SKKN Sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại trường THPT Lê Hồng Phong
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí, chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Nhưng hiện nay học sinh lại chưa chú trọng học môn này. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng phải thừa nhận một nguyên nhân rất quan trọng là do kết quả, chất lượng giảng dạy của chính những giáo viên dạy lịch sử hiện nay, đặc biệt là việc duy trì kiểu dạy truyền thống “thầy đọc, trò chép”, nhồi nhét kiến thức, học sinh thụ động trong tiếp thu kiến thức.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học môn Lịch sử luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập. Như vậy, dạy sử là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức. Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay.
Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng có nhiều đồ dùng trực quan với các cách sử dụng khác nhau, nhưng đều có tác dụng nâng cao hiệu quả bài học. Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử là một phương pháp trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, một vấn đề lịch sử, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử giúp cho học sinh ghi nhớ và hiểu bài một cách nhanh chóng .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc môn: Lịch sử THANH HÓA NĂM 2018 MỤC LỤC 1.Mở đầu a.Lý do chọn đề tài.............................................................................................3 b.Mục đích nghiên cứu.......................................................................................3 c.Đối tượng nghiên cứu......................................................................................4 d.Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4 e. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu...............................................................4 f. Điểm khó của đề tài........................................................................................4 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.....................................................................5 2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm......................................................5 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..................... .5 2.3.Các giải pháp đã sử dụng để thực hiện dạy học bằng sơ đồ lịch sử............ 5 2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường....................................................................................18 3. Kết luận, kiến nghị.........................................................................................19 1. MỞ ĐẦU a. Lí do chọn đề tài. Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí, chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Nhưng hiện nay học sinh lại chưa chú trọng học môn này. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng phải thừa nhận một nguyên nhân rất quan trọng là do kết quả, chất lượng giảng dạy của chính những giáo viên dạy lịch sử hiện nay, đặc biệt là việc duy trì kiểu dạy truyền thống “thầy đọc, trò chép”, nhồi nhét kiến thức, học sinh thụ động trong tiếp thu kiến thức. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học môn Lịch sử luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập. Như vậy, dạy sử là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức. Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay. Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng có nhiều đồ dùng trực quan với các cách sử dụng khác nhau, nhưng đều có tác dụng nâng cao hiệu quả bài học. Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử là một phương pháp trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, một vấn đề lịch sử, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử giúp cho học sinh ghi nhớ và hiểu bài một cách nhanh chóng . Hiện nay thực trạng nhiều học sinh học bài còn rất thụ động, học bài theo kiểu học thuộc lòng, học vẹt, quên kiến thức rất nhanh chóng, không đọng lại được gì. Nhiều học sinh nhớ kiến thức một cách mơ hồ, đọc tủ một vấn đề nào đó từ đầu đến cuối, nhưng yêu cầu trình bày một đoạn nhỏ trong vấn đề đó thì tỏ ra lúng túng vì các em quen đọc vẹt, đọc liền mạch, mà không nhớ được bao quát của vấn đề. Vì vậy, việc giúp các em nhớ được kiến thức nhanvà lâu là một việc làm quan trọng. Sơ đồ hóa kiến thức Lịch sử sẽ giúp học sinh hình dung bao quát được bài học hoặc một vấn đề. Học sinh nhớ được kiến thức một cách nhanh chóng và lâu bền hơn sẽ góp phần làm cho bài giảng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Qua nhiều năm dạy và bồi dưỡng học sinh khối C, bản thân thấy rất nhiều học sinh chăm chỉ học, tích cực học hỏi và sưu tầm tài liệu nhưng kiến thực đọng lại rất ít ỏi. Nhiều em chỉ một thời gian ngắn là quên hết kiến thức đã học. Một bộ phận nắm được kiến thức nhưng khi làm bài thì sa vào trình bày lộn xộn, thiếu tuần tự. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Lê Hồng Phong”, với hy vọng góp thêm một phần rất nhỏ để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. b. Mục đích nghiên cứu Sử dụng sơ đồ sẽ giúp học sinh nắm bắt kiến thức nhanh, hiệu quả bởi: + Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ. + Giúp hệ thống hóa kiến thức: Giáo viên sử dụng Sơ đồ để hệ thống kiến thức một cách khoa học và logic, nội dung bài học được thể hiện trên sơ đồ một cách trực quan mà không bị bỏ sót ý. + Nhìn thấy “ bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết. Sơ đồ hỗ trợ học sinh hệ thống hóa tất cả các thông tin liên quan một cách đơn giản. + Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của người học. + Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. + Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. c. Đối tượng nghiên cứu. Soạn giảng bộ môn Lịch sử lớp 12 theo sơ đồ và chuẩn KTKN được điều chỉnh giảm tải trong năm học 2017 – 2018 ở trường THPT, cụ thể: Sử dụng sơ đồ lịch sử để kiểm tra bài cũ Sử dụng sơ đồ để dạy bài mới Sử dụng sơ đồ để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần Sử dụng sơ đồ để ôn tập Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Học sinh học tập độc lập, sử dụng sơ đồ để hỗ trợ học tập, phát triển tư duy lôgic d. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu. e. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu một nội dung mới, người giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và kết luận. Sơ đồ để dạy học cũng có thể xem là những phiếu học tập. Khi tiến hành dạy bài mới giáo viên phát cho học sinh những sơ đồ “câm”, giáo viên giảng bài và hướng dẫn học sinh trả lời các thông tin trên sơ đồ. Giáo viên có thể vẽ sơ đồ bài học lên bảng và gọi đại diện các nhóm hoặc các tiểu nhóm lên trình bày. Sau đó giáo viên nhận xét và kết luận. f. Điểm khó của đề tài. Ngoài việc soạn giáo án, giáo viên phải thiết kế sơ đồ để vận dụng. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư một khối lượng thời gian tương đối lớn. Muốn thiết kế sơ đồ yêu cầu người giáo viên phải cơ bản biết sử dụng máy vi tính. Phải có sự kiên trì. Phải bỏ ra một số kinh phí nhất định để in và photo sơ đồ cho các nhóm học sinh. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Sơ đồ lịch sử là một công cụ tổ chức, hỗ trợ tư duy, nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề, giúp cho người học dễ dàng nắm được những kiến thức cơ bản của bài học, nhớ lâu và nhớ sâu những vấn đề đã học. Vận dụng sơ đồ lịch sử trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc – đã học, theo cách hiểu của học sinh, tránh lối học ghi chép máy móc, thụ động. Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các dạng sơ đồ có thể ứng dụng vào thực tế dạy học đạt kết quả. Ví dụ như sử dụng sơ đồ tư duy là một bước vận dụng cao trong việc sử dụng sơ đồ lịch sử vào dạy học. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Thuận lợi: + Các lớp học đều có máy tính, máy chiếu học sinh đễ thực hiện và quan sát. + Một số phần mềm sơ đồ được phổ biến rộng rãi nên đã hỗ trợ cho giáo viên và học sinh khi trình bày sơ đồ tư duy trên máy chiếu. - Khó khăn: Học sinh còn lúng túng, chưa tự vẽ được sơ đồ nếu không có giáo viên hướng dẫn. Học sinh chưa đam mê với bộ môn học, thậm chí bị coi là môn phụ. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để thực hiện dạy học bằng sơ đồ lịch sử Chương trình lịch sử lớp 12 gồm 2 phần: - Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 - Lịch sử việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 Nội dung học khá dài so với chương trình lớp 11, các phần này kế tiếp chương trình lớp 11. Khi học tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm những kiến thức từng giai đoạn, từng nội dung cụ thể, mà còn phải tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện trong sự phát triển chung. Học sinh phải biết sử dụng kiến thức đã học để tiếp nhận kiến thức mới, biết quá khứ để tìm hiểu hiện tại. Yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, bao gồm những sự kiện, nhân vật lịch sử, không gian, thời gian Để sử dụng phương pháp trực quan bằng việc sơ đồ kiến thức lịch sử, trước hết, giáo viên cần xác định được trọng tâm của một mục, một tiết dạy. Trên cơ sở đó tiến hành sơ đồ hóa kiến thức phù hợp. Tuy nhiên việc tiến hành sơ đồ hóa kiến thức của một vấn đề, một mục, hoặc một bài phải linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của một bài học, thời lượng của tiết học. Giáo viên có thể đưa hình thức sơ đồ hóa vào cuối một bài, một mục, hoặc lồng ghép các mục có mối quan hệ với nhau. Để có được một sơ đồ hóa kiến thức, giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, có sự sắp xếp kiến thức, số lượng câu chữ phù hợp, đồng thời phải đảm bảo về tính thẩm mĩ. a. Để thực hiện tốt việc vẽ sơ đồ, cần đảm bảo các bước sau : - Bước 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ - đối với các sơ đồ bộ máy nhà nước ( chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, cô đọng, xúc tích ) - Bước 2: Thiết lập các cạnh (các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan ) - Bước 3: Hoàn thiện ( kiểm tra lại tất cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dể hiểu ). - Giáo viên lập sơ đồ lên bảng rồi dùng phương pháp giảng giải cho học sinh hiểu và nắm bắt kiến thức. Phương pháp này có thể dùng khi ta dạy những bài đầu tiên để học sinh làm quen với phương pháp sơ đồ hoá hoặc khi ta dạy với đối tượng học sinh trung bình. b.Dưới đây là một số sơ đồ kiến thức lịch sử được sử dụng ở một bài hoặc một mục: 1. Khi dạy Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945 - 1949). Phần I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc SGK Lịch sử 12 cơ bản. Giáo viên sử dụng sơ đồ hóa kiến thức H.1. kết hợp với những câu hỏi phù hợp học sinh dễ dàng nắm được kiến thức về Hội nghị Ianta. VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CỦA THẾ GIỚI TIÊU DIỆT PHÁT XÍT NHANH THIẾT LẬP TRẬT TỰ THẾ GIỚI PHÂN CHIA THÀNH QUẢ CHIẾN TRANH HỘI NGHỊ IANTA (04-11/2/1945) TIÊU DIỆT PHÁT XÍT THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC GIẢI GIÁP PHÁT XÍT PHẠM VI ẢNH HƯỞNG TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA H.1. Sơ đồ kiến thức Hội nghị Ianta Ở phần II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc Giáo viên cũng có thể sử dụng sơ đồ hóa kiến thức và kết hợp với những câu hỏi phù hợp để học sinh nắm được toàn bộ kiến thức về tổ chức Liên Hợp Quốc. Kết hợp với việc dùng sơ đồ Bộ máy tổ chức Liên Hợp Quốc giáo viên có thể trình bày thêm về sáu quan cơ chính và các tổ chức chuyên môn khác giúp việc cho Liên Hợp Quốc. Đó cũng là những điểm trọng tâm trong phần tổ chức Liên Hợp Quốc. Cũng thông qua sơ đồ Bộ máy tổ chức Liên Hợp Quốc, giáo viên yên cầu học sinh nêu nhận xét vai trò của Liên Hợp Quốc để hoàn thành sơ đồ kiến thức Liên Hợp Quốc. LIÊN HỢP QUỐC (24/10/1945) MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC DUY TRÌ HÒA BÌNH NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG TOÀN VẸN LÃNH THỔ, ĐỘC LẬP CHÍNH TRỊ BÌNH ĐẲNG CHỦ QUYỀN, TỰ QUYẾT DÂN TỘC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ CHUNG SỐNG HÒA BÌNH, NHẤT TRÍ 5 NƯỚC LỚN KHÔNG CAN THIỆP CÔNG VIỆC NỘI BỘ VAI TRÒ DUY TRÌ HÒA BÌNH, AN NINH GIÚP ĐỠ CÁC DÂN TỘC THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, XUNG ĐỘT H.2. Sơ đồ Về tổ chức Liên Hợp Quốc Trong ôn tập chương hoặc ôn một giai đoạn lịch sử, thì việc sử dụng sơ đồ là rất cần thiết, vì chỉ có dùng sơ đồ thì học sinh mới củng cố được kiến thức cơ bản, giúp học sinh hiểu sâu sắc một cách có hệ thống. Ví dụ Bài 11: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại ( 1945 – 2000), đây là phần tổng hợp toàn bộ lịch sử thế giới hiện đại lớp 12, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh xác định những kiến thức cơ bản. Để học sinh hệ thống được kiến thức, giáo viên phải thống kê kiến thức bằng sơ đồ qua từng bài, từng chương. 2. Khi dạy Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Mục I. 3. Những chuyển biến về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam Trước khi khai thác nội dung của mục này, giáo viên phát cho mỗi bàn một sơ đồ để trống. Tiếp theo, gọi một học sinh đọc các nội dung trong SGK, sau đó giáo viên hướng dẫn các em điền các thông tin vào sơ đồ: Các ô còn để trống và được mã hóa bằng số (1), (2)...thể hiện thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp. Ô có đường kẻ đậm là ô có nội dung quan trọng nhất. Cuối cùng, gọi đại diện các nhóm trả lời và nhận xét. Có thể, giáo viên vẽ sơ đồ lên bảng, rồi gọi hai hoặc ba học sinh lên điền các thông tin. Giáo viên bổ sung và nhận xét. Về kinh tế: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai Công nghiệp - Coi trọng khai thác mỏ và một số ngành chế biến Giao thông vận tải - được phát triển nhất là các đô thị Thương nghiệp - giao lưu nội địa được đẩy mạnh hơn Nông nghiệp - Thu hút vốn nhiều nhất, chủ yếu đầu tư vào đồn điền cao su Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai Tác động: Kinh tế TBCN tồn tại bên cạnh PTSXPK Cơ cấu kinh tế mất cân đối, phụ thuộc vào TB Pháp Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai Về xã hội: Tư sản + TS mại bản: quyền lợi gắn với ĐQ nên câu kết chặt chẽ với chúng + TS dân tộc: có khuynh hướng dân tộc dân chủ. Tiểu tư sản hs, sv, trí thức, nhạy bén, số lượng tăng nhanh, có tinh thần dân tộc Địa chủ tiếp tục phân hóa, 1bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia phong trào DT, DC chống P, còn bộ phận phản động tay sai Nông dân bị đế quốc, pk tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa nên căm thù ĐQ, PK => lực lượng cách mạng to lớn Công nhân bị nhiều tầng áp bức, có quan hệ gắn bó với nông dân , có tinh thần yêu nước mạnh mẽlà giai cấp lãnh đạo CM Từ sơ đồ trên hs rút ra mâu thuẫn của xã hội Việt Nam: 2 mẫu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn dân tộc ( toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp) và mâu thuẫn giai cấp ( giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến), trong đó mâu thuẫn dân tộc là bao trùm nhất, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội. 3. Khi dạy Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 ) Sử dụng sơ đồ (trang 12) Mục II: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Giáo viên cũng thực hiện theo tuần tự như ở phần 1.1. Nhấn mạnh: Dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thực tế này đòi hỏi, VNCMTN phải “lột xác”, tức là phải thành lập một đảng vô sản để lãnh đạo quần chúng. Nhưng, chỉ có một số hội viên của VNCMTN nhận thức được yêu cầu này. Từ đó làm cho VCMTN bị phân liệt. Ảnh hưởng ngày càng lớn của VNCMTN làm cho đảng Tân Việt bị phân hóa. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ để thể hiện nội dung của mục 1 và 2. Từ đó học sinh sẽ dễ nắm kiến thức về quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như nội dung và ý nghĩa của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. 4. Khi dạy Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám(1939-1945), Mục II : Hội nghị BCHTW Đảng CS Đông Dương tháng 11 năm 1939, sủ dụng sơ đồ: Hội nghị BCH TƯ Đảng cộng sản Đông Dương ( trang 13) Giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện những kiến thức cơ bản trên khung sơ đồ. Giáo viên đặt câu hỏi: Điểm khác cơ bản của Hội nghị này với Hội nghị BCHTW Đảng tháng 7 năm 1936?. GV giải thích: Hội nghị tháng 7/1936, đề ra mục tiêu đấu tranh trước mắt là đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình ( tạm gác độc lập dân tộc). Con đến Hội nghị này, mục tiêu đấu tranh là đòi độc lập dân tộc ( tạm gác nhiệm vụ dân chủ) 5. Để dạy Mục 3: Hội nghị BCHTW Đảng CS Đông Dương tháng 5 năm 1941, sử dụng sơ đồ: Hội nghị BCHTW Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ VIII (5/1941) ( trang 14) Qua Hội nghị này, giáo viên giúp học sinh nhận biết được tầm quan trọng của Hội nghị: Đây là Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì, những tư tưởng của Người đã bắt đầu được thể hiện. Đó là: Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và vấn đề dân tộc. Hội nghị khẳng đinh: “ Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn phải chịu kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Vấn đề dân tộc được thể hiện: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh( Việt Minh) thay Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. 6. Để dạy Bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946” Sử dụng sơ đồ ( trang 15, 16, 17) Đây là bài có nhiều nội dung, vì vậy việc sử dụng sơ đồ là rất cần thiết. Giáo viên hướng dẫn học sinh tập trung vào cá phần trọng tâm để phân tích. Đây là khoảng thời gian nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ gặp vô vàn khó khăn và thử thách. Nền độc lập vừa mới giành được đứng trước nguy cơ mất còn. Đây cũng là giai đoạn thể hiện bản lĩnh chính trị, tài ngoại giao của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại sơ đồ trang 14, ô (1) kẻ đậm thể hiện nội dung quan trọng nhất: Mặc dù ta không yêu cầu được Pháp phải công nhận nền độc lập của Việt Nam, nhưng chúng ta đã buộc chúng phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do SỰ XUẤT HIỆN 3 TỔ CHỨC CỘNG SẢN NĂM 1929 VÀ ĐẢNG CS VIỆT NAM RA ĐỜI TÂN VIỆT CM ĐẢNG (1925) Hội VNCMTN (6/ 1925) Một bộ phận gia nhập Phân liệt Đông Dương CS liên đoàn (9/1929) Đông Dương CS đảng (6/1929) An Nam CS đảng (8/1929) 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) 3/2/1930 24/2/1930 Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 Vị trí CMVN Vai trò lãnh đạo Lực lượng chiến lược CMVN Nhiệm vụ chiến lược CMVN Đường lối chiến lược CMVN CMVN là một bộ phận của cách mạng thế giới Giai cấp công nhân mà đội tiên phong là ĐCSVN CMTSDQ -> CMXHCN -> CNCS Đánh đổ ĐQ Pháp, PK tay sai và TS phản động giành độc lập, tự do... công nhân, nông dân, trí thức, TTS. Còn phú nông, TS dân tộc, trung ,tiểu địa chủ.thì lợi dụng hoặc trung lập. →Ý nghĩa của Cương lĩnh: Là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo. Độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi của CL. HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG CS ĐÔNG DƯƠNG THÁNG 11/1939 Địa điểm: Bà Điểm-Hóc Môn-Gia Định Người chủ trì: TBT Nguyễn Văn Cừ Nội dung Mục tiêu đấu tranh Khẩu hiệu đấu tranh Nhiệm vụ Phương pháp đấu tranh Hình thức mặt trận MTDTTN phản đế Đông Dương .Chính trị kết hợp vũ trang. Hoạt động bí mật, bất hợp pháp đưa ra khẩu hiệu thành lập chính phủ DCCH. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ và địa chủ phản bội quyền lợi của dân tộc, chống tô cao, lãi nặng . đánh đổ chính quyền của ĐQ và tay sai đánh đổ ĐQ và tay sai làm cho Đ.D hoàn toàn độc lập. Ý nghĩa của Hội nghị: đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào một thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước. Địa điểm: Pác Bó – Cao Bằng Chủ trì: Nguyễn Ái Quốc HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG CS ĐÔNG DƯƠNG LẦN VIII (5/1941) Nội dung Nhiệm vụ Hình thái của cuộc khởi nghĩa Hình thức mặt trận Khẩu hiệu đấu tranh .Mặt trận Việt Minh Khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. thành lập CPVNDCCH tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, lruộng công, thành lập CPVNDCCH giải phóng dân tộc là nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam Ý nghĩa của Hội nghị: hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hng BCHTƯ 11-1939, nhằm giải quyết mục tiêu số một là độc lập dân tộc. Khó khăn Thuận lợi NƯỚC VIỆT NAM DCCH Phe XHCN lớn mạnh, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao Quân sự Chính trị Văn hóa Tài chính Nhân dân đoàn kết, phấn khởi tin tưởng vào chế độ Có đảng lãnh đạo đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh Kinh tế 90% dân số không biết chữ Nạn đói vẫn chưa được khắc phục, nhiều nhà máy vẫn trong tay Pháp.. Chính quyền mới thành lập, còn non yếu. lực lượng vũ trang còn non yếu. Ngân sách nhà n
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_so_do_trong_day_hoc_lich_su_lop_12_tai_truong_t.doc