnh tư liệu gây nên hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhớ kĩ, hiểu rõ về tranh ảnh điều ấy đồng nghĩa với việc các em nắm vững kiến thức lịch sử. Cùng với việc trong thực tế chưa có bộ sách giáo khoa mới, chưa có nội dung về chiến tranh Biên giới Tây Nam trong chương trình học. 
c. Điều tra cụ thể:
Qua điều tra cụ thể: Bản thân tôi được Ban lãnh đạo phân công dạy học môn lịch sử 12. Trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy. Việc điều tra hiện thực thông qua sử dụng đồ dung trực quan, thảo luận, hỏi đáp để phát triển tư duy học sinh ở trên lớp; kiểm tra miệng, 15 phút, kiểm tra 45 phút Kết quả kiểm tra tôi nhận thấy đa số học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi mang tính chất trình bày; còn những câu hỏi so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá nhận thức thì các em còn rất lúng túng. Do vậy kết quả điều tra cũng không cao cụ thể là:
Đầu năm học 2018 – 2019, tôi dạy 2 lớp sử 12: 12A5 + 12A8 kết quả khảo sát như sau:
Lớp - SS
Giỏi - TL
Khá - TL
TB – TL
Yếu - TL
Kém - TL
12A5 - 39
0 - 0
16 –41 %
16 – 41%
6– 15,4%
1- 2,6%
12A8 - 42
4 – 9,5%
30 – 71,4%
8 – 19,1%
0- 0
0
Từ thực trạng dạy học lịch sử hiện nay, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp tạo ra môi trường tương tác đa dạng hấp dẫn giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau; đồng thời gây hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và say mê học tập bộ môn lịch sử cùng với việc Bộ Giáo dục khuyến khích các trường học, tổ bộ môn sử đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới, hải đảo vào bài giảng, hoặc có thể là hoạt động ngoại khóa, chuyên đề. 
Đó là: “Sử dụng tranh, ảnh tư liệu nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh lớp 12 THPT Hậu Lộc 4 về chiến tranh biên giới Tây Nam”.
2.3. Giải quyết vấn đề.
Có rất nhiều tài liệu tranh ảnh nói về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài liệu tranh ảnh giáo viên cần lụa chọn phù hợp tranh ảnh với đoạn tư liệu. Trong dạy học lịch sử giáo viên nào cũng đều sử dụng các phương pháp sử dụng sao cho phù hợp nhất. Họ cùng chung một mục đích là giúp học sinh hiểu bài, yêu thích bộ môn, nâng cao chất lượng, hiệu quả bài học và đạt đến tính tối ưu của bài học lịch sử. Nhưng trong quá trình dạy học vì hạn chế của sách giáo khoa không được ghi chép nhiều về phần chiến tranh biên giới, lại thêm mấy năm gần đây sách giáo khoa lịch sử lớp 12 đã bỏ bài 25 về cho học sinh tự tìm hiểu. Nên giáo viên thường bỏ qua ngại dạy về phần lịch sử chiến tranh biên giới. Vì vậy trong giai đoạn chờ đợi sách giáo khoa mới giáo viên muốn thành công khi dạy phần chiến tranh biên giới Tây Nam có hiệu quả chỉ còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa về lịch sử. Để buổi ngoại khóa thành công Giáo viên yêu cầu học sinh có sự chuẩn bị trước nội dung, tìm hiểu qua sách báo tài liệu tham khảo, qua Internet, qua các câu chuyện kể của cựu quân nhân tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam tại địa phương. Trong quá trình lên lớp giáo viên cung cấp thêm tư liệu tranh ảnh hướng dẫn học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, mở rộng hiểu biết về Chiến tranh biên giới Tây Nam. Cụ thể như sau:
Trước khi vào nội dung bài dạy: giáo viên nên cho học sinh hiểu: Chiến tranh biên giới Tây Nam là: cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ.
Hoàn cảnh:
Khi dạy về Hoàn cảnh: Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy cho biết cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ diễn ra trong hoàn cảnh nào? Cùng với kiến thức học sinh đã tự tìm hiểu Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm thông qua một số hình ảnh về cuộc đột kích của khmer đỏ vào lãnh thổ Việt Nam.
- Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc, sáu ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu.
Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập quy mô lớn vào Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1977, quân chính quy Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lượng lớn dân thường.
Sơ đồ (phỏng đoán) trận đánh giải phóng đảo Thổ Chu của lực lượng hỗn hợpHQNDVN và Quân khu 9 (24–27/5/1975) và Biên đội tàu Tuần tiễu K–62 của HQNDVN
Cuộc tấn công thứ hai diễn ra vào ngày 25 tháng 9 cùng năm, lần này 4 sư đoàn quân Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích
Giáo viên hướng dẫn Học sinh tìm hiểu thêm âm mưu của Tập đoàn Khơ mer đỏ qua việc cung cấp tư liệu: Ngày 1 tháng 2 năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản của Pol Pot họp bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 Sư đoàn. Trong nghị quyết của họ có ghi: “Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”, Pol Pot đã điều 13 trong số 17 Sư đoàn chủ lực và một số Trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15–20 km.
Pôn Pốt (đi đầu khi thành lập lực lượng Khơ-me Đỏ
- Thông qua hình ảnh minh họa học sinh nắm rõ được âm mưu hành động của Quân Khơmer đỏ khi xâm phạm lãnh thổ của nước ta. Đồng thời các em cũng tìm hiểu được thái độ và hành động của Đảng nhà nước ta lúc bấy giờ.
b. Chủ trương của ta:
- Khi dạy về chủ trương của ta: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Trước âm mưu và hanh động ngang ngược của tập đoàn Polpot Đảng ta có có chủ trương gì?
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên cung cấp thêm một số tư liệu, hình ảnh cho thấy hành động của ta: 
Việt Nam cố gắng giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, nhưng Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc không chịu làm trung gian hòa giải, còn Liên Hợp Quốc không có biện pháp gì phản hồi lại các phản đối của chính quyền Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ. Việt Nam phải chuyển sang sử dụng vũ lực để giải quyết cuộc xung đột.
- Từ tháng 12 năm 1977 đến 14 tháng 6 năm 1978, hơn 30 vạn thường dân Việt Nam phải tản cư vào sâu trong nội địa, bỏ hoang 6 vạn ha đất sản xuất. 
Người dân Campuchia chạy sang lánh nạn trên vùng biên giới Tây - Nam của Việt Nam để tránh bị Khmer Đỏ hành quyết. (Ảnh TTXVN)
Giáo viên cung cấp thêm tư liệu về thái độ dung túng và âm mưu của chính quyền Trung quốc trong cuộc xung đột ở biên giới Tây Nam của Việt Nam
Ảnh hưởng của Trung quốc đối với chế độ PolPot
c. Diễn biến: 
Khi tìm hiểu nội dung này Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số trận đánh tiếu biểu diễn ra trên lãnh thổ của nước ta và lãnh thổ Campuchia. Đồng thời yêu cầu Học sinh lí giải tại sao có cuộc chiến diễn ra trên lãnh thổ Campuchia.
* Trước hết trên lãnh thổ Việt Nam:
Giáo viên nêu câu hỏi: Trận đối đàu giữa quân ta và tập đoàn Polpot diễn ra như thế nào? Sau khi Học sinh thảo luận, trả lời giáo viên cung cấp thêm tư liệu:
- Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 19 trong 23 Sư đoàn (khoảng 80.000 đến 100.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba Sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 Sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 Sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang), 1 Sư đoàn đánh Trà Phô, Tà Teng (xã Phú Mỹ huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người Khmer.
- Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồng thời tiêu hao sinh lực của quân Khmer đỏ. Các hướng tiến quân của Khmer Đỏ bị chặn lại và không thể phát triển được. Ngoại trừ Hà Tiên bị chiếm giữ trong thời gian ngắn, không một thị xã nào của Việt Nam bị chiếm. Theo thống kê từ Việt Nam, từ tháng 6-1977 đến tháng 12-1978, họ đã tiêu diệt 38.563 quân Khmer đỏ, bắt sống 5.800 lính khác. Theo Tạp chí Time, quân Việt Nam tiến hành các cuộc không kích và giao tranh trên bộ, đánh vào các đơn vị quân Khmer Đỏ dọc biên giới nhằm làm suy yếu quân Khmer Đỏ trước khi quân Việt Nam bắt đầu chiến dịch đã tiêu diệt khoảng 17 ngàn quân Khmer Đỏ.
Hàng trăm binh sĩ Khmer Đỏ bị quân ta bắt khi chúng xâm lấn 
biên giới Việt Nam ở 2 huyện Bảy Núi và Tịnh Biên, tỉnh An Giang (19.1.1978)
- Tới đầu tháng 12 năm 1978, quân đội Việt Nam được hỗ trợ bởi một số tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam đã kiểm soát một vùng đệm dọc biên giới trong lãnh thổ Campuchia, từ Mimot đến Snuol ở các tỉnh Kampong Cham và Kratié ở phía Bắc, quân Việt Nam cũng kiểm soát một vùng rộng thuộc lãnh thổ Campuchia dọc theo đường 19. ngày 23 tháng 12 năm 1978, sau khi được tăng viện, với 80.000 quân, quân đội Việt Nam đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Sư đoàn 2 cùng trung đoàn chủ lực tỉnh Tây Ninh mở cuộc tấn công nhằm đánh bật các Trung đoàn 23 thuộc Sư đoàn 304 và Trung đoàn 13 thuộc Sư đoàn 221 của Campuchia ra khỏi các vị trí dọc theo tỉnh lộ 13 sát biên giới.
* Trên lãnh thổ Campuchia:
Tuy nhiên chiến cuộc chưa chấm dứt, quân đội Việt Nam quyết định mở cuộc tấn công phòng ngừa vào Campuchia vào ngày 25 tháng 12 năm 1978.
 Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: Tại sao cuộc chiến chống tập đoàn Polpot đã giành thắng lợi, quân ta đã đẩy lui quân Polpot ra khỏi đất nước? Nhưng quân đội Việt Nam vẫn tiếp tục mở cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Campuchia? Liệu hành động ấy có bị xem là hành động đem quân xâm lược Campuchia như một số nước trên thế giới từng nói?
Để trả lời cho câu hỏi ấy Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc tấn công vào lãnh thổ Campuchia. Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm yêu cầu Học sinh thảo luận trả lời các nội dung sau: 
Nhóm 1: Tìm hiểu một số trận đánh tiêu biểu trên lãnh thổ Campuchia và sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam trong việc thành lập chính quyền Cách mạng Campuchia?
Nhóm 2: Tìm hiểu về âm mưu của các nước lớn: Trung Quốc, Mĩ, Thái Lan khi hỗ trợ cho tập đoàn Polpot?
Nhóm 3: Tìm hiểu về tội ác của tập đoàn Polpot?
Nhóm 4. Tìm hiểu về những đóng góp hỗ trợ giúp đỡ của quân Việt Nam đối với đồng bào Campuchia?
Sau khi học sinh các nhóm thảo luận, lần lượt trình bày ý kiến của mình. Giáo Viên cung cấp thêm một số tư liệu, hình ảnh.
Nhóm 1:
- Đánh chiếm bờ đông sông Mekông: Ngày 25 tháng 12 năm 1978 sau khi đánh tan sức kháng cự của quân Khmer Đỏ, các lực lượng Việt Nam đã mở nhiều đợt hành quân truy quyét quân khơme đỏ tới ngày 4 tháng 1 năm 1979 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong.
- Đánh chiếm Phnom Penh: Ngày 6 t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tranh_anh_tu_lieu_nham_nang_cao_hieu_biet_cua_h.doc