SKKN Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử lớp 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trường PTDTBT THCS Trung Tiến

SKKN Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử lớp 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trường PTDTBT THCS Trung Tiến

 Mỗi một môn khoa học cơ bản ở trường THCS đòi hỏi cần có một phương pháp, cách thức truyền thụ khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nội dung yêu cầu và cả tâm sinh lí của đối tượng học sinh, quá trình, hình thức giảng dạy môn học đó. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy đòi hỏi phải có phương pháp, cách thức nào đó để truyền đạt kiến thức môn học đến người học một cách hiệu quả nhất.

 Phương pháp xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp “Methodo”, nghĩa là “con đường nghiên cứu”, cách thức nhận thức”. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, “phương pháp” là hình thức tìm hiểu thấu đáo về mặt lí luận và thực tiễn khách quan, xuất phát từ quy luật vận động của khách thể nghiên cứu. Do đó, phương pháp là một hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động cải thiện hiện thực hay hoạt động nhận thức của con người.

 Đối với việc dạy học lịch sử, đòi hỏi chúng ta cũng phải có biện pháp, cách thức nào đó để đạt được hiệu quả giáo dưỡng và giáo dục tốt nhất, cao nhất.

 Qua gần 10 năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bộ sách giáo khoa mới khẳng định nhiều ưu điểm hơn so với sách giáo khoa cũ. Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành đồng bộ và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, một thực tế mà chúng ta đều biết về việc kết quả thi tuyển sinh vào các trường Đại học của môn lịch sử quá thấp. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phương pháp học tập lịch sử còn lạc hậu, không được đổi mới kịp thời so với xu hướng hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay.

 Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ cho các thầy cô dạy Lịch sử ở các trường phổ thông là phải tạo ra hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh. Có rất nhiều biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng giờ học Lịch sử mà giáo viên đã thực hiện. Qua mấy năm trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử lớp 8 theo tinh thần đổi mới, bằng những kinh nghiệm ít ỏi tích luỹ được, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử lớp 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trường PTDTBT THCS Trung Tiến”.

 

doc 12 trang thuychi01 16081
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử lớp 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trường PTDTBT THCS Trung Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
 TRANG
1. Mở đầu 
Trang 1
1.1 Lí do chọn đề tài 
Trang 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 
Trang 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 
Trang 1
2. Nội dung 
Trang 2
2.1 Cơ sở lý luận 
Trang 2
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
Trang 3
2.3 Các giải pháp thực hiện 
Trang 3
2.4 Hiệu quả của sáng kiến 
Trang 9
3. Kết luận, kiến nghị 
Trang 11
1. Mở đầu:
1.1 Lí do chọn đề tài:
 Mỗi một môn khoa học cơ bản ở trường THCS đòi hỏi cần có một phương pháp, cách thức truyền thụ khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nội dung yêu cầu và cả tâm sinh lí của đối tượng học sinh, quá trình, hình thức giảng dạy môn học đó. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy đòi hỏi phải có phương pháp, cách thức nào đó để truyền đạt kiến thức môn học đến người học một cách hiệu quả nhất.
 Phương pháp xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp “Methodo”, nghĩa là “con đường nghiên cứu”, cách thức nhận thức”. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, “phương pháp” là hình thức tìm hiểu thấu đáo về mặt lí luận và thực tiễn khách quan, xuất phát từ quy luật vận động của khách thể nghiên cứu. Do đó, phương pháp là một hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động cải thiện hiện thực hay hoạt động nhận thức của con người.
 Đối với việc dạy học lịch sử, đòi hỏi chúng ta cũng phải có biện pháp, cách thức nào đó để đạt được hiệu quả giáo dưỡng và giáo dục tốt nhất, cao nhất.
 Qua gần 10 năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bộ sách giáo khoa mới khẳng định nhiều ưu điểm hơn so với sách giáo khoa cũ. Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành đồng bộ và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, một thực tế mà chúng ta đều biết về việc kết quả thi tuyển sinh vào các trường Đại học của môn lịch sử quá thấp. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phương pháp học tập lịch sử còn lạc hậu, không được đổi mới kịp thời so với xu hướng hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay.
 Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ cho các thầy cô dạy Lịch sử ở các trường phổ thông là phải tạo ra hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh. Có rất nhiều biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng giờ học Lịch sử mà giáo viên đã thực hiện. Qua mấy năm trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử lớp 8 theo tinh thần đổi mới, bằng những kinh nghiệm ít ỏi tích luỹ được, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử lớp 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trường PTDTBT THCS Trung Tiến”. 
1.2 Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, tạo sự hấp dẫn, sự dễ hiểu, nắm vững nội dung bài học bằng những câu chuyện.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
 Sử dụng phương pháp kể truyện trong giờ dạy học Lịch sử với mục đích tạo hứng thú học tập cho học sinh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
 Để tiến hành làm đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình dạy.
- Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học.
- Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.
- Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc
2. Nội dung:
2.1 Cơ sở lý luận:
 “Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử lớp 8 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trường PTDTBT THCS Trung Tiến”. Là một trong những khâu quan trọng trong quá trình dạy học môn lịch sử. Vì từ những câu chuyện học sinh mới hiểu được nội dung bài học. Chính vì vậy,tôi chú trọng rèn luyện cho học sinh kỹ năng kể chuyện để học sinh hiểu bài một cách sâu sắc.
 Như chúng ta biết Lịch sử có văn hoá, văn hoá gắn liền với các sự kiện lịch sử, trong các sự kiện lịch sử thường xuất hiện các nhân vật lịch sử. Ngày trước, khi vô tuyến truyền hình, phim truyện chưa nhiều như bây giờ thì các tích truyện, nhân vật lịch sử trong các triều đại phong kiến, những nhà cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chồng Pháp và chống Mỹ được đông đảo mọi người biết đến từ chính những bộ phim, vở kịch, chèo, cải lương ít ỏi đó. Nhưng ngày nay công chúng hiểu biết về lịch sử nhân loại cũng như lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, điều này phải chăng dân chúng không yêu lịch sử nữa? Không đúng bởi đông đảo mọi người vẫn yêu lịch sử dân tộc với những bản hùng ca dựng nước và giữ nước, nhưng cái khó ở đây là nếu trước kia tuồng, chèo, phim ảnh, đến với công chúng vừa ít lại phần nhiều là theo các tích cổ truyền thống, do vậy kiến thức về lịch sử của họ nhiều hơn, còn ngày nay nguồn thông tin đa chiều, trong khi đó các tác phẩm nghệ thuật lấy đề tài lịch sử lại không thành công, không lôi cuốn được người xem đến với mình, từ đó dẫn tới một chỗ trống qua kênh thông tin đó. 
Và có lẽ điểm thi môn Lịch sử của học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua quá thấp, đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm giáo dục. Có nhiều ý kiến đổ lỗi do chương trình, sách giáo khoa lịch sử chưa được hoàn chỉnh. Sách còn đề cập tới quá nhiều vấn đề nhưng thời gian trong một tiết học 45 phút không đủ để truyền tải... Và những kiến thức trong sách giáo khoa được xem là phần cứng của giáo trình, giáo viên không được tùy tiện sửa đổi, điều này cũng khiến giáo viên thụ động hoàn toàn khi lên lớp.
Một trong những nguyên nhân của việc dạy và học Lịch sử kém hiệu quả nữa là học sinh không ham mê môn học này là do việc học của học sinh lâu nay là học chay và dạy chay. Chỉ đơn cử như việc cho học sinh xem phim về lịch sử cũng là rất hạn chế chứ chưa nói đến việc đi thực tế các địa danh lịch sử. Lên lớp giáo viên cũng khuyến khích học sinh đối thoại, nhưng tư liệu tham khảo thì lại quá thiếu, thế nên dù muốn, học sinh cũng khó có thể tìm đọc và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. Bên cạnh đó, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn coi lịch sử là môn phụ nên rất xem thường.
Vả lại trong tiềm thức mỗi chúng ta ngay từ thưở ấu thơ đã thích được lắng nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện cho nghe, nhất là chuyện kể về các vị anh hùng Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên nên tăng cường lồng ghép kể chuyện về nhân vật lịch sử có liên quan đến nội dung bài học cho học sinh, các nhân vật với những thành tích hay chiến công của mình sẽ gây ấn tượng mạnh với học sinh, làm các em ngưỡng mộ và ghi nhớ về nhân vật lịch sử này. Từ việc ghi nhớ nhân vật lịch sử các em sẽ dễ dàng nhớ lại các sự kiện lịch sử có liên quan đến nhân vật đó và nhớ lại được nội dung bài học.
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
 Thực trạng vấn đề:
 - Lịch sử là môn học đòi hỏi học sinh phải tái hiện một cách chính xác, lôgíc các sự kiện, nhân vật lịch sửdẫn đến học sinh thường có tâm lí không thích học môn này. Hầu hết học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó tức thời, năng lực tiếp thu cũng hạn chế, điều kiện học tập của các em chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung và đổi mới phương pháp dạy học.
 + Giáo viên còn lạm dụng quá việc kể chuyện, đưa vào bài học những chi tiết không liên quan hoặc những chi tiết rườm rà không cần thiết, biến giờ học Lịch sử thành tiết kể chuyện Lịch sử làm cho học sinh chỉ chú ý vào câu chuyện mà không chú ý vào nội dung bài học.
 + Ngôn ngữ kể chuyện lịch sử của giáo viên chưa thật sự hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh, chưa khắc sâu nên học sinh nghe xong trên lớp về nhà là quên ngay.
 + Trong quá trình kể chuyện, giáo viên chưa đặt câu hỏi liên hệ thực tế với nội dung, hay tình tiết nào đó của chuyện nên học sinh không phát huy được khả năng tư duy của học sinh.
 + Giáo viên chưa kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp kể chuyện với các phương pháp dạy học lịch sử khác.
 - Chất lượng học sinh không đồng đều nên trong khi thực hiện đề tài phải có nhiều yêu cầu khác nhau phù hợp với học sinh.
 Qua điều tra khảo sát thực trạng việc chuẩn bị bài mới môn Lịch sử, đặc biệt là việc tìm hiểu các câu chuyện lịch sử có liên quan tới nội dung bài học của học sinh khối 8 ở nhà trường PTDTBT THCS Trung Tiến Trung tôi thấy:
 - Đại đa số học sinh khối 8 không có hứng thú học tập môn Lịch sử.
 - Phần lớn học sinh lớp 8 được hỏi đều chưa có phương pháp học bài và chuẩn bị bài tốt cho môn Lịch sử.
Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Tổng số
Kết quả điều tra
Giỏi
Khá
T Bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 23
0
0
2
8,69
12
47,84
6
26,08
4
17,39
Nhận xét : - Tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình và dưới trung bình còn cao.
 - Tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn thấp.
 Từ những thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung và phương pháp như sau: 
 2.3 Các giải pháp thực hiện:
 - Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của việc kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử. Bởi vì phương pháp kể chuyện trong giờ học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh, góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biết sâu sắc, nhớ lâu nội dung bài học.
 - Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình tìm hiểu nôị dung lịch sử được phản ánh qua câu chuyện lịch sử. Sau khi kết thúc một bài học ở trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà ( tuỳ vào từng bài) tự tìm hiểu các câu chuyện về các nhân vật, sự kiện lịch sửtrên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến khi đến lớp học bài mới, học sinh sẽ có dịp thảo luận (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) những gì các em đã chuẩn bị, tạo nên một không khí học tập sôi nổi, tạo tâm lí tốt cho học sinh khi học tập, phát huy được tính tích cực, độc lập của học sinh. Muốn vậy, việc chuẩn bị ở nhà của giáo viên là vô cùng cần thiết. 
 - Chuẩn bị của giáo viên: Đối với công việc dạy học, việc chuẩn bị ở nhà của giáo viên là vô cùng cần thiết. Giáo án như bản thiết kế cho tiết học. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, chuẩn bị các tài liệu liên quan tới bài dạy, dự định các phương pháp sử dụng trong tiết dạy, người giáo viên cần dự định kiến thức cho bài dạy. Đối với những bài nào có liên quan tới các câu chuyện lịch sử thì giáo viên cần phải sưu tầm, dự kiến sẽ áp dụng vào mục nào, thời gian trong bài họcTuyệt đối giáo viên chỉ sử dụng các câu chuyện lịch sử bổ sung cho tiết học sinh động chứ không biến giờ lịch sử thành tiết kể chuyện lịch sử. 
 - Sưu tầm tài liệu
 Để nâng cao chất lượng môn lịch sử mỗi giáo viên cần phải trau dồi kiến thức, tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu tham khảo lịch sử, các câu chuyện lịch sử và luyện ngôn ngữ kể chuyện sao cho thật sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và thực sự hỗ trợ cho tiết dạy đạt kết quả cao nhất. 
 Các biện pháp tổ chức thực hiện:
 *.Các nguyên tắc khi sử dụng:
 - Kể chuyện phải vừa sức tiếp thu của học sinh.
 - Đối với học sinh, khi giáo viên kể chuyện còn là dịp để giáo viên kiểm tra kiến thức học sinh và rèn luyện năng lực tư duy, phát triển ngôn ngữ cho học sinh.
 - Kể chuyện có thể kết hợp với việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan hay các phương pháp khác để phát huy hiệu quả dạy học lịch sử.
 - Không phải bất kì bài học nào cũng kể chuyện, mà phải tuỳ vào nội dung bài học mà vận dụng phù hợp nhất.
 Cách thức sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học lịch sử. Sử dụng như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất?
 *. Giáo viên phải lựa chọn câu chuyện phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học: 
 Có thể cắt giảm những chi tiết không liên quan, chi tiết rườm rà không cần thiết. Không phải bất kì bài học nào cũng kể chuyện, mà tuỳ vào nội dung bài học mà vận dụng phù hợp nhất. Không nên lạm dụng quá việc kể chuyện làm loãng không khí học tập, hoặc lãng phí thời gian tiết học.
 a. Khi trình bày diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến, hay một chiến dịch
 Khi học các bài có nội dung liên quan đến diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến hay chiến dịch, giáo viên ngoài sử dụng lược đồ, bản đồ hay sa bàn trong quá trình tường thuật sự kiện, giáo viên kết hợp kể những câu chuyện liên quan đến sự kiện đang trình bày, điều này có tác dụng giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn diễn biến đó.
 - Ví dụ khi dạy Bài 24: Tiết 36-37: “Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873” 
( tiết 2), phần II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873, giáo viên kể chuyện về tinh thần chiến đấu kiên quyết của nhân dân ta, bất chấp sự ngăn cản của triều đình bằng câu chuyện Trương Định phúc đáp thư của vua Tự Đức: “ Triều đình hoà nghị thì cứ việc hoà nghị, còn việc Định thì Định cứ làm, Định thà chịu tội với triều đình chứ nhất định không chịu ngồi nhìn giang sơn chìm đắm” và Ông cùng nhân dân đã chống lệnh của triều đình để đánh Pháp. Qua câu chuyện này, học sinh sẽ thấy được tinh thần kiên quyết đánh giặc của nhân dân ta cho dù phải trái lệnh Vua.
 b. Khi trình bày các sự kiện có liên quan đến các chân dung nhân vật lịch sử:
 Khi trình bày các sự kiện có liên quan đến chân dung nhân vật lịch sử nào, giáo viên cần sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến nhân vật đó, có thể là kể về tài năng, sự đóng góp hay cống hiến của nhân vật đối với quê hương, đất nước hay một câu chuyện vui về nhân vật đó. Điều này có tác dụng làm cho học sinh nhớ lâu về nhân vật đó.
 - Ví dụ khi dạy Bài 26: Tiết 40-41: “ Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX” (tiết 1) phần I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần vương”, ngoài việc sử dụng Lược đồ kinh thành Huế năm 1885 và chân dung Hàm Nghi có trong sách giáo khoa, giáo viên cần khắc hoạ cho học sinh hình ảnh ông vua trẻ tuổi Hàm Nghi, khác hẳn với các ông vua khác với trước đó và sau này: “ Vua Hàm Nghi lên ngôi lúc 14 tuổi. Ông là vị vua trẻ tuổi, yêu nước, có tinh thần chống Pháp, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự cường của dân tộc. Sau khi kinh thành Huế lọt vào tay giặc Pháp, ông đã cùng Tôn Thất Thuyết chạy ra căn cứ Tân Sở ( Quảng Trị) để tính chuyện kháng chiến lâu dài. Tại đây, ngày 13/07/1885, vua Hàm Nghi hạ Chiếu Cần vương (do Tôn Thất Thuyết soạn thảo), kêu gọi toàn dân giúp vua đánh Pháp. Nhận thấy hạn chế của căn cứ Tân Sở, tháng 10/1885, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Phú Gia ( Hương Khê, Hà Tĩnh) để xây dựng căn cứ kháng chiến. Giặc Pháp ra sức lùng bắt nhà vua. Đầu tháng 11/1885, thực dân Pháp đã mua chuộc được Trương Quang Ngọc ( Người hầu cận của vua Hàm Nghi). Y đã dẫn đường cho quân Pháp đột nhập căn cứ, vua Hàm Nghi đã bị bắt. Bọn Pháp ra sức dụ dỗ, mua chuộc, nhưng không lay chuyển được ý chí của Vua. Cuối cùng, chúng đày Hàm Nghi sang An-giê-ri. Khi đó “ông mới 17 tuổi”. Từ đó, học sinh hiểu rằng không phải ông vua nào cũng hèn nhát trước sức mạnh xâm lược của kẻ thù, sợ thực dân Pháp. Các em sẽ có ấn tượng tốt về vị vua này.
 c. Khi trình bày những sự kiện lớn mang tính bước ngoặt: Giáo viên sử dụng những câu chuyện liên quan đến những sự kiện nào thì có thể kết hợp với các bài giảng trên lớp hoặc là lồng ghép trong các buổi học ngoại khoá. 
 Khi dạy Bài 15: Tiết 23-24: “ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917-1921)” ( Tiết 1), phần I. Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917, giáo viên kể câu chuyện cuộc tấn công ở Cung điện Mùa Đông, đánh dấu Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn, giúp học sinh khắc sâu sự kiện lịch sử trọng đại này: “ Cung điện Mùa Đông – thủ phủ của Chính phủ lâm thời tư sản. ý thức được tầm quan trọng của Cung điện đối với việc lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản. Uỷ ban khởi nghĩa quyết định huy động lực lượng lớn: thuỷ thủ, binh sĩquyết tâm tấn công và giành thắng lợi. Khoảng 1 giờ sáng, tiếng súng trường, tiếng súng máy, tiếng đại bác hoà thành một cảnh náo động, liên tục, hoả lực ở các chiến luỹ yếu dần. Quân khởi nghĩa tiến sát đến cung điệnTiếng súng hiệu “ Xung phong” và một tiếng “ Hua ra” ( hoan hô) ngân lên trong không trung. Quân khởi nghĩa trèo qua các chiến luỹ, tràn ngập các lối ra vào cung điệnkhuấy động sự yên tĩnh trong các căn phòng của Nga hoàng. Cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông giành thắng lợi”. 
 d. Khi trình bày các sự kiện sách giáo khoa chỉ nêu hoặc trình bày vắn tắt: Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện vừa có tác dụng làm rõ sự kiện, vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vì sách giáo khoa nêu quá sơ lược: 
 - Ví dụ các sự kiện: 
 + Cách mạng tư sản Nêđéclan chống thực dân Tây Ban Nha thế kỉ XVI.
 + Cuộc chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc ( 1840-1842).
 + Sự kiện đội quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ.
 + Phong trào chống sưu thuế ở Trung Kì do ảnh hưởng của phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng.
 e. Khi trình bày các bài học về kinh tế, văn hoá, chính trị: Giáo viên cần đưa ra các câu chuyện sinh động tăng thêm sự hấp dẫn cho bài dạy.
 - Ví dụ khi dạy Bài: 1: Tiết 1,2,3: “Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên”, giáo viên kể về phương thức sản xuất mới hình thành và phát triển ở các nước Tây Âu trong các thế kỉ XV và XVII, đó là các công ti thương mại lớn dần được thay thế cho các thương hội thời trung đại; câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí của Ma-gien-lăng, của Cô-lôm-bô để tìm ra những vùng đất mới. Từ đó, học sinh thấy được sự xuất hiện phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa nó kéo theo nhiều việc tất yếu.
 - Đặc biệt khi trình bày Bài 8: Tiết 15: “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX”, giáo viên nhất thiết phải đưa ra những câu chuyện liên quan đến các phát minh, hay những câu chuyện về các nhà khoa học, những thành tựu ngoài sức tưởng tượng hiện nay của nhân loại.
 + Khi dạy mục I. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật, để tạo biểu tượng cho học sinh về tác dụng của xe lửa đối với sản xuất và đời sống, giáo viên có thể kể câu chuyện: 
“ Năm 1814, đoạn đường sắt đầu tiên được xây dựng ở nước Anh nối liền hai trung tâm công nghiệp Li-vơ-pun và Man-che-xtơ. Đầu máy kéo 8 toa. Tất cả mọi người đều hồi hộp chờ đợi. Sau một hồi còi kéo dài, đầu máy chuyển động chạy song song là một cỗ xe 4 mã lực do ngựa kéo. Đến chỗ ngoặt tàu tăng tốc vượt xa trong tiếng reo hoan hô không ngớt của mọi người có mặt”.
 + Khi dạy mục II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, giáo viên kể chuyện về Niutơn ( 1643-1727) – nhà vật lí, nhà toán học nước anh, được cả thế giới biết đến là : “ Người sáng lập ra Vật lí học cổ điển”. Niu-tơn là người phát minh nhiều định luật trong Vật lí và Toán học, tiêu biểu là nguyên lí “ Vạn vật hấp dẫn”. Một lần Niu – tơn trông thấy quả táo rụng từ trên cây xuống, ông liền nghĩ đến nguyên nhân của sự rơi và tìm ra sức hút của Trái đất. 
 Trên đây là một số những sự kiện không được trình bày bày trong sách giáo khoa. Nhưng nhất thiết giáo viên phải sưu tầm được những câu chuyện liên quan đến bài dạy để kể cho học sinh, có thể là vào giờ ngoại khoá.
 *. Kết hợp phương pháp kể chuyện với các phương pháp khác:
 Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học lịch sử sẽ làm cho bài học nhẹ nhàng sinh động, làm cụ thể hoá những vấn đề lịch sử mà giáo viên trình bày. Tuy nhiên, tiến hành kể chuyện trong giai đoạn này phải đảm bảo những nguyên tắc của phương pháp trình bày miệng, phải có tính cụ thể, phải khoa học, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng mới phát huy được hiệu quả trong dạy học lịch sử.
 Tiến hành các cách thức dạy học sử dụng các câu chuyện kể cũng cần phối hợp với các phương pháp dạy học khác như trực quan, nêu vấn đề, dùng hệ thống các câu hỏi gợi mở phát vấn học sinhmới phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập lịch sử, góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng bộ môn như yêu cầu cấp thiết hiện nay trong công tác giảng dạy lịch sử ở trường THCS. Đó là điều chúng ta cần lưu ý nhất, tránh dùng một phương pháp giảng dạy đơn điệu không hiệu quả. Trái lại, quá lạm dụng một phương pháp nào đó trong dạy học lịch sử cũng sẽ làm học sinh dễ nhàm chán, nhất là phương pháp kể chuyện, lạm dụng sẽ làm bài giảng của giáo viên trở tiết kể chuyện lịch sử, học sinh bị “ loãng”, không tập trung vào mục đích chính của bài, không đáp ứng được yêu cầu bài dạy.
 a. Giáo viên có thể kết hợp kể chuyện với việc cho học sinh xem tranh ảnh, quan sát lược đồ, sa bàn.
 - Ví dụ khi dạy Bài 26: Tiết 40-41: “ Phong trào kháng Pháp 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_ke_chuyen_trong_gio_hoc_lich_su_lop.doc