SKKN Sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ở THPT

SKKN Sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ở THPT

 Sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.

 Nghị quyết 29 BCHTW Đảng lần thứ 8 (Khóa XI)đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.”

 Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

 Những năm qua, trong dạy học Ngữ văn, sơ đồ, bảng, biểu đang được áp dụng rộng rãi và tạo ra những chuyển biến tích cực đối với quá trình học tập của học sinh. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy; hiệu quả của dạy học được tăng cường khi đi từ dạy học chỉ bằng lời nói đến sử dụng phương tiện dạy học và hoạt động của chính học sinh.

 Trong quá trình dạy học Ngữ văn, Phương pháp trực quan (cụ thể là sơ đồ, bảng, biểu) đóng vai trò không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đối với dạy học thể loại truyện ngắn, việc xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp của người học

 

docx 23 trang thuychi01 9352
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ở THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài
3
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung
4
2.1
Cơ sở lý luận
4
2.2
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4-5
2.3
Các giải pháp
6
2.3.1
Sơ đồ bảng biểu tóm tắt cốt truyện, tác phẩm
6- 7
2.3.2
Sơ đồ, bảng biểu phát hiện phân tích tình huống truyện
7-12
2.3.3
Sơ đồ, bảng biểu khám phá nhân vật
13-19
2.4
Hiệu quả của SKKN
19-20
3
Kết luận và kiến nghị
20-21
Danh mục tài liệu tham khảo
22
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
	Sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.	
 Nghị quyết 29 BCHTW Đảng lần thứ 8 (Khóa XI)đã nêu rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc...”
 Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. 
 Những năm qua, trong dạy học Ngữ văn, sơ đồ, bảng, biểu đang được áp dụng rộng rãi và tạo ra những chuyển biến tích cực đối với quá trình học tập của học sinh. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy; hiệu quả của dạy học được tăng cường khi đi từ dạy học chỉ bằng lời nói đến sử dụng phương tiện dạy học và hoạt động của chính học sinh.
 Trong quá trình dạy học Ngữ văn, Phương pháp trực quan (cụ thể là sơ đồ, bảng, biểu) đóng vai trò không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đối với dạy học thể loại truyện ngắn, việc xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp của người học. 
Trong dạy học Ngữ văn, sơ đồ, bảng, biểu có vai trò mã hóa thông tin về các vấn đề văn học dưới dạng trực quan sinh động, giúp phát huy trí tưởng tượng, óc liên tưởng và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động tiếp nhận. Bởi vì sơ đồ, bảng, biểu sẽ minh họa kiến thức một cách cô đọng, ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ nhất nên khi nhìn vào sơ đồ, HS có thể nắm được thông tin, tri thức một cách nhanh chóng, bền vững, đồng thời có cơ sở để khám phá sâu bài học. Qua đó, hoàn thiện tri thức, rèn luyện kỹ năng như so sánh, phân tích, phán đoán,liên hệ mở rộng, tạo “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ,phù hợp với con đường nhận thức của HS phổ thông.
 Sử dụng sơ đồ, bảng, biểu trong dạy học Ngữ văn có vai trò tích cực trong việc giúp học sinh phát triển ý tưởng, tìm tòi lĩnh hội và xây dựng kiến thức mới. Nếu sử dụng sơ đồ, bảng, biểu, trong một thời gian rất ngắn có thể khái quát được một khối lượng kiến thức lớn, vừa làm rõ bài giảng, vừa xâu chuỗi kiến thức và các mối liên hệ giữa chúng.
 Sơ đồ, bảng, biểu sẽ tác động vào "kênh hình" và tạo ra sự hứng thú ở người học. Nhờ đó, tiết học trở nên sôi động hơn. Sơ đồ, bảng, biểu giúp phát triển óc quan sát, kích thích tư duy, sự hào hứng tìm tòi, đón nhận tri thức mới của HS. Xuất phát từ thực tế giảng dạy ở Trường THPT Triệu Sơn 5 và qua nghiên cứu, đúc rút, nghiền ngẫm, trăn trở tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ở THPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu cách thức xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học các truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở trường trung học phổ thông. Qua đó giúp giáo viên và học sinh có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Mặt khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn ở trường trung học phổ thông nói chung, phần truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào quá trình dạy học các truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở trường trung học phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Với đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 - Phương pháp thống kê, phân tích
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tổ chức thực nghiệm dạy học và đối chứng trên một số đối tượng và địa bàn khác nhau. Sau đó thống kê kết quả thực nghiệm, đối chứng kết quả thực nghiệm giữa các lớp cùng trường, giữa các trường với nhau. Từ đó, đánh giá những thành công và những điều cần tiếp tục hoàn thiện của các đề xuất.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2009), đưa ra khái niệm về "sơ đồ" và "bảng biểu" như sau:
- Sơ đồ là những hình vẽ quy ước có tính chất sơ lược nhằm mô tả đặc trưng nào đó của đối tượng hay quá trình nào đó
- Bảng biểu bao gồm bảng và biểu. Trong đó, bảng thường có cột và hàng dùng để kê một nội dung nào đó theo thứ tự, cách thức nhất định; còn biểu là bảng kê danh mục, số liệu để làm căn cứ đối chiếu.
Như vậy, theo cách hiểu trên thì sơ đồ, bảng, biểu sẽ bao gồm nhiều loại như sơ đồ tư duy, bản đồ khái niệm, graph... Mỗi loại sẽ có những khái niệm, đặc trưng riêng, tuy nhiên ở đây, chúng tôi sẽ tìm hiểu sơ đồ, bảng biểu nói chung trong dạy học Ngữ văn chứ không phân biệt hay đi sâu vào một loại cụ thể nào.
2.2. Thực trạng dạy học văn ở nhà trường phổ thông và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn.
Hiện nay, vấn đề dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đang đứng trước một thực trạng rất đáng lo ngại. Hoạt động dạy học đang trong sự khủng hoảng cả nội dung, chất lượng và phương pháp. Nhiều giáo viên không còn hứng thú với công tác giảng dạy. Ở các cấp học, tình trạng học sinh chán học môn Ngữ văn đã trở nên phổ biến, đặc biệt là cấp trung học phổ thông. 
Để khắc phục thực trạng trên, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đã được phổ biến, áp dụng ở hầu hết các trường học trong cả nước và đã có những chuyển biến bước đầu khá tích cực. Qua học Ngữ văn học sinh được bồi đắp năng lực giao tiếp đời sống, giao tiếp thẩm mĩ với khả năng biết rung động, cảm xúc, biết yêu, ghét, biết hướng đến những tình cảm nhân văn, trong sáng của con người. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Ngữ văn của học sinh cũng đã bước đầu chuyển mình theo hướng này. Tuy vậy, truyền thống giảng văn với nhiều thành tựu và cả quán tính của nó đã khiến cho quá trình đổi mới dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông còn nhiều bất cập. Thêm nữa, đặc thù môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ cũng tạo ra những hấp dẫn và khó khăn riêng so với các bộ môn khác trong nhà trường phổ thông. Điều này đặt ra vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các phương pháp, biện pháp, phương tiện, dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức và cảm thụ văn chương của học sinh.
2.3. Thực trạng xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Ngữ văn
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học truyện ngắn Việt nam bằng các biện pháp sau:
+ Thống kê số lượng sơ đồ, bảng, biểu trong một số cuốn sách như: sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng... phần văn học Việt Nam ở THPT. 
Bảng 1.1. Thống kê số lượng sơ đồ, bảng, biểu trong sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 12, tập 2, phần văn học Việt Nam sau 1975.
Tên sách
Số lượng sơ đồ, bảng biểu
Tên sơ đồ, bảng, biểu
Tổng số tiết
Sách giáo viên (Phan Trọng Luận tổng chủ biên)
0
0
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 2(Ban cơ bản của Phan Trọng Luận).
0
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 2(Ban cơ bản của Nguyễn Văn Đường)
0
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 2 (Ban nâng cao của Trần Đình Chung )
0
+ Thống kê số lượng sơ đồ, bảng, biểu trong một số giáo án của giáo viên trường THPT 5, thuộc huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa khi dạy học truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
Bảng 1.2: Thống kê số lượng sơ đồ, bảng, biểu trong một số giáo án của giáo viên khi dạy học truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
Tên bài
Số lượng sơ đồ, bảng biểu
Vũ Thị Hoa
Phạm Thị Hải
Vũ Bích Nguyệt
Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu)
2
0
1
Một người Hà Nội
(Nguyễn Khải)
1
0
0
Nhận xét: Từ bảng thống kê, ta thấy trong số 3 GV được lựa chọn khảo sát giáo án thì có 2 GV sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học truyện ngắn sau 1975. Tuy nhiên, số lượng sơ đồ được sử dụng rất ít. Thậm chí, truyện ngắn Một người Hà Nôi (Nguyễn Khải) thì chỉ có 1 GV sử dụng với số lượng 1 sơ đồ. Kết quả này cho thấy, sơ đồ, bảng, biểu vốn là những công cụ dạy học hữu ích trong dạy học Ngữ văn lại ít được GV quan tâm và vận dụng. Đặc biệt, trong tình hình vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề mang tính cấp thiết như hiện nay, việc GV chưa thực sự chú ý đến vận dụng những phương tiện dạy học có khả năng mang lại hiệu quả
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Sơ đồ, bảng, biểu tóm tắt cốt truyện, tóm tắt tác phẩm. 
 Tác phẩm là sự sâu chuỗi các sự kiện, chi tiết, hành động liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được nhà văn phản ánh. Để nắm nội dung và phân tích được giá trị của tác phẩm thì trước tiên, độc giả cần phải tóm tắt cốt truyện, tóm tắt tác phẩm. Đây được xem là hoạt động hết sức quan trọng trong dạy học truyện ngắn, khi đã tóm tắt được cốt truyện, tác phẩm thì việc phân tích, cắt nghĩa tác phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Việc tóm tắt tác phẩm giúp HS nhớ được những nội dung cơ bản của bài học theo một trình tự logic, khoa học. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp HS tái tạo lại thế giới trong tác phẩm một cách dễ dàng hơn. Việc tái tạo kiến thức này là cơ sở để chuẩn bị cho HS tiếp nhận những tri thức mới. Để tóm tắt tác phẩm, chúng ta có một số dạng sơ đồ tóm tắt như sau:
- Đọc và tóm tắt tác phẩm
- Đọc- GV hướng dẫn HS đọc một số đoạn, nêu các yêu cầu chung khi đọc truyện, giải thích các từ khó cho HS
- Tóm tắt tác phẩm
- GV yêu cầu: Trên cơ sở hoàn thành phiếu học tập số 1, em tóm tắt tác phẩm
 - GV lựa chọn một sơ đồ tiêu biểu mà học sinh đã hoàn thiện để cả lớp quan sát. Sau đó gọi một HS dựa vào sơ đồ để tóm tắt tác phẩm.
 - Dự kiến sơ đồ HS đã hoàn thành:
Con thuyền bé nhỏ giữa sóng nước mênh mông đang chống chọi với giông bão
Yêu cầu của trưởng phòng: Chụp bức ảnh nghệ thuật cảnh biển có sương vào tháng 7.
Nghệ sĩ Phùng phát hiện ra một "cảnh đắt trời cho"
Nghệ sĩ Phùng chứng kiến bi kịch gia đình người đàn bà hàng chài: chồng đánh vợ, con đánh bố, bố đánh con
Tòa án triệu tập người đàn bà hàng chài về việc gia đình
Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
Chuyến đi chụp ảnh cho bộ lịch năm sau
Quá trình nhận thức của nhân vật
 - HS tóm tắt: Theo yêu cầu của người trưởng phòng mong muốn có một cuốn lịch năm mới 12 tháng về chuyên đề “thuyền – biển”mà phải là tĩnh vật hoàn toàn, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã đến một vùng biển miền Trung cách Hà Nội 600 km và phục ở vùng phá nước thơ mộng để chụp cảnh biển trong sương. Chuyến đi này anh cũng nhân tiện về thăm lại chiến trường xưa và một người đồng hương, đồng đội cũ đang công tác ở đó. 
	Người nghệ sĩ sau bao ngày kiên trì, lặn lội, kiếm tìm; cuối cùng anh cũng chụp được một cảnh biển đẹp toàn bích. Cũng chính từ con thuyền tạo nên bức tranh toàn bích đó, anh cũng được chứng kiến cảnh một gia đình hàng chài: người chồng vũ phu đánh đập vợ tàn nhẫn, người vợ nhẫn nhục chịu đựng. Đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Những ngày sau cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ bị hành hạ vô lí “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng. Chị đã kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình và đó cũng là lý do giải thích cho hành động trên. Sự lý giải sâu sắc của chị khiến người nghệ sĩ và người chánh án phải thay đổi lại suy nghĩ và nhận thức của họ. Kết thúc câu chuyện là cảnh con thuyền bé nhỏ giữa phá nước mênh mông đang chống chọi với giông bão. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có được một tấm ảnh toàn bích được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Bức ảnh biển mờ sương của người nghệ sĩ được treo ở nhiều nơi, song lần nào nhìn anh cũng thấy người đàn bà vùng biển nghèo khổ, lam lũ với tấm áo vá từ trong ảnh bước ra và hoà lẫn vào dòng người đông đúc.
- GV yêu cầu HS nhận xét sơ đồ đã hoàn thành và phần tóm tắt của bạn.
- GV nhận xét và hệ thống lại những sự việc chính trong truyện.
2.3.2. Sơ đồ, bảng, biểu phát hiện, phân tích tình huống truyện.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa... Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng...” và “ Những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”][Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, 1994, tr. 258] 
 Như vậy việc phát hiện và phân tích tình huống truyện giúp HS khám phá ý đồ nghệ thuật của nhà văn cũng như toàn bộ chủ đề và giá trị nội dung của tác phẩm. Trong khi dạy tôi thường hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ bảng, biểu để tìm hiểu và phân tích tình huống truyện như sau:
2.3.2.1 Quá trình nhận thức của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng về cuộc đời và con người qua hai phát hiện:
- GV chia lớp thành 2 nhóm:
- GV yêu cầu: Trên cơ sở hoàn thành phiếu học tập số 2, em hãy cho biết quá trình nhận thức của người nghệ sĩ Phùng diễn ra cụ thể như thế nào?
GV chia lớp thành hai nhóm lớn:
+ Nhóm 1: tìm hiểu phát hiện thứ nhất của ngệ sĩ Phùng và cảm xúc của anh sau phát hiện thứ nhất.
+ Nhóm 2: tìm hiểu phát hiện thứ 2 của nhân vật Phùng và tâm trạng của anh sau phát hiện thứ 2.
- HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành sơ đồ dựa vào những gợi ý có sẵn:
- GV chọn ra 2 sơ đồ đại diện cho 2 nhóm.
(4) Phùng vỡ lẽ ra:
- Đằng sau cái vẻ đẹp kỳ diệu của tạo hóa kia lại có cái xấu, cái ác không thể tin được
- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí
(1): Chiếc thuyền ngoài xa :
- Một cảnh đắt trời cho:
 Một bức tranh mực tàu 
của một danh họa thời cổ...
+ "Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe
 nhòe vào bầu sương mù trắng như 
sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh
 mặt trời chiếu vào".
+ " Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích".
(2) Chiếc thuyền khi vào bờ phá:
 - Hình ảnh một người đàn
 bà xấu xí, thô kệch, lam lũ.
 - - Người đàn ông với tấm lưng 
 rộng... con mắt vẻ độc dữ...
 - Cảnh bạo hành gia đình: Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ...dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà...
 - Thằng Phác: "... vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngự trần vạm vỡ..." của bố.
- Lão đàn ông "dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát" khiến Phác" lảo đảo ngã dúi xuống đất".
- Người đàn bà ôm chầm lấy thằng Phác "vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy" 
(3) Phùng cảm thấy:
Bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp chặt vào
- Kinh ngạc đến thẫn thờ.
- “như chết lặng không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt
?
Cảm nhận của em:
Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp - xấu; thiện - ác...
+ Dự kiến sơ đồ HS hoàn thành:
- GV: Khi chiếc thuyền ở ngoài xa, nghệ sĩ Phùng cảm thấy đó là "một cảnh đắt trời cho". Vậy theo em "một cảnh đắt trời cho" được hiểu như thế nào? Tại sao người nghệ sĩ ấy lại gọi ảnh tượng ấy như vậy?
- HS nhận xét và lí giải: 
+ Phát hiện thứ nhất: Phùng đã phát hiện ra "một cảnh đắt trời cho". Có thể hiểu, đó là một cảnh tượng tuyệt đẹp, một bức họa kỳ diệu mà thiên nhiên và cuộc sống đã ban tặng cho con người. Sở dĩ, người nghệ sĩ gọi cảnh tượng ấy như vậy là vì nó là một "sản phẩm" quý hiếm mà không phải lúc nào cũng "chộp" được. 
- GV: Phùng cảm thấy như thế nào khi được chiêm ngưỡng "bức ảnh nghệ thuật của tạo hóa"? 
- HS: Đứng trước sản phẩm nghệ thuật đó, người nghệ sĩ đã trở nên "bối rối" và "trong trái tim như có cái gì bóp chặt vào". Nghĩa là bức ảnh đã khiến tâm hồn người nghệ sĩ rung động thật sự và một cảm xúc thẩm mĩ đang dấy lên trong anh. Trong giây lát, người nghệ sĩ đã khám phá thấy cái "khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn". Nói cách khác, lúc này nghệ sĩ Phùng đã cảm nhận được cái Chân, cái Thiện của cuộc đời, anh cảm thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. Điều này có nghĩa là cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Chính vì thế mà trong lúc cảm nhận của bức tranh, anh đã nghĩ đến lời đúc kết: "bản thân cái đẹp là đạo đức".
- GV: Tuy nhiên, ngay khi tâm hồn đang bay bổng trong những cảm xúc thẩm mĩ tận hưởng cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã kinh ngạc phát hiện ra điều gì ngay sau bức tranh? 
HS: Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà có ngoại hình thô kệch, xấu xí lam lũ; khuôn mặt mệt mỏi tái ngắt; một người đàn ông dữ dằn bước xuống bãi xe tăng hỏng. Một cảnh tượng tàn nhẫn: người chồng đánh đập người vợ một cách dã man; người vợ nhẫn nhục cam chịu. Đứa con vì thương mẹ, muốn bảo vệ mẹ nên đã đánh lại bố để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố. Người mẹ ôm con khóc và vái con, rồi lại buông con đuổi theo người chồng trở về chiếc thuyền, để lại sau lưng bãi cát mênh mông và hoang sơ. 
	Chứng kiến những cảnh tượng đó nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến sững sờ “trong mấy phút đầu tôi đứng há mồm ra mà nhìn”. Người nghệ sỹ như chết lặng không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt. Anh vỡ lẽ, đằng sau cảnh đẹp mê hồn của tạo hoá kia vừa làm anh ngây ngất lại chứa đựng cái ác, cái xấu đến không thể tin được.
	GV: Theo em, qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn nói lên điều gì? 
	- HS: Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng, nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp: Cuộc sống tồn tại những nghịch lý, những mâu thuẫn không thể biết trước, do đó khi đánh giá sự vật hiện tượng, không nên nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong bởi chúng không phải lúc nào cũng thống nhất; đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bề ngoài, phải phát hiện ra bản chất đằng sau vẻ đẹp của hiện tượng.
2.3.2.2 Quá trình nhận thức của Phùng khi gặp người đàn bà ở tòa án huyện.
- GV: Em hãy cho biết, tại sao người đàn bà lại xuất hiện ở tòa án huyện?
- HS lý giải: Người đàn bà xuất hiện ở tòa án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu - người có ý định khuyên bảo, thậm chí đề nghị người đàn bà nghèo khổ ấy t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_so_do_bang_bieu_vao_day_hoc_truyen_ngan_chiec_t.docx