SKKN Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học

SKKN Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học

Văn học là một môn học quan trọng trong chương trình phổ thông vì nó có tác dụng rất lớn đến việc giúp các em học sinh có một thế giới quan, nhân sinh quan nhân đạo và tiến bộ; giúp các em có một vốn tri thức về tiếng Việt để bước vào cuộc sống. Bên cạnh đó, văn học còn giúp cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Các em đã được tiếp cận môn Văn từ thuở nhỏ qua những câu hát ru của bà, của mẹ, qua những câu chuyện cổ tích. Khi lớn lên, các em tiếp cận với Văn học nhiều hơn qua các bài học trong chương trình. Nhưng có một điều đáng bàn là lớn lên, trưởng thành hơn, trong quá trình học tập thì một bộ phận học sinh có xu hướng “lạnh lùng” với môn Văn. Để lí giải thực trạng này các cấp quản lí giáo dục, những người tâm huyết với môn Văn đã đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau như vấn đề đầu ra với học sinh ban Xã hội nói chung và môn Văn nói riêng; chương trình sách giáo khoa còn nặng, ít chất văn nhưng một thực tế mà nhiều người phải công nhận là phương pháp dạy và học môn văn trong nhà trường còn không ít bất cập. Bên cạnh đó, những năm gần đây với việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các dạng đề thi nhất là đề thi THPT Quốc gia đòi hỏi phải đổi mới cách dạy và học văn Để các em học môn Văn đạt hiệu quả cao, có hứng thú trong các giờ học cũng như tham gia tốt trong các kỳ thi và đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hoặc nghề nghiệp sau này, trong quá trình giảng dạy, cá nhân tôi đã cố gắng tìm tòi nhiều phương pháp khác nhau để truyền thụ cho học sinh, ví dụ như phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp phân tích, phương pháp giảng bình

 Nhìn một cách chung nhất thì khi tiếp cận tác phẩm Văn học, học sinh thường rất khó khăn bởi có quá nhiều điều phức tạp, thêm vào đó các em lại không muốn vướng vào các vấn đề dài dòng khó hiểu. Vậy có cách nào giúp các em không?

Từ kinh nghiệm giảng dạy môn văn trong những năm qua, cá nhân tôi nghĩ rằng để có một giờ học hấp dẫn, học sinh yêu thích môn Văn, người giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Có thể nói rằng để có một giờ Văn thành công giáo viên cần có một sự tổng hợp về phương pháp, trong đó “Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học và làm các đề thi liên quan” là một phương pháp khá phổ biến đã được tôi áp dụng và đạt được những kết quả quan trọng.

Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học” giúp học sinh học tốt các giờ ngữ văn và giải tốt các đề thi liên quan.

 

doc 22 trang thuychi01 8260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần 1: Mở đầu
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
Phần 2: Nội dung SKKN
3
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Tìm hiểu các kiểu bài so sánh văn học
5
2.3.2 Cách giảng bài cảm thụ văn học bằng phương pháp so sánh
9
2.3.3 Thực hành ứng dụng phương pháp so sánh trong một số đề thi học sinh giỏi cấp trường, học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tuyển sinh đại học và đề thi THPT Quốc gia
13
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.
18
Phần 3: Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
 20
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Văn học là một môn học quan trọng trong chương trình phổ thông vì nó có tác dụng rất lớn đến việc giúp các em học sinh có một thế giới quan, nhân sinh quan nhân đạo và tiến bộ; giúp các em có một vốn tri thức về tiếng Việt để bước vào cuộc sống. Bên cạnh đó, văn học còn giúp cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Các em đã được tiếp cận môn Văn từ thuở nhỏ qua những câu hát ru của bà, của mẹ, qua những câu chuyện cổ tích... Khi lớn lên, các em tiếp cận với Văn học nhiều hơn qua các bài học trong chương trình. Nhưng có một điều đáng bàn là lớn lên, trưởng thành hơn, trong quá trình học tập thì một bộ phận học sinh có xu hướng “lạnh lùng” với môn Văn. Để lí giải thực trạng này các cấp quản lí giáo dục, những người tâm huyết với môn Văn đã đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau như vấn đề đầu ra với học sinh ban Xã hội nói chung và môn Văn nói riêng; chương trình sách giáo khoa còn nặng, ít chất văn nhưng một thực tế mà nhiều người phải công nhận là phương pháp dạy và học môn văn trong nhà trường còn không ít bất cập. Bên cạnh đó, những năm gần đây với việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các dạng đề thi nhất là đề thi THPT Quốc gia đòi hỏi phải đổi mới cách dạy và học văn  Để các em học môn Văn đạt hiệu quả cao, có hứng thú trong các giờ học cũng như tham gia tốt trong các kỳ thi và đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hoặc nghề nghiệp sau này, trong quá trình giảng dạy, cá nhân tôi đã cố gắng tìm tòi nhiều phương pháp khác nhau để truyền thụ cho học sinh, ví dụ như phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp phân tích, phương pháp giảng bình 
	Nhìn một cách chung nhất thì khi tiếp cận tác phẩm Văn học, học sinh thường rất khó khăn bởi có quá nhiều điều phức tạp, thêm vào đó các em lại không muốn vướng vào các vấn đề dài dòng khó hiểu. Vậy có cách nào giúp các em không? 
Từ kinh nghiệm giảng dạy môn văn trong những năm qua, cá nhân tôi nghĩ rằng để có một giờ học hấp dẫn, học sinh yêu thích môn Văn, người giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Có thể nói rằng để có một giờ Văn thành công giáo viên cần có một sự tổng hợp về phương pháp, trong đó “Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học và làm các đề thi liên quan” là một phương pháp khá phổ biến đã được tôi áp dụng và đạt được những kết quả quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học” giúp học sinh học tốt các giờ ngữ văn và giải tốt các đề thi liên quan.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm đối với giáo viên
 Những năm gần đây, đề thi tuyển sinh, thi THPT Quốc gia, học sinh giỏi các cấp có dạng đề so sánh văn học. Vì vậy, SKKN  Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học” sẽ giúp giáo viên Ngữ văn có cái nhìn toàn diện hơn khi hướng dẫn học sinh so sánh tác phẩm văn học và thực sự chú ý hơn trong việc rèn kĩ năng so sánh văn học cho học sinh, đồng thời xác định được hướng dạy, hướng ôn tập, hướng khai thác tác phẩm và hướng ra đề kiểm tra nhằm đáp ứng yêu cầu đề thi tuyển sinh, đề thi học sinh giỏi các cấp, đề thi THPT Quốc gia. 
 Bên cạnh đó, SKKN Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học” chắc chắn sẽ đưa ra những vấn đề cơ bản của chuyên môn, nảy sinh những tranh luận, hoặc những ý kiến bổ sung, góp ý thêm. Vì thế, SKKN còn góp phần thúc đẩy và khơi dậy phong trào học hỏi, tìm tòi, sáng tạo của các thầy cô bộ môn Văn.
Mục đích của dạng bài so sánh văn học này là để chỉ ra được chỗ giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng được so sánh từ đó thấy được điểm kế thừa, cách tân của từng khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm,thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác giả, tác phẩm, sự đa dạng trong phong cách nhà văn, góp phần hình thành kỹ năng lí giải nguyên nhân của sự giống nhau, khác nhau giữa các hiện tượng văn học. Đối tượng của so sánh văn học rất đa dạng, để cảm thụ một số tác phẩm văn học dưới dạng so sánh đạt hiệu quả cao đòi hỏi người học sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải nắm sâu, có năng lực cảm thụ tốt, tư duy khái quát caoNếu là học sinh có năng lực thấp hoặc trung bình chắc các em sẽ khó có thể tìm ra điểm tương đồng, khác biệt lại càng không thể lí giải được nguyên nhân vì sao lại như thế, không biết được nét riêng biệt, độc đáo của các nhà văn, nhà thơNhư vậy, giáo viên căn cứ vào đây dễ dàng phân loại được học sinh và lựa chọn được những học sinh chất lượng tốt cho các đội tuyển.	
1.2.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh
 Trước đây thường có bộ đề thi và những bài văn mẫu có sẵn nên học sinh đa phần chỉ cần học thuộc lòng là đủ đáp ứng yêu cầu thi cử và yêu cầu học tập. Song với việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay, cách dạy và học cũ đã không còn phù hợp. Học sinh tránh được lối học vẹt, học tủ, thụ động. Khi sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy tác phẩm văn học: học sinh phải có một hệ thống kiến thức hoàn thiện từ tác giả, tác phẩm đến giai đoạn văn học thậm chí là cả lí luận văn họcĐể làm tốt phương pháp so sánh đòi hỏi học sinh phải nhận ra những nét tương đồng, khác biệt dù là nhỏ nhất, những kế thừa, cách tân, nét riêng của từng tác giả, tác phẩm, qua đó đánh giá được chính xác những đóng góp của mỗi nhà văn, nhà thơ. Đồng thời với việc sử dụng phương pháp so sánh học sinh không chỉ nắm vững, nắm sâu tác phẩm mà còn khám phá ra cái hay, cái đẹp sẽ giúp học sinh có một năng lực cảm thụ tốt, tinh tế, phát huy được năng khiếu, sở trường, cách suy nghĩ của mình, từ đó nâng cao hơn chất lượng học tập.	 Không chỉ vậy, để làm tốt phương pháp so sánh văn học, học sinh còn cần phải có một quá trình tích luỹ cộng  với lòng yêu thích và say mê tìm tòi, khám phá môn Ngữ văn. Chính điều đó đã thắp lên ngọn lửa của sự đam mê khiến các em ngày càng thích thú và gắn bó với môn học Ngữ văn hơn.
1.2.3. Đáp ứng được yêu cầu của xu hướng đề thi hiện nay
Gần đây trong đề thi tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là ở kỳ thi THPT Quốc gia, ở câu nghị luận văn học (4,0 hoặc 5,0 điểm) có thể xuất hiện dạng đề so sánh. Bên  cạnh đó, các kỳ thi học sinh giỏi các cấp cũng rất chú trọng dạng đề này. Vì vậy: Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học” chính là giúp thầy cô và các em đáp ứng tốt yêu cầu của xu hướng ra đề thi hiện nay
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu: Các tác phẩm văn học trung đại, văn học hiện đại trong chương trình THPT, áp dụng cho học sinh lớp 10, 11, 12 trường THPT Quảng Xương 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp lí luận như: 
-Phương pháp thống kê
-Phương pháp phân loại, phân tích
-Phương pháp so sánh
-Phương pháp tổng hợp
Cùng với một số phương pháp nghiên cứu thực tiễn như :
-Phương pháp quan sát, điều tra
-Phương pháp trải nghiệm thực tế giảng dạy
-Sử dụng sách tham khảo, tài liệu trên mạng internet
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	 Trong kỳ họp của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình phổ thông, đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” [1]. Ngành giáo dục đang trên con đường thực hiện đổi mới theo Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được xác định trong Nghị quyết TW IV khóa VII (1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là Chỉ thị số 14 (4/1999).
	Bên cạnh đó còn có: “Một trong những trọng tâm của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập tạo niềm tin và niềm vui trong học tập”[2]. Chính vì vậy, chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn đã viết rằng môn Ngữ văn là một môn học công cụ. Năng lực sử dụng tiếng Việt và tiếp nhận tác phẩm văn học mà môn học này trang bị cho học sinh là công cụ để học sinh học tập và sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đặc biệt là tư tưởng nhân văn và tình cảm thẩm mĩ. Do đó nhiệm vụ của chương trình môn Ngữ văn là cung cấp kiến thức về Văn học, trang bị những đánh giá, nhận định về tác gia, tác phẩm, nâng cao năng lực thẩm mĩ, kỹ năng sống... Học sinh học Ngữ văn không phải chỉ đọc hiểu các loại văn bản, viết các loại văn bản thông dụng, nói đúng phong cách ngôn ngữ, mà còn biết đọc - hiểu, giao tiếp với loại văn bản phức tạp nhất, là văn bản văn học nghệ thuật. Hiểu được tính chất của bộ môn, chúng ta sẽ thấy, chỉ dạy văn học theo lối “giảng văn” truyền thống, thầy giảng trò nghe một cách thụ động thì không thể đào tạo ra những thế hệ học sinh mới được.
 Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực; tự giác, chủ động, sáng tạo cuả học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh cũng như đáp ứng yêu cầu của các đề thi tuyển sinh, nhất là đề thi THPT Quốc gia. Với những căn cứ đó, bản thân đã cố gắng tìm tòi và phát huy những phương pháp dạy học tích cực trong đó có “Sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy các tác phẩm văn học”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trên thực tế ta nhận thấy việc học nói chung và việc giảng dạy môn văn nói riêng vẫn luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đông đảo các nhà nghiên cứu, mọi tầng lớp nhân dân. Đội ngũ giáo viên luôn nỗ lực tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho hoạt động dạy và học, hướng tới nhận thức và tình cảm của học sinh. Tuy nhiên: 
Về phía giáo viên: giáo viên gặp không ít những khó khăn thử thách như tư liệu dạy học khan hiếm, trong phân phối chương trình những tiết làm văn dưới kiểu bài so sánh văn học chưa nhiều nên tư liệu dạy học rất ít. Do phân phối chương trình và thời gian lên lớp ngắn nên hầu hết các giáo viên chỉ chú ý đi sâu, đào kĩ vào các vấn đề trung tâm tác phẩm, ít có điều kiện giảng tác phẩm bằng phương pháp so sánh, nếu có cũng chỉ là sự liên hệ mở rộng chứ chưa đi sâu vào các phương diện cụ thể. Thêm vào đó kĩ năng so sánh còn hạn chế, ngại đầu tư công sức...
 Về phía học sinh: hiện nay hứng thú học văn ở học sinh đã giảm sút đáng kể. Học sinh thờ ơ với bộ môn, quá trình học không phải là quá trình tìm tòi khám phá mà miễn cưỡng bắt buộc. Từ tư tưởng ấy dẫn đến kết quả không chỉ cảm thụ sai tác phẩm mà năng lực rung cảm của học sinh cũng dần bị xói mòn. Đây là vấn đề khiến chúng ta phải lưu tâm. Không chỉ vậy, phần nhiều học sinh còn lúng túng, chưa có kĩ năng so sánh văn học: so sánh văn học đòi hỏi học sinh phải tổng hợp nhiều kĩ năng. Những dạng bài so sánh thường khó, phức tạp đòi hỏi học sinh phải có tư duy tổng hợp. Bên cạnh đó, học sinh sử dụng tài liệu tham khảo nhiều, nhiều tài liệu chất lượng kém. Học sinh bị lúng túng, thiếu tự tin, thiếu sự tìm tòi đánh giá, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Thực tế hiện nay, học sinh bị hổng kiến thức từ các lớp học dưới, học trước quên sau, cho nên khi tiếp thu kiến thức ở mức độ cao và sâu còn hạn chế. Phần lớn học sinh chỉ biết diễn xuôi nội dung một cách cứng nhắc và gượng ép, vụng về, chưa biết cách đối chiếu so sánh giữa các văn bản với nhau.
	Từ những vấn đề mang tính lí luận đến thực trạng của việc dạy và học văn hiện nay, chúng ta có thể thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn là nhu cầu bức thiết; vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mỗi người. Mỗi giáo viên cần chủ động bồi dưỡng kiến thức linh hoạt kết hợp sử dụng các phương pháp để đạt hiệu quả cao. Nhưng theo tôi, điều quan trọng trước hết là người giáo viên biết cách khai thác tác phẩm từ nhiều góc độ. Trong đó, giảng dạy tác phẩm bằng phương pháp so sánh là một hướng đi đơn giản nhưng góp phần không nhỏ trong việc khám phá nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
	Tác phẩm văn học trong nhà trường thường là những tác phẩm nghệ thuật đã được cân nhắc, lựa chọn rất kĩ, có giá trị lớn cả về nội dung tư tưởng lẫn giá trị nghệ thuật. Vì vậy để khám phá hết những cái hay, cái đẹp của một văn bản không phải là một điều dễ dàng, đặt ra nhiều thử thách với giáo viên: làm thế nào để có thể hướng dẫn dẫn học sinh chiếm lĩnh hết được những giá trị tác phẩm. Chính vì con đường khám phá có tính chất "mở" như vậy mà thời gian có hạn, nên đòi hỏi người giáo viên cần xác định được trọng tâm bài dạy, thiết kế giáo án phù hợp với đối tượng. Nhất là nên tìm những phương pháp khác nhau để giúp học sinh tiếp cận đến đích văn bản. 
	Vì vậy, tôi mong muốn trình bày một vài suy nghĩ, giải pháp của bản thân về giảng dạy tác phẩm bằng phương pháp so sánh. Đây là một cách hay để tạo sự chú ý, kích thích hứng thú học tập của các em học sinh cũng như giúp các em đạt kết quả cao trong học tập, trong thi cử. Mong rằng sẽ nhận được sự góp ý, bổ sung chân thành của bạn bè, đồng nghiệp ....
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Trong quá trình giảng dạy ở nhà trường tôi đã rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân (mặc dù những kinh nghiệm ấy còn chưa nhiều). Tôi nghĩ rằng, một tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả phải có những phương pháp phù hợp của giáo viên nhằm thu hút học sinh. Từ những suy nghĩ ban đầu, tôi đem nó thực hiện vào quá trình giảng dạy và đã đạt những hiệu quả nhất định. Đó là giảng dạy tác phẩm văn học bằng phương pháp so sánh. Cách thức tiến hành như sau:
2.3.1. Tìm hiểu các kiểu bài so sánh văn học
a. Khái niệm về so sánh
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”[3].
Còn theo Từ điển Tu từ – phong cách học – thi pháp học thì “so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”[4].
Từ những khái niệm trên vận dụng vào việc rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh, có thể thấy so sánh giúp cho học sinh hiểu rõ hơn đối tượng (có thể là những chi tiết, nhân vật, hình tượng, quan niệm) cảm nhận được những mới mẻ, độc đáo của đối tượng cũng như những sáng tạo của nghệ sĩ.
Bởi vậy, trong quá trình nhận thức người ta thường so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng để có được những nhận xét, đánh giá chính xác [6].
Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, so sánh văn học là một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập lụân như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào SGK Ngữ văn 11.
b. Các kiểu bài so sánh
Thông thường, ta hay gặp những kiểu bài:[8]
- So sánh các tác phẩm
- So sánh các đoạn tác phẩm (hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi)
- So sánh các nhân vật văn học
- So sánh các tình huống truyện
- So sánh các chi tiết nghệ thuật
- So sánh nghệ thuật trần thuật
- So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ
- So sánh cách kết thúc tác phẩm
 -So sánh hai lời nhận định về một tác phẩm
Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Vì vậy ta có thể chia ra thành các kiểu bài so sánh văn học như sau:
b.1. So sánh các tác phẩm
Đây là trường hợp hai tác phẩm trọn vẹn được yêu cầu phân tích, đối sánh với nhau. Đó có thể là tác phẩm thơ hoặc tác phẩm thuộc thể loại khác. Tuy nhiên, đây là một dạng đề bài có biên độ so sánh khá rộng nên có lẽ sẽ không xuất hiện thường xuyên. Thường thì đối tượng so sánh là các bài thơ ngắn.
Sau khi giáo viên giảng dạy xong một số tác phẩm hoặc trong quá trình giảng dạy một tác phẩm nào đó giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu so sánh.
Ví dụ 1: Anh/chị hãy phân tích, so sánh bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Ví dụ 2: Cảm hứng về dòng sông trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Ví dụ 3: Cảm hứng đất nước qua Việt Bắc và Tây Tiến.
b.2. So sánh đoạn thơ, đoạn văn
Đối với dạng bài này, phải thâm nhập được vào các đoạn thơ, đoạn văn, xem xét chúng như những đơn vị nghệ thuật độc lập lại vừa phải đặt chúng trong mối liên hệ với chỉnh thể để việc phân tích, luận giải được thỏa đáng hơn.
Ví dụ 1: Tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong cảm nhận về sự sống trần gian qua 2 đoạn thơ sau [9]:
“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”
( Vội vàng- Xuân Diệu)
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
	(Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử)
Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau: [7]
“Còn xa lắm mới tới cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.” 
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)
“Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.” 
 (Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường)
b.3. So sánh ở cấp độ các vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm (hoặc của đoạn thơ, đoạn văn)
Những bài văn thuộc dạng này có thể yêu cầu phân tích, so sánh các phương diện, nội dung tư tưởng như: tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước
Ví dụ 1: Cảm hứng quê hương đất nước trong các bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Ví dụ 2: Anh/chị hãy phân tích, so sánh tư tưởng hiên thực, tư tưởng nhân đạo của Nam Cao và Kim Lân qua truỵên ngắn Chí

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_so_sanh_trong_giang_day_cac_tac_pha.doc