SKKN Chọn nội dung tổ chức học sinh hoạt động nhóm phần Lịch sử cận đại lớp 8 trường THCS Nga Trung

SKKN Chọn nội dung tổ chức học sinh hoạt động nhóm phần Lịch sử cận đại lớp 8 trường THCS Nga Trung

Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi trọng. Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục nước ta luôn được đề cao và không ngừng phát triển. Ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”.

Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục là chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động một chiều, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập là chiến lược phát triển của ngành giáo dục nước ta.

 Một vấn đề quan trọng là nhiều giáo viên nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học nhưng rất khó từ bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Do đó muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì bản thân mỗi giáo viên phải tự ý thức chủ động thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống đã quen và thực hiện các phương pháp tích cực để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

 

doc 17 trang thuychi01 7573
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chọn nội dung tổ chức học sinh hoạt động nhóm phần Lịch sử cận đại lớp 8 trường THCS Nga Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
1. 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
4
a) Về phía Giáo viên:
4
b) Về phía học sinh:
4
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5
2.3.1.Vai trò, ý nghĩa của hoạt động nhóm trong dạy học Lịch sử.
5
2.3.2 Cách tổ chức thực hiện.
6
2.3.2.1-Thảo luận nhóm để lặp bảng niên biểu các sự kiện lịch sử trong tiết dạy.
6
2.3.2.2-Thảo luận để củng cố kiến thức và liên hệ thực tế sau bài học.
8
2.3.2.3-Thảo luận để tránh sự lặp lại về cách khai thác nội dung trong bài.
10
2.3.3. Một số nguyên tắc tổ chức hoạt động nhóm trong giờ dạy:
11
2. 4.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
3.1 KẾT LUẬN
13
3.2 KIẾN NGHỊ
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
CHỌN NỘI DUNG TỔ CHỨC HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM PHẦN LỊCH SỬ CẬN ĐẠI LỚP 8 TRƯỜNG THCS NGA TRUNG
1. PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi trọng. Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục nước ta luôn được đề cao và không ngừng phát triển. Ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”. 
Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục là chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động một chiều, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập là chiến lược phát triển của ngành giáo dục nước ta.
 Một vấn đề quan trọng là nhiều giáo viên nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học nhưng rất khó từ bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Do đó muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì bản thân mỗi giáo viên phải tự ý thức chủ động thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống đã quen và thực hiện các phương pháp tích cực để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
 Đổi mới môn Lịch sử nói chung và đặc biệt là môn Lịch sử trường THCS đã được chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với tình hình thực tế. Là giáo viên dạy bộ môn Lịch sử THCS nhiều năm tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi các giải pháp để nhằm mục đích nâng cao chất lượng giờ dạy. Môn Lịch sử vừa căn bản, vừa thiết thực và vừa có tính khả thi. Để làm sao đó mỗi học sinh cần phải hiểu “Dân ta phải biết sử ta” hướng các em đến nguồn gốc cội nguồn dân tộc và tôn trọng quá khứ.
 Trong quá trình dạy học môn Lịch sử bên cạnh sử dụng một số kỹ thuật dạy học khác thì “ Chọn nội dung tổ chức học sinh hoạt động nhóm phần lịch sử cận đại lớp 8 trường THCS Nga Trung ” là phù hợp với đối tượng cũng như trình độ nhận thức đối tượng học sinh. Mục đích là giáo viên giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, năng lực nhận thức và tư duy. Chính vì vậy tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm trong dạy học Lịch sử là rất cần thiết đối với người học, đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với mục tiêu, định hướng đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Muốn giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh học tập chủ động tích cực thì giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo đúng đặc trưng bộ môn. Bên cạnh nhiều phương pháp truyền thống thì học theo phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp mới nên nhiều giáo viên còn ngại vì nhiều lý do. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy bộ môn bản thân tôi nhận thấy tổ chức cho học sinh học tập thảo luận theo nhóm một trong những phương pháp tích cực, quan trọng trong dạy học lịch sử. 
Hoạt động nhóm là hình thức cho học sinh học tập thảo luận theo từng nhóm, cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ hoặc hai, ba nhiệm vụ học tập nào đó, nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hiểu thấu đáo vấn đề và phát triển những kỹ năng trí tuệ cần thiết. Hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, nhớ kiến thức một cách có hệ thống theo trình tự phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt là rèn khả năng hợp tác tương trợ, giúp học sinh tự tin, trao đổi thoải mái, và hơn thế nữa tập hợp được nhiều đối tượng học sinh từ khá, giỏi, yếu, kém đến trung bình đều có cơ hội tham gia vào học tập. Vậy làm thế nào để có thể chọn được nội dung kiến thức để đưa vào hoạt động nhóm có hiệu quả đối với bộ môn Lịch sử cấp THCS nói chung và đối với môn Lịch sử khối 8 nói riêng đạt hiệu quả, là một trong những vấn đề đang có nhiều mối quan tâm, trăn trở suy nghĩ với những thầy, cô giáo đang trực tiếp đứng lớp. 
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử bậc THCS, được học tập, bồi dưỡng nhiều lớp chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Bên cạnh nhiều phương pháp dạy học tích cực khác tôi thấy rằng “Chọn nội dung tổ chức học sinh hoạt động nhóm phần lịch sử cận đại lớp 8 trường THCS Nga Trung ” là phù hợp với đối tượng cũng như trình độ nhận thức, tiếp thu kiến thức của học sinh ở trường THCS Nga Trung tôi đang dạy. Trong quá trình áp dụng biện pháp này ở những năm học vừa qua, bản thân nhận thấy có những hiệu quả nhất định. Học sinh nắm vững kiến thức bài học, đặc biệt có thói quen rèn luyện phát triển kỹ năng làm việc và giao tiếp mạnh dạn, có thói quen học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm tích cực trên cơ sở hợp tác, bỏ được thói quen thụ động “ ghi- chép”ở học sinh. Trên cơ sở kết quả đó, bản thân tôi mạnh dạn muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp về vấn đề này. Đây là lý do để tôi chọn và thực hiện tại trường THCS Nga Trung trong năm học 2017- 2018.
 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Với bộ môn lịch sử việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm là một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Dưới hình thức học tập này học sinh được khuyến khích thảo luận và hợp tác với nhau, được trao đổi chia sẻ và có cơ hội để sử dụng kiến thức cũng như các kỹ năng mà các em được lĩnh hội, rèn luyện. Cùng với đó học sinh được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự hướng dẫn của giáo viên.
 Như vậy để khắc phục hiện tượng học sinh ngại học môn lịch sử vì nghĩ môn học phải ghi chép dài, vừa phải học thuộc những mốc lịch sử, những sự kiện khô cứng, khó nhớ, khó thuộc ở học sinh. Trong quá trình công tác tại trường THCS Nga Trung, ngoài việc sử dụng các kỹ thuật dạy học truyền thống tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp “ Thảo luận nhóm” đã phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo trong dạy học môn lịch sử. Vừa nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường THCS đồng thời để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn trong nhà trường.
 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
 Cách chọn nôị dung tổ chức học sinh học tập theo nhóm phần Lịch sử Cận đại lớp 8 trường THCS Nga Trung.
 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
 Để hoàn thành đề tài “ Chọn nội dung tổ chức học sinh hoạt động nhóm phần lịch sử cận đại lớp 8 trường THCS Nga Trung” Tôi đã tiến hành sử dụng các phương pháp như sau:
 - Phương pháp điều tra hứng thú học tập bộ môn lịch sử.
 - Phương pháp phân tích, phát hiện (đọc tài liệu, SGK, phân tích nội dung từng phần, từng bài để phát hiện xem nội dung nào có thể tổ chức thảo luận nhóm.
 - Phương pháp xây dựng tình huống, phán đoán (trước mỗi nội dung bài học giáo viên tìm những điểm nút để xây dựng tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh theo nhóm học tập giải quyết vấn đề, dự kiến các đáp án và đưa ra kết quả học tập học sinh, kịp thời điều chỉnh để bài tập không quá khó cũng không quá dễ).
 - Phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử
Như vậy để giải quyết các vấn đề nêu trên, bản thân giáo viên luôn phải biết kết hợp tốt các phương pháp dạy học, đồng thời phải biết kết hợp tốt với học sinh để tiến hành các hoạt động dạy và học đem lại hiệu quả cao và có có chất lượng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm đưa đất nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, theo kịp với khu vực cũng như thế giới.
 Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học phát triển như vũ bão, thì nhiệm vụ của ngành giáo dục là vô cùng lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục vừa mang tính giáo dưỡng cao hơn là giáo dưỡng đến nguồn gốc, cội nguồn của tổ tiên.
 Hoạt động nhóm là phương pháp học tập mà theo đó học sinh trong nhóm có cơ hội trao đổi giúp đỡ và hợp tác với nhau. Đây là một hình thức dạy-học tốt nhất việc phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Trong môi trường nhóm, học sinh được trao đổi ý tưởng và kiến thức với các thành viên trong nhóm. Học sinh được học tập thông qua gián tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau chia sẻ và có cơ hội để diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và mở rộng suy nghĩ. Còn giáo viên là những người tổ chức các hoạt động gợi mở, hướng dẫn, kích thích và hỗ trợ học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình. 
 Thảo luận nhóm có vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động dạy-học. Thảo luận nhóm mới xây dựng được môi trường học tập có lợi. Tất cả học sinh trong nhóm trao đổi giúp đỡ và hợp tác với nhau tạo nên môi trường học tập cởi mở. Các thành viên trong nhóm được tự do học hỏi lẫn nhau những vấn đề mình còn chưa hiểu. Với việc thảo luận cùng các thành viên khác của nhóm và lớp, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng hơn. Thảo luận nhóm còn giúp các học sinh nhút nhát, diễn đạt kém, có điều kiện rèn luyện, tập dượt, để dần khẳng định bản lĩnh và năng lực cá nhân.
 Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mỗi thành viên, vì vậy dạy học hợp tác trong nhóm còn là phương pháp động viên nhiều cá nhân cùng tích cực tham gia. Trong đó người giáo viên cần phát huy tư duy tính tích cực của học sinh, để rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong hoạt động học tập.
 Việc nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua các tiết dạy bộ môn Lịch sử 8 là vấn đề cần thiết trong hoạt động dạy và học. Với các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào tình huống khác nhau trong học tập, làm cho học là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập. Tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất năng động sáng tạo trong cuộc sống. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng thảo luận nhóm của bộ môn Lịch sử 8 có vai trò cực kỳ quan trọng để tiết học đạt hiệu quả cao.
 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
Lịch sử là bộ môn nghiên cứu về sự hình thành và phát triển xã hội loài người. Giúp học sinh biết được cội nguồn dân tộc để từ đó biết rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm sống cho bản thân. Thế nhưng một thực tế đáng lo ngại là hiện nay học sinh không thiết tha với học bộ môn Lịch sử hoặc thờ ơ, coi bộ môn Lịch sử là môn phụ không phục vụ cho việc thi vào THPT, hoặc phục vụ cho tương lai sau này cho bản thân. Hơn thế nữa một bộ phận phụ huynh không hướng cho con em mình theo và đầu tư vào bộ môn, mà chỉ định hướng cho cá em học những môn tự nhiên với mục đích để phục vụ cho cuộc sống, lợi ích trước mắt của cá nhân học sinh.
 * Về phía Giáo viên: Đa số giáo viên là yêu nghề, tâm huyết và có trách nhiệm với bản thân, với nghề nghiệp. Đặc biệt những năm gần đây đã có nhiều cố gắng vận dụng phương pháp tích cực trong mỗi giờ học để làm sao đó có chất lượng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên có đôi lúc nhìn thấy sự không chịu học, chán học của học sinh nên cũng đã phần nào làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý giờ dạy học của giáo viên mà chỉ dừng lại ở mức độ nắm bắt kiến thức một cách bình thường chưa tạo dấu ấn cho học sinh. Còn phương pháp thì mới chỉ dừng lại đa số áp dụng theo lối truyền thống hoặc có sử dụng phương pháp mới như phương pháp hoạt động nhóm thì chỉ mới mang tính hình thức. Đặc biệt là giáo viên đầu tư thời gian để chọn những nội dung, xác định nội dung trong tổ chức hoạt động nhóm cho hiệu quả thì rất hạn chế chưa thực sự được giáo viên chú trọng.
 * Về phía học sinh: Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều cách lựa chọn cho học sinh về môn học, nhưng thực tế một bộ phận học sinh cho rằng môn Lịch sử khó, dài, sự kiện đan xen, lằng nhằng, học sinh nhiều em cũng thích học nhưng ngại nhớ, dần dẫn đến các em lười học, không tư duy. Hoặc nếu có bắt buộc thì chỉ mang tính đối phó trong những bài thi, bài kiểm tra mà thôi.
Nga Trung là một xã thuần nông, phần lớn nhân dân trong xã còn khó khăn về nhiều mặt, một số gia đình phụ huynh phải đi làm ăn xa nên không có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình. Bản thân học sinh lại chưa thực sự cố gắng trong học tập, nhiều em phải lo phụ giúp gia đình trong cuộc sống hàng ngày.
Từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của Tổ chuyên môn, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh đầu năm ở khối lớp 8, kết quả kiểm tra được phản ánh ở bảng sau: 
 Kết quả thực trạng
Tổng số
HS
Tổng số bài
Đạt yêu cầu
(Số bài điểm ≥5)
Chưa đạt yêu cầu
(Số bài điểm < 5)
SL
%
SL
%
64
64
50
78
14
22
 Người thầy dạy học muốn cho học sinh học tập tích cực thì bản thân người thầy cũng phải dạy học tích cực. Xuất phát từ nguyên nhân và thực trạng trên, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để một tiết dạy Lịch sử thật sự có hiệu quả và hấp dẫn, tạo hứng thú, học sinh nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nhất. Đồng thời giúp các em thấy được lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước, biết yêu giống nòi. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Chọn nội dung tổ chức học sinh hoạt động nhóm phần lịch sử cận đại lớp 8 trường THCS Nga Trung” 
 2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HOẶC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 2.3.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động nhóm trong dạy học Lịch sử.
 Tổ chức hoạt động học tập nhóm cho học sinh có hiệu quả không đơn thuần chỉ là một hoạt động đơn lẻ ở một giai đoạn nào đó trong tiết dạy mà là cả một quá trình xâu chuỗi các khâu trong đổi mới phương pháp dạy học. Muốn khâu tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả cao tức là tạo hứng thú, sáng tạo cho các em thì người thầy giáo phải chuẩn bị cho mình cả một quá trình trước khi thực hiện trên lớp .
Việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm có ý nghĩa nhiều mặt: Dạy học theo nhóm là hình thức đặt cho học sinh vào môi trường hoạt động tích cực. Trong nhóm, học sinh được thảo luận và hợp tác làm việc với nhau. Dạy học theo nhóm, học sinh học tập thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và có cơ hội để diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và mở rộng suy nghĩ. Còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động gợi mở, hướng dẫn, kích thích hỗ trợ học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình và một trong yếu tố quan trọng góp phần vào nâng cao chất lượng học tập thảo luận theo nhóm đó là cách chọn nội dung, đơn vị kiến thức. 
Với nhận thức ấy, trong năm học 2017-2018, bản thân tôi đã thực hiện về việc “Chọn nội dung tổ chức học sinh hoạt động nhóm phần lịch sử cận đại lớp 8 trường THCS Nga Trung” như sau:
 2.3.2 Cách tổ chức thực hiện.
	Căn cứ vào yêu cầu của vấn đề thảo luận, trong các tiết dạy có nội dung thảo luận nhóm, bản thân tôi đã tổ chức thực hiện thảo luận ở nhóm theo quy trình sau:
 - Giáo viên chia nhóm thảo luận
 - Chọn nội dung để học sinh thảo luận
 - Quy định thời gian
 - Đại diện nhóm trình bày: Tùy theo vào nội dung thảo luận, học sinh đại diện cho mỗi nhóm có thể trình bày theo một số cách sau đây: Bằng giấy tờ rô ki học sinh dán lên bảng đen, hoặc đọc kết quả giáo viên ghi lên bảng đã kẻ sẵn hoặc yêu cầu đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời.
 - Học sinh khác nhận xét, bổ sung
 - Giáo viên nhận xét, tổng hợp, định hướng, đưa ra nội dung chính (đã chuẩn bị sẵn trên bảng phụ hay trong trình chiếu PowerPoint)
 2.3.2.1 - Thảo luận nhóm để lặp bảng niên biểu các sự kiện lịch sử trong tiết dạy. 
 	Với cách thực hiện này giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung trước khi lên lớp. Phải nắm được kiến thức cơ bản, thời gian và sự kiện lịch sử. - Xác định mục đích cần hướng đến của lập niên biểu, là nhằm tránh sự chệch hướng trong quá thực hiện và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác. - Câu hỏi thảo luận phải hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh, mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu, chọn và xác định đơn vị kiến thức nào trong bài để hướng dẫn học sinh lập niên biểu. Ví dụ các phần diễn biến của một trận đánh hoặc diễn biến tiến trình cách mạng hoặc tổng hợp cả một giai đoạn lịch sử...thường những phần này sự kiện nhiều khó nhớ nên giáo viên hướng dẫn để học sinh tự đọc trước ở nhà . Lên lớp giáo viên chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự nghiên cứu để rút ra kiến thức một cách chủ động.. Nội dung lập niên biểu phải rõ ràng, sinh động, hấp dẫn với phương pháp thường hay sử dụng: 
Thực hiện bài 13- Tiết 20: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) 
Giáo viên chọn nội dung thảo luận (phần 2)
- Câu hỏi : Lập niên biểu những diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Yêu cầu Học sinh đọc sách giáo khoa và thảo luận với thời gian 5 phút.
- Giáo viên kẻ bảng ( trên bảng đen)
- Học sinh đại diện nhóm lên trình bày: Nhóm 1 điền sự kiện lịch sử; Nhóm 
2 điền sự kiện tương ứng.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét
GV: Nhận xét, đưa kết quả, cho điểm các nhóm.
 Kết quả:
Thời gian
Sự kiện
28-7-1914
1-8-1914
3-8-1914
4-8-1914
Từ năm 1916
7-11-1917
7-1918
9/1918
9-11-1918
11-11-1918
Áo- Hung tuyên chiến với Xéc bi
Đức tuyên chiến với Nga
Đức tuyên chiến với Pháp
Anh tuyên chiến với Đức
Chiến tranh chuyển sang cầm cự ở hai phe
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, rút ra khỏi chiến tranh.
Quân Anh, Pháp bắt đầu phản công.
Quân Anh, Pháp, Mỹ tấn công khắp các mặt trận.
Cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ thành lập chế độ cộng hòa.
Chính phủ mới ở Đức đầu hàng, chiến tranh thế giới kết thúc.
 Thực hiện bài 14- Tiết 21: Ôn tập Lịch sử thế giới Cận đại
 Câu hỏi thảo luận như sau: Lập niên biểu những diễn biến chính của Lịch sử thế giới Cận đại?
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
 - Học sinh thảo luận 5 phút, theo bàn, kết quả viết vào tờ giấy rô ki
 - Giáo viên thu nhóm làm xong trước dán lên bảng
 - Yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét
 - Giáo viên sửa, tổng hợp ý kiến, kết luận, đưa bảng kết quả và cho điểm các nhóm
Thời gian
 Sự kiện
 Kết quả
8/1566
1640-1688
1776
1789-1794
1868
1871
1911
1914-1918
Cách mạng Hà Lan
Cách mạng tư sản Anh
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
Cách mạng tư sản Pháp
Minh Trị duy tân
Công xã Pa ri
Cách mạng Tân Hợi
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Lật đổ ách thống trị của Vương quốc Tây Ban Nha.
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn.
Xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa.
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp.
Đã ban hành hàng loạt chính sách phục vụ nhân dân.
Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời.
Gây ra nhiều tai họa cho nhân loại.
 	2.3.2.2 Thảo luận để củng cố kiến thức và liên hệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chon_noi_dung_to_chuc_hoc_sinh_hoat_dong_nhom_phan_lich.doc