SKKN Sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học phần Văn bản cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 7 ở trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ

SKKN Sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học phần Văn bản cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 7 ở trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ

Mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ta là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đặc biệt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì việc đào tạo để học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, thể chất là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội nói chung và ngành Giáo dục nói riêng.

 Môn Ngữ văn có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông. Nó góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước; biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành yêu cầu thiết yếu của mọi hoạt động giáo dục. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của lí luận dạy học hiện đại trên thế giới, các nhà nghiên cứu lí luận dạy học Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra các định hướng đổi mới về phương pháp dạy học: “Thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức, tiếp thu vấn đề và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được.

Đối với môn Ngữ văn, vấn đề phương pháp càng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi dạy phần Văn bản (phần Văn học theo tên gọi cũ). Một thực tế mà hầu hết các giáo viên dạy Văn đều nhận thấy là: Dạy phần Văn bản rất khó. Dạy đúng, đủ, chính xác đã là vấn đề không phải luôn dễ dàng: dạy để cho hay, học sinh học hào hứng càng khó hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà việc dạy phần Văn bản trở nên bế tắc. Cùng một Văn bản vẫn có giáo viên dạy tốt và ngược lại. Rõ ràng vấn đề mấu chốt chính là ở phương pháp. Trước mỗi Văn bản cụ thể, giáo viên cần phải chọn và kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp khác nhau. Trong đó, “so sánh” trở thành một phương pháp cần thiết, hữu ích khi dạy - học phần Văn bản của môn Ngữ văn.

 

doc 18 trang thuychi01 10925
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học phần Văn bản cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 7 ở trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TRONG DẠY HỌC PHẦN VĂN BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN NGỮ VĂN 7 Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS XUÂN LẸ, THƯỜNG XUÂN, THANH HÓA
 Người thực hiện: Lê Thị Hào
 Chức vụ: Tổ trưởng Tổ KHXH
 Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ
 SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung 
Trang
1. Mở đầu 
2
1.1. Lí do chọn đề tài ..
2
1.2. Mục đích nghiên cứu ...
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ..
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ...
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
4
2.3. Một số giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 
5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
13
3. Kết luận, kiến nghị 
15
3.1. Kết luận 
15
3.2. Kiến nghị ..
15
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ta là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đặc biệt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì việc đào tạo để học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, thể chất là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội nói chung và ngành Giáo dục nói riêng.
 Môn Ngữ văn có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông. Nó góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước; biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành yêu cầu thiết yếu của mọi hoạt động giáo dục. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của lí luận dạy học hiện đại trên thế giới, các nhà nghiên cứu lí luận dạy học Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra các định hướng đổi mới về phương pháp dạy học: “Thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức, tiếp thu vấn đề và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được.
Đối với môn Ngữ văn, vấn đề phương pháp càng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi dạy phần Văn bản (phần Văn học theo tên gọi cũ). Một thực tế mà hầu hết các giáo viên dạy Văn đều nhận thấy là: Dạy phần Văn bản rất khó. Dạy đúng, đủ, chính xác đã là vấn đề không phải luôn dễ dàng: dạy để cho hay, học sinh học hào hứng càng khó hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà việc dạy phần Văn bản trở nên bế tắc. Cùng một Văn bản vẫn có giáo viên dạy tốt và ngược lại. Rõ ràng vấn đề mấu chốt chính là ở phương pháp. Trước mỗi Văn bản cụ thể, giáo viên cần phải chọn và kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp khác nhau. Trong đó, “so sánh” trở thành một phương pháp cần thiết, hữu ích khi dạy - học phần Văn bản của môn Ngữ văn.
Từ những suy nghĩ đó, tôi quyết định chọn “Sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học phần Văn bản cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 7 ở trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ” làm đề tài nghiên cứu để cùng tìm ra giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 7 cho học sinh cùng khu vực.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 	Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao được chất lượng của bộ môn cho phù hợp với xu thế đi lên của xã hội?. Qua nhiều năm giảng dạy ở tất cả các khối lớp cũng như các đối tượng học sinh khác nhau, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp và tự rút ra được một số kinh nghiệm nhất định cho bản thân mình đặc biệt là kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học phần Văn bản cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 7”. Tôi hi vọng rằng bằng những kinh nghiệm đó, mình có thể đóng góp một phần nhỏ bé để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường ngày càng vững mạnh.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	Đối tượng nghiên cứu cụ thể của sáng kiến này là học sinh khối 7 trường PTDTBT THCS Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	- Phương pháp tìm hiểu qua thực tế giảng dạy.
 	- Phương pháp quan sát.
 	- Phương pháp so sánh.
 	- Phương pháp thống kê, tổng kết rút kinh nghiệm. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 	Dạy - học Ngữ văn được coi là một môn khó trong xã hội hiện đại. Với thực tế tâm lí học sinh rất ngại học Ngữ văn do các em có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin hiện đại đem lại nguồn thông tin nhanh chóng. Từ đó các em nảy sinh tâm lí ngại đọc Văn và học Ngữ văn. Tuy nhiên, các phương tiện thông tin nhanh thường mang lại cho các em những kiến thức rất hời hợt và không mang lại hiệu quả giáo dục cao. Vì thế, việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh.
Trong quá trình dạy học Ngữ văn, tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy học mới với các hình thức dạy học của nó đã đem lại những hiệu quả rõ rệt khiến các em tránh được tâm lí ngại học và yêu thích bộ môn này hơn.
Tuy nhiên, việc áp dụng các hình thức dạy học mới vào quá trình giảng dạy vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi tôi phải tiếp tục tìm tòi, vận dụng các phương pháp mới để việc dạy học có được những kết quả khả quan hơn và tôi đã đặc biệt chú ý đến việc “Sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học phần Văn bản cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 7”. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Thực trạng dạy học phần văn bản môn Ngữ văn ở hầu hết các trường THCS hiện nay cho thấy: để luôn dạy tốt phần Văn bản là một việc tương đối khó khăn đối với một giáo viên nhất là những giáo viên mới vào ngành, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc những giáo viên hạn chế về năng lực sư phạm Văn. Thực chất cái khó không phải là vấn đề khai thác kiến thức tác phẩm. Điều này các giáo viên có thể thực hiện được. Vấn đề là làm sao có thể truyền đạt được một cách suôn sẻ những đơn vị kiến thức của bài học theo yêu cầu đặt ra, đồng thời khơi dậy được sự hào hứng, tích cực sự đồng cảm của học sinh. Cũng từ thực trạng trên cho thấy rằng: Ở những giờ dạy Văn bản chưa được tốt chủ yếu là do người dạy chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Đặc biệt ít có sự liên hệ so sánh, nếu có thì mới chỉ có ở mức độ sơ sài, vì chưa thấy được tác dụng của việc sử dụng phương pháp so sánh khi dạy học phần Văn bản. Việc giáo viên ít sử dụng phương pháp so sánh cùng với các phương pháp khác làm cho giờ học trở nên buồn tẻ, khô khan, kém linh hoạt đặc biệt không phát huy được tốt năng lực tư duy, sự hào hứng, tích cực của học sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ dạy - học phần Văn bản. Ngoài ra còn do tồn tại một số thực trạng sau:
2.2.1. Từ phía giáo viên
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao.
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh.
- Thời lượng hạn chế nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết dạy.
2.2.2. Từ phía học sinh 
- Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn.
- Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết gia đình học sinh đều làm ruộng hoặc làm vườn nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, ít có thời gian học.
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game, . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học.
 Nhận thức được việc cần phải giải quyết các vấn đề tồn tại ở trên khi thực hiện giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7, cùng với phương pháp này chính là tiền đề và là cơ sở để giải quyết các khó khăn vướng mắc của học sinh khi học phần văn bản nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và viết thành sáng kiến, trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi đã khảo sát thực trạng ở lớp 7A học kì I, năm học 2017- 2018 và thu được kết quả:
Loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng số (29HS)
0
0
3
10,3
11
37,8
9
31,0
6
20,9
2.3. Một số giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
 	Xuất phát từ nhận thức cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học ấy, là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, tôi luôn có những băn khoăn, trăn trở nên sử dụng các hình thức dạy học như thế nào, đặc biệt là những hình thức dạy học mới phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại, để có được những giờ dạy đạt hiệu quả cao tôi đã áp dụng những giải pháp sau: 
2.3.1. Sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ hoàn cảnh sáng tác của văn bản 
 Văn bản bao giờ cũng đi liền với hoàn cảnh sáng tác. Việc nắm vững hoàn cảnh sáng tác sẽ giúp học sinh cảm nhận đầy đủ hơn về văn bản. Văn bản có thể giống nhau hoặc khác nhau về hoàn cảnh sáng tác. So sánh sẽ làm cho học sinh dễ nhớ hơn là tách biệt từng Văn bản.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7, tập 1). Nếu giáo viên hỏi: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Như thế học sinh sẽ chỉ biết hoàn cảnh của bài một cách riêng lẻ, không tích hợp được kiến thức, không gợi được tư duy của học sinh và khó nhớ. Thế nên khi làm bài cũng không ý thức để vận dụng nó vào bài làm. Vì vậy nên đưa vào tình huống so sánh như sau.
Giáo viên hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của hai văn bản có gì giống và khác nhau?
Học sinh trả lời: Hai văn bản trên có điểm giống nhau là:
- Giống nhau: Đều ra đời trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp lần II, những đêm Bác ở chiến khu Việt Bắc.
- Khác nhau: 
+ Bài Cảnh khuya: 1947
+ Bài Rằm tháng giêng: 1948 (đặc biệt ghi nhớ hoàn cảnh sau chiến thắng Việt Bắc thu đông).
Như vậy nhờ có phép so sánh này, hoàn cảnh sáng tác của mỗi văn bản được đối chiếu nhau đã làm lộ ra đặc điểm cần khai thác: năm 1947 (trước chiến dịch Việt Bắc thu đông) cuộc kháng chiến của ta vẫn còn nhiều khó khăn, tương quan giữa ta và địch còn rất bấp bênh. Mọi người đều rất lo lắng cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến, nhất là những người chèo lái con thuyền cách mạng, đứng đầu là Hồ Chủ tịch (tác giả). Chính vì thế ở bài “Cảnh khuya”- “lo lắng” vẫn là một nét tâm trạng của nhân vật trữ tình và cũng là âm hưởng bao trùm toàn bài. Năm 1948 (sau chiến dịch Việt Bắc thu đông), diễn biến kháng chiến đã có lợi cho ta, bài “Rằm tháng giêng” đã mang một âm hưởng khác: nhân vật trữ tình hiện lên trong tư thế ung dung, chủ động, lạc quan và tin tưởng. Giọng thơ hào hùng có niềm vui phơi phới. Rõ ràng nếu không có sự so sánh này học sinh khó có thể nắm bắt được nội dung trên.
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương. (Ngữ văn 7, tập 1).
Giáo viên hỏi: Đều viết về tình cảm quê hương nhưng hoàn cảnh ra đời của văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” so với hoàn cảnh ra đời của bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch có gì đáng chú ý?
Học sinh trả lời: Khác nhau: Bài ‘‘Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” được tác giả viết khi về thăm quê trong một hoàn cảnh ngậm ngùi chua xót. Còn bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” lại được tác giả viết khi xa quê, trong tâm trạng nhớ quê khắc khoải. Khi học sinh chỉ ra được sự khác nhau ở câu hỏi trên là đã định hướng đúng tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình khi đi vào phân tích văn bản. 
2.3.2. Sử dụng phương pháp so sánh giúp học sinh nhận rõ đặc trưng thể loại 
 Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7, thể loại là khái niệm mới bắt đầu làm quen. Vì thế 
so sánh để cho học sinh nhận rõ đặc trưng thể loại là rất quan trọng.
Khi dạy chùm bài thơ Trung đại, học sinh được làm quen với khá nhiều thể loại thơ (thất ngôn, ngũ ngôn, song thất lục bát đặc biệt là các thể thơ Đường). Các thể thơ này đều có những quy định nghiêm ngặt về vần, luật. Để học sinh nắm chắc được đặc điểm các thể loại đó thì trước hết giáo viên phải cho học sinh đối chiếu yêu cầu của mỗi thể loại với các bài thơ cụ thể. Từ đó, giúp học sinh nhận ra được mỗi bài thơ đó có đáp ứng đúng yêu cầu thể loại hay không. Tương tự như vậy, giáo viên cho học sinh đối chiếu giữa bản phiên âm với bản dịch thơ để học sinh thấy được tài năng của người dịch, đồng thời nhận ra được những điểm chưa đúng với bản phiên âm.
 	Ví dụ: Ở bài “Sông núi nước Nam” đối chiếu giữa bản phiên âm với bản dịch học sinh sẽ nhận ra ở bản dịch phần vần gồm các từ “ở, sở, vỡ” là thanh trắc chưa đáp ứng được với ba vần bằng ở bản phiên âm “cư, thư, hư”.
 	- Tôi có thể cho học sinh So sánh cùng thể loại:
Ví dụ: Dạy văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
Giáo viên hỏi: Về thể loại em thấy giống văn bản nào đã học? Đó là thể loại gì?
 	Học sinh trả lời: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch, “Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra” của Trần Nhân Tông, “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải, “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt. Đều là thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Hoặc Tôi cho học sinh So sánh khác thể loại:
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Giáo viên hỏi: So sánh thể thất ngôn bát cú Đường luật với thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?
Học sinh trả lời: 
- Giống nhau: Đều là Đường luật (vần, số chữ trong mỗi câu đều là 7 chữ).
- Khác nhau: Số câu (8 câu và 4 câu).
Sự so sánh này rất cần thiết. Phần nhiều học sinh chỉ nắm bắt được những thể loại dễ nhận diện về mặt hình thức như; Truyện ,Thơ.
- Tôi cũng có thể So sánh đặc trưng về mặt thi pháp của thể loại:
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Một thứ quà của lúa non-cốm” của Thạch Lam.
Giáo viên hỏi: Những đặc trưng giống và khác nhau giữa tuỳ bút với thơ, truyện?
Học sinh trả lời: 
Giống thơ ở chỗ chủ yếu biểu hiện cảm xúc của cái tôi trữ tình. Khác truyện ở chỗ không có cốt truyện.
2.3.3. Sử dụng phương pháp so sánh khi tiến hành phân tích văn bản
Được áp dụng để làm rõ chi tiết về nội dung hay nghệ thuật của Văn bản. Đây là hình thức so sánh thường được áp dụng nhiều nhất.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
Giáo viên hỏi: Em hãy cho biết cách so sánh “tiếng suối” trong bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh với bài “Côn sơn ca” của Nguyễn Trãi có gì khác nhau?
Học sinh trả lời: Bài “Côn sơn ca”: âm thanh được cảm nhận rất gần, trầm (rì rầm). Bài “Cảnh khuya”: âm thanh được cảm nhận từ xa, trong, cao (trong như tiếng hát xa). So sánh tiếng suối với tiếng hát của con người, vì vậy tiếng suối trở nên gần gũi, ấm áp, có hồn.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Giáo viên hỏi: Cụm từ “Ta với ta” ở hai bài “Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có gì khác nhau?
Học sinh trả lời: 
- Bài “Qua đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” là một người, thể hiện nỗi cô đơn giữa cảnh trời đất bao la.
 	- Bài “Bạn đến chơi nhà” cụm từ “ta với ta” là hai người, khẳng định một tình bạn gắn bó hoà hợp.
Ví dụ 3: Dạy Văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.
Giáo viên: Tại sao bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? Hai cách nói ấy có gì khác nhau?
Học sinh trả lời: Viết thư vừa thể hiện những tình cảm sâu kín, vừa giữ được sự kín đáo, giảm bớt cảm giác xấu hổ cho người mắc lỗi, đó là cách ứng xử tế nhị trong giao tiếp. 
 	Ví dụ 4: Khi dạy vở chèo ‘‘Quan Âm Thị Kính”, đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”. Trong khi tìm hiểu về ngôn ngữ của nhân vật Sùng bà, tôi yêu cầu học sinh tìm song song những lời nói của Sùng bà khi nói về nhà mình và khi nói về nhà Thị Kính. Học sinh sẽ tìm được:
Khi nói về nhà mình
Khi nói về nhà Thị Kính
- Giống nhà bà đây giống phượng giống công.
- Trứng rồng lại nở ra rồng.
- Nhà bà đây cao môn lệnh tộc.
- Tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ.
- Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
- Mày là con nhà cua ốc.
- Đồng nát thì về Cầu Nôm
 Con gái nỏ mồm về ở với cha.
Qua đó, học sinh sẽ so sánh và rút ra nhận xét về ngôn ngữ của Sùng bà: khi nói về nhà mình thì vênh váo, khoe khoang, hãnh diện; còn khi nói về nhà Thị Kính thì dè bỉu, coi thường. Từ đó, học sinh thấy được sự phân biệt đối xử của Sùng bà đối với Thị Kính.
2.3.4. Sử dụng phương pháp so sánh giúp học sinh dễ dàng rút ra kết luận
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh chính là đưa học sinh vào tình huống có vấn đề: Nó kích thích học sinh phải tư duy để nhận biết các dấu hiệu thuộc tính 
giống và khác nhau của đối tượng để rút ra kết luận.
Ví dụ 1: Khi dạy Văn bản “Cổng trường mở ra” để làm nổi bật tâm trạng của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường của con, tôi đã cho học sinh tìm trong văn bản những chi tiết chỉ tâm trạng của mẹ và con vào đêm trước ngày khai trường. 
Đứa con
Người mẹ
- Giấc ngủ đến dễ dàng
- Có niềm háo hức.
- Trong lòng không có bận tâm gì.
=> Là một đứa bé ngây thơ, trong sáng.
- Mẹ không ngủ được.
- Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
- Trằn trọc, băn khoăn.
- Thao thức, lo lắng.
=> Là một người mẹ sâu sắc, yêu thương con hết mực.
Từ đó, giúp học sinh cảm nhận được tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho con của mình.
Ví dụ 2: Khi dạy Văn bản “Sau phút chia li” - Trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn (Ngữ văn 7, tập 1), tôi có thể đưa ra tình huống so sánh: có thể dùng “Sau phút chia tay” được không? Tại sao?
Để giải quyết câu hỏi này học sinh buộc phải tiến hành so sánh để nhận biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng “chia li” và “chia tay” cụ thể.
- Giống nhau: Chào để rời xa nhau (Từ điển tiếng Việt phổ thông A của nhà xuất bản Khoa học Xã hội, trang 210).
- Khác nhau: 
+ Chia li: rời xa nhau mỗi người một ngả không còn sống chung với nhau nữa (Từ điển tiếng Việt phổ thông A-C, NXB Khoa học Xã hội, trang 209).
+ Chia tay: chưa có sắc thái biểu cảm.
Học sinh rút ra kết luận: Không thể dùng “chia tay” mà phải dùng “chia li” mới diễn tả được tính chất sầu thương, bi kịch của đôi vợ chồng chinh phu, chinh phụ.
Do vậy sử dụng phương pháp so sánh hợp lý sẽ kích thích được tính tích cực của học sinh, hạn chế thụ động, giúp giờ học sinh động hơn. Qua đó, giúp học sinh rèn kĩ năng tạo lập kiểu văn bản cảm thụ và phân tích để làm bài nghị luận văn bản ở các lớp tiếp theo trong chương trình và là mấu chốt để bồi dưỡng học sinh năng 
khiếu.
- Phương pháp so sánh giúp cho cả học sinh và giáo viên có cái nhìn hệ thống về một phương diện nào đó giữa các văn bản. Điều này khắc phục được một phần hạn chế của nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn, khi mà tính liên kết dọc (theo Văn học sử) bị phá vỡ.
- Trong phương pháp so sánh, đối tượng được so sánh hầu hết là đơn vị kiến thức mà học sinh được học qua. Khi so sánh học sinh phải huy động lại kiến thức đó. Do vậy, so sánh chính là một hình thức giúp học sinh củng cố lại kiến thức, ghi nhớ và khắc sâu.
2.3.5. Sử dụng phương pháp so sánh giúp học sinh khái quát kiến thức
Khái quát hoá là thao tác tư duy nhằm rút ra bản chất chung trên cơ sở phân tích những hiện tượng giống nhau. Hình thức so sánh này thường áp dụng ở những tiết học mang tính chất “tổng kết” về một tác giả, một chùm bài...
Ví dụ 1: Tôi cho học sinh So sánh hai văn bản “Qua đèo ngang” và bài “Chiều hôm nhớ nhà” của bà Huyện Thanh Quan để rút ra những phong cách của tác giả.
Học sinh trả lời: Những đặc điểm chính về phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan: 
- Ngôn ngữ thơ trau chuốt, trang nhã, chuẩn mực.
- Ngoại cảnh thường vào buổi chiều tà, buồn vắng lặng.
- Nhân vật trữ tình luôn ở trạng thái cô đơn, hoài niệm hướng nội.
	Ví dụ 2: Tôi cho học sinh So sánh hình thức biểu hiện của những câu ca dao than thân để rút ra đặc điểm về nghệ thuật.
Học sinh trả lời: Những câu ca dao than thân thường dùng những con vật bé nhỏ tội nghiệp để thể hiện cuộc sống vất vả, cơ cực của người nông dân trong xã hội xưa.
Ví dụ 3: Tôi cho học sinh So sánh tác dụng của những yếu tố thần kì trong các truyện cổ tích (Ngữ văn 6) để rút ra vai trò của nó trong truyện?
Học sinh trả lời: Yếu tố thần kì trong các truyện cổ tích thường chỉ xuất hiện để trợ giúp các nhân vật bất hạnh, nhân vật “đàn em” mỗi khi nhân vật này gặp hoàn cảnh khó khăn.Chí

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_so_sanh_trong_day_hoc_phan_van_ban.doc