SKKN Nâng cao hiệu quả dạy- Học bài “bài toán và thuật toán” tiết 11 - Tin học 10 THPT bằng cách giải một số bài toán kết hợp sử dụng các sơ đồ thuật toán được thiết kế bằng phần mềm crocodile ict - 605

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy- Học bài “bài toán và thuật toán” tiết 11 - Tin học 10 THPT bằng cách giải một số bài toán kết hợp sử dụng các sơ đồ thuật toán được thiết kế bằng phần mềm crocodile ict - 605

Phương pháp dạy học là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung giống nhau, nhưng học sinh học tập có hứng thú học tập tích cực hay không, giờ học có phát huy được tiềm năng sáng tạo, có thể để lại dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm lành mạnh trong tâm hồn các em hay không, phần lớn đều phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người giáo viên.

 Trong quá trình dạy học người giáo viên thường tập trung sự cố gắng của mình vào việc biên soạn nội dung giáo án và dùng các phương tiện dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học, nhưng về cơ bản, nội dung đã được quy định trong sách giáo khoa, còn phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của người giáo viên.

 Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang trở thành trào lưu của nền giáo dục hiện đại. Thông qua việc sử dụng các công cụ hỗ trợ làm cho bài giảng của giáo viên thêm phong phú và trực quan hơn, làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học.

Qua việc dạy tin học ở trường THPT Hậu Lộc 3, đặc biệt là khi dạy bài “ bài toán và thuật toán” tin học 10. Tôi thấy học sinh khó tiếp cận được việc mô tả các bài toán và thuật toán trong tin học, vì các thuật toán cần độ tư duy trừu tượng, học sinh khó hình dung ra được một số thuật toán sẽ đi theo các bước nào. Học sinh chưa quen với những thuật ngữ như: “phép gán”, “lần duyệt”. Trong quá trình dạy các thuật toán, việc thử nghiệm kết quả của thuật toán là một quá trình mất nhiều thời gian bởi người dạy phải thực hiện từng bước một, nhất là đối với các thuật toán lặp. Một số thuật toán giáo viên khó diễn tả rõ được các thao tác này nên học sinh chỉ tiếp thu một cách thụ động.

 

doc 22 trang thuychi01 8171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy- Học bài “bài toán và thuật toán” tiết 11 - Tin học 10 THPT bằng cách giải một số bài toán kết hợp sử dụng các sơ đồ thuật toán được thiết kế bằng phần mềm crocodile ict - 605", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC BÀI “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN” TIẾT 11 - TIN HỌC 10 THPT BẰNG CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN KẾT HỢP SỬ DỤNG CÁC SƠ ĐỒ THUẬT TOÁN ĐƯỢC THIẾT KẾ BẰNG PHẦN MỀM CROCODILE ICT-605.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tin Học
THANH HOÁ NĂM 2019
THANH HOÁ NĂM 2015
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài	2
1.2. Mục đích nghiên cứu	3
1.3. Đối tượng nghiên cứu	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:	4
 2.2. Thực trạng	5
Giải quyết vấn đề :	6
2.3.1. Chuẩn bị 	6
2.3.2. Mục tiêu của đề tài 	8
2.3.3. Nội dung đề tài	8
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :	16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận :	18
3.2. Kiến nghị :	18
MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
 Phương pháp dạy học là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung giống nhau, nhưng học sinh học tập có hứng thú học tập tích cực hay không, giờ học có phát huy được tiềm năng sáng tạo, có thể để lại dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm lành mạnh trong tâm hồn các em hay không, phần lớn đều phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người giáo viên.
 Trong quá trình dạy học người giáo viên thường tập trung sự cố gắng của mình vào việc biên soạn nội dung giáo án và dùng các phương tiện dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học, nhưng về cơ bản, nội dung đã được quy định trong sách giáo khoa, còn phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của người giáo viên.
 Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang trở thành trào lưu của nền giáo dục hiện đại. Thông qua việc sử dụng các công cụ hỗ trợ làm cho bài giảng của giáo viên thêm phong phú và trực quan hơn, làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học.
Qua việc dạy tin học ở trường THPT Hậu Lộc 3, đặc biệt là khi dạy bài “ bài toán và thuật toán” tin học 10. Tôi thấy học sinh khó tiếp cận được việc mô tả các bài toán và thuật toán trong tin học, vì các thuật toán cần độ tư duy trừu tượng, học sinh khó hình dung ra được một số thuật toán sẽ đi theo các bước nào. Học sinh chưa quen với những thuật ngữ như: “phép gán”, “lần duyệt”. Trong quá trình dạy các thuật toán, việc thử nghiệm kết quả của thuật toán là một quá trình mất nhiều thời gian bởi người dạy phải thực hiện từng bước một, nhất là đối với các thuật toán lặp. Một số thuật toán giáo viên khó diễn tả rõ được các thao tác này nên học sinh chỉ tiếp thu một cách thụ động. 
Từ thực tế trên, khi dạy đến bài 4: “Bài toán và thuật toán”, Tôi thiết nghĩ, cần có những cải tiến trong phương pháp dạy học và sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy tin học ở trường THPT. Để khắc phục khó khăn trên, tôi đã trăn trở , tìm hiểu và tham khảo các phương pháp khi dạy về thuật toán để đạt hiệu quả tốt nhất. Tôi đã tìm hiểu về phần mềm Crocodile ICT 605. Crocodile ICT 605 là một phần mềm cho phép vẽ sơ đồ thuật toán, thực thi ngay trên sơ đồ để kiểm tra kết quả của thuật toán. Crocodile ICT 605 là phần mềm hỗ trợ việc hình thành, rèn luyện, phát triển tư duy giải thuật và một số kĩ năng lập trình cơ bản cho học sinh THPT khi học môn tin học...Đáp ứng những điều tôi đang cần khi dạy về thuật toán. Crocodile ICT là phần mềm trong nhóm phần mềm của hãng Crocodile Clipt Ltd (Crocodile Chimistry, Crocodile Physics and Crocodile ICT). Chúng là những phần mềm được các nhà giáo trong ba lĩnh vực trên đánh giá rất cao bởi những khả năng hỗ trợ trong dạy học các bộ môn khoa học Hóa học, Vật lí và Tin học. Đặc biệt, Crocodile ICT cho phép thực hiện các bước của thuật toán ngay trên sơ đồ từ đó học sinh có thể hiểu rõ về thuật toán.
Để thực hiện nhiệm vụ của năm học là nâng cao chất lượng dạy-học, đồng thời thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học - nhu cầu mà Đảng và nhà nước ta đặt ra. Là một giáo viên tin học và mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở nhà trường phổ thông nói riêng và các môn học khác nói chung, tôi đã chọn đề tài: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC BÀI “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN” TIẾT 11 - TIN HỌC 10 THPT BẰNG CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN KẾT HỢP SỬ DỤNG CÁC SƠ ĐỒ THUẬT TOÁN ĐƯỢC THIẾT KẾ BẰNG PHẦN MỀM CROCODILE ICT-605”.
Mục đích nghiên cứu
 - Để tạo hứng thú học tập và làm cho học sinh hiểu một cách sâu sắc về bài toán và thuật toán, bước đầu tiên học sinh làm quen với bài toán trong lĩnh vực tin học.
 - Làm nổi bật bài giảng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học.
 - Nâng cao tính tư duy trừu tượng của học sinh
 - Chia sẻ công cụ hỗ trợ cho việc tạo các sơ đồ thuật toán đó là sử dụng phần mềm Crocodile Ict. 
- Biết cách sử dụng Crocodile ICT để thiết kế sơ đồ thuật toán vào giảng dạy một cách có hiệu quả.
Đối tượng nghiên cứu
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 4 lớp của trường THPT Hậu Lộc 3, cụ thể:
Lớp đối chứng: 10C2, 10C3 (năm học 2017 – 2018) ;
Lớp thực nghiệm: 10B2, 10B3 (năm học 2018 – 2019);
 - Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về kết quả học tập cuối năm học ở lớp 10, khả năng tư duy, ý thức học tập của học sinh ngang bằng nhau.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi đã:
Tìm hiểu về thực trạng dạy và học bài 4:”Bài toán và thuật toán” môn Tin học 10 ở trường THPT Hậu Lộc 3.
 Tìm hiểu về cách cài đặt và sử dụng Crocodile ICT -605.
Tìm hiểu thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học.
Tham khảo các tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên để lựa chọn các các bài toán để xây dựng sơ đồ khối cho thuật toán.
 Tìm hiểu về cách thiết kế các sơ đồ thuật toán sử dụng Crocodile ICT -605.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm.
Nguồn website, youtube, có liên quan trực tiếp đến đề tài.
Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT Hậu Lộc 3, dự giờ, quan sát, tham khảo ý kiến góp ý của đồng nghiệp trong tổ bộ môn về cách thức tổ chức dạy học, quá trình lên lớp bằng giáo án điện tử có sự hỗ trợ của máy tính, máy chiếu. 
 Tổ chức thực hiện đề tài vào thực tế dạy học tại trường THPT Hậu Lộc 3.
Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề tài khi áp dụng.
II- NỘI DUNG
 Cơ sở lí luận
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Do đó xác định Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. 
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong nghị quyết TW4 khóa VII (1/1993), nghị quyết TW2 khóa VIII (1/1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4/1999).
 Đặc biệt, sự nghiệp Giáo dục và Giáo dục lý luận chính trị được Đại hội toàn quốc lần thứ X đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh hơn nữa nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, nhất là thế hệ trẻ. Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học-công nghệ. Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển giáo dục một cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo dục mầm non, thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi cả nước, tạo môi trường thuận lơi để cho mọi người học tập và học tập suốt đời. Điều hành hợp lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống Giáo dục và đào tạo, quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuât lành nghề, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện tốt chính sách giáo dục gắn với phát triển kinh tế xã hội
 Đổi mới chương trình, sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo ra được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới và phát triển nền kinh tế tri thức.
Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Luật giáo dục 2005, điều 28 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm cảu từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới. 
 Tôi nhận thấy rằng, bước đầu để học sinh tiếp cận với học về thuật toán trong tin học là rất quan trọng, đó là nền tảng sau này học sinh có thể phân tích thiết kế bất kì một bài toán nào, học sinh có cái nhìn một cách trực quan và hiểu sâu sắc về trình tự các bước thực hiện, học sinh hiểu được một bài toán trong tin học gồm 3 bước cơ bản là: Dữ liệu vào, xử lí, dữ liệu ra. Nội dung bài 4:”Bài toán và thuật toán” ở lớp 10 là một bài rất quan trọng liên quan, bước đầu để học sinh làm quen với các thuật toán khi các em học đến lập trình cơ bản (pascal) ở lớp 11. Đây cũng chính là cơ sở cho việc phát hiện sớm các học sinh có tố chất, có tư duy tốt để chọn vào nguồn đội tuyển học sinh giỏi Tin học cấp tỉnh khi các em lên lớp 11.
2.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Hậu Lộc 3 là ngôi trường được thành lập năm 2004. Nằm trên địa bàn Xã Đại Lộc- Huyện Hậu Lộc. Một vùng quê còn nghèo và đa số học sinh của trường là con em nông thôn điều kiện máy tính ở nhà còn thiếu thốn, Nhà trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhất là phòng máy tính cho các em thực hành còn nhiều hạn chế.
 Tin học là một môn học không thi đại học ở các trường phổ thông nên học sinh còn nhiều hạn chế khi tiếp cận với môn học. Điều kiện về thiết bị máy móc còn hạn chế nên việc dạy- học gặp nhiều khó khăn. Môn học không trong chương trình thi đại học nên học sinh thường không chú trọng và xem thường. Nên kết quả kiểm tra miệng thường đạt điểm kém, khi làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết thì quay cóp bài của bạn. Qua các tiết học trước tôi nhận thấy đa số các em chưa hiểu một cách rõ ràng về các thuật toán; có thể các em vẽ được sơ đồ khối, hoặc liệt kê các bước, nhưng các em không mô tả được thuật toán, hoặc không diễn đạt được bằng lời; Chưa hình dung ra được cần phải đưa dữ liệu vào từ đâu, xử lí ra sao và phải đưa kết quả ra đâu khi kết thúc thuật toán, hoặc các em chưa hình dung ra việc biến chạy tăng sau mỗi lần thực hiện công việc, cũng như việc cộng dồn kết quả vào một biến. Ngoài ra với các cụm từ như: “phép gán”, “lần duyệt”cũng là những cụm từ ngữ riêng của môn tin học mà các em phải suy nghĩ.
 Vì vậy vấn đề đặt ra là phải có phương pháp phù hợp và tạo hứng thú cho học sinh khi học. Học sinh cần có cái nhìn trực quan về việc thực hiện các bước của thuật toán. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu cài đặt phần mềm Crocodile Ict để tạo các sơ đồ thuật toán, và điều tôi đặc biệt quan tâm đến phần mềm này là Crocodile Ict cho phép vẽ sơ đồ một cách nhanh chóng và thực thi ngay trên sơ đồ để kiểm tra kết quả của thuật toán. Qua đó học sinh có thể quan sát và hình dung ra được cách thức thực hiện thuật toán trong lĩnh vực tin học.
 Đây là tiết bài tập, tôi mong muốn học sinh khắc sâu hơn kiến thức về thuật toán, rèn luyện cho học sinh vẽ và mô tả sơ đồ thuật toán.
Giải quyết vấn đề
Chuẩn bị :
 Bài 4: “Bài toán và thuật toán” Tin học 10 trong phân phối chương trình có 5 tiết(10-15 theo PPCT). Tiết 10(theo PPCT) tôi đã cho học sinh tìm hiểu khái niệm về bài toán và thuật toán trong lĩnh vực tin học, các cách biểu diễn thuật toán, trong đó tôi nhấn mạnh về cách biểu diễn thuật toán bằng vẽ sơ đồ khối. Vì theo tôi, sử dụng sơ đồ khối để biểu diễn thuật toán học sinh dễ quan sát, hình dung và tư duy hơn. Tiếp theo là tiết 11- Chính là tiết học tôi sử dụng để áp dụng đề tài hướng dẫn học sinh xây dựng thuật toán cho các bài toán đơn giản đến phức tạp giúp học sinh nắm được kiến thức sâu sắc và rõ ràng nhất.
 - Các bài toán cần sử dụng khi dạy tiết 11 bài 4:”Bài toán và thuật toán”:
Bài toán 1: Giải phương trình bậc nhất.
Bài toán 2: Giải phương trình bâc 2.
Bài toán 3: Bài toán tìm UCLN(a,b).
Bài toán 4: Bài toán tìm GTLN của dãy số.
Bài toán 5: Bài toán tìm kiếm tuần tự.
Bài toán 6: Bài toán kiểm tra xem số nguyên N có phải là số nguyên tố hay không.
 Cài đặt phần mềm Crocodile Ict 605. Bộ cài nguồn internet.
Cách sử dụng phần mềm:
 Các hình sử dụng trong sơ đồ thuật toán thiết kế bằng Crocodile Ict tương tự như trong sơ đồ khối học sinh đã được tìm hiểu trong SGK ở tiết 10. Ngoài ra, nó có bố trí khác so với SGK là sử dụng thêm hình bình hành với mục đich nhập/xuất, hình chữ nhật 4 góc bo tròn là bắt đầu và kết thúc. Cụ thể gồm những hình sau:
Sau khi cài đặt xong, nháy đúp vào phần mềm ta có giao diện như hình sau:
 Các thành phần cơ bản của Crocodile ICT 605:
Thanh tiêu đề: Chứa tên chương trình.
Thanh thực đơn (Menu Bar): Chứa các nhóm lệnh.
Thanh công cụ chuẩn (Tools): Chứa một số biểu tượng, ô điều khiển và một số lệnh thông dụng.
Crocodile ICT 605 chứa thư viện các thành phần cơ bản phục vụ cho việc vẽ lưu đồ giải thuật.
 Đề thực hiện vẽ các sơ đồ thuật toán tôi sử dụng các lệnh sau:
 Lệnh bắt đầu hoặc kết thúc chương trình: tại menu lệnh chọn:
 Parts Library→Flowcharts→ Start And Stop →start (bắt đầu)/ stop(kết thúc);
 Nhập giá trị cho biến: Tại menu lệnh, chọn:
 Parts Library→Flowcharts→ Inputs And Outputs→Get Property; 
 Đặt tên biến: Tên biến mặc định là x, nếu bạn muốn đổi tên biến: click chuột vào chữ x, chương trình cho phép bạn xóa x và thay bằng một tên biến khác.
 Kiểu dữ liệu của biến: Sau tên biến là kiểu dữ liệu của biến; Bạn click chuột vào Property và chọn kiểu dữ liệu thích hợp cho biến.
Lưu ý: Sau khi bạn tạo xong ô này, tại hình vuông trong ô, bạn sử dụng chuột kéo tới ô để nhập dữ liệu cho biến.
Tạo ô để nhập giá trị cho biến: Tại menu lệnh, chọn:
 Part Library→Presentation→ Input-Outputs→ Edit Box;
Nhập chú thích: (ví dụ: Nhập hệ số a,) tại ô Label.
Thực hiện các phép toán: Tại menu lệnh, chọn:
 Parts Library→Flowcharts→Processes→ Set Variable;
 Thực hiện các thao tác so sánh: Tại menu lệnh, chọn:
 Parts Library→Flowcharts→Decisions→ Test;
 Mặc định phép so sánh là bằng(=), để thay đổi bạn click chuột vào dấu = → menu các phép so sánh xuất hiện là chọn phép so sánh thích hợp. Thay đổi hai nhánh (đúng/sai): Chỉ cần click chuột vào chữa “Y” hoặc chữ “N” thì chương trình sẽ tự động thay đổi cho bạn.
 Xuất kết quả: Tại menu lệnh, chọn:
 Parts Library → Flowcharts → Inputs And Outputs → Set Property;
Lưu ý: Sau khi tạo xong ô này, tại hình vuông trong ô, sử dụng chuột kéo tới ô nhận giá trị xuất.
Tạo ô nhận giá trị xuất: Tại menu lệnh, chọn: 
 Parts Library→ Presentation→ Input-Outputs→ Edit Box;
Nhập chú thích (ví dụ: nghiệm 1, nghiệm 2) tại ô Label.
 Sau khi vẽ xong sơ đồ, nhập giá trị cho biến tại ô nhập giá trị đã tạo ở trên; click chuột vào nút start; chương trình chạy và cho ra kết quả tại ô nhận giá trị xuất.
2.3.2. Mục tiêu của đề tài
- Tạo được hứng thú cho học sinh khi học, học sinh quan sát trực quan các bước của thuật toán, làm cho tiết học thêm sinh động và ứng dụng CNTT vào dạy học.
- Giúp học sinh nhớ và khắc sâu kiến thức, rèn luyện, nâng cao tính tư duy của học sinh.
- Bước đầu tiếp cận bài toán và thuật toán trong lĩnh vực tin học.
- Chia sẻ công cụ hỗ trợ và cách thiết kế sơ thuật toán với phần mềm Crocodile Ict-605.
- Nâng cao được kết quả dạy-học môn Tin học .
 * Mục tiêu của bài học:
 + Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm bài toán và thuật toán
- Biết hai cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
 + Về kỹ năng:
 - Biểu diễn và mô tả được thuật toán một số bài toán đơn giải thông qua sơ đồ khối hoặc liệt kê.
 + Về thái độ:
 - Hứng thú và ngày càng yêu thích môn học.
 - Có ý thức và trách nhiệm trong việc học môn tin học. 
2.3.3. Nội dung đề tài.
Bước 1. Thiết kế câu hỏi kiểm tra bài cũ.
Để củng cố kiến thức về mặt lý thuyết tôi đưa ra các câu hỏi như sau:
Câu 1: Nêu khái niệm bài toán và thuật toán?
Câu 2: Thuật toán có những tính chất gì? Có mấy cách biểu diễn thuật toán?
Câu 3: Để biểu diễn thuật toán bằng phương pháp sơ đồ khối ta cần sử dụng những hình gì? Ý nghĩa của mỗi hình?
 Tôi gọi học sinh lên bảng trả lời.
 Bước 2: Thiết kế và biểu diễn thuật toán các bài toán bằng phương pháp sơ đồ khối:
Lưu ý: Tất cả các thuật toán tôi trình bày trong tiết này, mục đích là để học sinh rèn luyện kỹ năng thiết kế sơ đồ thuật toán và hiểu sâu sắc hơn về thuật toán của từng bài toán, học sinh đối chiếu bài của mình với bài của giáo viên, sau đó quan sát trình tự các bước thuật toán thực hiện trên sơ đồ khối trên phần mềm và kiểm chứng kết quả ngay trên sơ đồ khi thuật toán kết thúc. Vì vậy, đối với mỗi bài, tôi yêu cầu học sinh nêu input, output, ý tưởng giải bài toán. Tôi chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đều thảo luận và sau đó đưa ra cách biểu diễn thuật toán của mình. Sau khi học sinh đưa ra các sơ đồ khối của mình. Tôi nhận xét sửa cho học sinh, sau đó liên kết đến phần mềm Crocodile ICT đã cài đặt trong máy và mở thuật toán đã thiết kế sẵn, hướng dẫn học sinh nhập dữ liệu vào các ô nhập input đã thiết kế trên sơ đồ sau đó ấn nút start, để chế độ chạy chậm. Học sinh quan sát các bước mà thuật toán thực hiện trên sơ đồ. Mỗi nhóm tôi yêu cầu đưa ra một số bộ input để kiểm tra kết quả.
Thiết kế các thuật toán giải các bài toán đã lựa chọn ở trên:
Thuật toán 1: Thuật toán giải phương trình bậc nhất.
Thuật toán 2: Thuật toán giải phương trình bâc 2.
Thuật toán 3: Thuật toán bài toán tìm UCLN(a,b).
Thuật toán 4: Thuật toán bài toán tìm GTLN của dãy số.
Thuật toán 5: Thuật toán bài toán tìm kiếm tuần tự.
Thuật toán 6: Thuật toán bài toán kiểm tra xem số nguyên N có phải là số nguyên tố hay không.
Bài tập 1: Giải phương trình bậc nhất: ax+b=0 
Input: a, b.
Output: Nghiệm x.
Ý tưởng:
Nếu a=0, b=0 phương trình vô số nghiệm
Nếu a=0, b ≠0 PTVN
Nếu a≠0 PT có nghiệm x=-b/a;
 Thuật toán 1:
Đây là một bài toán đơn giản nhất, học sinh tư duy cách giải từ cách giải trong toán học. 
GV: Yêu cầu học sinh nêu input, output, ý tưởng giải bài toán.
Tôi đặt câu hỏi: Trong toán học các em giải bài này như thế nào?
Câu hỏi này giúp học sinh biết được trình tự các bước thực hiện cũng giống như cách biện luận phương trình bậc nhất như trong toán học.
GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ thuât khối biểu diễn thuật toán.
GV: Nhận xét sơ đồ khối của HS, sau đó kết nối đến phần mềm Crocodile ICT để mở sơ đồ thuật toán đã chuẩn bị và thực hiện thuật toán cho học sinh quan sát.
HS: Quan sát các bước mà thuật toán thực hiện trên sơ đồ, ví dụ trên sơ đồ trên tôi đưa ra bộ input là a=6, b=4 thì nghiệm của phương trình là -0.67.
GV: Yêu cầu HS đưa ra cacs bộ test khác để thực nghiệm.
Bài tập 2: Giải phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0 (với a ≠ 0).
Input: Nhập a,b,c.
Output: Nghiệm x1,x2. 
Ý tưởng:
Bước 1: Tính D(delta)
Bước 2: Nếu D>0 PT có 2 nghiệm phân biệt, nếu D=0 PT có nghiệm kép. Nếu D<0 PT vô nghiệm.
Bước 3: Đưa ra nghiệm, kết thúc.
Thuật toán 2: 
 Bài này mức độ khó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_bai_bai_toan_va_thuat_toan_ti.doc