SKKN Sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải” ở THPT

SKKN Sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải” ở THPT

Nghị quyết 29 BCHTW Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Những năm qua, trong dạy học Ngữ văn, sơ đồ, bảng, biểu đang được áp dụng rộng rãi và tạo ra những chuyển biến tích cực đối với quá trình học tập của học sinh. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy; hiệu quả của dạy học được tăng cường khi đi từ dạy học chỉ bằng lời nói đến sử dụng phương tiện dạy học và hoạt động của chính học sinh.

 

docx 22 trang thuychi01 6351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải” ở THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29 BCHTW Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. 
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.	
Những năm qua, trong dạy học Ngữ văn, sơ đồ, bảng, biểu đang được áp dụng rộng rãi và tạo ra những chuyển biến tích cực đối với quá trình học tập của học sinh. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy; hiệu quả của dạy học được tăng cường khi đi từ dạy học chỉ bằng lời nói đến sử dụng phương tiện dạy học và hoạt động của chính học sinh.
Trong quá trình dạy học Ngữ văn, Phương pháp trực quan (cụ thể là sơ đồ, bảng, biểu) đóng vai trò không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đối với dạy học thể loại truyện ngắn, việc xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp của người học. 
Trong dạy học Ngữ văn, sơ đồ, bảng, biểu có vai trò mã hóa thông tin về các vấn đề văn học dưới dạng trực quan sinh động, giúp phát huy trí tưởng tượng, óc liên tưởng và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động tiếp nhận. Bởi vì sơ đồ, bảng, biểu sẽ minh họa kiến thức một cách cô đọng, ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ nhất nên khi nhìn vào sơ đồ, HS có thể nắm được thông tin, tri thức một cách nhanh chóng, bền vững, đồng thời có cơ sở để khám phá sâu bài học. Qua đó, hoàn thiện tri thức, rèn luyện kỹ năng như so sánh, phân tích, phán đoán,liên hệ mở rộng, tạo “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ, phù hợp với con đường nhận thức của HS phổ thông.
Sử dụng sơ đồ, bảng, biểu trong dạy học Ngữ văn có vai trò tích cực trong việc giúp học sinh phát triển ý tưởng, tìm tòi lĩnh hội và xây dựng kiến thức mới. Nếu sử dụng sơ đồ, bảng, biểu, trong một thời gian rất ngắn có thể khái quát được một khối lượng kiến thức lớn, vừa làm rõ bài giảng, vừa xâu chuỗi kiến thức và các mối liên hệ giữa chúng.
Sơ đồ, bảng, biểu sẽ tác động vào "kênh hình" và tạo ra sự hứng thú ở người học. Nhờ đó, tiết học trở nên sôi động hơn. Sơ đồ, bảng, biểu giúp phát triển óc quan sát, kích thích tư duy, sự hào hứng tìm tòi, đón nhận tri thức mới của HS. Xuất phát từ thực tế giảng dạy ở Trường THPT Triệu Sơn 5 và qua nghiên cứu, đúc rút, nghiền ngẫm, trăn trở tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải” ở THPT”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu cách thức xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học các truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở trường trung học phổ thông. Qua đó giúp giáo viên và học sinh có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Mặt khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn ở trường trung học phổ thông nói chung, phần truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói riêng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào quá trình dạy học các truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở trường trung học phổ thông.
1.4Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp thống kê, phân tích
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 
Tổ chức thực nghiệm dạy học và đối chứng trên một số đối tượng và địa bàn khác nhau. Sau đó thống kê kết quả thực nghiệm, đối chứng kết quả thực nghiệm giữa các lớp cùng trường, giữa các trường với nhau. Từ đó, đánh giá những thành công và những điều cần tiếp tục hoàn thiện của các đề xuất.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2009), đưa ra khái niệm về "sơ đồ" và "bảng biểu" như sau:
- Sơ đồ là những hình vẽ quy ước có tính chất sơ lược nhằm mô tả đặc trưng nào đó của đối tượng hay quá trình nào đó
- Bảng biểu bao gồm bảng và biểu. Trong đó, bảng thường có cột và hàng dùng để kê một nội dung nào đó theo thứ tự, cách thức nhất định; còn biểu là bảng kê danh mục, số liệu để làm căn cứ đối chiếu.
Như vậy, theo cách hiểu trên thì sơ đồ, bảng, biểu sẽ bao gồm nhiều loại như sơ đồ tư duy, bản đồ khái niệm, graph... Mỗi loại sẽ có những khái niệm, đặc trưng riêng, tuy nhiên ở đây, chúng tôi sẽ tìm hiểu sơ đồ, bảng biểu nói chung trong dạy học Ngữ văn chứ không phân biệt hay đi sâu vào một loại cụ thể nào.
2.2 Thực trạng dạy học văn ở nhà trường phổ thông và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn.
Hiện nay, vấn đề dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đang đứng trước một thực trạng rất đáng lo ngại. Hoạt động dạy học đang trong sự khủng hoảng cả nội dung, chất lượng và phương pháp. Nhiều giáo viên không còn hứng thú với công tác giảng dạy. Ở các cấp học, tình trạng học sinh chán học môn Ngữ văn đã trở nên phổ biến, đặc biệt là cấp trung học phổ thông. 
Để khắc phục thực trạng trên, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đã được phổ biến, áp dụng ở hầu hết các trường học trong cả nước và đã có những chuyển biến bước đầu khá tích cực. Qua học Ngữ văn học sinh được bồi đắp năng lực giao tiếp đời sống, giao tiếp thẩm mĩ với khả năng biết rung động, cảm xúc, biết yêu, ghét, biết hướng đến những tình cảm nhân văn, trong sáng của con người. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Ngữ văn của học sinh cũng đã bước đầu chuyển mình theo hướng này. Tuy vậy, truyền thống giảng văn với nhiều thành tựu và cả quán tính của nó đã khiến cho quá trình đổi mới dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông còn nhiều bất cập. Thêm nữa, đặc thù môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ cũng tạo ra những hấp dẫn và khó khăn riêng so với các bộ môn khác trong nhà trường phổ thông. Điều này đặt ra vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các phương pháp, biện pháp, phương tiện, dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức và cảm thụ văn chương của học sinh.
2.2.1 Thực trạng xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng dạy học Ngữ văn
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu bằng trong dạy học truyện ngắn Việt nam bằng các biện pháp sau:
+ Thống kê số lượng sơ đồ, bảng, biểu trong một số cuốn sách như: sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng... phần văn học Việt Nam ở THPT. 
Bảng 1Thống kê số lượng sơ đồ, bảng, biểu trong sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 12, tập 2, phần văn học Việt Nam sau 1975.
Tên sách
Số lượng sơ đồ, bảng biểu
Tên sơ đồ, bảng, biểu
Tổng số tiết
Sách giáo viên (Phan Trọng Luận tổng chủ biên)
0
0
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 2(Ban cơ bản của Phan Trọng Luận).
0
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 2(Ban cơ bản của Nguyễn Văn Đường)
0
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 2 (Ban nâng cao của Trần Đình Chung )
0
+ Thống kê số lượng sơ đồ, bảng, biểu trong một số giáo án của giáo viên trường THPT 5, thuộc huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa khi dạy học truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
Bảng 2 Thống kê số lượng sơ đồ, bảng, biểu trong một số giáo án của giáo viên khi dạy học truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
Tên bài
Số lượng sơ đồ, bảng biểu
Trần Thị Nga
Lê Thị Quyên
Lê Thị San
Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu)
0
1
1
Một người Hà Nội
(Nguyễn Khải)
1
0
0
Nhận xét: Từ bảng thống kê, ta thấy trong số 3 GV được lựa chọn khảo sát giáo án thì có 2 GV sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học truyện ngắn sau 1975. Tuy nhiên, số lượng sơ đồ được sử dụng rất ít. Thậm chí, truyện ngắn Một người Hà Nôi (Nguyễn Khải) thì chỉ có 1 GV sử dụng với số lượng 1 sơ đồ. Kết quả này cho thấy, sơ đồ, bảng, biểu vốn là những công cụ dạy học hữu ích trong dạy học Ngữ văn lại ít được GV quan tâm và vận dụng. Đặc biệt, trong tình hình vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề mang tính cấp thiết như hiện nay, việc GV chưa thực sự chú ý đến vận dụng những phương tiện dạy học có khả năng mang lại hiệu quả
Bảng 3 Sơ đồ, bảng biểu được sử dụng trong quá trình dạy học truyện ngắn Việt Nam ở THPT. ( Một người Hà Nội của Nguyễn Khải )Điều tra 7 GV tổ Ngữ Văn Trường THPT Triệu Sơn 5 
Nội dung
SL
%
Sơ đồ, bảng, biểu tìm hiểu về tác giả
0
0
Sơ đồ, bảng, biểu giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm
0
0
Sơ đồ, bảng, biểu tóm tắt tác phẩm
5/7
70
Sơ đồ, bảng, biểu phân tích tình huống truyện
2/7
30
Sơ đồ, bảng, biểu khám phá nhân vật
3/7
40
Sơ đồ, bảng, biểu tìm hiểu các chi tiết nghệ thuật
2/7
20
Sơ đồ, bảng biểu phân tích giá trị tác phẩm, thông điệp nghệ thuật
0
0
 Từ số liệu bảng thống kê ta thấy: trong dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội (Nguyễn Khai ) sơ đồ, bảng, biểu chủ yếu được sử dụng trong nội dung tóm tắt tác phẩm (5/7 GV). Trong khi đó, trong các truyện ngắn này, quá trình nhận thức của nhân vật, hình tượng nhân vật là những nội dung rất phù hợp cho việc vận dụng sơ đồ, bảng, biểu trong giảng dạy. Nhưng, số lượng GV sử dụng sơ đồ, bảng, biểu khi dạy học hai nội dung này lại rất ít.
 3 Xây dựng sơ đồ, bảng biểu để dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội ở trường Trung học phổ thông
3.1 Sơ đồ, bảng biểu thể hiện kết quả của sự khám phá sâu sắc nội dung học tập
	Truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là tác phẩm rất có giá trị trong chương trình Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Đây là tác phẩm mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình, cụ thể là chương trình Ngữ văn 12. Có nhiều vấn đề mà GV phải hướng dẫn HS tìm hiểu để phát hiện ra giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cũng như tài năng của người nghệ sĩ. Để xây dựng được sơ đồ, bảng biệu phục vụ cho công tác giảng dạy hai truyện ngắn này, GV cần khám phá tác phẩm một cách sâu sắc trên mọi phương diện như cốt truyện, tình huống truyện, hệ thống hình tượng nhân vật...Nắm vững những yếu tố này là cơ sở để sản sinh, sáng tạo ra những sơ đồ, bảng biểu giúp HS lĩnh hội tác phẩm một cách toàn diện.
3.2 Sơ đồ bảng biểu thể hiện cốt truyện – xương sống của tác phẩm
	Cốt truyện là một hệ thống những sự kiện, biến cố, hành động xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh. Cốt truyện thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Để nắm được nội dung được phản ánh trong tác phẩm và phân tích được giá trị nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩn thì trước tiên, chúng ta cần phải tóm tắt cốt truyện. Đây được xem là hoạt động hết sức quan trọng trong dạy học truyện ngắn, khi đã tóm tắt được cốt truyện thì việc phân tích, cắt nghĩa tác phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Việc tóm tắt cốt truyện bằng cách diễn xuôi cốt truyện sẽ không mang lại hiệu quả cao vì học sinh sẽ khó ghi nhớ cốt truyện. Để khắc phục nhược điểm của cách tóm tắt cốt truyện như trên, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ để tóm tắt cốt truyện hoặc hướng dẫn HS tự tạo ra sơ đồ tóm tắt cốt truyện riêng của mình. Để tóm tắt cốt truyện, chúng ta có một số dạng sơ đồ tóm tắt như sau:	
Sự việc 1
Dạng 1:
Sự việc 2
Sự việc n
Sự việc 1
Sự việc 2
Sự việc 3
	Dạng 2:
Sự việc 4
.......................
Sự việc n
	Dạng 3: 
Sự việc n
Sự việc 1
Sự việc 3
Sự việc 2
Sự việc 4
Các nhân vật chính?
Dạng 4: 
Câu chuyện xảy ra ở đâu?
Nhân vật chính gặp phải vấn đề gì?
Nhân vật chính đã phản ứng như thế nào?
Nhân vật chính giải quyết vấn đề như thế nào?
Vấn đề được giải quyết như thế nào?
Điều gì xảy ra khi bắt đầu câu chuyện?
Với những mẫu sơ đồ trên đây, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng để tóm tắt cốt truyện. Ví dụ, với truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt cốt truyện theo mạch trần thuật của truyện. Với cách tóm tắt này, ta có dạng sơ đồ sau:
Nhân vật cô Hiền
Nguồn gốc, lai lịch xuất thân
Một người Hà Nội
Vẻ đẹp của những giá trị truyền thống
Vẻ đẹp tâm hồn mang tính nhân văn
Tóm tắt cốt truyện là một yêu cầu cần thiết và là cơ sở đề từ đó tìm hiểu các vấn đề khác trong tác phẩm. Qua hành động tóm tắt cốt truyện, giáo viên sẽ đánh giá được mức độ thâm nhập tác phẩm, năng lực tư duy sáng tạo và năng lực bao quát ban đầu cũng như khả năng diễn đạt của học sinh. Sơ đồ tóm tắt cốt truyện giúp học sinh phát triển năng lực ghi nhớ, tái hiện lại một cách ngắn gọn, đầy đủ nhất các sự kiện, các tình tiết cốt lõi của câu chuyện. Sơ đồ tóm tắt cốt truyện bao giờ cũng là dạng sơ đồ chuỗi, nhưng ở mỗi truyện ngắn sẽ có những hình thức chuỗi khác nhau. Việc học sinh sáng tạo ra những hình thức chuỗi cho sơ đồ sẽ góp 
3.3 Sơ đồ, bảng biểu thể hiện tình huống truyện - hạt nhân cốt lõi của tác phẩm
Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
	Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 trong nhà trường phổ thông là những truyện có tình huống độc đáo. Trong Một người Hà Nội - Nguyễn Khải các tình huống truyện được xây dựng đều là tình huống nhận thức, Một người Hà Nội là sự "tiệm ngộ" Tìm hiểu rõ Một người Hà Nội, chúng ta thấy có bốn tình huống nhận thức, đó là  tình huống bà Hiền chọn chồng, tình huống bà bị “ngờ” là tư sản, tình huống bà nhận tin con tình nguyện đi chiến đấu và tình huống bà phải bày tỏ thái độ trước lối sống thủ đô thời kinh tế thị trường. Nhà văn Nguyễn Khải xây dựng những tình huống này nhằm tạo cơ hội cho tính cách bà Hiền được bộc lộ. Người kể chuyện đã "tiệm ngộ" dần trong quãng thời gian mấy chục năm quan sát, suy tư, trải nghiệm và đối chứng. Mỗi lần gặp gỡ bà Hiền là một lần người kể chuyện ngỡ ngàng, vỡ lẽ về một nét đẹp mới ở bà, để rồi phải nhìn lại những suy nghĩ nông nổi, giáo điều, đầy định kiến của mình.	Qua phân tích trên chúng ta thấy tình huống truyện có vai trò quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật. Khi tìm hiểu nhân vật, điều đầu tiên là phải phát hiện ra những hoàn cảnh đặc biệt, cái nền mà nhân vật bộc lộ con người thật của mình. Trên cơ sở phân tích tình huống truyện chúng ta sẽ phân tích, cắt nghĩa những vấn đề nhà văn đã xây dựng trong tác phẩm, từ đó giải mã những thông điệp nhà văn đã gửi gắm qua hệ thống ngôn từ và hình tượng nghệ thuật. trong hoạt động này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ để khái quát tình huống truyện
Tình huống truyện
Nhận thức của cô Hiền
Nhận thức về những đổi thay về cái mới
Thông điệp của nhà văn
	Sơ đồ đã thể hiện được tình huống của truyện ngắn Một người Hà Nội là tình huống nhận thức.. 
3.4 Sơ đồ, bảng biểu thể hiện thế giới nhân vật – bức tranh đời sống đa dạng, sinh động, hấp dẫn của tác phẩm
Một nhân vật được xem là thành công khi thể hiện được một số phận, một quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí là một thời đại. Phân tích nhân vật giúp ta thấy được hiện thực xã hội và quan niệm của nhà văn về con người, về cuộc đời.
Để phân tích nhân vật, chúng ta cần đi sâu vào các phương diện như lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, tính cách...đặc biệt là tâm trạng, đời sống nội tâm của nhân vật và những phương diện này có thể được thể hiện bằng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Ngữ văn. Với phương pháp dạy học này, giáo viên sẽ giúp học sinh phân tích nhân vật một cách cụ thể, hệ thống và hiểu sâu sắc nhân vật, khắc phục được những nhược điểm của việc phân tích thích nhân vật bằng thuyết trình, vấn đáp...trong dạy học truyền thống khiến học sinh hiểu về nhân vật một cách hời hợt, mông lung, hiểu sai về ý đồ nhà văn gửi găm,s qua nhân vật, thậm chí là có sự nhầm lẫn nhân vật của tác phẩm này sang nhân vật của tác phẩm khác...điều này dẫn đến sự ra đời của những bài văn phân tích nhân vật một cách máy móc, giản đơn, sáo rỗng, đặc biệt các em học sinh có cái nhìn sai lệch về tác phẩm, làm mất đi giá trị của một tác phẩm văn chương. Nhận thức được tác động tích cực của việc phân tích nhân vật bằng sơ đồ, bảng biểu đối với quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương, phân tích nhân vật bằng sơ đồ, bảng biểu ngày càng được chú trọng trong đổi mới phương pháp dạy học.
	Để phân tích nhân vật, có nhiều dạng sơ đồ GV có thể hướng dẫn HS sử dụng như sơ đồ thể hiện tính cách, sơ đồ thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật, sơ đồ thể hiện cuộc đời nhân vật...Ví dụ, dùng sơ đồ để khái quát nhân vật, ta có dạng sơ đồ tổng quát như sau: 
Với dạng sơ đồ tổng quát trên đây, giáo viên có thể sử dụng chung cho quá trình phân tích nhân vật trong truyện ngắn. Từ sơ đồ, học sinh sẽ nắm được những tri thức cơ bản về nhân vật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi nhân vật khác nhau trong mỗi tác phẩm, những phương diện quan trọng nhà văn phản ánh trong tác phẩm mới được thể hiện trên sơ đồ. Không phải nhân vật nào cũng được miêu tả đầy đủ ở các khía cạnh như sơ đồ trên. Mỗi nhân vật được nhấn mạnh ở những phương diện khác nhau. Do đó, việc đi tìm đấy đủ các yếu tố của nhân vật như trên sơ đồ tổng quát là việc làm vô nghĩa. Trong dạy học tác phẩm văn chương, giáo viên chỉ cần hướng dẫn HS khai thác những phương diện quan trọng nhất, cơ bản nhất và thành công nhất của nhân vật. Những phương diện được lựa chọn thể hiện trên sơ đồ không chỉ biểu hiện vẻ đẹp của chính nhân vật. Điều quan trọng hơn là qua các phương diện của nhân vật được thể hiện trên sơ đồ, học sinh thấy được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm cũng như ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy, điều quan trọng là giáo viên phải hướng dẫn HS lựa chọn và xây dựng sơ đồ phù hợp với từng nhân vật khác nhau trong từng tác phẩm hoặc trong những tác phẩm khác nhau và điều nhà văn phản ánh thông qua nhân vật. Ví dụ sơ đồ thể hiện nhân vật bà Hiền với nhân vật người cháu trong Một người Hà Nội là khác nhau, sơ đồ thể hiện nhân vật bà Hiền chủ yếu tập trung vào nét tính cách của bà Hiền tương ứng với bốn tình huống truyện, sơ đồ thể hiện nhân vật người cháu tập trung vào sự "tiệm ngộ", nhận thức của anh về người cô của mình.
Khi dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội - Nguyễn Khải, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích hình tượng nhân vật cô Hiền qua câu chuyện của nhân vật "Tôi" bằng cách yêu cầu học sinh hoàn thiện sơ đồ:
Thời gian
Nhân vật cô Hiền - Một người Hà Nội
Hành trình nhận thức của nhân vật "Tôi"
Trước 1955
Hòa bình lập lại
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ
Đất nước bước vào nền kinh tế thị trường
Kết luận
	Để hoàn thành sơ đồ, học sinh cần tìm các nội dung liên quan của vấn đề. Các nội dung này đều nằm trong văn bản trong sách giáo khoa, học sinh tìm và gạch chân các chi tiết chính, sau đó sẽ sắp xếp lại các nội dung đó vào sơ đồ cho phù hợp. Qua những nội dung đã trình bày, các em sẽ khái quát được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật cô Hiền, rằng qua thời gian, qua sự biến thiên của thời thế nhưng cô Hiền vẫn giữ được cốt cách của người Hà Nội, đó là một con người bản lĩnh, tự tin, trung thực và già

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_so_do_bang_bieu_vao_day_hoc_truyen_ngan_mot_ngu.docx