SKKN Sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc – một giải pháp phát huy năng lực người học và góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước

SKKN Sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc – một giải pháp phát huy năng lực người học và góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước

Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.

Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hào xã hội chủ ngĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế quan, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Như vậy, phạm vi lãnh hải rộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế nên chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế bao gồm trong nó cả vùng tiếp giáp lãnh hải.

Tại vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam quản lý mọi tài nguyên sinh vật, khoáng sản và các hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên, được xây dựng, thiết lập các công trình nhân tạo, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển. Phía nước ngoài được hưởng quyền tự do hàng hải, tự do bay cũng như lắp ống dẫn dầu hay dây cáp ngầm ở đây nhưng không ảnh hưởng đến các quyền của Việt Nam nói trên.

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo Việt Nam cho đến mép các rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Việt Nam có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên ở trên bề mặt và trong lòng đất của thềm lục địa của mình, cũng như các hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên. Việt Nam có thể tiến hành khai thác dầu mỏ cũng như các loại khoáng sản khác ở khu vực này.

 

docx 56 trang hoathepmc36 26/02/2022 6073
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc – một giải pháp phát huy năng lực người học và góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Lý do chọn đề tài
“Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá” có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. 
Từ xa xưa, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo và quần đảo cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Trong thời đại hòa bình hôm nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược quan trọng đối với khu vực và thế giới, biển đảo càng có tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bước sang thế kỷ XXI, “Thế kỷ của biển và đại dương”, các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, vì thế các quốc gia ngày càng quan tâm tới nguồn tài nguyên từ biển cả, nơi bắt đầu các mưu đồ đe dọa hòa bình: Trường Sa – Hoàng Sa giờ đây là tâm điểm.
Gần đây, chúng ta nghe nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về tình hình rối ren, tranh chấp trên biển đảo. Một bộ phận giới trẻ hiện nay chỉ biết ngắm nhìn cái đẹp của biển mà lãng quên đi trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. 
Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải giáo dục thanh niên trở thành những người vừa có tài, vừa có đức, để gìn giữ thành quả cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước. Đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành giáo dục. Bộ môn lịch sử có vai trò to lớn trong việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, trân trọng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập hiện nay thì việc giáo dục thế hệ trẻ thấm nhuần những giá trị truyền thống, những phẩm chất cao quý tốt đẹp của dân tộc càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam mà thế hệ trẻ cần trân trọng, kế thừa và phát huy đó là truyền thống yêu nước, đánh giặc, bảo vệ toàn vẹn vùng đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc. Trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam là phải giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, như lời căn dặn của Bác Hồ năm xưa: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Để học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước, ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền thiên liêng của Tổ quốc nói chung và chủ quyền biển đảo Tổ quốc nói riêng, đòi hỏi người giáo viên lịch sử phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn trong công tác giáo dục của mình.
Có nhiều phương pháp, cách thức để giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo Tổ quốc cho học sinh nhưng để khắc sâu ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, để học sinh nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo thì đòi hỏi người giáo viên lịch sử phải biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp sư phạm phù hợp, giúp học sinh nắm bắt và hiểu sâu kiến thức về chủ quyền biển đảo. Từ đó, phát huy năng lực của người học cũng như hình thành ở các em ý thức công dân với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ở trường trung học phổ thông đa số giáo viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc đưa nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo Tổ quốc vào giảng dạy. Mặc dù, nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo không có trong sách giáo khoa nhưng đã được giáo viên tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu và lồng ghép vào các tiết dạy. Tuy nhiên, vẫn chưa có một tài liệu nào biên soạn chi tiết về giáo dục chủ quyền biển đảo cả nội dung và phương pháp dành cho giáo viên. Chính vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo Tổ quốc cho học sinh vẫn rất cần người giáo viên lịch sử tận tâm với nghề. Giáo viên cần tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học khi sử dụng nguồn tư liệu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử, nhất là dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Xuất phát từ yêu cầu phát huy năng lực của người học, cũng như góp phần bồi dưỡng ý thức chủ quyền biển đảo nói riêng trong nhà trường trung học phổ thông. Bản thân chọn đề tài: “Sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc – một giải pháp phát huy năng lực người học và góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước” làm đề tài sáng kiến.
I.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài nhằm phát huy năng lực của người học, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học lịch sử. Đồng thời, giúp các em hiểu biết sâu hơn về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Từ đó, các em có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử lớp 12.
I.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Bản thân đang là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử tại trường trung học phổ thông Ngô Lê Tân. Do đó, đối tượng khảo sát, thực nghiệm là các em học sinh lớp 12 tại trường trung học phổ thông Ngô Lê Tân. 
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các cấp các ngành có liên quan đến đề tài. Các công trình, các nguồn tài liệu: Sách, báo, tạp chí, internet,..
Nghiên cứu nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 và việc sử dụng tư liệu về chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Phương pháp nghiên cứu thực tế: quan sát, điều tra thực trạng giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo Tổ quốc cho học sinh nói chung và thực trạng sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo trong dạy học lịch sử lớp 12 nói riêng.
Thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm sư phạm về việc sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc qua dạy học 2 tiết cụ thể trong chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 12 THPT (có đối chứng). Trên cơ sở đó, so sánh các giá trị thu được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT mà bản thân đang giảng dạy.
I.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các biện pháp sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo trong dạy học lịch sử 12.
Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020.
II. NỘI DUNG
II.1. Nội dung lý luận
II.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
“Tư liệu về chủ quyền biển đảo” là những tài liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Tư liệu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc bao gồm nhiều nguồn tư liệu trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành liên quan đến biển đảo như tư liệu văn học, địa lý, quốc phòng, âm nhạc, 
Khái niệm “chủ quyền biển đảo” nằm trong khái niệm “chủ quyền quốc gia”. 
“Chủ quyền quốc gia” là quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lý quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo (Theo từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông).
Theo Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
Công ước về Luật biển 1982 qui định đường cơ sở là giới hạn để tính chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế. Có hai loại đường cơ sở: Đường cơ sở thông thường theo ngấn nước thủy triều thấp nhất chạy dọc theo bờ biển và đường cơ sở thẳng là đường nối các điểm nhô ra biển nhất, hay là các đảo và quần đảo ven biển của quốc gia.
Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hào xã hội chủ ngĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế quan, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Như vậy, phạm vi lãnh hải rộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế nên chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế bao gồm trong nó cả vùng tiếp giáp lãnh hải.
Tại vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam quản lý mọi tài nguyên sinh vật, khoáng sản và các hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên, được xây dựng, thiết lập các công trình nhân tạo, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển. Phía nước ngoài được hưởng quyền tự do hàng hải, tự do bay cũng như lắp ống dẫn dầu hay dây cáp ngầm ở đây nhưng không ảnh hưởng đến các quyền của Việt Nam nói trên.
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo Việt Nam cho đến mép các rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Việt Nam có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên ở trên bề mặt và trong lòng đất của thềm lục địa của mình, cũng như các hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên. Việt Nam có thể tiến hành khai thác dầu mỏ cũng như các loại khoáng sản khác ở khu vực này.
II.1.2. Tầm quan trọng của việc trang bị cho học sinh những kiến thức về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển kinh tế mang tính toàn cầu, sự giao lưu giữa các nền văn hóa , do đó văn hóa cũng du nhập từ các nước vào Việt Nam, để “hòa nhập nhưng không hòa tan”, Đảng ta đã đề ra mục tiêu phát triển văn hóa dân tộc: “.tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc anh em, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam, tập trung xây dựng những giá trị văn hóa mới, đi đôi với việc mở rộng và chủ động trong giao lưu quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại”.
Trong nhà trường phổ thông bộ môn Lịch sử có vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục ý thức kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông được xác định: “Góp phần hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”.
Từ mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông cho thấy sự cần thiết phải trang bị cho học sinh những kiến thức về chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Qua đó, giúp các em nhận thức sâu sắc về vai trò của biển đảo đối với sự phát triển kinh tế cũng như bảo vệ hòa bình, an ninh của quốc gia, là cơ sở để các em tự hào về truyền thống yêu nước, bảo vệ chủ quyền của ông cha ta từ bao đời nay, học sinh ý thức được trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ sự toàn vẹn các vùng lãnh thổ Tổ quốc.
Trong khi đó, ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các em đã có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc, nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn, vẫn có những sai lầm, phiến diện, rất cần sự định hướng và giúp đỡ kịp thời từ người lớn. Đây cũng là giai đoạn các em hình thành thế giới quan, xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế cuộc sống. Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Nhất là học sinh 12, các em dần trưởng thành về tất cả mọi mặt, các em chuẩn bị để bước vào giai đoạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình. Các em cũng đến tuổi thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với Tổ quốc, tham gia nghĩa vụ quân sự, cũng như bước vào cuộc sống lao động sản xuất, đóng góp sức lực của mình cho sự phát triển của gia đình, xã hội và đất nước.
Như vậy, việc trang bị cho học sinh trung học phổ thông những kiến thức về chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ giáo dục quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Thế hệ trẻ Việt Nam càng phải được trang bị kiến thức để tự tin khẳng định với thế giới chủ quyền Tổ quốc nói chung và chủ quyền biển đảo Tổ quốc nói riêng. Hiểu sâu sắc tầm quan trọng của biển trong sự phát triển kinh tế đất nước, những hy sinh của cha ông trong việc giữ gìn biển đảo Tổ quốc, Từ đó học sinh nhận thức sâu sắc vai trò của mình đối với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
II.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử
Thông qua các nguồn tư liệu đa dạng về chủ quyền biển đảo, giáo dục cho học sinh vai trò của biển đảo trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc.
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiểu được tầm quan trọng của biển, đảo nên ngay từ khi dựng nước, cha ông ta đã có một quá trình chinh phục biển cả ở nhiều khía cạnh, từ địa bàn sống, nghề nông, chăn nuôi, đánh cá, đặc điểm văn hóa – nghệ thuật Những hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, những ngôi mộ thuyền được tìm thấy đã thể hiện yếu tố sông, biển trong văn hóa Việt. Hay, ngay trong bữa ăn của người Việt cổ cũng chủ yếu có cơm, rau, cá,..
Sang thời phong kiến độc lập, các triều đại phong kiến chăm lo, quản lý chặt chẽ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đến thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn việc thực thi chủ quyền biển đảo Tổ quốc, nhất là đối với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng được quan tâm, chú trọng. Nhà Nguyễn đã có nhiều biện pháp như thành lập các đội Hoàng Sa thành một tổ chức nhà nước hay cho vẽ bản đồ “Đại Nam nhất thống toàn đồ”, đó là những minh chứng cho thấy ngay từ rất sớm cha ông ta đã ý thức được vai trò quan trọng của biển, đảo đối với việc bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Giáo dục học sinh nhận thức được giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển, đảo trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
Ngay từ rất sớm, cha ông ta đã nhận thức được giá trị, tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không phải ngẫu nhiên các cảng biển luôn tấp nập người qua lại, các thương nhân nước ngoài đến buôn bán như Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam), Nơi đây cư dân luôn tập trung đông đúc, hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị quan trọng của đất nước. Vùng biển và ven biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, lại án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Biển Đông đóng vai trò là “cầu nối” cực kì quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay thì phát triển kinh tế biển, gắn liền với bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển là chủ trương lớn mang tầm chiến lược của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục cho học sinh nhận thức được vấn đề xác lập chủ quyền và khai thác nguồn lợi từ biển Đông.
Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Biển Đông còn được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Năm trong mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến biển Đông. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới.
Chính vì biển Đông mang lại nguồn lợi lớn cho sự phát triển kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Không chỉ về kinh tế mà biển Đông còn có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng, chủ quyền của đất nước. Vì vậy, những năm gần đây tình hình biển Đông hết sức phức tạp, căng thẳng, nhất là âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc trong việc chiếm, lần chiếm vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Do đó, chúng ta cần phải giáo dục cho học sinh nhận thức được vấn đề xác lập chủ quyền và khai thác nguồn lợi từ biển Đông. Để sau này, khi tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, các em hiểu biết để vừa tôn trọng Luật pháp quốc tế về Luật biển nhưng đồng thời phải biết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền đất nước trên biển.
Thông qua giáo dục về chủ quyền biển đảo Tổ quốc, các em nhận thức được trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia, lại có nguồn lợi to lớn về kinh tế cũng như tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng, an ninh. Vì vậy, không tránh khỏi những tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, các em cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức về biển, đảo, nắm được Luật pháp quốc tế về Luật biển, tư liệu lịch sử sát thực về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, đặc biệt là cứ liệu lịch sử về chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. Những hiểu biết đó, giúp các em tự tin khẳng định chủ quyền quốc gia, đồng thời nhận thức được trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ, giữ gìn, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng và hợp pháp của Tổ quốc. Đối với học sinh 12 điều này lại càng có ý nghĩa to lớn, khi các em đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, đóng góp sức mình vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Để có thể giáo dục thế hệ trẻ nhận thức được tầm quan trọng, trách nhiệm của biển đảo quê hương, bồi dưỡng tình yêu đất nước, không bộ môn nào có thể làm tốt hơn môn Lịch sử, thông qua các tiết học lịch sử.
II.1.4. Thực trạng sử dụng tư liệu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Chương trình sách giáo khoa hiện nay được đánh giá là quá nặng nề, biên soạn mang tính hàn lâm, các vấn đề thực tiễn cần thiết như vấn đề xác lập chủ quyền biển đảo qua các thời kỳ, các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo chưa được đưa vào chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh, trong những năm gần đây Bộ giáo dục đã khuyến khích các nhà trường đưa nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào giảng dạy. Nhưng, ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_tu_lieu_ve_chu_quyen_bien_dao_to_quoc_mot_giai.docx