SKKN Sử dụng sơ đồ cấu trúc câu trong dạy - Học phần câu Tiếng Việt
Thực hiện chương trình sách giáo khoa mới đã hơn mười năm, hướng tới mục tiêu: Không chỉ cung cấp tri thức mà còn quan tâm tới việc phát triển năng lực học sinh. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn bậc THCS theo tinh thần đổi mới, giáo viên trực tiếp giảng dạy gặp không ít khó khăn, bởi chương trình có nhiều điểm mới và khó, dù đã có nhiều cuộc hội thảo trong tổ nhóm chuyên môn, nhiều đợt tập huấn chuyên đề hằng năm trao đổi về những vấn đề khó trong giảng dạy, vấn đề phương pháp tổ chức giờ dạy sao cho chất lượng và hiệu quả. Song trong thực tế, vẫn còn nhiều vấn đề khiến người dạy phải trăn trở.
Ngay cả vấn đề tưởng chừng rất đơn giản như chuyện " cơm ăn nước uống " hằng ngày, lại ít được quan tâm, đó là khả năng giao tiếp, sử dụng câu đúng cú pháp của học sinh hiện nay. Học sinh sử dụng câu trong ngôn ngữ hàng ngày, trong viết văn, làm bài. thậm chí học sinh không hiểu hết cấu trúc câu mình đang sử dụng, không hiểu hết ý nghĩa của câu. Nhiệm vụ của phân môn Tiếng việt trong môn Ngữ văn ở các bậc học đóng vai quan trọng. Đây là một trong những đơn vị kiến thức khó đối với cả giáo viên và học sinh, nhưng chưa được quan tâm đúng mực và chưa có cách giảng dạy hiệu quả.
Khi dạy các bài học về câu, phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu, giúp học sinh nhận diện, phân biệt kiểu câu này với kiểu câu khác, trong đội ngũ giáo viên cũng đã có những cuộc tranh luận về việc phân tích cấu trúc tầng bậc của câu, nhận diện, gọi tên kiểu câu, phân tích cấu trúc câu như vậy là đúng hay chưa đúng, vì sao ? Vậy, có cách nào giúp cho người giáo viên tự tin chủ động kiến thức trước học sinh? giáo viên có cách thức tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp sao cho hiệu quả nhất ? Học sinh dễ hiểu bài, nắm bắt được kiến thức cơ bản và có kỹ năng nhận diện câu, phân biện kiểu câu và có kỹ năng phân tích cấu trúc cú pháp câu một cách dễ dàng, thành thạo ? Đây là vấn đề đáng quan tâm và cần có cách thức dạy - học hiệu quả đối với cả giáo viên và học sinh. Đây chính là lí do tôi chọn đề tài này.
MỤC LỤC Phần Nội dung Trang A. Mở đầu I. Lí do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III.Đối tượng nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu 2 2 3 3 B. Nội dung I. Cơ sở lí luận của vấn đề II. Thực trạng của vấn đề 1- Thực trạng của việc dạy - học kiểu câu phân loại theo cấu trúc cú pháp 2- Kết quả của thực trạng III. Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện 1- Giải pháp: 2- Biện pháp tổ chức thực hiện: IV . Hiệu quả- kết quả đạt được 3- 4 5 6 6 - 10 11-15 15- 16 C. Kết luận, kiến nghị I. Kết luận II. Kiến nghị 16 - 17 17 Tài liệu tham khảo 18 Phụ lục A- MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thực hiện chương trình sách giáo khoa mới đã hơn mười năm, hướng tới mục tiêu: Không chỉ cung cấp tri thức mà còn quan tâm tới việc phát triển năng lực học sinh. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn bậc THCS theo tinh thần đổi mới, giáo viên trực tiếp giảng dạy gặp không ít khó khăn, bởi chương trình có nhiều điểm mới và khó, dù đã có nhiều cuộc hội thảo trong tổ nhóm chuyên môn, nhiều đợt tập huấn chuyên đề hằng năm trao đổi về những vấn đề khó trong giảng dạy, vấn đề phương pháp tổ chức giờ dạy sao cho chất lượng và hiệu quả. Song trong thực tế, vẫn còn nhiều vấn đề khiến người dạy phải trăn trở. Ngay cả vấn đề tưởng chừng rất đơn giản như chuyện " cơm ăn nước uống " hằng ngày, lại ít được quan tâm, đó là khả năng giao tiếp, sử dụng câu đúng cú pháp của học sinh hiện nay. Học sinh sử dụng câu trong ngôn ngữ hàng ngày, trong viết văn, làm bài... thậm chí học sinh không hiểu hết cấu trúc câu mình đang sử dụng, không hiểu hết ý nghĩa của câu. Nhiệm vụ của phân môn Tiếng việt trong môn Ngữ văn ở các bậc học đóng vai quan trọng. Đây là một trong những đơn vị kiến thức khó đối với cả giáo viên và học sinh, nhưng chưa được quan tâm đúng mực và chưa có cách giảng dạy hiệu quả. Khi dạy các bài học về câu, phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu, giúp học sinh nhận diện, phân biệt kiểu câu này với kiểu câu khác, trong đội ngũ giáo viên cũng đã có những cuộc tranh luận về việc phân tích cấu trúc tầng bậc của câu, nhận diện, gọi tên kiểu câu, phân tích cấu trúc câu như vậy là đúng hay chưa đúng, vì sao ? Vậy, có cách nào giúp cho người giáo viên tự tin chủ động kiến thức trước học sinh? giáo viên có cách thức tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp sao cho hiệu quả nhất ? Học sinh dễ hiểu bài, nắm bắt được kiến thức cơ bản và có kỹ năng nhận diện câu, phân biện kiểu câu và có kỹ năng phân tích cấu trúc cú pháp câu một cách dễ dàng, thành thạo ? Đây là vấn đề đáng quan tâm và cần có cách thức dạy - học hiệu quả đối với cả giáo viên và học sinh. Đây chính là lí do tôi chọn đề tài này. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục đích hướng tới học sinh: đề tài không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cấu tạo ngữ pháp của câu, cách sử dụng cụm chủ- vị để mở rộng câu; rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết các cụm chủ- vị làm thành phần câu, làm thành phần của cụm từ một cách rành mạch, trong cái nhìn toàn diện về kiểu câu, không phiến diện, thụ động. Ngoài ra, học sinh còn có kĩ năng vẽ sơ đồ cấu tạo câu một cách thành thạo. Mục đích hướng tới giáo viên: mở rộng cho giáo viên giảng dạy một cách xác định cấu trúc cú pháp của những câu có cấu tạo phức tạp; một cách thức bổ trợ để giáo viên vững vàng, tự tin hơn trong giờ dạy, truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng, mạch lạc không mơ hồ, cho giờ dạy đạt hiểu quả cao hơn. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu vào một khía cạnh của kiến thức phần Câu Tiếng Việt, đó là: " sử dụng sơ đồ cấu trúc câu trong dạy - học phần câu Tiếng Việt" để rèn cho học sinh kỹ năng nhận diện và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu qua một bài học cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 7 - tiết111 " Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu" . 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết vấn đề trên, bản thân đã đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan như : Câu Tiếng Việt và các bình diện nghiên cứu câu, câu Tiếng Việt và nội dung dạy học câu; phương pháp dạy học môn Tiếng Việt của Hội đồng hợp tác liên trường Cao đẳng sư phạm, tài liệu giảng dạy của Thầy Nguyễn Hữu Thung - giảng vên trường Đại học Sư phạm I Hà Nội và một số tài liệu tham khảo khác... Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân gần 30 năm đứng lớp, chứng kiến một lần chỉnh lí Sách giáo khoa, một lần cải cách giáo dục, một lần thay sách giáo khoa theo tinh thần đổi mới, nắm bắt rõ cả về kiến thức cũ và mới, sự thay đổi tên gọi các đơn vị kiến thức; tiếp thu đổi mới các phương pháp giảng dạy...Trực tiếp giảng dạy các thế hệ học sinh, thu thập thông tin từ bạn bè đồng nghiệp, điều tra khảo sát thực tế học tập của học sinh, bản thân thấy cần thiết và đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài này. Dù không phải là giải pháp mới mẻ, tối ưu, nhưng bản thân muốn góp một chút vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình vào công tác giảng dạy môn học tại nhà trường. 5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN: Năm học 2013- 2014, trong một đề tài SKKN, tôi đã đề cập đến cách phân tích cấu trúc cú pháp của câu trong giảng dạy phân môn Tiếng Việt. Cụ thể là "cách dạy bài câu ghép - Ngữ văn 8 Tập 1- nhằm rèn kĩ năng phân tích cấu tạo ngữ pháp cho học sinh THCS". Đó là cách phân tích "Ngược" - phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu từ cuối câu trở lên, rồi vận dụng sáng tạo cách phân tích câu này kết hợp với vẽ sơ đồ cấu tạo ngữ pháp của câu vào quá trình giảng dạy phần câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp. Nội dung đề tài này được phát triển trên nề tảng của đề tài nghiên cứu trên, tuy nhiên có mở rộng và phát triển sâu hơn. Điểm mới dó là: - Đề tài không chỉ hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy có thêm cách phân tích cấu tạo ngữ pháp của những câu dài, câu khó, câu có cấu trúc tầng bậc, xác định và phân biệt kiểu câu mà còn là mở cho giáo viên cách dạy kiểu bài " câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp"bằng việc sử dụng sơ đồ cấu trúc câu - dạng sơ đồ gọn, dễ hiểu. - Luyện học sinh kỹ năng vẽ sơ đồ cấu trúc câu, nhận diện và phân biệt kiểu câu. - Thông qua sơ đồ cấu trúc ngữ pháp của câu, học sinh nhìn nhận và nắm bắt cấu tạo câu một cách tổng quát, toàn diện. B - NỘI DUNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Đối với phân môn Tiếng Viếng việt, quá trình giảng dạy phần câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, sở dĩ giáo viên gặp khó khăn là vì trong chương trình sách giáo khoa mới so với chương trình sách giáo khoa chỉnh lý thì phần câu Tiếng Việt có một số thay đổi: - Có sự thay đổi tên gọi các kiểu câu. Ví dụ: Sách giáo khoa chỉnh lý gọi tên: "Câu Phức thành phần" - câu phức thành phần chủ ngữ, câu phức thành phần vị ngữ, câu phức thành phần trạng ngữ). Sách giáo khoa mới gọi tên: Câu đơn mở rộng thành phần (Câu đơn mở rộng thành phần chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ). Từ sự thay đổi tên gọi làm cho cách nhìn nhận về thì câu phân loại theo cấu trúc cú pháp cũng có những điểm khác trước. - Để đảm bảo tính tích hợp giữa các phân môn trong môn Ngữ Văn (tích hợp phần Tiếng Việt với phần đọc - hiểu văn bản và phần tập làm văn), hệ thống câu văn được đưa vào làm ngữ liệu để phân tích, nhận diện kiểu câu thường dài hơn, cấu trúc phức tạp hơn, các câu đưa vào làm ngữ liệu phần Tiếng Việt được trích dẫn từ các văn bản phần đọc - hiểu văn bản đã học, nghĩa là, xem xét, phân tích câu không chỉ ở dạng đơn lẻ, không chỉ ở dạng câu phát ngôn thông thường mà còn xét caua trong chỉnh thể văn bản, ở dạng chức năng. - Trước đây, thực hiện chương trình sách giáo khoa cũ, sách giáo khoa chỉnh lí, việc hướng dẫn học sinh phân tích cấu trúc cú pháp trong quá trình giảng dạy được quan tâm rất nhiều. Kể cả các bài kiểm tra đánh giá định kì, kiểm tra học kì và trong các kì thi học sinh giỏi các cấp phần phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu cũng được đưa vào đề kiểm tra. Học sinh được làm quen và biết cách phân tích cấu tạo câu thành thạo, từ đó nắm vững và phân biệt được các kiểu câu một cách rành mạch. Từ năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, phần kiến thức này hầu như không được quan tâm. Thêm nữa, do cấu trúc chương trình trong sách giáo khoa ở các khối lớp, khối lượng kiến thức về kiểu câu phân theo cấu trúc cú pháp không được sắp xếp theo hệ thống cụm bài, cụm đơn vị kiến thức ở một khối lớp mà được rải ra ở chương trình từ lớp 6 đến lớp 9. Điều này cũng gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp nhận và hệ thống hóa kiến thức. Nhận thức rõ những điểm khó trong dạy học phần câu Tiếng Việt, phân tích theo cấu trúc cú pháp, bản thân tôi luôn có ý thức học hỏi, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm ở các thầy cô, ở các bạn bè đồng nghiệp, từ đó, tôi đã tích cực nghiên cứu, học tập và đã học được một cách phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu, nhận diện và gọi tên các câu có cấu trúc phức tạp. Đó là cách phân tích "Ngược" - phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu từ cuối câu trở lên rồi, vận dụng sáng tạo cách phân tích câu này kết hợp với vẽ sơ đồ cấu tạo ngữ pháp của câu vào quá trình giảng dạy phần câu. Cụ thể như bài: "Câu đơn hai thành phần", "dùng cụm chủ vị để mở rộng câu" - câu đơn mở rộng thành phần, "câu ghép" Với phạm vi đề tài nghiên cứu này, tôi muốn tập trung giới thiệu cách phân tích cấu tạo ngữ pháp của những câu văn phức tạp và sử dụng sơ đồ cấu tạo ngữ pháp của câu vào dạy bài :"Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu"- Ngữ văn 7- Tiết 111. II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1- Thực trạng của việc dạy - học kiểu câu phân loại theo cấu trúc cú pháp nói chung, bài " dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu " nói riêng. Trong thực tế dạy - học bài học về kiểu câu phân loại theo cấu trúc nói chung, giáo viên và học sinh gặp không ít khó khăn. Đối với giáo viên, trong giờ dạy một số giáo viên còn lúng túng, bị động, có khi quá phụ thuộc vào một số tài liệu tham khảo, sách học tốt. Các câu văn mẫu làm ngữ liệu để hướng dẫn học sinh khai thác bài học, hình thành kiến thức thường dài, cấu tạo phức tạp do phải đảm bảo yêu cầu tích hợp ngang giữa phần đọc - hiểu văn bản với phần Tiếng Việt. Có những lúc giáo viên gặp khó khăn nhất, thấy bí về kiến thức chuẩn, giáo viên tìm đến một số tài liệu tham khảo để khẳng định lại nhận định kiến thức của mình (tức là mong tìm thấy lời giải đáp hay một tiếng nói chung) thì vấn đề đó sách giáo viên, tài liệu tham khảo lại không giải đáp hoặc chỉ gợi ý một câu chung chung:"giáo viên hướng dẫn học sinh làm." Nhiều khi giáo viên cần có một hướng đi đúng đắn, chắc chắn, còn hệ thống ngữ liệu trong sách giáo khoa thì sao? Nhiều bài học, ngữ liệu đưa vào đã là một trích dài song vẫn chưa đủ ngữ liệu kết luận bài học, buộc giáo viên phải đưa thêm ngữ liệu ngoài. Đã từng có trường hợp giáo viên phân tích sai cả cấu tạo ngữ pháp của câu ngay trong tiết thao giảng. Đối với học sinh, hiện nay tình trạng chung ở các em vốn đã ngại học, gặp phần câu có cấu trúc phức tạp lại càng khó khăn hơn trong việc tiếp thu bài, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, hoặc quá phụ thuộc vào tài liệu tham khảo mà không hiểu bản chất vấn đề, chính vì vậy mà kỹ năng nhận biết, phân biệt, phân tích cấu trúc câu, đặt câu còn chấp, tính chính xác không cao. Có em không phân tích được cấu tạo câu đơn giản, ví như câu:" Hôm nay, trời mưa." Học sinh phân tích: Hôm nay là chủ ngữ, trời mưa là vị ngữ. Đúng là không biết nói sao! Nguyên nhân của thực trạng: Có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Về chủ quan, đối với người dạy do chưa có phương pháp hữu hiệu, có thể do chưa sâu, chưa chắc kiến thức; học sinh ngại học, ngại suy nghĩ, không có hứng thú học tập, mất "gốc" kiến thức cơ bản. Về khách quan, khó do cấu trúc chương trình sách giáp khoa mới, đưa ngữ liệu đảm bảo tích hợp ngang, câu được trích dẫn từ văn bản phần Văn ; thêm nữa do học sinh học từ tiểu học theo mô hình trường học mới, những phần kiến thức này ít được chú trọng. Các đề thi khảo sát chất lượng qua các kì thi hiện hành hầu như không yêu cầu kiểm tra đến 2- Kết quả của thực trạng: Từ thực trạng trên, qua thực tế khảo sát các giờ dạy phần phân tích cấu trúc câu của bản thân cũng như của đồng nghiệp ở các năm mới thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, tôi thấy rõ hiệu quả đạt được ở các giờ dạy không cao, tỷ lệ học sinh có khả năng phân tích cấu tạo câu chính xác còn thấp, đa số học sinh phụ thuộc vào sự dẫn dắt của giáo viên. Có thể nhìn nhận kết quả đánh giá khả năng hiểu bài, kỹ năng nhận biết và phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau các tiết dạy về câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp như các bài: Câu đơn 2 thành phần, câu ghép, thêm trạng ngữ cho câu, dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Kết qua khảo sát sau khi dạy xong tiết Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu"- Ngữ văn 7, tiết111 qua năm học: Năm học 2013 - 2014 như sau: Năm học Lớp Sĩ số HS Số HS có khả năng nhận diện và phân tích cấu tạo câu Số HS lúng túng, phân tích không đúng cấu tạo câu SL % SL % 2013- 2014 7A 30 15 50 15 50 III- GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1- Giải pháp: a) Giáo viên phải nắm vững các cách nhận diện và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Bằng cách nào để phân tích và nhận diện được kiểu câu phân loại theo cấu trúc cú pháp? Tôi xin đề xuất 2 cách sau: Cách 1: Đối với những câu ngữ liệu dài, có cấu trúc cú pháp phức tạp, giáo viên cần sử dụng cách phân tích" ngược"- Cách này đã được giới thiệu trong đề tài SKKN năm học 20113- 2014: "Cách dạy bài câu ghép - Ngữ văn 8 Tập 1- nhằm rèn kĩ năng phân tích cấu tạo ngữ pháp cho học sinh THCS". Cụ thể: Phân tích cấu tạo Ngữ pháp của câu theo quy trình 5 bước: Bước 1: - Xác định từ, từ loại trong câu. - Xác định từ đơn, từ phức - Xác định từ loại của từng từ (danh từ, động từ, tính từ,). Bước 2: Xác định quan hệ ngữ pháp và chức năng tìm các cụm từ trong câu (cụm đẳng lập, cụm chính phụ, cụm chủ - vị) và nêu ra chức năng của các từ, cụm từ đó. Bước 3: Sơ đồ - Sau khi phân tích, rút ra sơ đồ ngắn gọn về kiểu câu. Bước 4: Kết luận kiểu câu - đọc tên là kiểu gì ? Bước 5: Câu hỏi - Đặt câu hỏi để kiểm tra lại. Các câu hỏi như : Bao giờ ? (Lúc nào ? Khi nào ? ), Ai ? Thế nào ? (Làm gì ?). * Ví dụ vận dụng - Thực hành phân tích cấu trúc câu cụ thể: Ví dụ 1: Phân tích cấu trúc một số câu được đưa vào làm ngữ liệu trong bài 11 - Tiết 43 - "Câu Ghép" - Ngữ Văn 8 - Tập 1. Phân tích cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích từ văn bản "Tôi đi học" - SGK mục I - Tiết 43 . Tôi /quên / thế nào / được / những/ cảm giác/ trong sáng / ấy / nảy nở / trong ĐaT ĐgT ĐaT PT LT DT TT CT ĐgT DT lòng/ tôi / như / mấy / cành hoa / tươi / mỉm cười / giữa / bầu trời/ quang đãng. DT ĐaT QHT LT DT TT ĐgT DT DT TT Bước 1: Xác định từ, từ loại (xác định trên câu văn). Bước 2: Xác định quan hệ ngữ pháp và chức năng - Đây là quá trình thực hiện bước phân tích "Ngược". Cấu tạo Chức năng - giữa bầu trời quang đãng - Cụm DT - Làm PN cho "mĩm cười" - mỉm cười giữa bầu trời quang đãng - (như) mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. - Cụm ĐgT - Làm V2 -> C2 -V2 -> Làm PN cho "nảy nở" - trong lòng tôi. Cụm DT -> Làm PN cho "nảy nở" - nảy nở trong lòng tôi - Cụm ĐgT -> Làm V1 - những cảm giác trong sáng ấy - Cụm DT -> Làm C1 - những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi. C1-v1 -> Làm PN cho "quên". - quên thế nào được - Cụm ĐgT -> Làm VO ( Vị ngữ) - Tôi - ĐaT -> Làm Co ( chủ ngữ) - Bước 3: Sơ đồ rút gọn: Co - Vo - C1V1 - C2V2 - Bước 4: Kết luận: Câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ. (Câu có 2 cụm C-V nhỏ làm PN cho động từ "quên" và "nảy nở". - Bước 5: Câu hỏi kiểm tra. Ai ? Thế nào ? Gì ? Ví dụ 2: Bước 1: Xác định từ loại: (Có) kẻ nói từ / khi / các / thi sĩ / ca tụng / cảnh / núi non / hoa cỏ/ núi non/ DT ĐgT QHT DT LT DT ĐgT DT DT DT DT hoa cỏ/ trông/ mới/ đẹp/; từ/ khi/ ( có) người/ lấy / tiếng chim kêu/, tiếng suối DT ĐgT PT TT QHT DT ĐgT DT ĐgT Cụm DT Cụn DT chảy/ làm/ đề tài/ ngâm vịnh /, tiếng chim /, tiếng suối / nghe / mới/ hay. ĐgT DT ĐgT Cụm DT Cụm DT ĐgT PT TT ĐaT ĐgT ĐgT DT ĐaT ĐgT ĐgT DT DT DT TT QHT TT - Bước 1: Xác định từ, từ loại (ở trên). - Bước 2: Xác định quan hệ ngữ pháp và chức năng. Cấu tạo Chức năng * Vế 2: - nghe mới hay - Cụm ĐgT ->Làm V2 - tiếng chim, tiếng suối - Cụm DT ->Làm C2 -> tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay - C2V2 -> Cụm C2-V2( chỉ hệ quả) - làm đề tài ngâm vịnh - cụm ĐgT -> P2 ( phụ cho" lấy") - tiếng chim, tiếng suối chảy - Cụm DT -> Làm P1 ( phụ cho" lấy") TP phụ song hành - lấy tiếng chim, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh - Cụm ĐgT -> Làm V1 - (Có) người - DT - Làm C1 -> Có người lấy ... làm đề tài ngâm vịnh - C1 -V1 -> Cụm C-V ( nguyên nhân) => có người lấy tiếng chim... làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay - 2 Cụm C- V -> làm phụ ngữ cho cụm DT " từ khi" - từ khi - Cụm DT -. TRN chỉ thời gian * vế 1: - trông mới đẹp - cụm ĐgT ->V2 - núi non, hoa cỏ - DT -> C2 -> núi non , hoa cỏ trông mới đẹp - C2V2 -> Cụm C- V ( hệ quả) - cảnh núi non, hoa cỏ - Cụm DT -> Phụ ngữ cho " ca tụng" - ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ - Cụm ĐgT ->V2 - các thi sĩ - cụm DT -> C2 -> các thi sĩ ca tụng cảnh núi non , hoa cỏ - C2 - V2 -> Cụm C- V( nguyên nhân) - Từ khi - Cụm DT -. TRN chỉ thời gian -> từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh ... nghe mới hay. - 4 cụm C- V -> làm phụ ngữ cho ĐgT " nói" - nói - ĐgT -> Vo ( Vị ngữ) - (có) kẻ - DT -> Co ( chủ ngữ) - Bước 3: Sơ đồ rút gọn: Co- Vo- P( TRN) C1 -V1, C2- V2; P(TRN) C1-V1, C2- V2. - Bước 4: Kết luận: Là câu có dùng cụm chủ - vị để mở rộng thành phần phụ. - Bước 5: Câu hỏi kiểm tra: Ai ? Làm gì ? Thế nào? * Cách 2: Đối với những câu ngắn, có cấu tạo đơn giản( Câu có 2 thành phần chính ) giáo viên cần xác định cấu trúc cú pháp của câu bằng cách thông thường: Đặt câu hỏi, trả lời để xác định nòng cốt câu và các thành phần phụ. - Đặc điểm của chủ ngữ : + Chủ ngữ biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đặc điểm...nêu ở vị ngữ. + Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? + Chủ ngữ có thể do danh từ, cụm danh từ, ... hoặc một cụm C- V ( cụm chủ- vị) đảm nhiệm. - Đặc điểm của vị ngữ: + Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, ... sắp, vừa, mới... + Vị ngữ thường trả lời các câu hỏi: Làm sao? Thế nào? Làm gì? Là gì? + Vị ngữ thường là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ. Ngoài ra, vị ngữ có thể là danh từ, cụm danh từ, cụm chủ- vị. + Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. Ví dụ: Đặt câu hỏi để xác định thành phần câu. Câu văn 1 : Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi như mấy cảnh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. - Hỏi: ? Ai quên thế nào được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi như mấy cảnh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng? - Trả lời: Tôi. -> Chủ ngữ. - Hỏi: Tôi thế nào? - Trả lời: quên thế nào được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi như mấy cảnh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. -> Vị ngữ. Câu văn 2: Cảnh vật chung quanh tôi/đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi/ đi học. Đây là một câu ghép, lần lượt xác định các vế câu như sau: Xác định vế 1: - Hỏi: Cái đều thay đổi? Trả lời: - Cảnh vật chung quanh tôi.-> chủ ngữ. Cảnh vật chung quanh tôi thế nào?- đều thay đổi.-> Vị ngữ. Xác định vế 2: - Hỏi: Điều gì đang có sự đổi thay lớn? - Chính lòng tôi.-> Chủ ngữ Lòng tôi thế nào? - đang có sự thay đổi lớn.-> Vị ngữ. Xác định vế 3: - Hỏi: Hôm nay ai đi học?- tôi.-> chủ ngữ. Hôm nay tôi thế nào ? - đi học.-> Vị ngữ. b. Vẽ sơ đồ cấu trúc cú pháp: Từ việc tìm hiểu, xác định các thành phần câu ở trên, để cụ thể hóa về cấu tạo ngữ pháp của câu Tiếng Việt một cách dễ nhìn, dễ hiểu nhất, giáo viên tiến hành vẽ sơ đồ cấu trúc câu. Sử dụng sơ đồ cấu trúc cú pháp giúp học sinh có cái nhìn chỉnh thể, bao quát về cấu tạo các thành phần câu. Ví dụ: Sơ đồ cấu trúc 2 câu( câu 1 + câu 2): Câu 1: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi như mấy cảnh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_so_do_cau_truc_cau_trong_day_hoc_phan_cau_tieng.doc